Family, Again


Chap 1.
Tôi 7 tuổi.
Tôi có một gia đình, nói thế nào nhỉ, hạnh phúc và đáng để tự hào. Ba tôi thành đạt và mẫu mực. Còn mẹ tôi dịu dàng, đảm đang. Trong trí nhớ nhỏ bé của tôi, tuổi thơ là những buổi chiều tay công kênh trên lưng ba, long nhong khắp từ công viên này đến công viên khác, vòi vĩnh mẹ mua những thứ kẹo xanh đỏ ngọt tan. Là những buổi tối lanh chanh đòi giúp mẹ nấu ăn rồi hét toáng lên khi thấy mẹ "sát sinh" lũ cá tội nghiệp làm ba phải mất cả buổi dỗ dành. Là những ngày cuối tuần cả nhà đi biển, đòi mẹ gọi dậy thật sớm, để rồi lôi kéo cả ba lẫn mẹ đi ngắm bình minh, một bên nắm lấy tay ba, một bên nắm lấy tay mẹ, cả nhà cứ thế đi trong gió biển, ba cái bóng bình minh đổ dài trên bãi cát.
Tôi đã nghĩ ... gia đình ít nhất phải có 3 người.
Giống như gia đình của tôi.
Lúc đó, đây chính là thứ mà tôi tự hào nhất.
Tôi cố hết sức nắm thật chặt cả hai tay, giữ lấy mẹ tôi, và cả ba tôi, bằng tất cả sức lực của mình.
Tôi 8 tuổi.
Không biết từ lúc nào tôi cảm thấy ba tôi đang thay đổi. Ba vẫn nhấc bổng tôi lên, xoay vòng vòng trong không trung, vẫn thủ thỉ "công chúa nhỏ của ba...", vẫn cùng tôi và mẹ đi khắp thành phố vào mỗi buổi chiều. Nhưng không còn ôm chầm lấy tôi như kiểu nam châm trái cực hút nhau, không còn nói "... ba yêu con công chúa à!" nữa, cũng không gào lên ầm ĩ mỗi khi tôi "lỡ" khoe bài vẽ chân dung ba được mười điểm.
Tôi nói với mẹ. Và bà bảo tôi nhạy cảm quá đáng. Có lẽ bà đúng. Vì mẹ tôi luôn đúng.
Tôi 9 tuổi.
Chiếc bánh sinh nhật của tôi vẫn còn nguyên. Ba bảo rằng ba đi công tác không về kịp. Tôi còn nhớ tôi dỗi đến mức không thèm thổi nến. Chín ngọn nến cứ thế cháy, và tắt ngúm trong đống kem nham nhở.
Đêm đó, cơn ác mộng đầu tiên của tôi trong đời. Ba tôi ... và một người phụ nữ, không phải mẹ.
Mẹ đã sai.
Tôi, cũng không hề nhạy cảm, nên gọi là linh cảm.
Linh cảm của một đứa bé, không ngờ lại đúng.
Không ngờ...
Tay tôi vẫn nắm chặt, nhưng vẫn không giữ nổi ba tôi.
Sau 9 năm, tôi biết được vị của nước mắt: mặn chát, hệt như nước biển.
Trên bãi biển ngày đó, 3 cái bóng đổ dài. Giờ chỉ còn 2. Mà 2 thì không đủ để gọi là "gia đình" ...
Tôi 11 tuổi.
Ba tôi mất trong một vụ tai nạn, cùng với người đàn bà đó, trên đường đi thăm con trai của họ. Trong lúc hấp hối, ông ta nắm chặt lấy tay mẹ tôi, thì thào:
_Làm ơn, giúp anh chăm sóc thằng bé.
Rồi ông ra đi, nhẹ nhàng, không xin lỗi mẹ tôi một tiếng sau tất cả những điều tồi tệ đã gây ra. Thậm chí trong câu nói cuối cùng, hoàn toàn không có tôi.
Mẹ tôi đón thằng bé về từ bệnh viện. Nó gầy gò và xanh xao vì căn bệnh viêm phổi. Duy chỉ có đôi mắt đen lấp lánh giấu sau chiếc mũ lưỡi trai nhỏ xíu, ném cho tôi và mẹ một cái nhìn sợ sệt. Tôi khinh khỉnh quay đi, không thèm nói với nó dù chỉ một câu, thản nhiên bỏ về phòng. Nhờ mẹ của nó mà tôi mất đi một gia đình, việc quái gì tôi phải tử tế với nó? Lúc đó, tôi gần như xem nó là kẻ thù.
Có lẽ chính vì ý nghĩ đó, tôi phát điên khi thấy mẹ chăm sóc nó, không khác lúc chăm sóc tôi là mấy. Mẹ tôi là vậy, bà dịu dàng và yêu thương mọi người. Nhưng chăm sóc đứa con hoang của chồng mình với người đàn bà khác? Thật lòng, nếu tôi là bà, tôi chưa xé thằng nhóc kia ra làm bốn mảnh là đã nhân từ lắm rồi.
Có lần tôi hỏi mẹ tại sao lại đối xử quá tốt với nó. Bà cười.
"Mẹ đã quên hết mọi chuyện rồi. Thằng bé là vô tội. Vả lại, con không thấy nó rất giống ba hay sao?"
Ôi, có lẽ mẹ không phải người bình thường. Mẹ quá cao thượng và hiền lành. Chính vì thế cho nên mẹ mới phải nhận gấp mấy lần đau đớn trong suốt 2 năm qua.
Nhưng có 1 lí do tôi biết và luôn phủ nhận: mẹ yêu ông ta – người đã từng là ba của tôi – yêu đến mức sẵn sàng bỏ qua tất cả tội lỗi mà ông ta gây ra, luôn mở rộng cửa đón ông ta trở về (cho dù ông ta không bao giờ về nữa), và bây giờ thì ngậm đắng nuốt cay nuôi nấng đứa con hoang kia.
Tôi cũng đã từng yêu thương ông ấy, nhưng tôi không giống mẹ, không cao thượng được như thế, tôi căm ghét thằng bé đó. Và tôi cũng không hề ngần ngại thể hiện sự căm ghét đó trực tiếp ra bên ngoài. Trong nửa năm đầu nó ở cùng với mẹ con tôi, tôi nói với nó không quá 10 câu. Thậm chí ngay cả lúc ăn cơm, trước mặt mẹ tôi, tôi cũng chỉ nó chuyện với mẹ. Ban đầu thằng nhóc cũng hỏi tôi một vài câu, nhưng cái nó nhận được chỉ là sự im lặng, thậm chí nhiều lúc tôi nổi điên lên quát nó. Riết rồi nó cũng không dám nói gì nữa, chỉ trân trân nhìn tôi, dỏng tai lên nghe những gì tôi nói, và ... lẽo đẽo theo tôi như một cục nợ.
_Phong nó có vẻ thích con đấy.
Mẹ tôi vừa gấp quần áo cho tôi vừa nói. Tôi vờ cúi mặt vào quyển sách, không đáp lại. Tôi có nên mừng không khi biết cái cục nợ đó "có cảm tình" với mình? Haizz, đúng số tôi là số con rệp mà!
_À, tuần sau mẹ sẽ cho em con đi học. Nó đang học lớp 2. Trường tiểu học cũng gần trường của con. Hai chị em đi học chung nha!
Vâng, phải rồi, số con rệp mà!
Năm đó tôi 11 tuổi, nhà tôi có thêm 1 thằng nhóc tên Phong, thua tôi 5 tuổi.
Đủ 3 người, nhưng không phải "gia đình".
Tôi 12 tuổi.
Sau biến cố đó, bạn bè tôi, một nửa nhìn tôi bằng ánh mắt thương hại, nửa còn lại cười vào mặt tôi rồi cao giọng: "Cái đồ không cha." Tôi không còn người bạn nào, hoàn toàn bị cô lập. Nhưng mà vậy thì đã sao? Tôi lao vào học như một con điên. Nếu tôi giỏi, không ai trên thế giới có thể xem thường tôi nữa.
Chiều, kết thúc 5 tiết học, đầu tôi đau như búa bổ, nghĩ đến việc phải lết xác đến trường tiểu học đón thằng nhóc kia, tôi leo lên xe buýt về thẳng nhà, không một chút bận tâm.
_Phong đâu? – Mẹ đón tôi ở cổng nhà bằng ánh mắt lo lắng.
_Hôm nay con hơi mệt. Con về trước. Nó tự biết đường về mà, mẹ không cần lo đâu.
_Con nói cái gì vậy. Thằng bé mới chuyển trường, làm sao nó tự bắt xe buýt được?
_Nhưng con không quan tâm. Con không có nghĩa vụ phải đưa đón nó.
_CON! Đừng có nói như thế nữa. Nó là em trai con.
_Con không có đứa em nào cả. Nó là đồ con hoang. Con ghét nó.
Chát.
Ôm lấy một bên má bỏng rát, tôi chạy lên phòng, đóng cửa lại và ngồi khóc một mình. Mãi đến tối, mẹ tôi cũng tìm thấy thằng nhóc chết tiệt đó, trước cổng trường tôi. Tôi thậm chí không buồn liếc qua xem bộ dạng nó thảm ra sao, thản nhiên ngồi ăn.
_Vào phòng mẹ, nhanh lên. – Mẹ chặn tôi lại, trước khi tôi bỏ lên phòng.
Tôi không đáp, lẳng lặng đi theo mẹ. Trong một giây, tôi thoáng thấy nó đang nhìn tôi, lo lắng và buồn bã.
_Nằm xuống giường. – mẹ ra lệnh, trên tay là thước gỗ.
_Mẹ muốn làm gì? – tôi sợ hãi lùi lại. – Đánh con?
_Phải. Qua đó nằm xuống, nhanh lên, đừng để mẹ nhắc lại.
_Con không muốn. Con không làm gì sai cả!
Mẹ bước tới kéo tôi ấn xuống giường.
Bốp.
_Aaa. Tại sao đánh con? Mẹ vì thằng con hoang đó mà đánh con. Con ghét mẹ!
Bốp. Bốp. Bốp. Bốp.
_Con hoang, con hoang, mở miệng ra là con hoang. Con gọi Phong như thế, con không nghĩ đến cảm nhận của nó sao? Nó mới 7 tuổi, nó đã làm gì con?
Bốp. Bốp.
_Bỏ một thằng nhóc 7 tuổi vất vưởng ngoài đường, con tự nghĩ xem mình là loại người gì?
Bốp. Bốp. Bốp.
_Nó đã đi bộ lên tận trường của con. Nó không thấy con đến, nó lo con gặp chuyện đó, biết không?
Mẹ vừa nói vừa đánh liên tục. Mông tôi đau rát, tôi chống cự nhưng vô ích. Đường cùng, tôi gào lên:
_Vì nó mà con không còn ba, vì nó mà gia đình mình tan nát. Nó còn không phải con hoang hay sao? Con ghét nó thì có gì sai chứ?
Sau câu nói đó, tôi gồng người lên, nhắm chặt mắt lại chờ đợi, chắc mẩm sẽ được tặng thêm vài roi nữa.
_Nếu vậy, người con nên hận là mẹ, không phải nó. – Mẹ đặt cây thước xuống, ngồi cạnh tôi. – Tất cả là tại mẹ, mẹ không thể cho ba con một đứa con trai.
Cả người tôi cứng đờ sau khi nghe mẹ nói. Cái đau từ nhiều nơi tích tụ lại, quá khứ ùa về, ép nước mắt tôi trào ra không kiểm soát.
_Nghe mẹ, Phong không có lỗi gì cả. Con mất đi ba, còn nó đã mất tất cả. Thằng nhóc rất đáng thương.
Lòng tôi rối bời. Hối hận, uất ức, căm ghét.
... và đau.
_Con nằm đó tự suy nghĩ đi.
Mẹ đứng dậy bước về phía cửa. Tôi gục mặt xuống, cố che đi đôi mắt sũng nước.
Cạch.
_Phong...
Tôi 13 tuổi.
Cái cục nợ đó không còn bám theo tôi nữa, nói thẳng ra là nó đang tránh tôi. Dù ở cùng một mái nhà, tôi hiếm khi đụng mặt nó. Trừ 3 bữa phải ngồi ăn cùng bàn ra, chỉ cần tôi đang ở phòng khách thì nó sẽ lủi vào bếp. Giống như trò chơi trốn tìm không bao giờ kết thúc vậy. Tôi vui mừng, đương nhiên, nhưng có một chút khó chịu. Chính tôi cũng không hiểu tại sao lại thế.
Giáo viên chủ nhiệm của thằng nhóc gọi cho mẹ tôi, bảo là nó đánh nhau, đang bị phạt ở trường. Mẹ đón nó về, khắp người nó trầy trụa, quần áo rách tả tơi, mặt mũi bầm tím. Tôi nhìn nó, như kiểu nhìn một thằng côn đồ vô giáo dục. Rồi tôi đắc ý liếc sang mẹ, cuối cùng thì "đứa em trai đáng thương" của tôi cũng chỉ là một thằng con hoang thôi. Mẹ bảo nói đi tắm rửa sạch sẽ, mẹ sẽ nói chuyện sau. Tôi đứng dậy về phòng. Vì tôi thừa hiểu mẹ sẽ "nói chuyện" gì, mà tôi cũng chẳng có lí do để quan tâm.
Cuốn sách trên tay không giúp ích gì cho tôi, khi mà cho dù tôi có dán hẳn hai con mắt vào nó thì tâm trí tôi vẫn lang thang ở tầng dưới. Tôi nghe rõ từng tiếng roi vụt chan chát, tiếng nó run run kêu đau.
_Phong! Tại sao đánh nhau?
_Con xin lỗi mẹ.
Chát. "a"
_Trả lời mẹ, tại sao con đánh nhau?
Nó nằm sấp trên ghế sôpha, hai tay bấu vào thành ghế, quần kéo đến gối, trên mông hằn lên từng vết roi chồng chéo. Cả người nó nảy lên sau mỗi roi, khuôn mặt nhăn lại đau đớn nhưng đôi mắt vẫn ráo hoảnh không một giọt nước, ngước lên nhìn về phía tôi. Tôi giật mình, ôm quyển sách chặn ngang ánh nhìn đó, hai chân bất giác lùi sâu vào trong phòng. Tôi trốn nó ư?
_Vì tụi nó mắng chị là đồ không cha.
Sững sờ, tim tôi hẫng đi một nhịp.
Tôi 14 tuổi.
Một bữa, nó vô tình làm đổ sữa lên tranh của tôi. Đó là bức tranh gia đình tôi vẽ ngày trước. Nhìn điểm 10 nhòe đi trên tờ giấy ướt nhẹp, tôi điên lên lấy thước kẻ vụt mạnh vào bàn tay nó. Tôi chỉ ngưng lại khi mẹ chạy ra can. Lúc đó, tay tôi mỏi nhừ, còn tay nó cũng tím bầm, sưng tấy. Tối hôm ấy tôi bị phạt quỳ gối. Lòng tôi ấm ức đến độ từng thề sẽ "không đội trời chung" với cái thằng chết tiệt đó.
Vài ngày sau, nó vẽ lại một bức tranh khác đền cho tôi. Trong tranh có tôi, có mẹ, và có cả nó. Tựa đề vẫn là "Gia đình tôi".
"Em xin lỗi đã làm hỏng bức tranh của chị. Em vẽ lại cho chị bức tranh khác. Chị đừng giận em nữa nha."
Nét chữ run run không đều nhau. Hẳn là tay nó còn đau lắm nên mới thế.
Tôi quẳng bức tranh vào góc, cố gắng không nghĩ đến nó nữa.
Tối đó, tôi không ngủ được.
"Gia đình tôi?"
Tôi 15 tuổi.
Tôi không cần đón nó mỗi buổi chiều nữa. Thằng nhóc đó tự đi bộ đến trạm xe buýt rồi ngồi đó đợi tôi cùng về. Có lần tôi tan học muộn, bước khỏi cổng trường đã 5h30 chiều, trời nhập nhoạng tối. Trạm xe buýt vắng vẻ, nó vẫn đợi tôi. Dáng người gầy nhom vắt vẻo trên chiếc ghế màu xanh, hai chân đung đưa, cái đầu nghiêng qua nghiêng lại, đôi mắt lấp ló sau chiếc mũ lưỡi trai sáng lên:
_Chị ...
_Đợi lâu chưa?
_Dạ ... 2 tiếng.
_Sao không về trước đi. Đợi làm gì?
_Em ... em không biết đón xe buýt.

