Human trafficking
Nạn buôn người bắt đầu vào thế kỷ thứ 15 với việc vận chuyển, buôn bán nô lệ từ Châu Phi vào Bồ Đào Nha.1562, nước Anh xuất hiện tình trạng buôn người.Đến thế kỷ thứ 17, các nước Châu Âu và Bắc Mỹ cũng đối mặt hiện trạng này. Năm 1807, nước Anh ban hành đạo luật về buôn bán nô lệ.Từ đó, việc buôn bán người là bất hợp pháp.
Hiện nay,tình trạng buôn bán người trở thành vấn nạn toàn cầu vì số lượng người bị bán hàng năm ngày càng lớn, quy mô việc buôn người ngày càng tinh vi.Theo tổ chức lao động quốc tế(ILO),có khoảng 20.9 triệu người là nạn nhân của lao đông cưỡng bức hoặc bóc lột tình dục trên thế giới, trong số đó có 11.4 triệu người là phụ nữ,trẻ em gái và khoảng 5,5 triệu người là nạn nhân của nạn buôn người.Trên thế giới hiện nay, có khoảng 510 đường dây buôn bán người và ít nhất 152 quốc gia có nạn nhân bị bán bởi các nhóm buôn người này.
2.Định nghĩa
Theo điều 3a Nghị định thư về ngăn ngừa, trấn áp và trừng trị hành vi buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em (được LHQ đưa ra vào năm 2000) thì việc buôn bán người là việc mua, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp và nhận người nhằm mục đích bóc lột bằng cách sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực hoặc bằng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa gạt, man trá hay lạm dụng quyền lực hoặc vị thế dễ bị tổn thương, hoặc bằng việc đưa, nhận tiền hay lợi nhuận để đạt được sự đồng ý của một người nhằm kiểm soát những người khác. Hành vi bóc lột bao gồm, ít nhất, việc bóc lột mại dâm những người khác hay những hình thức bóc lột tình dục khác, các hình thức lao động hoặc dịch vụ cưỡng bức, nô lệ hoặc những hình thức tương tự nô lệ, khổ sai hoặc việc bán các bộ phận cơ thể người.
Yếu tố đặc trưng của việc buôn bán người:
* khi người sử dụng lao động hoặc nhà tuyển dụng sử dụng những thủ thuật không công bằng hay cưỡng chế,
* sử dụng bạo lực về thể chất hoặc tinh thần,
* tước quyền tự do, kiểm soát việc đi lại,
* làm việc không trả lương,
* làm việc không có hợp đồng,
* điều kiện xã hội và đời sống không tốt,
* làm việc để trả nợ,
* thời gian làm việc vượt quá nhiều giới hạn pháp lý cho phép,
* bị giữ các các giấy tờ tùy thân (ví dụ như thị thực hợp lệ, chứng minh nhân dân, v.v.)
3.Nguyên nhân
Người bị buôn bán: mong muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn, thất nghiệp, thất học,nghèo đói, không nhận ra thủ đoạn tinh vi của những kẻ buôn người.Xảy ra xung đột và chiến tranh nơi ở của họ-> di cư -> tên buôn người thường đăng hàng loạt dịch vụ "trọn gói" từ nhà ở, phương tiện vận chuyển cho đến việc làm giả giấy tờ tùy thân, thị thực nhập cảnh, giấy phép lao động và thậm chí dàn xếp hôn nhân giả mạo.
Nơi đến: cần đáp ứng nhu cầu về tình dục thương maị, lượng lớn lao động giá rẻ, mua các bộ phận cơ thể người
Kẻ buôn người: việc buôn người đem lại nhiều lợi nhuận cho họ, cuộc sống tốt đẹp, giàu có,..: theo thống kê tội phạm buôn người thu được 32 tỷ$ mỗi năm, không cần đong thuế,..->gia tăng số lượng tội phạm buôn người
4. Vấn đề mang tính toàn cầu
Liên quan đến nhiều quốc gia và nhận được sự quan tâm mang tính toàn cầu
Hầu hết các quốc gia đều bị ảnh hưởng bởi nạn buôn người.Các quốc gia có thể là điểm xuất phát, điểm trung gian hoặc điểm đến.Buôn bán người là các quốc gia kém phát triển như Châu Phi đến các nươc phát triển như Châu Âu.
Các quốc gia đều nỗ lực chống lại nạn buôn người: tổ chức UNODC,EMSC
Hậu quả mang tính toàn cầu
an ninh quốc tế bị đe dọa: biên giới lãnh thổ quốc gia bị xâm phạm.Tổ chức buôn người là mối đe dọa an ninh quốc gia
Sức khỏe bị đe dọa: nạn nhân làm việc trong điều kiện khắc nghiệt-> sức khỏe bị đe dọa.Nạn nhân này đến từ các quốc gia kém phát triển, nhiều mầm bệnh->truyền nhiễm cho người dân ở các nước đến
Cân bằng giới và nhân quyền bị ảnh hưởng xấu:buôn bán phụ nữ gây ra bất ổn định đến cân bằng giới ở mỗi quốc gia.Bạc đãi nạn nhân của nạn buôn người là xâm hại nghiêm trọng đến nhân quyền của họ
Quản lý của mỗi quốc gia gặp khó khăn
Các nước xuất phát: chảy máu chất xám
Các nước trung gian: dân cư không ổn định-> bất ổn an ninh xã hội
Các nước điểm đến: xung đột văn hoa, sắc tộc,mâu thuẫn các nạn nhân buôn người với dân nhập cư chất lượng cao
Cần sự hợp tác của các quốc gia để ngăn ngừa, truy quét tội phạm quốc tế này.Các tổ chức phi chính phủ như every tear, các nước thứ 3 như Việt Nam rất tích cực trong việc ngăn ngừa nạn buôn người.
5. Tác động đến quan hệ quốc tế
Tích cực:
Tăng cường hợp tác song phương và đa phương giữa các quốc gia để ngăn chặn nạn buôn người.
Thúc đẩy hợp tác của các quốc gia để bảo vệ nạn nhân nạn buôn người
Tiêu cực:
Đe dọa an ninh quốc gia, an ninh quốc tế
Lây truyền bệnh tật trên quy mô toàn cầu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top