my thoa 5.1
BỆNH LÝ TUYẾN NƯỚC BỌT
1. Viêm tuyến nước bọt (Sialadenitis)
Quá trình viêm nhiễm của tuyến nước bọt thường do vi khuẩn, vi rút, nhưng cũng có khi do nhân tố khác như chấn thương, chạy tia hay phản ứng dị ứng.
1.1. Viêm cấp tính do vi khuẩn (Acute bacterial sialadenitis):
Là nnhững bất thường không thường xuyên của tuyến thường liên quan tới tuyến mang tai. Viêm tuyến cấp tính là có đường vào của vi khuẩn. Đường vào của vi khuẩn từ miệng qua hệ thống ống tuyến, những vi khuẩn chủ yếu là steptocuccus sinh mủ (pyogene) hay tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) hiếm gặp hơn là Haemophilus species. Một trong những nguyên nhân khác nữa là biến chứng sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật ổ bụng. Bệnh có su hướng hay gặp ở người bệnh có hội chứng siogren hay những bệnh nhân dùng thuốc dẫn tới khô miệng, còn gặp ở người bệnh có vấn đề về hệ thống miễn dịch hay bệnh nhân có viêm tuyến mãn tính.
Lâm sàng của viêm tuyến cấp tính, tốc độ phát triển nhanh triệu chứng rầm rộ như sưng nóng, đỏ, đau, sốt cao, thấy có mủ chảy ở ống tuyến.
Giải phẫu bệnh đặc trưng bởi sự phá hủy nang tuyến (acinar destruction), hình thành nhiểu ổ áp xe nhỏ, chứa tổ chức hoại tử.
Điểu trị bằng kháng sinh và bơm rửa tuyến, bệnh có thể tiến triển thành một viêm mãn tuyến.
1.2. Viêm tuyến do virus:
Bệnh quai bị (dịch viêm tuyến mang tai)
Là một nhiễm khuẩn cấp tính do lây nhiễm bởi tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh, sảy ra ở một nhóm nhỏ nguyên nhân do paramyxovirus. Bệnh lý biểu hiện ở tất cả các tuyến nhưng chủ yếu là tuyến mang tai. Gặp ở bất cứ tuổi nào nhưng chủ yếu là trẻ nhỏ, vi rút lây trực tiếp do tiếp súc với hạt bụi nhỏ nước bọt thời gian ủ bênh 2 tới 3 tuần, không có tiền triệu gì đặc hiệu. Triệu chứng lâm sàng rầm rộ như sốt người mệt mỏi, sưng đau tư nhiên ở một hoặc nhiều tuyến ước bọt. Có khoảng 70% là liên quan tới tuyến mang tai cả hai bên. Tuyến nước bọt căng ra và từ từ giảm dần trong khoảng thời gian là bảy ngày, virus có trong nước bọt 2 tới 3 ngày trước khi bắt đầu và tồn tại khoảng 6 ngày sau đó.
Đôi khi cũng ảnh hưởng tới các tổ chức khác của cơ thể như buồng chứng, tinh hoàn hay hệ thần kinh trung ương, một trong những biến chứng hay gặp nhất của đàn ông là viêm tinh hoàn gặo ở 20% bệnh nhân.
Chẩn đoán dựa vào lâm sàng nhưng để chắc chắn cần làm những phản ứng miễn dịch.
Những bệnh có bệnh lý ở tuyến
Nhiễm virus cự bào cytomegalovirus, là một loại của herpesvirus, thường xuyên mắc ở người và động vật hoang dã, lúc đầu khi nhiễm thường không có triệu chứng gì , nhưng nó có thể gây nên bệnh ở trẻ sơ sinh hoặc người bị suy giảm miễn dịch như bệnh nhân HIV. Tuyến bị bệnh thường sưng tại chỗ, tạo thành hai đường viền. Bệnh có thể liên quan tới bệnh khô miệng trong HIV. Bệnh lý tương tự có thể gặp ở thận,, gan, phổi, não, hay tổ chức khác.
1.3. Viêm tuyến mãn tính;
Viêm tuyến mãn tính của các tuyến chính thường là những viêm nhiễm không rõ ràng, liên quan tới tắc ống tuyến. Hay gặp nhất là do sỏi. Viêm mãn ở tuyến dưới hàm là hay gặp hơn tuyến mang tai. Trong những trường hợp không phát hiện thấy tắc các ống tuyến hướng tới những nhân tố là bất thường về bài tiết nước bọt làm giảm khả năng lưu thông của nước bọt.
Lâm sàng: Thường thấy sưng vùng tuyến một bên, đầu ống tuyến viêm.