*
* *

Tôi lục trong chồng báo cũ bản đồ các tuyến xe trong thành phố, rồi dành hẳn một buổi chiều chỉ cho nó cách đón xe buýt. Nhưng ngay cả khi nó đã rành rẽ từng ngóc ngách thành phố, trạm xe buýt mỗi buổi chiều, nó vẫn đợi tôi.
Thấm thoát tôi đã lên cấp 3. Ngoài việc phải học nhiều hơn, cuộc sống của tôi dường như không có gì thay đổi.
Chiều hôm đó, trạm xe buýt chỉ có mình tôi. Tôi tìm kiếm cái dáng gầy gầy quen thuộc, nhưng không có. Gần 1 tiếng trôi qua, đồng hồ chỉ 6h. Mẹ về muộn, hơn 8h mới về, không có chuyện mẹ đón nó. Tôi chạy đến trường tiểu học, vắng hoe. Thất thiểu trở về trạm xe buýt...
_Chị!
Nhìn thấy nó, tôi một nửa nhẹ nhõm, một nửa tức giận.
_Đi về!
Về đến nhà, tôi không khách khí lôi tuột nó vào phòng, vớ lấy cây chổi lông gà quất liên tiếp vào mông nó.
Chát. Chát. Chát. Chát.
_Đi đâu từ chiều đến giờ? Hả?
Chát. Chát. Chát.
_Aaa, đau quá!
Chát. Chát.
_Tưởng mình giỏi rồi, rành đường rồi, muốn đi đâu thì đi, không thèm báo với ai một tiếng hay sao?
Chát. Chát.
Thằng nhóc đưa tay đỡ roi, nước mắt chan hòa nhìn tôi sợ sệt.
_Em xin lỗi. Em ... em ... không biết chị chờ.
Tôi chưa hả giận, kéo nó lại, tiếp tục đánh.
Chát. Chát. Chát
_Còn dám đỡ!
_Aaaa. Chị, đừng đánh nữa. Em sai rồi... AAA...
Nó đau đớn khụy xuống, tôi bị tiếng la làm tỉnh lại, ngưng đánh. Tôi đỡ nó dậy đưa về phòng, đặt nằm sấp trên giường, đợi nó bớt đau, cũng để tôi bình tĩnh lại. Một hồi sau, tôi hỏi nó:
_Chiều nay đi đâu?
_Em ... em ... đi ...
_Nói! Đi đâu? – tôi quát.
_Hôm nay sinh nhật chị. Cho nên... cho nên ... em mua quà ... Em xin lỗi. Mai mốt em không để chị phải chờ nữa.
Chát.. "Aa"
_Chờ một chút cũng không chết. Nhưng có biết là ngoài đường bây giờ rất nguy hiểm không?
Chát.
_Lang thang ngoài đường nhỡ đi lạc thì sao?
Chát.
_Bị bọn xấu bắt cóc thì làm thế nào?
Chát.
_Làm gì cũng phải nghĩ đến mẹ chứ!
Chát. Chát. Chát.
_Em biết lỗi rồi. Chị giận thì đánh em đi. Chị đừng khóc. Em xin lỗi.
Tôi giật mình nhận ra bản thân đang khóc như một đứa con nít.
_Nằm yên đó. Lát nữa có cơm.
Quăng cây chổi lông gà sang một bên, tôi chạy ra ngoài. Tự nhiên khóc lóc trước mặt nó, quê quá đi mất.
Mẹ về. Tôi đã nghĩ sẽ bị một trận nên thân. Nhưng không, từ phòng nó bước xuống, bà chỉ nhìn tôi, mỉm cười:
_Lát lên bôi thuốc cho em.
Lại gì nữa đây. Thôi kệ, tôi miễn cưỡng làm theo, dù sao cũng là tôi đánh nó. Thằng nhóc ngủ say từ bao giờ, tôi nhẹ nhàng kéo quần nó xuống, thoa thuốc lên những lằn roi đỏ tấy. Thi thoảng nó khẽ trở mình, rên hừ hừ, chắc là đau quá. Đáng đời!
Sinh nhật lần thứ 16 của tôi, một bữa tiệc muộn, có bánh kem, có quà, có 2 người hát "Chúc mừng sinh nhật".

Chap 1 (cont)

Tôi 17 tuổi.
Một ngày mát trời tự dưng cái thằng dở hơi ấy ôm tập vở tìm tôi "tầm sư học đạo". Thế là tôi có thêm một nhiệm vụ mới: kèm nó học. "Mày tiêu rồi con ạ!" – tôi đã nhìn nó cười thầm như thế. Còn chuyện gì ngu ngốc hơn giao cái nhiệm vụ giáo dục "chủ nhân tương lai đất nước" vào tay một đứa mạng hỏa và thiếu khả năng kiềm chế như tôi. Đúng là thiên đường rộng mở không ai tới, địa ngục không lối lại muốn vào. Được thôi, thích thì chiều!
Nhưng tôi đã nhầm. Tôi phải thừa nhận rằng thằng nhóc này rất sáng dạ. Nó gần như hiểu hết những ngôn từ mang tính trừu tượng tôi nhét vào đầu nó – những thứ mà đôi lúc chính tôi cũng không hiểu mình đang nói cái quái gì.
Kì thi tuyển đầu vào đội tuyển Toán, nó rớt, vì làm bài ẩu. Mấy ngày liền nó như thằng mất hồn, không thiết ăn uống, hậu quả là lăn ra sốt một trận. Mẹ vừa lau người cho nó vừa thở dài, bảo tôi lựa lời an ủi nó. Tôi nhếch miệng cười nhạt. An ủi?
Mấy ngày sau nó khỏe lại, mẹ đi làm không có nhà, tôi vào phòng nó, tay cầm theo cây thước.
_Bước ra khỏi giường. – tôi rít lên.
_Em mệt, em không học nổi đâu.
Nó khẽ cựa quậy rồi rúc sâu vào chăn. Thân lừa ưa nặng, được thôi! Tôi lật tung tấm chăn ra, vung thước quất thật mạnh vào mông nó.
Chát.
_Đứng dậy. Nếu không đừng có chị em gì hết.
Nó nhăn mặt chịu đau đứng dậy nhìn tôi ngỡ ngàng. Tôi mang đề thi Toán hôm đó quăng lên bàn.
_Làm lại đề này. 30 phút.
Chưa đầy 30 phút sau nó đã hoàn thành đề toán 90 phút. Tôi cầm bài làm lên xem qua một lượt rồi phán:
_Đưa tay ra!
_Chị ...
Nó ngập ngừng nhìn tôi, rồi rụt rè đưa hai tay lên.
Chát.
_Bài thứ 1 thiếu điều kiện loại nghiệm. Đã bảo bao nhiêu lần rồi hả? Làm cái gì cũng phải đặt điều kiện chứ!
Chát. Roi thứ hai tôi vụt mạnh hơn, tay nó đỏ ửng lên, môi mím chặt.
_Bài thứ 2 làm tắt bước nên sai kết quả. Tự mình nghĩ xem có đáng sai hay không.
Chát. Thằng nhóc khẽ rụt tay lại, nhưng ngay lập tức đưa ra.
_Bài thứ 3 tính toán sai. Thấy bài dễ là chủ quan không cẩn thận.
Chát. Chát. Chát.
Hai bàn tay liên tục chịu đòn đã sưng tấy lên. Không có tiếng kêu nào nhưng tôi có thể cảm nhận nó rất đau, bởi vì mỗi roi tôi đều đánh hết sức.
_Bài hình cuối cùng, vẽ hình đã thấy sai tỉ lệ. Chứng minh có hướng nhưng sơ sài, thiếu logic.
Nó cúi gằm mặt, tay vẫn giơ cao, run rẩy, tím bầm, cắn môi chờ đợi roi tiếp theo. Có một cái gì đó cứa vào lòng tôi. Tôi đau. Trong đầu tôi lảng vảng hình ảnh bức tranh năm đó: "Gia đình tôi".
_Lên giường nằm úp xuống.
Lần này không đợi tôi quát lên, nó nhanh chóng làm theo, leo lên giường nằm sấp ngay ngắn.
_Nhìn lại xem, 1 cái đề 4 câu không câu nào có điểm trọn vẹn. Không phải bản thân không có khả năng mà chỉ vì không cố gắng hết sức. Nhiều lúc trong cuộc sống không phải người giỏi nhất luôn là người chiến thắng, mà người chiến thắng mới là người giỏi nhất. Ỷ mình có chút chất xám liền không xem ai ra gì, với cái thái độ đó thì còn lâu mới làm nên chuyện. Còn nữa, có loại đàn ông con trai nào mới thất bại 1 lần là nản chí, là mất tự tin như thế? Ai cũng mắc sai lầm, quan trọng sai rồi phải biết sửa. Vấp ngã liền từ bỏ chỉ thể hiện một con người hèn yếu thôi.
Tôi nói liên tục một hồi, còn nó cúi mặt im lặng.
_Bị đánh oan lắm hả? – tôi hỏi. Cái kiểu im lặng chịu đòn đó giống như chống đối ngầm vậy. – Nếu thấy oan thì cứ nói, khỏi bị đánh nữa, sau này cũng không cần học nữa, muốn ôm thất bại chui vào xó thì cứ việc.
_Không ... oan. Em biết sai rồi.
_Vậy 10 roi. Nhớ cho kĩ sai lầm của mình, không được tái phạm.
Chát. Chát. Chát...
Tôi thẳng tay vụt xuống. Nó oằn người dưới mỗi nhát roi, không kêu lớn, nhưng những tiếng "ư,ư" cũng khó mà kìm được. 10 roi đánh xong, nó nằm gục luôn trên giường, mồ hôi ướt lưng áo.
Tôi ra ngoài lấy lọ thuốc thoa cho nó. Cho dù đây không phải lần đầu nhưng xem ra tôi vẫn chẳng có kinh nghiệm gì cả. Mỗi lần nó nheo mày đau đớn, lòng tôi se lại, rồi cố gắng bôi thuốc nhẹ nhàng hơn, vừa bôi vừa thổi nhẹ.
_Đau thì kêu ra, ai bắt nhịn. Cuối tháng sau lọc đội tuyển đăng kí thi lại đi. Nhớ làm bài cho cẩn thận, làm sai nữa thì về đây ăn đòn gấp đôi. Biết chưa?
_Dạ, em biết rồi.
Rồi tôi lại tiếp tục thoa thuốc. Chỉ có điều ...
_A, nhẹ chút chị, em đau.
_Ui da, đau, đau chị!
Hình như tôi vừa "tạo điều kiện" cho thằng nhóc này mè nheo thì phải.
_Aaa ... chị, chỗ đó đau,
_Yên coi! Ăn đòn nữa bây giờ.
Tôi cáu. Thằng nhóc bĩu môi dài cả thước, quay mặt vào trong. Đồ trẻ con!
Tôi 18 tuổi.
Ôn thi đại học, tôi thức đến nửa đêm, chẳng hiểu thằng nhóc đó học hành cái gì, cũng thức tới tận nửa đêm.
_Chị uống cà phê nè chị!
_Sao không ngủ đi?
_Em chưa học xong. Chị có đói không? Em nấu mì nha!
_Thôi khỏi. Đi ngủ sớm đi!
_Dạ.
"Dạ" nhưng chưa có đêm nào nó đi ngủ trước tôi, mặc cho tôi dùng đủ mọi cách dọa nạt, quát tháo, ép buộc. Đúng là khó dạy!
Tôi 19 tuổi.
Đậu đại học. Ngày tôi đi, mẹ xếp quần áo chật kín ba lô, luôn miệng dặn dò tôi như kiểu "đừng ra nắng không ốm, đừng ra mưa không ốm, đừng ra gió không ốm". Còn nó, đứng lặng lẽ ngoài cửa phòng, nhìn tôi. Vác ba lô lên vai, tôi xoa tung đống tóc lòa xòa trên đầu nó, dặn:
_Ở nhà nhớ chăm sóc mẹ, biết không?
Nó khẽ gật đầu.
_Chị nhớ giữ gìn sức khỏe.
Tôi cũng gật đầu.
Đêm đầu tiên xa nhà, tôi không ngủ được.
Có điều, ngoài nhớ mẹ, tôi còn nhớ một người nữa...
Tôi 20 tuổi.
Mẹ sắm cho thằng nhóc điện thoại. Thế là nó cứ nhăng xị cả lên, tối nào cũng nhắn tin cho tôi. Tưởng nó có lời hay ý đẹp gì, hóa ra ...
"Chị không được thức khuya quá đâu đấy!"
"Chị có ăn uống đầy đủ không? Đừng có lười nấu cơm mà ăn mì gói, em mách mẹ đấy!"
"Chị ra đường nhớ cẩn thận nha. Đi đâu nhớ khóa cửa."
Haiizzz, tôi không có nhu cầu cần thêm phụ huynh đâu!
"Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!" – lúc nào tôi nhắn tin trả lời nó như thế, với cái hi vọng mong manh rằng nó sẽ chán mà buông tha cho tôi.
"Thỉnh thoảng chị về nhà nha! Mẹ nhớ chị lắm, em cũng vậy..."
Hi vọng mong manh đã bị dập tắt.
Ơ, nhưng mà ...
Tôi cười.
"Ừ!" – tin nhắn trả lời chỉ 1 chữ ngắn gọn.

Con gái ơi, 8-3 vui vẻ nhá.
Chap 1 (cont)
Mối tình đầu của tôi kết thúc. Một trận "say nắng" kéo dài 2 năm, không lâu, đủ để lại trong tim tôi 1 vết nứt.
_Chúng ta chia tay đi!
_Em được quyền biết lí do chứ?
_Không ... Anh xin lỗi.
_Được. Vậy chia tay ...
Tôi cúp máy, cắt đứt một mối quan hệ. Người đàn ông thứ 2 làm cho tôi đau đớn.
"Đàn ông là một loài động vật nguy hiểm cần phải tránh xa."
Tôi bấm nút gửi, tin nhắn đầu tiên tôi chủ động gửi cho thằng nhóc đó. Chưa đầy 3 giây sau có tin trả lời.
"Kể cả em?"
"Tất cả!"
"Phũ phàng quá. Nhưng kệ, em đã là đàn ông đâu. Keke."
"Phải rồi! Nhóc con vắt mũi chưa sạch!"
"Vậy tức là em không có nằm trong danh sách động vật nguy hiểm cần tránh xa à nha!"
Tôi khẽ cười.
"Gió thật đáng ngưỡng mộ. Nhẹ nhàng và tự do. Không giống như mưa. Nặng nề và phù phiếm.
Send. Tắt máy. Trống rỗng.

*
* *

Tôi 21 tuổi.
Viêm màng túi – căn bệnh trầm kha của sinh viên – đương nhiên, không ngoại trừ tôi. Bị đá ra khỏi tiệm ăn sau khi đánh vỡ 3 cái đĩa trong cùng 1 ngày, tôi lết về nhà trọ với tâm trạng không thể tệ hơn. Thất tình, thất nghiệp và sắp sửa thất ... học (nếu còn tiếp tục nợ học phí). Trớ trêu thay! Đời là bể khổ, mà dân tình thì hổng biết bơi.
Con nhỏ cùng phòng giới thiệu cho tôi phục vụ rượu tại 1 quán bar. Công việc nhàn hạ, lương cao, giờ giấc phù hợp với lịch học. Tôi gật đầu. Bar, phức tạp, nhưng tôi không phải loại người dễ bị cám dỗ.
Tôi đã nghĩ như thế cho đến khi nhận ra rằng, từ một đứa luôn coi rượu bia là phát minh ngu ngốc nhất của nhân loại, tôi thản nhiên đưa thứ phế phẩm sặc mùi cồn ấy vào dạ dày của mình. Tiền mà lũ đại gia ấy thưởng cho tôi sau mỗi li rượu còn nhiều hơn lương tôi lãnh hàng tháng. Và tôi thì cần tiền.
Mỗi tối, tôi ngụp lặn trong ánh sáng mờ mờ của đèn neon, trong mùi rượu và khói thuốc, trong tiếng nhạc cứ giật đùng đùng. Tôi ít về nhà, ít gọi cho mẹ, ít nhắn tin trả lời thằng nhóc kia.
Tôi biết tôi đã thay đổi. Nhưng tôi không có lựa chọn.
Hôm ấy, sau khi uống vài li rượu với khách, cơn choáng váng ập đến. Chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn,... một loạt các cảm giác khó chịu ập đến bất ngờ. Tôi mất ý thức hoàn toàn ngay sau đó.
Sáng hôm sau, tôi tỉnh dậy trong bệnh viện sau ca cấp cứu vì ngộ độc rượu. Mẹ và thằng nhóc kia cũng có mặt. Tôi không nói gì, đúng hơn là không biết nói gì. Tôi trốn tránh ánh nhìn thất vọng đến nặng nề của bà. Sau 3 ngày, tôi xuất viện. Về nhà.

*
* *

Có ai đó đã từng nói với tôi rằng ánh nắng cuối ngày bao giờ cũng gay gắt, như một sự níu kéo trước khi biến mất.
Công viên, cách nhà tôi 315 bước chân, cũ kĩ và vắng lặng.
Tôi đong đưa trên chiếc xích đu rỉ sét, nhìn về phía đường chân trời.
Hoàng hôn. Gay gắt thật ...
Thằng nhóc kia cứ loi cha loi choi, hết nghịch cát rồi nhảy rầm rầm lên cầu trượt, uốn éo cái xác "dài" gần 1m7 trượt từ đỉnh cầu trượt xuống. Trông cái bộ dạng háo hức cứ như mới nhìn thấy cầu trượt lần đầu vậy.
_Chị!
Nó ngồi trên cầu trượt vẫy vẫy tôi, trưng ra cái bộ mặt rất chi là khó đỡ, trước khi diễn lại màn "uốn éo" nói trên, một lần nữa.
Tôi bất giác cười, cười lăn cười bò. Tôi không hiểu tại sao mình lại cư xử như thế, chỉ là không thể nào nhịn cười nổi.
Thằng nhóc khẽ sững lại trước cảnh tượng đó. Tôi hiểu. Chính tôi còn thấy sốc với bản thân mình cơ mà.
_Bao nhiêu tuổi rồi? Loi nhoi như con dòi.
_Có sao. Lâu rồi em không chơi. Giờ xem như lật lại kí ức.
_Nếu cái cầu trượt đó mà sập thì trẻ con toàn khu này sẽ tìm đến tận nhà xử đẹp luôn cho coi. Cái giá của "lật lại kí ức", đắt quá đấy!
_Hahaha...
Nó cười - cái kiểu cười không thấy tổ quốc: mắt mũi miệng dồn hết vào một chỗ đồng thời "phô" hết nội thất răng hàm mặt ra. (=.='). Thế này thì làm sao lấy vợ nổi?
_Trễ rồi. Về thôi.
Tôi đứng lên, và ngay lập tức bị cơn đau ở lưng kéo xuống.
_Chị! – nó hốt hoảng – Chị không sao chứ? Còn đau lắm sao? Chị có đi được không?
_Không sao. Được mà. - Tôi xua tay.

Flashback.
Chát ... chát ... chát ... chát ...
_Mẹ có dạy con uống rượu không hả? Giỏi. Tửu lượng tốt quá, uống tới mức ngộ độc. Rốt cuộc thì con có xem mẹ là mẹ hay không?
_Con ... xin ... lỗi.
Chát ... chát ... chát ... chát ...
_Con gái mới lớn vào vũ trường. Con muốn hủy hoại đời mình sao?
_Con xin lỗi.
Chát ... chát ... chát ... chát ...
_Xin lỗi. Cứ xin lỗi là giải quyết được mọi chuyện chắc? Lớn rồi, làm gì cũng phải suy nghĩ cho kĩ, phải có trách nhiệm với bản thân, đừng để cái thân già chết không nhắm mắt vì con.
Chát ... chát...
Cây roi gãy đôi, mà tôi thì cứ gan lì đứng thẳng chịu đòn. Mẹ chộp lấy cây chổi ở góc nhà đánh tiếp.
Bốp... bốp ... bốp.
Lưng và mông đau rát, tôi vốn đã không chịu thêm được nữa, mới đánh 3 cán chổi đã muốn khuỵu xuống.
Bốp ...
_Mẹ, đừng đánh nữa. – tôi nghe thấy tiếng thằng nhóc đó.
_Tránh ra.
Lại là tiếng gió rít gần kề. Tôi nhắm nghiền mắt lại chờ cơn đau đến.
Bốp. Bốp. Bốp.
Rõ ràng đã đánh, nhưng sao tôi lại không thấy đau?
Tôi ngạc nhiên quay người lại. Thằng nhóc đó, nó đứng chắn sau lưng tôi, mặt nhăn lại đau đớn:
_Mẹ, đủ rồi, Đừng đánh chị nữa. Con xin mẹ!
Mẹ ngồi bệt xuống nền nhà, nước mắt ngập đầy khuôn mặt. Nó gượng dậy đỡ mẹ về phòng. Tôi khóc.
Lần thứ 2 mẹ đánh tôi. Nhưng khác lần trước, lần này là tôi tự nguyện.
EndFlashback.

_Không sao, vẫn đi được. Chưa chết đâu.
Tôi cứng miệng cố chấp đứng dậy. Nhưng cái đau vẫn lợi hại hơn. Thằng nhóc nhìn tôi, khẽ nhíu mày, rồi nói:
_Để em cõng chị về.
_Muốn gãy lưng hả? Nhắm cõng nổi không mà hùng hồn thế?
_Xì, thì chị cứ lên xem em cõng có được không.
Nó cúi xuống xốc nhẹ tôi lên lưng rồi rảo bước đi thẳng.
_16 năm tồn tại sống ở đời, chỗ trên lưng em vẫn chưa có ai thử qua đâu! Chị vinh dự lắm đấy!
_Hừ, làm phách!
Nó lại cười giòn tan. Không cần nhìn tôi cũng biết hẳn là mắt mũi miệng nó lại dồn thành một cục rồi.
Tôi gục hẳn đầu vào lưng nó, ấm áp và quen thuộc. Tự nhiên tôi muốn ngủ. Tiếng bước chân vẫn đều đều, thi thoảng nó lại ngân nga một vài giai điệu rời rạc, nghe như một bài hát nào đó, rất quen nhưng tôi chưa kịp nhớ thì đã thiếp đi.

Lúc nhỏ, tôi đã không phân biệt được hoàng hôn và bình minh.
Nắng bình minh rực rỡ và ấm. Bình minh là hi vọng vào tương lai, hôm nay sẽ tốt hơn hôm qua.
Nắng hoàng hôn nhẹ nhàng và dịu. Hoàng hôn là yên bình của hiện tại, hạnh phúc nhìn lại những gì đã có.
Bình mình, 3 chiếc bóng đổ dài trên bãi cát.
Hoàng hôn, là đây.

* * *

_Nếu đau quá thì nói mẹ, biết không?
Tôi nằm sấp trên giường để mẹ bôi thuốc. Từ lưng trở xuống chỗ nào cũng đau. Cắn chặt răng, tôi chỉ khẽ gật đầu. Mẹ thở dài:
_Hết tiền thì phải nói chứ! Chẳng lẽ mẹ tệ đến mức không nuôi nổi con ăn học hay sao?
_Không ... Là tại con không muốn trở thành gánh nặng của mẹ. – tôi nói. Khi bước qua tuổi 20, việc chìa tay xin tiền gia đình hàng tháng thật sự làm tôi khó chịu với chính mình.
_Ngốc. Gánh nặng cái gì? Nhà mình còn 2 miếng đất nữa mà. Mẹ sẽ bán đi.
_Nhưng đó là đất ông bà ngoại cho mẹ làm của hồi môn. Làm sao mẹ bán được? – tôi chồm dậy nhìn bà.
Bà cười, cốc đầu tôi một cái:
_Nằm xuống. Con dở hơi rồi à? Ba con mất rồi, ông bà cũng không còn, mẹ hồi môn gì nữa chứ. Thật là...
Ngừng một chút mẹ nói tiếp:
_Hứa với mẹ, đừng bao giờ bước vô mấy chỗ phức tạp như quán bar hay vũ trường nữa nghe chưa! Bây giờ mẹ còn sống, mẹ có thể bảo vệ con. Nhưng sau này ra ngoài đời thì con biết, lúc đó không phải chỉ đơn giản làm sai bị đòn một trận là xong. Cuộc sống rất tàn nhẫn. Mẹ sợ ...
_Con biết lỗi rồi. Con hứa mà. – tôi ngắt lời bà, tôi e rằng bà còn nói nữa tôi sẽ khóc mất.

Tôi 22 tuổi.
Tôi trở thành sinh viên trao đổi, được cấp học bổng học năm cuối đại học và thực tập tại Mỹ. Tôi lên máy bay, 1 tháng sau khi có thông báo chính thức.
Mẹ cứ sụt sịt mãi, vừa nắm lấy tay tôi vừa dặn dò đủ thứ kiểu.
Thằng nhóc không ra sân bay tiễn tôi. Nó bảo chia tay phải dứt khoát thì mới có ý nghĩa. Cũng tốt. Đột ngột xa nhà đến nửa vòng trái đất, tôi sợ mình không đành lòng.

Tôi 25 tuổi.
Tôi may mắn có được một công việc tốt sau khi tốt nghiệp đại học không lâu, và giờ thì đang học tiếp để lấy bằng thạc sĩ. Đương nhiên, vừa học vừa làm với tôi hiện tại cũng không còn quá vất vả. 3 năm, đủ để tôi cứng cáp hơn giữa xã hội này.
Sân bay cuối mùa đông vắng hoe. Thỉnh thoảng có vài bóng người cúi gằm mặt né tránh những cơn gió lạnh run, chạy vội vào xe, rồi những chiếc xe lại phóng vun vút giữa con đường đầy tuyết lạnh lẽo.
Tấm bảng nhỏ trên tay, thứ ngôn ngữ mà 3 năm rồi tôi ít dùng. Dòng chữ trên đó, cũng 3 năm rồi, tôi suýt chút đã quên mất. Tên của nó – Phong.

_Không được. Như thế là mẹ phải ở nhà một mình! Con không yên tâm.
_Nhưng mà thằng bé đã bỏ qua cơ hội một lần vì mẹ rồi. Mẹ không muốn lại tiếp tục cản đường nó.
_Nhưng ...
_Nếu con không muốn ở cùng em, mẹ sẽ nói nó dọn đến khu học xá ở. Con chỉ cần ra sân bay đón em là được.
_Không phải chuyện đó ... Thôi được rồi! Mẹ bảo nó ở chung với con. Nhưng mà nếu ở nhà có chuyện gì mẹ phải gọi ngay cho con nha!

Chuyến bay cuối cùng trong ngày hạ cánh. Tôi rướn chân nhìn vào trong lớp cửa kính kiểm soát dày cộm. Tôi đang chờ.
... Tôi muốn, chỉ là rất muốn gặp lại một người đã lâu không gặp.
Thật lòng thì, tôi nhớ nó.
Thằng nhóc cuối cùng cũng xuất hiện. Nó ăn mặc đơn giản, quần jean bụi bặm, áo thun mỏng, một chiếc áo khoác dày và cái mũ len che kín 2 tai, lọt ra vài lọn tóc mọc lòa xòa vô tổ chức. Mẹ tôi thật khéo nuôi, thằng bé 7 tuổi lùn xủn, gầy xanh xao ngày nào giờ đây cao hơn tôi nhiều.
Nó nhìn tôi, đôi mắt sáng lên, nở cái nụ cười khó đỡ đúng chất trẻ con của 3 năm về trước, ầm ầm lao tới.
_Buông ra coi. Ôm ấp cái gì? Ghê quá!
Tôi đẩy nó ra. Thằng nhóc gãi gãi đầu lia lịa cười trừ.
_Còn không xếp vali lên xe mau lên. Muốn chết cóng ngoài này hả?
_Dạ ...
Lúc đó, tôi sững sờ mất một giây. Nó đẹp trai hơn trước nhiều. Cũng phải, ngay từ hồi cấp 3 nó đã làm bao nhiêu em đổ xiêu đổ vẹo.
Nhưng ...
Nó giống ông ấy quá, giống đến khó tin. Đôi mắt ấy, dáng đi ấy, kiểu cách ấy ...
Chỉ là...
...tại sao bây giờ tôi mới nhận ra?