Trong đợt cấp thấy chảy mủ ở đầu ống tuyến hay thấy vị mặn,
Hình ảnh giải phẫu bệnh thấy có dãn rộng ống tuyến và tăng sinh biểu mô ống tuyến, xơ hóa quanh ống tuyến, cấu trúc tuyến bị teo, được thay thế bởi sự xơ hóa , có sự thâm nhiễm các tế bào viêm. Ống tuyến tắc, mất cấu trúc ống tuyến hay dãn ống tuyến có thể phát hiện rất rõ trên Xquang.
Trong viêm mãn tuyến dưới hàm thường dẫn tới sự thay đổi vị trí của nhu mô tuyến bởi các sợi xơ, dễ nhầm với khối u tân tạo (neoplasm), những phản ứng viêm này có thể quy vào viêm mãn xơ cứng tuyến (chronic sclerosing sialadenitis)
1.4. Tái phát trong viên mãn tuyến mang tai :
Tái phát trong viêm mãn tuyến mang tai rất bất thường có thể gặp cả ở người lớn và tẻ em, các trường hợp hầu như chắc chắn là liên quan tới sỏi, hay hẹp ống tuyến là nguyên nhân hàng đầu của tái phát
Nguyên nhân của viêm nhiễm ở trẻ em thường không rõ ràng nhưng hướng tới do sự bất thường về bài tiết chậm tạo khuynh hướng nhiễm khuẩn, và sự non nớt của hệ thống miễn dịch (immaturity of the immune) của trẻ nhỏ. Những bất thường bẩm sinh ở ống tuyến của trẻ cũng là một nguyên nhân, hầu hết có khuynh hướng giảm dần khi trẻ lớn nhưng cũng có thể bị tái phát do nghẽn ống tuyến.
1.5. Viêm tuyến sau chạy tia (Postirradiation sialadenitis)
Viêm tuyến là một biến chứng rất hay gặp sau chạy tia nó liên quan trực tiếp tới liều chạy tia gây biến chứng nguy hại. là nguyên nhân hàng đầu gây nên sự thế chỗ của các sợi xơ, gây hại cho tổ chức tuyến và dị sản biểu mô ống tuyến, tuyến tiết dịch dễ bị nguy hại hơn tuyến nhầy.
1.6. Bệnh sacoid (Sarcoidosis)
Ảnh hưởng tới tuyến phụ và tuyến mang tai, lâm sàng có đau, sưng có thể liên quan tới tuyến lệ trong hội chứng heerfordt.
1.7. Bệnh viêm tuyến nhỏ, (Sialadenitis of minor glands)
Thường được phát hiện ngẫu nhiên, ít ý nghĩa ví dụ như trong bệnh trong bệnh sarcoid và hội chứng siogrogen. Thường liên quan tới nang máu niêm mạc và bệnh viêm miệng do nicotine gặp ở vòm miệng.
Viêm tuyến nhỏ dẫn tới sưng ở nhiều điểm trên niêm mạc phối hợp với dãn rộng ống tuyến. Nếu là viêm mủ mãn sẽ tạo điều kiện thuận lợi để gây ra viêm miệng viêm tuyến (stomatitis glandularis).
Hay gặp nhất là những tổn thương ở môi, hầu như gây một viêm cấp của những viêm tuyến mãn tính liên quan tới những rối loạn như do hàm giả hay giảm lưu thông nước bọt
2. Sự cản trở của ống tuyến và chấn thương (Obstructive and traumatic lesions):
Sự cản trở của ống tuyến và chấn thương là một trong những yếu tố quan trọng trong nguyên nhân gây nên bệnh lý của tuyến, ví dụ như những viêm mãn của các tuyến lớn hay nang nhầy ở các tuyến nhỏ sự cản trở của ống tuyến dẫn tới tắc nghẽn lưu thông dẫn tới bệnh lý ở thành ống như sơ hóa hay là dị sản. Cản trở ở đầu ống tuyến thường do chấn thương, rìa sắc của răng hoặc là do cạnh của hàm giả hậu quả là xơ hóa đầu ống tuyến.
2.1. Sỏi tuyến (Salivary calculi ,sialoliths):
Sỏi tuyến là sự lắng đọng can xi trong lòng hệ thống ống tuyến. nguyên nhân do lắng đọng muối can xi xung quanh tổ chức bệnh lý. Tổ chức bệnh lý bao gồm cô đặc dịch nhầy, vi khuẩn, biểu mô ống tuyến hay dị vật.nguyên nhân chưa rõ ràng nhưng gỉ thuyết cho rằng bệnh phát sinh từ viêm mãn ống tuyến hay cản trở của ống tuyến mà không liên quan tới bệnh hệ thống hay rối loạn chuyển hóa can xi .
sảy ra ở bất cứ tuổi nào hay gặp nhất là tuổi 50. Tuyến hay gặp nhất là tuyến dưới hàm khoảng 70 tới 80 % sau đó là tới tuyến mang tai, sỏi có thể gặp ở trong tuyến hay ống tuyến thường gặp một bên.