*
* *

Cuộc sống của tôi sau khi có thêm nó cũng không đến nỗi phiền, chỉ là ... quá sức phiền thôi. Suốt một tháng đầu nó lẽo đẽo theo tôi, cái miệng thì tía lia gặp gì cũng hỏi, cái này thế nào, cái kia ra sao, ... blah, blah. Đã vậy thi thoảng nó còn "gửi tặng" tôi một cú điện thoại với nội dung kiểu:
_Chị ơi, chị đến đón em được không?
_Sao vậy? Đang ở đâu?
_Ở @#$% (tên một khu vùng sâu vùng xa nào đấy).
_Làm thế quái nào mà lết được tới đó hả?
_Em bị ... lạc. T_T.
Haizzz ...
_Này, kính không độ mà! – tôi đưa cặp kính của nó lên săm soi – Không bị cận thì đeo kính làm gì? Tính tỏ ra tri thức để cưa gái hả? Khỏi cần, gái bên này chống chỉ định với đàn ông mọt sách.
_Không phải.
_Vậy đeo làm cái gì?
_Chỉ là ... - nó gãy đầu - Em biết chị không thích em giống ba nên ...
_Sau này không cần đeo nữa!
Tôi hừ nhẹ rồi chúi mặt vào laptop, cố tỏ ra bận rộn – một kiểu đánh lạc hướng xưa như diễm – dù vẫn không ngăn nổi bản thân tỏ ra bất ngờ.
Nó chẳng nói gì. Và kể từ hôm ấy, tôi không còn nhìn thấy cặp kính nữa.

***

Không lâu sau, mẹ tôi mất.
Chiếc điện thoại trên tay rơi xuống, văng vẳng bên tai tôi vẫn là tiếng cô Ba.
_Bay về lẹ đi, mẹ bay bệnh nặng đang nằm trong bệnh viện. Bác sĩ nói bà yếu lắm rồi, khó qua nổi ...
Tôi lặng người.
Vẫn biết con người ta sinh lão bệnh tử, nhưng tôi thực sự chưa sẵn sàng.
Mẹ tôi ra đi, nhẹ nhàng và thanh thản. Tôi biết, vì gương mặt bà phút cuối cùng vẫn mỉm cười.
Còn tôi, tôi chưa làm được gì cho bà, ngay cả kế hoạch về Việt Nam làm việc để chăm sóc bà, tôi cũng chưa kịp thực hiện.
Ông trời thật khéo đùa, tàn nhẫn cướp đi một nửa cuộc sống của tôi nhanh như thế.
Trên bãi biển ngày đó, ba cái bóng đổ dài, giờ chỉ còn mình tôi. Mà một mình tôi, liệu còn có thể gọi là "gia đình"?
Nghĩa trang về chiều, buốn lặng đến u uất. Mộ của mẹ tôi, mới dựng, còn thoảng mùi vôi. Tôi nhìn lên bầu trời, qua làn khói nhang nghi ngút.
Hoàng hôn, vẫn vậy, dịu dàng.
Thằng nhóc kia đến cạnh tôi từ lúc nào. Nó ngồi xuống, lôi chiếc kèn harmonica ra, thổi lên cái giai điệu quen thuộc ngày trước, thứ âm nhạc rời rạc rất quen, và giờ thì tôi đã nhớ ra. "Je t' aime maman" của Lorie.

Con thường nhớ những tiếng cười của chúng ta
Ngay cả khi những tiếng cười đó không vì điều gì
Điều đó thật là vui!

Mẹ biết đoán ra những nỗi sợ hãi của con với những từ tinh quái để điều đó qua đi
Thỉnh thoảng có những điều rất khó nói
Nhưng chỉ có mẹ hiểu con và chỉ bảo con

Chúng ta giống nhau ngay cả ở cách nhìn
Và nếu con thiếu tự tin vào mỗi tối
Con lại đến bên mẹ
Khi con nhảy hay khi con hát
Con đều nhờ đến mẹ.

Tuy có những từ rất khó nói
Nhưng chỉ có mẹ hiểu con và chỉ bảo con

Mẹ đã dành cho con toàn bộ sự âu yếm và tất cả tình yêu của mẹ
Mẹ luôn giữ lời hứa với con
Mẹ là một fan hâm mộ trung thành của con
Và là một mẫu người phụ nữ của con
Và đơn giản là mẹ ơi, con yêu mẹ.

Mẹ là người bạn tâm tình của con
Con luôn kể cho mẹ tất cả
Những câu chuyện tình yêu thú vị
Không phải là điều cấm kỵ.

Mẹ như một thiên thần
Đến bên giường con vào mỗi tối
Quét sạch những cơn ác mộng mà con không muốn có

Tôi cứ nhìn, cho đến khi tia nắng cuối cùng tắt hẳn. Tiếng kèn da diết kia cũng dừng lại.
_Chị cứ khóc đi. Đừng cố chịu đựng nữa.
Tội giật mình, một giọt nước mắt trượt xuống. Tôi khóc rồi đấy chứ! Có ai chịu đựng gì đâu.
_Làm sao đây, không mang theo khăn giấy rồi. Khóc ở đây ngập nghĩa trang của người ta rồi sao.
Tôi chống chế rồi cúi xuống làm bộ tìm kiếm khăn giấy. Hẳn là bộ dạng vụng về che giấu nước mắt đó của tôi buồn cười lắm. Thằng nhóc kéo tôi tựa vào vai nó. Cảm giác vẫn như vậy, vững chãi và an toàn.
_Muốn khóc thì cứ khóc cho đã đi. Ngập nghĩa trang em chịu.
Rồi tôi khóc, khóc ngon lành như một đứa trẻ.
Lúc đó, tôi chua xót nhận ra rằng, thằng nhóc mà tôi căm ghét nhất giờ đây lại là người thân duy nhất còn lại của tôi.
Tôi nhận ra rằng, gia đình vốn không có chỉ tiêu về số lượng. Hai hay ba cũng không quan trọng. Quan trọng là vẫn là tình thân.
Tôi nhận ra rằng, cậu nhóc 20 tuổi đang hào phóng cho tôi mượn tạm bờ vai kia, quan tâm tôi biết chừng nào.
Và tôi biết hiện tại tôi đang có một gia đình.
Gia đình tôi, có tôi, và em trai tôi.

Chap 2.

Tôi 5 tuổi.

Rào rào rào.

15 ... 16 ... 17 ... 18 ...

Tôi sống cùng mẹ, trong một căn nhà cũ kĩ. Nó nhỏ bé đến mức lọt thỏm giữa những căn nhà to lớn và xinh đẹp khác trong con phố.

54 ... 55 ... 56 ...

Mẹ tôi thường về nhà rất muộn và luôn luôn say khướt. Thỉnh thoảng bà về sớm, trừng mắt quát tôi đi ngủ trước khi cùng một người đàn ông xa lạ lảo đảo bước vào phòng rồi biến mất sau tiếng sập cửa chát chúa.

73 ... 74 ... 75 ...

Tối nào tôi cũng chờ mẹ về. Dù tôi biết ... cái mà tôi chờ đợi không lấy gì làm tốt đẹp, nhưng đó là mẹ của tôi, là người thân duy nhất của tôi. Và có lẽ đối với tôi, chờ đợi là một thói quen.

95 ... 96 ... 97 ... 98 ...

_Bạn chưa về nữa hả?

Tôi giật mình quay lại. Thì ra là cậu ấy, cô bạn mới chuyển đến lớp tôi không lâu, có 2 bím tóc nâu, cười rất dễ thương, đồng thời cũng là người duy nhất chịu chơi với tôi.

... 99 ...

_Mình ... à ... chờ mưa tạnh.

_Còn mình chờ mẹ tới rước. Bạn đang làm gì?

_Đếm mưa.

_Oa, hay thật! Bạn đếm được bao nhiêu rồi?

_99

Rào rào rào.

Cuộc nói chuyện trong kí ức tôi nhạt nhào dần đi giữa cơn mưa chiều hôm ấy. Nó sẽ vẫn là một kí ức đẹp cho đến khi...

_My, về thôi con.

_Dạ.

Tôi nhìn thấy một tia sững sờ trong mắt người mẹ khi bà nhìn thấy con gái mình ngồi chung với tôi.

Rào rào rào.

_Mai mốt không được chơi với nó nữa!

_Tại sao? Bạn ấy rất tốt.

_Tốt cái gì! Mẹ của nó là đĩ, nó không có cha. Không được chơi với nó.

_Nhưng ...

Tôi tự hỏi, lúc đó sao trời không mưa to thêm một chút. Như vậy, ít nhất tôi cũng không phải nghe những lời nói ấy.

Bóng cô bạn ấy khuất dần. Và tôi biết đây là lần cuối cùng chúng tôi nói chuyện với nhau.

5 tuổi, tôi ngây thơ cho rằng chỉ cần chia cho các bạn phần bánh của mình thì sẽ có lúc tôi sẽ được tham gia chung trò đuổi bắt.

5 tuổi, tôi không biết "đĩ" là gì, chỉ biết giương mắt nhìn người ta thì thầm với nhau: "Mẹ nó là đĩ."

5 tuổi, tôi không biết "cha" tôi là ai. Chỉ biết rằng cái người tên "cha" ấy, mọi người ai cũng có, ngoại trừ tôi.

Rào rào rào...

... 100!

Tôi 6 tuổi.

Cuộc đời tôi xuất hiện một người nữa, mẹ bảo tôi gọi ông ấy là "ba". Cũng không phải là người xa lạ gì, trước kia người này vẫn hay đến nhà tôi, đưa tiền cho mẹ, dẫn tôi đi chơi. Nhưng điều khiến tôi thích "ba" nhất là mỗi khi chú ấy đến, mẹ tôi vui vẻ hẳn, đối xử với tôi rất dịu dàng, hoặc chí ít thì cũng không đánh tôi vô cớ.

Người tên "cha" ấy vẫn không xuất hiện. Tôi mặc kệ, chẳng cần nữa, bây giờ tôi có "ba" rồi, chẳng phải tốt hơn nhiều sao?

Ba đến nhà tôi thường xuyên hơn, có khi ở với mẹ con tôi hẳn 1 tháng. Tôi sung sướng tận hưởng cảm giác được công kêng trên lưng ba, đi lòng vòng trong công viên – cái cảm giác tôi chưa từng mơ sẽ có được.

Một hôm tôi tò mò lấy ví của ba ra nghịch và thấy ảnh của một cô bé rất xinh xắn.

_Ba, đây là ai?

_Là công chúa. – Ba xoa đầu tôi cười. – Dễ thương không?

Tôi gật đầu. Hình ảnh cô bạn mẫu giáo ùa về. Tự dưng tôi thấy tiếc nuối. Nếu chiều hôm ấy chúng tôi không ngồi cùng 1 băng ghế thì có lẽ tôi và cậu ấy còn có thể làm bạn thêm được vài ngày.

_Sau này ... con nhất định sẽ bảo vệ công chúa!

_Ừm, cảm ơn con. Hứa nhé?

_Hứa.

* * *
* *
*

Tôi ốm, rất nặng, phải nằm trong bệnh viện mất mấy ngày. Tôi phải kì kèo mãi ba mới cho xuất viện sớm, chứ cứ nằm trên cái giường trắng này, tôi chưa chết vì bệnh đã chết vì chán rồi.

Sáng, ba bảo sẽ đưa mẹ đến đón tôi đi ăn mừng ngày ... xuất viện. Tôi háo hức từ tối hôm trước. Tôi cứ chờ mãi, đi ra đi vào, ngó lên ngó xuống. Sáng, rồi trưa, mãi đến chiều, ba mẹ tôi vẫn chẳng thấy đâu.
------------------------

Rào rào rào...

Tệ thật, trời lại mưa rồi. Tôi ngồi bó gối, mắt nhìn ra cửa sổ, lơ đãng ngắm những hạt mưa ngoằn ngoèo chảy xuống lớp kính dày.

1 ... 2 ... 3 ... 4 ...

Nếu như tôi biết đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy ba, tôi sẽ không bao giờ vòi vĩnh đòi xuất viện.

101 ... 102 ... 103 ... 104 ...

Nếu như tôi biết đó là lần cuối cùng tôi được mẹ chăm sóc, tôi sẽ không bao giờ dầm mưa đến cảm nặng như vậy.

201 ... 202 ... 203 ... 204 ...

Nhưng nếu như thì vẫn chỉ là nếu như.

301 ... 302 ... 303 ... 304 ...

Tôi phải làm thế nào đây?

401 ... 402 ... 403 ... 404 ...

Mấy cô y tá hết nhìn tôi thương hại rồi lại thì thầm với nhau những câu nói đầy thương hại.

965 ... 966 ...

Sao trời cứ mưa mãi thế này? Tôi mệt quá rồi, tôi không muốn đếm nữa. Dừng lại đi.

_Con là Phong?

Một người phụ nữ lạ mặt hỏi tôi. Tôi gật đầu, vẫn nhìn ra cửa sổ. Dù vậy, tôi có thể cảm nhận được bà ấy đang mỉm cười.

_Con làm gì vậy?

_Đếm mưa.

_Đếm được bao nhiêu rồi?

_966.

"_Còn mình chờ mẹ tới rước. Bạn đang làm gì?
_Đếm mưa.
_Oa, hay thật! Bạn đếm được bao nhiêu rồi?
_99"

_Khi nào đếm tới 1000, đứng dậy và đi theo cô, được chứ?

_Tại sao?

_Từ giờ, cô sẽ là người thân của con.
-------------------

Tôi theo người phụ nữ ấy về nhà. Và tại căn nhà ấy, tôi gặp công chúa.

Tôi ngạc nhiên, một chút.

"_Ba, đây là ai?
_Là công chúa. Dễ thương không?
_Sau này ... con nhất định sẽ bảo vệ công chúa!
_Ừm, cảm ơn con. Hứa nhé?
_Hứa."

Hay thật!

Trái đất vốn tròn.

Và định mệnh cũng quay tròn.

6 tuổi, tôi biết "đĩ" là gì.

6 tuổi, tôi hiểu như thế nào là không có cha, hiểu rằng cha không chỉ đơn thuần là một người nào đó tên "cha".

6 tuổi, ngay khi tôi biết ba của tôi và người tên "cha" ấy là một, tôi đồng thời mất cả ba lẫn mẹ.

Người phụ nữ ấy là vợ chính thức của ba.

Còn công chúa, là chị gái cùng cha khác mẹ với tôi.

Tôi 7 tuổi.

Người phụ nữa ấy đối xử với tôi còn tốt hơn cả mẹ tôi. Có lẽ vì thế mà đôi lúc mơ hồ tôi buột miệng gọi bà ấy là mẹ. Bà chỉ cười: "Con có thể gọi cô là mẹ, nếu con muốn." Và sự thật thì tôi rất muốn. Tôi không có ý trách cứ gì người mẹ quá cố của tôi, nhưng phải thừa nhận rằng cho đến tận năm 7 tuổi, tôi mới biết có mẹ là như thế nào, 1 người mẹ yêu thương tôi thật sự.

Chỉ có điều, hình như chị tôi – là công chúa ấy – không thích tôi.

_Chị ...

_Chị ơi ...

Tôi cứ lẽo đẽo đi theo với hi vọng chị sẽ nói gì đó với tôi, ừ hử một tiếng thôi cũng được, nhưng ít nhất thì cũng đừng xem tôi là không khí không tồn tại như thế.

_Chị ...

_Tao không quen mày, tránh xa tao ra.

Ánh mắt sắc lạnh ấy, cả đời tôi cũng không quên nổi. Rất đáng sợ. Nó giống như chỉ cần tôi phun ra một từ nào nữa thì tôi nhất định sẽ chết rất thê thảm.

Kể từ đó, tôi không dám mở miệng nói gì với chị, trừ trường hợp bất đắc dĩ. Có lẽ như thế tốt hơn cho cả hai.

Tôi chỉ có thể im lặng đi theo chị như một cái đuôi, cái đuôi phiền phức.

"Sau này con nhất định sẽ bảo vệ công chúa. Con hứa!"
-----------------

_Phong này, thứ hai tuần sau con đi học lại nha. Trường của hai đứa cũng gần cho nên con đi học chung với chị, chiều chị đón con về. Ráng học cho tốt, biết không?

Tôi len lén nhìn chị. Không lắc, cũng không gật, túm lại là vẫn vô cảm như thường. Chị nuốt qua loa mấy hạt cơm cuối cùng cho xong thủ tục rồi đẩy ghế về phòng, thái độ xem chừng hơi khó chịu.

_Mẹ, con tự đi học được. Không cần phiền chị đâu. – tôi nói. Hồi 4,5 tuổi tôi đã tự vác cặp một mình đi học rồi.

_Mẹ không yên tâm. Con chưa thuộc đường, thể nào cũng lạc cho coi.

Tôi không đáp, tôi biết mẹ lo cho tôi.

Vấn nạn là ở chỗ cái phi vụ đưa đón kém khả thi này kéo dài không được 1 tuần lễ.

Chiều ...

5h ... 5h15 ... 5h25 ... 5h40 ...

Con đường trải nhựa thẳng tắp sâu hun hút cứ thế vắng dần. Trước cổng trường bây giờ chỉ còn tôi và vài cô bán nước đang dọn hàng. Tôi không biết đây là cảm giác gì, rất khó chịu, bứt rứt không yên. Dù đã tự nhủ lần thứ mấy ... nghìn rằng chốc nữa thế nào chị cũng đến. Nhưng sao tôi cứ thấy khó chịu thế này?

_Cô ơi, cho con hỏi...

_Gì con?

_Trường cấp 2 ở đâu ạ?

Kéo chiếc mũ lưỡi trai thấp xuống một chút, tôi hoang mang nhìn đồng hồ. Gần 7h tối. Cổng trường trung học vắng lặng không một bóng người. Tôi ngồi nhìn dòng xe cộ lao vun vút trên đường, vừa đói, vừa lạnh. Mấy lần tôi đánh liều đứng dậy tự tìm đường về, nhưng rồi lại thôi. Ngày trước ba tôi hay nói khi bị lạc, tốt nhất là ngồi yên một chỗ. Chỉ có như vậy, người đang tìm ta mới nhìn thấy ta.

_Phong? May quá, thấy rồi ...

_M ... mẹ ...

_Về nhà đi rồi nói.

_Khoan đã, còn ... còn chị?

_Nó đang ở nhà.

Bữa tối nặng nề trôi qua. Dù đang rất đói thì với cái không khí này, tôi chẳng thể nào nuốt nổi bát cơm trước mặt. Tôi cầm đôi đũa xới tung từng hạt cơm, lật qua lật lại giống như đang tìm kho báu dưới đáy bát vậy. Tôi phải cố tỏ ra bận rộn với cái trò tiêu khiển hết sức "tao nhã" để ngăn đầu óc khỏi phải thắc mắc linh tinh.

Cạch.

Chị buông bát cơm dở dang xuống bàn, đẩy ghế về phòng, không một chút biểu cảm.

_Vào phòng mẹ, nhanh lên.

Thịch. Tim tôi tự nhiên đập mạnh một cái. Chưa bao giờ tôi thấy mẹ giận như vậy. Thật sự tôi không dám nghĩ mối quan hệ của chúng tôi sẽ tệ hại đến mức nào nếu hôm nay chị bị mắng chỉ vì tôi. Tôi muốn làm gì đó, hoặc ít nhất cũng nói cái gì đó để bênh vực chị. Thế mà tận cho đến khi cánh cửa phòng đóng lại, tôi cũng chỉ biết giương mắt nhìn.

"Nhìn mày kìa đồ hèn nhát. Mày nghĩ mày có thể bảo vệ được ai?"

Một lát sau, từ căn phòng phát ra một loạt tiếng thước vụt bôm bốp, rồi tiếng của mẹ, tiếng của chị. Tôi gai người, cái đau của những trận đòn vô cớ hồi nhỏ trở lại, từng chút một. Tôi bật dậy không kịp suy nghĩ, chụp lấy cái nắm cửa.

_Mẹ, đừng ...

_Vì nó mà con không còn ba, vì nó mà gia đình mình tan nát. Nó còn không phải con hoang hay sao? Con ghét nó thì có gì sai chứ?

Cổ họng tôi nghẹn lại. "Đừng đánh chị" – câu nói ra tới miệng lập tức tức bị nuốt ngược trở vào. Tôi xém chút khuỵu xuống, tay rời khỏi cái nắm cửa, buông thõng.

Phải, chị không sai. Ngay từ ban đầu, chẳng có ai sai cả. Cái sai duy nhất chính là để tôi tồn tại trên đời.

Cánh cửa phòng im lìm, tiếng thước đánh cũng ngưng lại. Tôi vẫn đứng đó, cúi gằm mặt, tai ù đi, mắt đầy nước.

"Khóc gì chứ? Người ta chỉ nói sự thật thôi mà. Cái sự thật đó mày không phải cũng biết sao? Vậy giờ mày đứng đây là khóc cái gì?"

Cạch.

_Phong ...Con ...

_Con xin lỗi. Hôm nay con ăn không nổi. Lần sau con sẽ không bỏ mứa thức ăn nữa. Con đi ngủ trước.

Tôi quay mặt bỏ chạy.

Lần đầu tiên, kể từ khi sinh ra, tôi khóc vì bị người khác gọi là đồ con hoang.

Tôi 8 tuổi.

Tôi không còn đóng vai cái đuôi phiền phức nữa. Nói thẳng ra là tôi cố gắng không để chị nhìn thấy mặt tôi. Nói thẳng thêm chút nữa: tôi tránh mặt chị. Nghe hoang đường nhỉ? Sống cùng mái nhà thì tránh mặt nhau bằng niềm tin à? Ấy thế mà được đấy! Ngoài ba bữa phải ngồi cùng bàn ra, tôi gần như không đụng mặt chị một lần nào. Không phải tôi ghét chị. Phải nói là chị ghét tôi mới đúng. Mà từ sau lần đó, có lẽ chị lại càng ghét tôi nhiều hơn. Ngay cả bản thân tôi cũng không đủ can đảm để đối diện với chị. "Nó là đồ con hoang" – câu nói ấy cứ vang vọng mãi, nó làm cho tôi đau ghê gớm, làm cho tôi tủi thân đến mức muốn khóc thật lớn. Trời ạ, tuyến lệ của tôi, từ bao giờ lại phát triển như thế, thật là yếu đuối quá sức đi.

Cho nên, với tình cảnh bây giờ, chẳng có ai mặt dày đến mức lượn qua lượn lại như cá cảnh trước mặt người đã tuyên bố RẤT ghét mình. Với tôi thì càng không.
--------------------

Giờ ra chơi, tôi chúi đầu vào chồng truyện đầy chữ cũ mèm nằm một đống trong góc thư viện. Lũ bạn bằng tuổi tôi, và cả những anh chị lớn hơn tôi, đều không mặn mà lắm với cái thứ toàn chữ này. Vì vậy, tất cả các thể loại sách "không có hình ảnh minh họa" hiển nhiên chỉ có mình tôi (và cô thủ thư yêu dấu) rờ tới. Tôi ra vào thư viện như cơm bữa, riết rồi trở thành thủ thư thứ 2 ở cái trường này lúc nào không hay, thậm chí còn được đặc cách đi vào thư viện của giáo viên – cái khu vực bí hiểm với dòng chữ vô duyên "Không phận sự, miễn vào!".

_Mày có biết cái thằng mọt sách ở lớp kế bên không?

_Thằng nào?

_Thì cái thằng mới chuyển đến trường mình năm ngoái ấy. Con ngoan trò giỏi, mấy cô cưng phết đấy.

_À, cái thằng đầu to mắt trố ấy hả! Ngoan giỏi cái nỗi gì, chỉ được cái diễn kịch giỏi!

_Là sao?

_Nó là con hoang mà. Mẹ nó làm đĩ đẻ ra nó đấy...

Trong lúc đang tìm một quyển sách, tôi tình cờ nghe được hai đứa con trai nói chuyện với nhau về tôi. Lại quanh đi quẩn lại hết con hoang rồi lại đĩ. Tiếng việt phong phú là thế, vậy mà bao nhiêu năm rồi bọn người nhiều chuyện này vẫn không thể kiếm ra nổi một từ ngữ nào mới hơn để chửi rủa tôi à. Chán thật đấy.

_ ...Cả bà chị của nó nữa, cũng chẳng tốt đẹp gì, cùng là một lũ con hoang với nhau cả. Bọn hạ cấp!

_Mày thì biết cái quái gì!

_Sao lại không biết? Chị tao học cùng lớp với chị nó mà. Chị em chúng nó đều là cái bọn không cha hết. Vậy mà cũng thi được vào trường điểm, còn học chung lớp với chị tao nữa chứ. Thật là nhục hết sức mà!

Tôi gần như ngấu nghiến từng từ ngữ dơ bẩn mà chúng nó phun ra, hai bàn tay bấu vào nhau đến chảy máu, các mạch máu ở cổ căng lên. Tôi cúi gằm mặt, dùng toàn bộ sức lực ngăn cơn giận đang sôi sùng sục bên trong mình.

_Mẹ tao nói cái lũ hạ cấp ấy mai này cũng chẳng làm nên trò trống gì cho xã hội. Giỏi lắm thì cũng lại làm đĩ như mẹ chúng nó thôi.

_Chúng mày nói cái gì? – Giọng tôi run run vì tức.

_Mày ... mày ... - một trong hai thằng lắp bắp.

_Có cái quái gì mà sợ – thằng còn lại gan hơn, nó chỉ vào mặt tôi – Tao nói, mày, và con chị của mày, đều là cái thứ con hoang không cha. Sau này lớn lên, không làm đĩ thì cũng đầu trộm đuôi cướp. Sao? Ý kiến gì? Không đúng hả?

Bốp.

Tôi tặng nó một cú đấm ngay khi nó nói xong.

_Tao cấm mày. Mày chửi tao thế nào cũng được. Đừng có động vào chị tao.

Bị một cú, nó như lên cơn điên, đứng dậy nắm lấy cổ áo tôi.

Bốp.

_Chị mày là cái thá gì mà cấm tao nói. Tao cứ nói đấy. Mày ngon động vào tao lần nữa xem.

Và thế là tôi không chỉ "động" vào nó một lần.

Các thầy phải nhào vô can mới tách được tôi và thằng điên đó ra. Cả đám bị đưa lên văn phòng viết bản kiểm điểm. Cũng may mặc dù tôi gây sự trước nhưng lại bị thương nặng hơn, huống hồ tôi cũng có lí do rõ ràng nên cũng không bị kỉ luật gì, chỉ bị mắng cho một trận rồi ai về nhà nấy.

Mẹ đưa tôi về nhà, chỉ nói đúng một câu:

_Đi tắm rửa sạch sẽ rồi ra đây mẹ nói chuyện.

Tôi lí nhí dạ rồi về phòng.

Tắm rửa xong, tôi ra phòng khách, mẹ đang ngồi trên sô pha, bên cạnh là cây thước. Tôi tự biết lần này mình gây ra chuyện gì, cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lí bị đòn, bước lại gần xin lỗi mẹ.

_Tại sao con đánh nhau?

Sau khi nhìn từ đầu đến chân tôi một lượt và chắc chắn rằng tôi không bị thương chỗ nào quá nặng, mẹ bắt đầu hỏi.

Tôi cúi đầu không đáp.

_Trả lời, tại sao lại đánh bạn?

Không phải tôi không muốn trả lời mẹ. Chỉ là, tôi nhìn về phía phòng của chị, chị đang ở trong phòng, cho nên tôi không thể nói.

_Không muốn nói? Được, vậy mẹ đánh trước. Lên ghế nằm xuống.

Tôi leo lên ghế nằm sấp. Đã từ lâu rồi không bị đánh, biết là sẽ đau nhưng cũng quên mất đau đến thế nào.

Chát ...

Roi đầu tiên, tôi cắn chặt môi dưới, ngăn không phát ra tiếng kêu. Đau quá!

Chát ... chát ... chát ...

Giờ thì nhớ rồi, cái đau ngày trước, ấn tượng như thế mà cũng quên. Thực sự đau, đau quá!

Chát ... chát ... chát ... chát .... chát ...

Chát ... "ức"

Đánh khoảng 10 roi tôi đã không chịu nổi mà rên khẽ.

Chát ... "ư, đau"

Chát ... "ư"

Chát ... "aa ... đau quá"

Chát ... "AA"

Tôi rên thành tiếng. Đau đến muốn khóc. Mẹ ngừng đánh, tiếp tục hỏi câu hỏi khi nãy:

_Phong, tại sao đánh nhau?

_Con xin lỗi.

Chát ... "ức"

_Con vẫn không nói? Được, vậy thì đánh đến khi nào chịu nói thì thôi.

Chát ... chát ... chát ...

Vừa dứt lời tôi lại tiếp tục chịu đòn. Mông đau rát, càng lúc càng đau hơn, tôi khẽ nhúc nhích để bớt đau một chút.

Chát ... chát ...

Không hiệu quả, vẫn đau như vậy. Tôi gồng người lên, cắn chặt ngón tay mình. Đau quá, không chịu nổi nữa.

_Mẹ, con biết lỗi rồi. Con đau, đừng đánh ... Đau lắm!

_Biết đau rồi. Lúc nhào vô đánh nhau con có biết đau không hả? Không muốn bị đòn thì trả lời mẹ. Tại sao khi không đánh người ta? Con học cái thói côn đồ đó ở đâu hả?

Tôi cắn môi, lại nhìn về phòng của chị. Cửa phòng mở, từ nãy đến giờ không có động tĩnh gì. Hi vọng là chị đang đọc sách. Vì mỗi khi đọc sách hoặc học bài, chị đều rất tập trung, và chắc chắn sẽ không nghe được cái lí do tôi sắp nói ra.