Điều trị: lấy sỏi ống tuyến
Lâm sàng: bệnh thường sảy ra ở các tuyến chính, hay gặp nhất ở tuyến dưới hàm sau đó là tuyến mang tai, có thể gặp ở các tuyến nhỏ ở môi trên.
Triệu chứng: Sưng, đau, đặc biệt là liên quan tới bữa ăn. Mức độ sưng thường phụ thuộc vào vị trí, kích thước của sỏi của sỏi. Một cơn đau sỏi điển hình do chúng di chuyển trong lòng ống gây kích thích, gây tắc, bệnh nhân thấy đau dữ dội kèm theo sưng phồng vùng tuyến, triệu chứng trên sẽ dần hết khi thoát nước bọt.
Xquang:không phải lúc nào cũng phát hiện được trên xquang vì độ can xi hóa của sỏi tuuyến là khác nhau. Với tuyến dưới hàm chụp phim cắn là hưữ hiệu nhất, còn với tuyến mang tai chụp ct. Scaner hay siêu âm để chẩn đoán, với tuyến phụ cho chụp phim nhỏ để xác định sỏi.
Giải phẫu bệnh: sỏi có hình tròn hay hình ống, màu vàng hoặc trắng hay nâu vàng. Sỏi ở tuyến dưới hàm có xu hường lớn hơn ở tuyến mang tai. Sỏi thườn đơn độc hiếm khi thấy hai hay nhiều sỏi trên lâm sàng. Dưới kính hiển vi điện tử thấy hình ảnh một khối can xi hóa gồm nhiểu lớp( lamination) đồng tâm bao quanh một tổ chức bệnh lý vô định hình. Thấy tăng sinh của tế bào tiết nhầy, tế bào vảy, tỉi chức viêm quanh lòng ống tuyến
Điểu trị: với những sỏi nhỏ mát xa tuyến, chườn ấm, và làm tăng tiết nước bọt để đẩy sỏi ra ngoài. Với những sỏi lớn cần phẫu thuật lấy sỏi, ngày nay dùng phương pháp hiện đại hơn là nội soi kết hợp với nghiền nát sỏi.
2.2. Dị sản hoại tử tuyến (Necrotizing sialometaplasia):
Viêm tuyến hoại tử là một bệnh lý không hay gặp dễ nhầm với bệnh lý ác tính ở tuyến thường sảy ra ở vòm miệng cứng gặp ở bệnh nhân tuổi 50 gặp cả ở hai giới nam và nữ. Bệnh là những tổn thương ở sâu như một vết loét như hình ảnh giả của một tổn thương ác tính. Cần làm giải phẫu bệnh để loại trừ u ác tính. Tổn thương tự lành sau 10 tới 12 tuần, một số trường hợp có biểu hiện sớm là những gồ chắc.
3. Sưng phồng do nguyên nhân miễn dịch
3.1. Hội chứng sjoren (Sjogren syndrome):
Siogren hội chứng là bệnh tự miễn mãn tính đặc trưng bởi sự thâm nhiễm của bạch huyết và sự phá hủy nang tuyến của tuyến lệ và tuyến nước bọt, dẫn tới khô miệng và khô nước mắt, hơn một nửa số bệnh nhân bị hội chứng này liên quan tới các hội chứng khác. Bệnh hay liên quan nhất là viêm khớp haylipút ban đỏ. Về cơ bản hôi chứng này được chia ra là hai giai đoạn .
1. Giai đoạn đầu của hội chứng sjoren là sự phối hợp khô miệng (xerostomia) với khô mắt (viêm kết mạc khô -xerophthalmia or keratoconjunctivitis sicca)
2. Giai đoạn sau của hội chứng sjoren là phối hợp 3 triệu chứng của khô miệng, khô mắt với một bệnh tự miễn của cơ quan khác (hay gặp là liput ban đỏ).
3.2. Viêm tuyến (Sialadenosis):
Viêm tuyến (Sialadenosis hay sialosis) đặc trưng bởi nguyên nhân không phải do nhiễm trùng hay tăng sinh. Trên lâm sàng thấy sưng cả hai bên tuyến,hậu quả của sự bất thường về điều tiết dich tuyến. Thường liên quan tới các bệnh như bất thường về hooc môn, loạn dưỡng, bệnh viêm gan mãn, nghiện rượu, ảnh hưởng của dùng thuốc. Trên giải phẫu bênh thấy đặc trưmg bởi tăng trưởng của tế bào nang tuyến gấp hai lần.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top