Trong lúc tôi đang nghĩ ngợi vẩn vơ nên nói hay không nói thì mẹ dường như không đủ kiên nhẫn mà chờ đợi.

Chát .. "A"

Cây thước lại in trên mông tôi. Thực sự đau lắm rồi, tôi không có khả năng chịu thêm một roi nào nữa. Hít một hơi sâu, tôi cố gắng nói thật nhỏ:

_Vì ... vì tụi nó mắng chị là đồ không cha.

Trận đòn dừng lại ngay sau đó. Mẹ hơi sững người. Chắc bà cũng bất ngờ vì cái lí do lãng nhách này.

Sau trận đánh nhau oanh liệt và trận đòn cũng oanh liệt không kém, cả người tôi muốn bầm dập tan nát hết cả. Mẹ nhẹ nhàng bôi thuốc lên vết thương.

_Từ nay về sau phải biết kiềm chế, không được sử dụng nắm đấm tùy tiện như vậy, biết không?

Tôi xoay người:

_Con biết rồi. Lần sau con không dám nữa. Nhưng mà ... mẹ đừng nói ... đừng nói với chị nha mẹ ...

_Tại sao? Con đánh nhau là vì chị mà.

_Chị không thích đâu. Mẹ đừng nói.

_Thôi được rồi. – mẹ cười, cốc đầu tôi một cái – Ông tướng con! Không nói thì không nói. Mà tôi báo trước, dám đánh nhau bị thương như thế này một lần nữa thì dù là lí do gì tôi cũng không tha đâu, biết chưa?

_Hì, đau lắm, có chết con cũng không đánh nhau nữa đâu.

_Nhớ đấy!

Tôi 9 tuổi.
Mẹ kệ nệ khiêng đống thùng giấy từ trên lầu xuống nói với tôi:

_Con ăn sáng rồi lên phòng chị bê cái thùng giấy rỗng xuống đây mẹ cất vào kho cho gọn nha.

Tôi gật đầu, không giấu được vẻ háo hức. Phòng của chị là nơi duy nhất trong căn nhà tôi chưa từng nhìn qua. Không phải chị cấm, mà ngoài cửa phòng cũng chẳng đeo biển "Không phận sự miễn vào" như cái thư viện trường tôi. Chỉ là đôi lúc người ta buộc phải tự hiểu một số những quy tắc ngầm, chẳng hạn như thế giới của chị không phải là chỗ ai cũng có thể tùy tiện bước vào.

Giống như chiếc hộp Pandora (*), không khóa nhưng vẫn không được mở.

"Tôi đã từng cho rằng Pandora thật tò mò và ngu ngốc.
Nực cười thay, tôi không tò mò bằng Pandora, nhưng lại ngu ngốc hơn cô ấy.
Con người, bị ngăn cấm sẽ trở nên mù quáng, tự ngăn cấm thì mù quáng gấp đôi."

Tôi vội vàng ăn nhanh bữa sáng, cầm luôn cốc sữa đang uống dở chạy lên phòng chị. Nỗi hiếu kì tích tụ suốt hai năm trời, một căn phòng bí ẩn vắng chủ nhân và sự cho phép của mẹ vốn không phải là một phép kết hợp hay.

Phòng của chị khá đơn giản. Giường ngủ, tủ quần áo, bàn ghế, kệ sách, ... không khác lắm so với những gì tôi tưởng tượng. Những quyển sách đủ thể loại dày cộm xếp kín mấy ngăn kệ: tiểu thuyết, truyện ngắn, sách về khoa học, từ điển ... gọn gàng và sạch sẽ đến tuyệt đối. Tôi nhìn qua một lượt, rồi không kìm được đưa tay lấy một quyển xem thử.

Gì đây? Nhật kí công chúa???
Nhìn tựa sách, tôi không tin vào mắt mình. Thề có cái bóng đèn, với tính cách của chị thì quyển sách này đáng lẽ không phải nằm trên kệ mà ở trong thùng rác mới đúng. Nhưng ngay khi lật trang đầu tiên, mọi thắc mắc đều được giải đáp.

"Sinh nhật lần thứ 9. Tặng cô công chúa của ba."

"Mau lớn nha con."

"Chúc con gái càng ngày càng xinh đẹp."

"Hạnh phúc."
...
Mỗi trang sách là một lời chúc được viết nắn nót bằng bút dạ.
.
..
...
"Cười lên, công chúa."

"Luôn vui vẻ."

"Con gái của ba rất dễ thương."

"Ba và mẹ, yêu con rất nhiều ..."
...
..
.
Trang cuối cùng ... "Cảm ơn con."

Một bức tranh rơi xuống đất.

Gia đình tôi.

Thật đáng ngưỡng mộ.

Đúng ra tôi nên nhặt bức tranh lên và để nó vào chỗ cũ. Nhưng sao tôi không thể nhúc nhích được. Tôi chôn chân mãi ở đó.

Ngưỡng mộ? Hay là ghen tị?

Gia đình, tôi đã từng có hay chưa?
...
..
.
_Vào đây làm gì?

Tôi giật mình, cốc sữa trên tay rơi xuống, tung tóe. Bức tranh dưới sàn ướt sũng nằm chỏng chơ giữa những mảnh cốc vỡ.

_Chị ... em không cố ý. Em xin lỗi.

Chị thả ba lô xuống bàn, hết nhìn tôi rồi lại nhìn cái đống hỗn tạp dưới đất. Tôi cúi gằm mặt, để mặc cho cái nhìn lạnh lùng đó quét dọc sống lưng. Mặc dù không phải là một đứa trẻ hời hợt nhưng tôi chưa bao giờ nhìn ra một chút cảm xúc gì trong đôi mắt ấy. Ngược lại, cái cảm giác đổ vỡ lần nào cũng len lỏi vào trong tôi, vì thế ...

Tôi sợ.

_Ngẩng đầu. Đưa tay ra.

Chị đứng trước mặt tôi, trên tay là cây thước. Tôi máy móc làm theo, không bỏ chạy, không phản kháng.

Chát. Chát. Chát. Chát. Chát...

Cúi đầu, mím chặt môi, nước mắt hai hàng chảy xuống. Đau.

Chát. Chát. Chát ...

Pandora ... Đây chính là hậu quả ... Ngu ngốc.

Chát. Chát. Chát. Chát.

Ba và mẹ, yêu con rất nhiều.

Ngưỡng mộ hay ghen tị? Gia đình, tôi đã từng có hay chưa?

Trận đòn chỉ dừng lại khi mẹ chạy vào can. Chị ném cây thước vào góc, tay tôi sưng lên, tím bầm, không còn cảm giác.

Tối hôm ấy, mẹ phạt chị quỳ gối trong phòng. Tôi không muốn chị bị phạt, nhưng cũng không năn nỉ mẹ tha cho chị. Trong đầu tôi lúc đó chỉ duy nhất một câu:

Gia đình, tôi đã từng có hay chưa?
---------------------

Chưa bao giờ việc cầm cây bút cho đàng hoàng với tôi lại khó như vậy. Mồ hôi vã ra như tắm, gần 2 tiếng đồng hồ, cuối cùng tôi cũng hoàn thành bức tranh.

Gia đình tôi.

Tôi bí mật đem nó đặt trong phòng chị.

Em xin lỗi đã làm hỏng bức tranh của chị. Em vẽ lại cho chị bức tranh khác. Chị đừng giận em nữa nha.

Gia đình, tôi đã từng có cũng được, chưa từng có cũng không sao. Quan trọng là tôi hiện tại đang có một gia đình. Tôi trân trọng nó, và sẽ bảo vệ nó.

*
**
***

Tôi 10 tuổi.

Sinh nhật chị, tôi dành dụm tiền cả tháng. Lần đầu đi mua quà, lại còn mua cho con gái, tôi cứ lơ ngơ như bò đeo nơ. Bác chủ cửa hàng phì cười, lôi hết cả đống đồ lưu niệm ra cho tôi chọn. Ngẩn ngẩn ngơ ngơ, phân vân do dự một hồi, cái tôi thấy đẹp thì quá đắt, không đủ tiền mua, cái rẻ một chút thì thôi rồi, xấu như con gấu í >.<. Lần mò mãi, cuối cùng tôi cũng chọn được 1 món. Không có gì ghê gớm, chỉ là một khối pha lê nhỏ phát ra ánh sáng 7 màu của cầu vồng. Nó lấp lánh rất đẹp, nhưng quan trọng hơn là nó vừa vặn với số tiền tôi có. (Chính xác là thiếu một tẹo, nhưng bác chủ quán "coi như khuyến mãi cho cậu nhóc lần đầu đi mua quà cho bạn gái", đã bảo cháu không có bạn gái rồi mà T__T).

Có lẽ chính vì đốt thời gian quá đà cho cái tiêu chí vừa ĐẸP vừa RẺ ấy mà ...

Cái kim đồng hồ vẫn cứ nhởn nhơ quay đều, đập thẳng vào mắt tôi.

_5h45 ?!

Tiêu rồi.

Chuyến xe buýt thả tôi tại trạm quen thuộc. Không thấy chị. May quá, chắc là về rồi. Tôi khẽ thở phào một cái. Khổ nỗi thở còn chưa xong thì ...

_Chị ...

_Đi về!

Tại sao ... Chị đợi em?

Về đến nhà, chị không khách khí lôi tuột tôi vào trong, vớ lấy cây chổi lông gà quất liên tiếp vào mông tôi.

Chát. Chát. Chát. Chát.

Quá nhanh. Tôi còn chưa kịp hiểu chuyện gì thì mông đã truyền tới cơn đau.

_Đi đâu từ chiều đến giờ? Hả?

Tôi gắt gao cắn chặt môi dưới, ngăn không cho bản thân la hét. Đừng nói trả lời câu hỏi của chị, bây giờ mở miệng ra nói cho đàng hoàng đối với tôi còn khó.

Tôi không trả lời. Và roi tiếp tục trút xuống.

Chát. Chát. Chát.

_Aa, đau quá!

Theo bản năng, tôi bắt đầu xoay người né tránh. Mông đau dữ dội, tôi thật sự không thể đứng yên nữa.

Nhưng ... tại sao chứ? Tôi đã làm gì sai?

Chát. Chát. Hai roi nữa giáng xuống, vì tôi né nên roi không đánh vào mông mà rơi xuống lưng. Tôi gần như co rúm lại.

_Tưởng mình giỏi rồi, rành đường rồi, muốn đi đâu thì đi, không thèm báo với ai một tiếng hay sao?

Chát. Chát.

Chị kéo tôi lại rồi tiếp tục đánh. Thì ra là như vậy. Chỉ vì tôi để chị phải chờ hay sao?

Mông như bị dần nát, tôi đưa tay đỡ lấy cây roi:

_Em xin lỗi. Em ... em không biết chị chờ.

Nói ra câu này chỉ là để hoãn trận đòn lại. Kì thực trong lòng tôi rất khó chịu.

Đánh em, chỉ vì em để chị phải đợi thôi sao?

Chát. Chát. Chát.

_Còn dám đỡ.

Lại đánh. Cơn đau còn chưa dịu đi bao nhiêu, toàn thân tôi gần như khuỵu xuống sàn.

_AAA. Chị đừng đánh nữa. Em sai rồi ...

Tôi nằm co quắp, khóc nấc lên. Thật sự rất đau. Chị càng bước tới gần, tôi càng lùi lại, nép mình sát vào góc tường, nhìn chị đầy sợ hãi.

Ba năm rồi, lúc nào chị cũng nhìn em bằng ánh mắt đó, nói với em bằng giọng nói đó.

Chị ghét em đến vậy sao?

Em đã từng hi vọng, chúng ta sẽ trở thành người một nhà. Vậy mà ...

Chị đã từng thử chấp nhận em chưa?

Tôi thả mình chìm dần vào đống suy nghĩ hỗn loạn ấy. Hi vọng nhiều, thất vọng nhiều. Đã biết sẽ như thế, ngay từ đầu đừng hi vọng.

_Chiều nay đi đâu?

Câu hỏi phát ra giữa không gian yên lăng kéo tôi về hiện tại. Tôi đang nằm trên giường, bằng cách nào và từ khi nào thì không rõ. Còn chị thì ngồi ở cuối giường, nhìn tôi.

_ Em ... em đi ... đi ... - tôi lưỡng lự. Có nên nói hay không đây? Nói rồi chị sẽ trả lời như thế nào? Sẽ quát lên "Không cần mày quan tâm. Rõ dở hơi.". Hay là không nói gì cả, "dịu dàng" đem món quà ấy cho vào thùng rác.

_Nói! Đi đâu? – chị quát lên thật.

_Hôm nay sinh nhật chị. Cho nên... cho nên ... em mua quà ... Em xin lỗi. Mai mốt em không để chị phải chờ nữa. – do không chuẩn bị tâm lí, tôi giật đánh thót một cái, bao nhiêu điều muốn giấu cứ thế theo đường mồm tuôn ra ào ạt.

Chát.

Cái mông vừa dịu dịu được một lát đã nhói lên. Tôi cựa quậy dữ dội vì đau, xém chút là lăn luôn từ giường xuống đất.

_Chờ một chút cũng không chết. Nhưng có biết là ngoài đường bây giờ rất nguy hiểm không?

Chát.

_Lang thang ngoài đường nhỡ đi lạc thì sao?

Chát.

_Bị bọn xấu bắt cóc thì làm thế nào?

Chát.

_Làm gì cũng phải nghĩ đến mẹ chứ!

Chát. Chát. Chát.

Có một vài thời điểm trong cuộc sống, mà khi đó người ta nhận ra nỗi đau da thịt không ghê gớm như họ tưởng. Đó là lúc con người ấy đang chịu đựng một nỗi đau khác ghê gớm hơn bên trong. Nhưng cũng có thể là lúc là lúc cái nỗi đau bên trong ấy đột ngột biến mất không vết tích.

Tôi không còn thấy đau nữa. Mọi giận hờn đều bốc hơi như chưa từng tồn tại. Chưa bao giờ, tôi thề là chưa bao giờ tôi tưởng tượng được rằng có lúc những câu quát nạt, la mắng của chị lại làm tôi vui đến thế.

Nhưng rồi chị khóc. Thực sự theo tôi nhớ thì tôi chưa từng làm ai khóc cả. Nhất là kiểu người hét ra lửa, luôn (cố) tỏ ra cứng rắn như chị thì khóc vì cái đứa chị vốn ghét cay ghét đắng như tôi hình như không được hợp lí. Hay là chị giận quá. Người ta nói tức phát khóc đấy thôi. Tôi đến phát cuống lên vì cái ý nghĩ đấy và bắt đầu lắp bắp:

_Em biết lỗi rồi. Chị giận thì đánh em đi. Chị đừng khóc. Em xin lỗi.

Sau đó thế nào thì tôi không nhớ rõ. Đại khái là tôi không bị đánh nữa, nằm ngủ một giấc ngon lành đến tận sáng hôm sau. Mà cũng không thể gọi là ngủ ngon lành được vì giữa chừng tôi có nằm mơ. Tôi mơ thấy mẹ lên gọi tôi xuống ăn tối, sau đó thì chị thoa thuốc cho tôi, còn mở hộp quà tôi tặng ra xem. Dù sao thì đó cũng là một giấc mơ đẹp.

"Nếu có thể, đừng bao giờ ngừng hi vọng. Vì dù sau này có thất vọng, ít nhất con cũng sẽ không hối hận."

*Theo truyền thuyết, đó là một chiếc hộp mà các vị thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora - người phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các vị thần dặn kĩ rằng không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng với sự tò mò của mình, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất cả những gì trong chiếc hộp kì bí đó đã khiến cho tất cả những điều bất hạnh tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật, chiến tranh... và chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút " hy vọng" mang tên Pandora cho loài người để có thể tiếp tục sống.* ---Trích Wikipedia---

Tôi 12 tuổi.

Từ ngày lên cấp hai, tôi phát hiện ra mình có niềm đam mê đặc biệt với những con số. Tôi học khá các môn tính toán và suy luận. Mỗi lần trên lớp có bài tập khó không ai giải được, thầy cô lại nhìn về phía tôi, khẽ gật đầu. Thế là tôi bước lên bảng trong tiếng trầm trồ của cả lớp. Tôi vốn không thích những tiếng xuýt xoa hào nhoáng và giả tạo ấy, vì nó chỉ dành cho tôi mỗi khi tôi giải bài tập. Bước khỏi bục giảng, tôi lại là một thằng mọt sách tự kỉ dễ bắt nạt.

Nhưng rồi chính tôi lại đẩy bản thân rơi vào cái hào nhoáng giả tạo nói trên, một cú rơi tự do khó cứu vãn.

Thầy cô nói rằng tôi học rất khá. Ngay cả người khó tính như chị mỗi lần kèm tôi học đều kín đáo gật gù. Tôi thấy thỏa mãn, vui, và bắt đầu ảo tưởng về khả năng của mình.

Bạn bè chơi với tôi ngày một đông. Dù tôi thừa biết chúng nó chỉ xem tôi như một sự đảm bảo cho bài kiểm tra, thì tôi vẫn thấy rất hãnh diện khi nghe chúng nó kháo nhau rằng tôi học rất giỏi.

Và tôi đã rơi như thế, một cú khá đau. Trượt đầu vào đội tuyển Toán vì thiếu 0,25 điểm. Thầy cô ngỡ ngàng, bạn bè cười cợt, chị thở dài lắc đầu, còn tôi giận mình ghê gớm. Đáng lẽ tôi có thể đạt điểm cao hơn thế nhiều, thậm chí là điểm tối đa. Nhưng tôi quá thủ quan, nộp bài trước một nửa thời gian để có thể "ngẩng cao đầu" bước khỏi phòng thi trước ánh mắt ghen tị của những đứa còn lại. Rồi sau đó bất lực nhìn danh sách đội tuyển không có tên mình.

Suốt mấy ngày tôi buồn chán nằm ì trong phòng, không thiết ăn uống, hậu quả là lăn ra sốt một trận. Nhưng tôi không lười biếng được lâu. Nói đúng hơn là tôi không được phép sống kiểu kí sinh trùng ăn hại như thế mãi.

_ Bước ra khỏi giường! – chị ra lệnh.

_ Em mệt, em không học nổi đâu. – lần đầu tiên tôi "dám" không làm theo những gì chị nói.

Chăn bất thần bị hất tung ra. Chát. Tôi giật mình, hoảng nhiều hơn đau. Lâu rồi chị không còn đánh tôi, kể từ lần sinh nhật ấy. Không lẽ ...

_Đứng dậy. Nếu không đừng có chị em gì hết.

Tôi ngỡ ngàng nhìn cây thước chị đang cầm. Nơ ron hoạt động hết công suất mà vẫn chưa tiêu hóa nổi cái sự thật trước mắt rằng hôm nay tôi sẽ bị một trận đòn ra ngô ra khoai. Lí do thì tôi cũng đã đoán được. Có lẽ là ...

_ Làm lại đề toán hôm trước. 30 phút.

Tôi răm rắp làm theo. 30 phút không đủ để có thể ngồi suy nghĩ cách giải, nhưng lại hoàn hảo để tôi nhớ lại mình viết cái gì trong bài làm hôm trước và chép lại y hệt. Chị cầm bài làm lên xem. Nhịp tim tôi gần như tăng tỉ lệ thuận với độ nhíu mày của chị. Cuối cùng tôi không dám nhìn nữa, cúi gằm mặt, thầm nghĩ lần này thì không chết cũng bị thương.

_ Đưa tay ra! – chị đặt bài làm xuống bàn rồi cầm thước lên.

_ Chị ... - tôi kêu lên một tiếng như thế. Dù biết chắc lần này bị đánh là đương nhiên nhưng tôi vẫn chờ đợi sự khoan hồng. Giống kiểu phản xạ tự nhiên có điều kiện ấy.

_ ... - trong đa số trường hợp thì im lặng là đồng ý. Nhưng lần này, im lặng tức là: đề nghị khoan hồng vô hiệu, nếu còn chống đối thiệt hại gấp đôi.

Tôi ngập ngừng đưa tay trái ra, nhắm chặt mắt lại và chờ đợi.

Chát.

Một roi đánh xuống, lòng bàn tay tôi nóng bừng lên, đau rát. Tôi cắn chặt lấy môi dưới, cố gắng đưa cao tay lên. Đứa con nít 10 tuổi và thằng con trai 12 tuổi khác nhau ở chỗ thằng con trai 12 tuổi sẽ không cho phép mình tỏ ra yếu ớt và hèn nhát trong bất cứ trường hợp nào.

_Bài thứ 1 thiếu điều kiện loại nghiệm. Đã bảo bao nhiêu lần rồi hả? Làm cái gì cũng phải đặt điều kiện chứ!

Chát.

_Bài thứ 2 làm tắt bước nên sai kết quả. Tự mình nghĩ xem có đáng sai hay không.

Chát.

_Bài thứ 3 tính toán sai. Thấy bài dễ là chủ quan không cẩn thận.

Chát. Chát. Chát.

Có lẽ chịu đau không phải sở trường của tôi. Mấy lần cái tay chịu đòn không yên phận rụt lại, tránh xa tầm vụt của cây thước nặng nề kia. Tôi đành phải gồng người lên, đem tay phải nắm chặt lấy cổ tay trái, hi vọng giữ yên được cho hết trận đòn.

_Bài hình cuối cùng, vẽ hình đã thấy sai tỉ lệ. Chứng minh có hướng nhưng sơ sài, thiếu logic.

Tôi tự cười mình. Những lỗi sai cơ bản đều phạm phải. Vô dụng.

_ Lên giường nằm úp xuống. – chị nói, giọng đã dịu đi nhiều.

Cứng nhắc làm theo như một cái máy, tôi leo lên giường. Mới ăn mấy roi mà cả người tôi như bị xay thành bã luôn rồi vậy, không còn chút sức lực để cựa quậy.

_Nhìn lại xem, 1 cái đề 4 câu không câu nào có điểm trọn vẹn. Không phải bản thân không có khả năng mà chỉ vì không cố gắng hết sức. Nhiều lúc trong cuộc sống không phải người giỏi nhất luôn là người chiến thắng, mà người chiến thắng mới là người giỏi nhất. Ỷ mình có chút chất xám liền không xem ai ra gì, với cái thái độ đó thì còn lâu mới làm nên chuyện. Còn nữa, có loại đàn ông con trai nào mới thất bại 1 lần là nản chí, là mất tự tin như thế? Ai cũng mắc sai lầm, quan trọng sai rồi phải biết sửa. Vấp ngã liền từ bỏ chỉ thể hiện một con người hèn yếu thôi.

Tôi cứ nằm ngay đơ, chẳng nói chẳng rằng. Hóa ra tất cả chị đều biết hết. Đáng xấu hổ thật!

_ Bị đánh oan lắm hả? – một lúc lâu im lặng, chị tiếp tục hỏi.

_ Không oan, em biết sai rồi. – tôi vội trả lời. Đúng là tôi đáng bị đánh. Nếu hôm nay chị không ra tay, chắc tôi phải tự vả vào mặt mình mấy cái.

_Vậy 10 roi. Nhớ cho kĩ sai lầm của mình, không được tái phạm.

Chát. Chát. Chát...

Lới còn chưa dứt roi đã quật xuống thẳng tay. Chỉ có 10 roi mà đau khinh khủng. Tôi cắn lấy cái gối, vùi mặt vào trong đó khẽ rên rỉ. Cả người muốn giật lên sau mỗi tiếng "Chát". Mồ hôi toát ra ướt cả gối.

Chịu xong mười roi, tôi thả lỏng người ra, gục luôn trên giường. Cái mông vừa đau vừa sưng không ngừng biểu tình, tôi cũng muốn xoa lắm nhưng chẳng còn sức mà nhấc tay lên. Thôi thì đành phải mặc kệ, nằm yên như thế mà thở cái đã. Một lát sau thấy bớt đau, tôi cố ngồi dậy thì bị chị ấn xuống.

_ Từ từ bôi thuốc đã.

_ Em không đau, không cần đâu. – tôi từ chối. Muốn tôi cởi quần á? Để tôi nhắc lại nhá, tôi 12 tuổi đấy.

_ Vậy à? Vậy đánh thêm 10 roi nữa cho đau được không? - Chị hỏi, đến 8 phần là hỏi mỉa nhưng tôi vẫn giật mình vì sợ, vội vàng lắc đầu nguầy nguậy rồi ngoan ngoãn nằm như ban đầu.

Không phải tự nhiên mà tôi ghét thoa thuốc. Một phần vì ngại, một phần vì đau. Mà chị thì lại không được nhẹ nhàng với tôi mấy. Cho nên tôi cứ phải gồng mình cắn răng, so với bị đánh thêm 10 roi nữa cũng không khác bao nhiêu.

_ Đau thì kêu ra, ai bắt nhịn. Cuối tháng sau lọc đội tuyển đăng kí thi lại đi. Nhớ làm bài cho cẩn thận, làm sai nữa thì về đây ăn đòn gấp đôi. Biết chưa?

_ Dạ, em biết rồi.

Chị không nói gì tiếp tục thoa thuốc.

_ A, nhẹ chút chị, em đau.

_ Ui da, đau, đau chị!

_ Aaa ... chị, chỗ đó đau,

_ Yên coi! Ăn đòn nữa bây giờ.

Chị trừng mắt lên quát. Tôi quay mặt vào trong tường, bĩu môi. Rõ ràng lúc nãy bảo đau thì kêu, đến lúc người ta đau, người ta kêu thì lại mắng. Rõ khó chiều!

Tôi 13 tuổi.

Từ sau cái lần trượt đầu vào đội tuyển, tôi học hành nghiêm túc hơn, biết điều chỉnh thời gian hợp lí hơn, không cắm đầu học mãi như trước nữa. Rảnh không có gì làm, tôi chơi thể thao. Chơi được một năm thì tôi bắt đầu "cao" lên và "to" ra như kiểu ăn cám tăng trọng thay cơm ấy. Thế là một loạt các thể loại thư tình từ nặc danh đến mùi mẫn xuất hiện trong ngăn bàn tôi với tần suất dã man đến mức có lần làm tôi xém chết chìm. Lúc đầu ít nên tôi còn đọc lướt qua, xem như giải trí. Dần dần nhiều hơn một chút, tôi tận dụng mặt trắng phía sau để ... nháp. Giờ thì tôi cũng không còn sức mà mang về, đành tống cả chúng nó vào bao đem đi bán giấy vụn. Vừa có tiền tiêu vặt, vừa có giấy mà nháp, lâu lâu còn có thể đọc thay truyện cười. Nói chung là một công đôi ba chuyện. Phiền thì có phiền nhưng hiệu quả kinh tế thì khỏi phải nói.

_ Phũ vừa vừa ấy! Gặp mấy đứa hiền lành chả sao, đụng phải con gái mấy bà bán cá chúng nó nhét luôn thư vào mồm bắt nuốt thì hỏi tại ai.

Tôi biết chị dọa vậy thôi nhưng mà ai biết đâu được chữ ngờ. Chẳng may trong trường tôi có thành phần phản động kiểu đấy thật thì có mà toi.

_ Em còn chẳng biết các bạn ấy là ai nữa mà. Làm sao được?

_ Có thật là muốn cắt đuôi không?

Tôi gật đầu. Chị chẳng nói chẳng rằng bật máy tính lên, vào trang web trường tôi, để lại một phản hồi "nho nhỏ": "TIN HOT: NGUYỄN HOÀNG PHONG LỚP 8A BỊ GAY."

Và sau đó, game over.
***

Đến giữa hè chị bắt đầu ôn thi đại học, ngày nào cũng học đến khuya, à không, là khuya rồi mới học thì đúng hơn. Đồng hồ sinh lý của chị bị lệch so với đồng hồ treo tường khoảng ...12 tiếng. Cứ cái kiểu hoạt động về đêm, uống cà phê thay uống nước, lại còn không chịu ăn vào, bảo sao mẹ không mắng cho. Thế nên thời gian đấy tôi đành phải học cái kiểu ăn ngủ thất thường để thức chung với chị cho vui, có người nói chuyện dù sao cũng đỡ chán. Với lại chị cũng cần người pha cà phê còn gì. ^^

Tôi 14 tuổi.
Chị đỗ đại học. Chẳng có gì ngạc nhiên, đương nhiên phải như thế. Chỉ có điều từ giờ chị không ở nhà mà ở kí túc xá của trường. Vậy là sắp tới chỉ còn tôi với mẹ. Tôi đứng ngoài cửa nhìn mẹ giúp chị xếp quần áo mà không biết nên vui hay nên buồn. Tự trấn an mình rằng sau này sẽ không có ai quát nạt tôi, không có ai hở tí là đánh tôi, cũng không có ai lên web trường bảo tôi bị gay nữa. Nhưng sao càng nghĩ như thế tôi càng thấy lòng trống trải. Tình huống này, tôi đã chuẩn bị tâm lí từ lâu rồi mà!
_Ở nhà nhớ chăm sóc mẹ, biết không? – chị đặt tay lên vai tôi dặn dò.
Tôi gật nhẹ.
_ Chị nhớ giữ gìn sức khỏe.
Đáp lại tôi cũng là một cái gật đầu.
Năm ấy, tôi lần đầu được biết cảm giác người thân đi xa là như thế nào. Thật sự không dễ chịu lắm đâu!
Tôi 15 tuổi.
Bước vào cấp ba đối với tôi là một bước ngoặt. Giống như khúc quanh trên con đường từ một thằng con trai trở thành một người đàn ông. Vậy mà trong khi những "người đàn ông" trong lớp đều lần lượt có bạn gái thì tôi vẫn một mình một ngựa ung dung như trái đất vẫn tự quay mỗi ngày.
Mấy thằng bạn hay hỏi tôi: "Nhìn chú mày còn đẹp mã hơn bọn anh, làm thế quái nào mà vẫn chưa có gấu vậy?". Mỗi lần như thế, tôi chỉ biết cười trừ, bó tay chịu chết chẳng biết trả lời làm sao. Đúng là nhìn tôi cũng đâu đến nỗi tệ. Nhận diện về tôi á? Mắt kính dày, điện thoại ngắn, bóng rổ và xe đạp điện. Uhm, thật ra thì ơn trời là tôi không bị cận, đeo kính chẳng qua là lưu manh giả danh tri thức thôi. Nhưng chắc chắn đó không phải là nguyên nhân làm cho tôi ế. Hay là ... tôi bị gay thật?!? Chịu, có trời mới biết!
Mấy hôm chị về, tôi vô tình nhìn thấy hình nền điện thoại của chị là ảnh chụp chung của chị với một thằng cha, à không phải gọi là anh, đẹp trai, mặt mũi hiền lành.
_ Con trai thời nay giỏi lợi dụng lắm. Chị đừng có để thằng nào đến gần quá đấy!
_ Có phải con trai đâu mà phán như đúng rồi thế?
_ Em khẳng định lần thứ 143 là em THẲNG. Chị đừng có gieo tiếng ác cho em!
_ Cậu không phải dạy, tôi bị dị ứng con trai bẩm sinh. Thế nhá.
_ Vầngg!!! Hèn nào. Chắc cái anh trong điện thoại của chị cũng chẳng phải con trai đâu nhỉ. Dị ứng mà.
_ Này! Nói cái gì đấy hả?
_ Haiizzz, khổ thân anh ấy. Tự nhiên đem tuổi xuân ném vào "ổ kiến lửa".
_ Thằng-nhóc-kia. Chán sống đến thế rồi cơ à? Có muốn chết vì "kiến lửa" cắn không?
Thánh nhân dạy: Có những cái chết nhẹ tựa lông hồng, lưu danh sách sử. Cũng có những cái chết không-cần-được-nhắc-đến-lần-thứ-hai.
Thế chết vì "kiến cắn" thì loại nào?!?
Tôi 16 tuổi.
"Đàn ông là một loài động vật nguy hiểm cần phải tránh xa."
Tin nhắn đầu tiên chị chủ động gửi cho tôi lại mang ý nghĩa ẩn dụ cao siêu như thế. Không phải là chị "đá" người ta rồi chứ? – suy nghĩ đầu tiên hiện ra trong đầu. Giờ nghĩ lại tôi vẫn thấy buồn cười. Lúc ấy tôi chỉ là nít ranh, mà đối với một đứa nít ranh thì "iêu" cũng giống như trò đám cưới giả vậy, hôm nay "cưới" con Mai, ngày mai giận con Mai thì "cưới" con Cúc, rồi con Mai lại vui vẻ làm "phù dâu", rốt cuộc cả lũ cứ vừa đi vừa cười.
Thế nhưng "nít ranh" này thừa thông minh để hiểu: khi mất thăng bằng, người ta sẽ làm đủ mọi cách để tìm một điểm tựa, làm những việc trước đây chưa bao giờ làm, như chủ động nhắn tin cho tôi chẳng hạn.
Tôi cố dùng giọng điệu hài hước nhất nhắn tin trả lời, hi vọng giúp chị vui hơn một chút. Lúc đó, tôi không biết rằng nếu tìm nhầm điểm tựa sẽ bị ngã, và điểm tựa cũng sẽ đổ.
Mấy ngày sau là cuối tuần. Sau giờ học, tôi cưỡi chiếc xe đạp điện cà tàng lên thư viện thành phố mượn sách. Chẳng hiểu sao người ta lại đặt thư viện nằm chễm chệ giữa cơ man nào là nhà hàng khách sạn vũ trường, ồn ào không thể tả. Cho nên lời khuyên là mượn sách chứ đừng ngồi đọc sách vì có thánh mới đọc nổi trong tình trạng này.
Lúc đang loay hoay xếp sách lên xe, tôi tình cờ nhìn thấy "loài động vật nguy hiểm cần tránh xa" của chị từ khách sạn bước ra, tay trái ôm eo một cô, tay phải choàng cổ một cô. Bất giác tôi khó chịu. Người ta nói không sai: bộ mặt thật của phụ nữ là trước khi trang điểm, bộ mặt thật của đàn ông là sau khi chia tay. Tên khốn đó làm cho chị tổn thương, vậy mà còn có thể thản nhiên đi với gái vào khách sạn? Chỉ nghĩ đến đó thôi là máu trong người tôi sôi lên như nham thạch. Tôi không còn một chút lí trí, tôi tức giận, tôi sấn sổ lao tới như một thằng côn đồ và làm cái việc mà tôi chỉ mới làm một lần duy nhất vào năm 8 tuổi: đánh nhau.
Trên đường từ đồn cảnh sát về nhà, mẹ không thèm nói với tôi dù chỉ một câu. Tôi lẽo đẽo đi phía sau, cũng hoàn toàn chẳng biết nói gì. Nhớ lại lúc nãy mẹ trên người còn mặc nguyên tạp dề hốt hoảng xông vào sở cảnh sát, tôi thầm chửi rủa bản thân thậm tệ. Tại sao lúc đó tôi không thể kiềm chế một chút? Có đứa con nào suốt ngày đi gây chuyện để người khác phải lo lắng như tôi? Chưa hiểu chuyện gì đã đánh nhau với người ta. Thậm chí tôi còn không chắc chắn đó là bạn trai của chị. Tất cả chỉ là tôi tự phỏng đoán. Mà cho dù tôi có đoán đúng đi nữa thì tôi lấy quyền gì xen vào quan hệ của họ? Mày đúng là ngu mà! Tôi lấy tay tự gõ vào đầu mình. Nhìn mẹ lặng lẽ đi phía trước, đôi vai phủ đầy bụi đường dường như bị bóng tối nuốt chửng, tôi càng thêm hối hận. Đầu óc tôi cứ luẩn quẩn suy nghĩ cách giải thích, chẳng mấy chốc đã về tới nhà.
_ Cơm mẹ nấu xong rồi, con ngồi xuống ăn luôn đi. – mẹ nói.
_ Dạ. – tôi khẽ thưa một tiếng rồi miễn cưỡng ngồi xuống.
Bữa cơm nặng nề trôi qua. Tôi cố gắng nuốt xuống từng thìa cơm chẳng ngon lành gì. Nhiều lần tôi lén nhìn mẹ, thấy mẹ cũng giống như tôi, không thiết tha đụng đũa.
_ Mẹ không ăn nữa ạ? – tôi hỏi.
_ Mẹ no rồi. Con ăn đi. – hình như đến cả nói chuyện với tôi mẹ cũng không thiết tha gì nữa.
_ Mẹ ơi, con xin lỗi, con biết con sai rồi ... - tôi buông bát, cúi gằm mặt.
_ Con đâu có sai mà xin lỗi. Nếu có sai cũng là mẹ sai. Đã không sanh ra con, ngay cả nuôi dạy con cũng không làm cho đàng hoàng. Mẹ có lỗi với ba con, với mẹ ruột của con.
_ Không phải như thế đâu mẹ ơi. Mẹ đừng như thế. Con xin lỗi. Con hư hỏng, con không hiểu chuyện, con không nghe lời mẹ, con đánh nhau với người ta. Mẹ phạt con đi. – tôi hoảng sợ quỳ sụp xuống, giọng điệu gần như van xin.
_ Đứng lên! Để người ngoài nhìn thấy lại nói mẹ ngược đãi con. Bữa cơm này con không muốn ăn thì để mẹ dọn.
Mẹ lạnh lùng đứng dậy thu dọn bát đĩa. Tôi đờ đẫn một lúc cũng đứng lên về phòng. Mẹ nói đúng, từ ngày nhận nuôi tôi, mẹ đã phải chịu bao nhiêu lời ra tiếng vào của thiên hạ. Chẳng có ai trên đời đủ bao dung để nuôi con riêng của chồng, mẹ làm thế để chiếm tài sản của ba, để trả thù, để hành hạ tôi – mọi người đều nghĩ như vậy. Hơn 10 năm, mẹ nuôi nấng tôi như thế nào, chăm sóc tôi như thế nào, dạy dỗ tôi như thế nào? Tôi chẳng qua chỉ là con trai của người phụ nữ đã phá hoại hạnh phúc gia đình của mẹ, là một thằng nhóc sắp bị đưa vào trại trẻ mồ côi. Mẹ, vì cái gì lại phải đối tốt với con như vậy? Còn con, vì cái gì luôn làm cho mẹ phiền lòng?
Cửa phòng sau lưng đóng lại, tôi bước vào phòng tiếp tục quỳ. Lúc đánh nhau quần bị rách một mảng, đầu gối rỉ máu trực tiếp ma sát với nền nhà có chút đau. Nhưng tôi mặc kệ. Mẹ không phạt tôi, tôi buộc phải tự trừng phạt mình. Ba mươi phút ì ạch trôi qua, mình mẩy tôi ướt đẫm mồ hôi. Lớp sụn đầu gối vốn không nguyên vẹn, hiện tại không chống đỡ nổi trọng lượng cơ thể. Người tôi bắt đầu nghiêng ngả không vững. Tệ hơn nữa, những vết thương trên người bây giờ mới bắt đầu âm ỉ đau. Tôi càng cố quỳ thẳng lại càng nghiêng ngả. Mắt tôi hoa lên, nhìn cái gì cũng thấy nó quay vòng vòng. Tôi mơ hồ ngửi thấy mùi cháo, rồi mẹ đi vào, trên tay mang theo hộp cứu thương. Nhìn thấy tôi, nét mặt mẹ bỗng nhiên trở nên rất xấu. Vẻ mặt đó làm tôi khẽ co cụm lại. Ngay cả trong mơ mẹ cũng giận tôi đến như thế.
_ Phong, Phong ơi. Sao mặt mày trắng bệch ra thế này? Con mệt chỗ nào, con đau ở đâu? – mẹ vừa lay lay vai tôi vừa hỏi dồn.
Tôi cứ đơ ra, hoang mang chưa hiểu chuyện gì. Trên vai tôi không phải là tay của mẹ sao? Đôi tay vừa chai vừa cứng nhưng lúc nào cũng ấm áp. Sao giấc mơ này lại thực đến như vậy? Có đúng là tôi đang mơ không?
_ Tay chân mặt mũi đã như thế này lại còn quỳ gối. Quỳ bao lâu rồi, mẹ có bắt con quỳ đâu cơ chứ! Chảy nhiều mồ hôi quá, hay là đau dạ dày? Lúc nãy có nuốt được mấy hạt cơm đâu. Chắc là đau dạ dày rồi. Đây này, cháo mẹ mới nấu lúc nãy, ăn đi rồi còn uống thuốc. Bác sĩ đã dặn phải ăn đúng bữa, vậy mà ...
Mẹ đỡ tôi ngồi lên giường, đút cho tôi từng thìa cháo. Có lẽ không phải mơ thật rồi. Vì cháo rất ngon. Mà người ta nói thức ăn trong mơ thì không có mùi vị.
_ Mẹ ơi, con biết lỗi rồi. – tôi nói. Có một thứ gì đó ấm ấm lăn trên má. Ai bảo con trai thì không được khóc? Bất cứ người đàn ông vĩ đại nào cũng chỉ là con nít trong mắt mẹ của họ thôi. Mà có đứa con nít nào lại không khóc?
_ Lỗi phải gì để sau. Xoay lại đây mẹ băng vết thương.
_ Dạ. Mẹ để con tự làm cũng được.
_ Tự cái gì mà tự. Trên người có còn chỗ nào lành lặn đâu. Mặt mũi chân tay sưng hết cả lên rồi đây này. Còn cái đầu gối nữa, đưa đây mẹ xem, chảy máu rồi kia kìa. Bị thương như vậy mà còn quỳ. Cái giống nhà ai mà cứng đầu cứng cổ thế không biết!
_ A ... - tôi cau mày lại xuýt xoa. Rửa vết thương bằng cồn rất đau. Thêm nữa, mùi của nó giống như mùi của bệnh viện. Tôi ghét bệnh viện.
_ Ráng chịu đau một chút, phải rửa mới không nhiễm trùng.
Mẹ cũng cau mày lại, nhẹ nhàng băng lấy vết thương cho tôi. Tôi biết mẹ sợ làm tôi đau nên cố gắng nhẹ nhàng, nhẹ đến mức tôi có cảm giác đến thở mẹ cũng không dám thở mạnh. Sau khi các vết thương của tôi đều được sát trùng bôi thuốc kĩ càng, mẹ mới nói tiếp:
_ Thân xác con cái do cha mẹ sinh ra, cho nên không ai xót con bằng cha bằng mẹ. Có thể con cho rằng mẹ không phải là người sinh ra con nên mẹ không đau lòng. Thôi thì cứ coi như là vì cha mẹ đã mất của con, phải biết quý bản thân nghe chưa Phong?
_ Con không dám nghĩ như vậy đâu mẹ. – tôi hoảng hốt ngắt lời – Con xin lỗi, con biết hôm nay mẹ rất giận con. Mẹ cứ phạt con đi.
_ Mẹ không giận, cũng không phạt con. Mẹ biết con không phải đứa trẻ thích gây sự đánh nhau. Chắc chắn cậu ta làm gì đó đáng bị đánh. Mẹ không muốn phạt oan con giống như lần trước. Phong, con nói cho mẹ nghe rốt cuộc cậu thanh niên đó đã làm gì?
_ Con xin lỗi mẹ. Anh ta không làm gì con cả. Là con nóng nảy gây sự trước. Hoàn toàn là lỗi của con. – tôi cúi đầu nhìn xuống dưới đất. Thật sự so với bị đòn, bị phạt thì tôi sợ vẻ mặt thất vọng của mẹ hơn.
Mẹ không trả lời, chỉ thở dài một cái. Tôi vẫn cứ cúi đầu không dám nói gì. Căn phòng trở nên yên lặng đến kinh khủng. Một lúc lâu sau, mẹ đột nhiên đứng dậy, bước tới bàn học của tôi rút ra cây roi mây rồi nói:
_ Con nằm úp xuống giường cho mẹ.
Tôi xoay người nằm sấp trên giường ngay ngắn, gục đầu vào hai tay đang khoanh trước mặt, len lén trút ra một tiếng thở phào nhẹ nhõm.
_ Phong! – mẹ đặt roi lên mông tôi.
_ Dạ.
_ Đây là lần thứ hai mẹ đánh con. Mẹ muốn đây cũng là lần cuối cùng phải đánh con vì tội này. Tuyệt đối không có lần thứ ba, nghe rõ chưa?
_ Dạ, mẹ.
Cảm nhận cây roi không còn trên mông, tôi nhắm mắt lại đợi roi đầu tiên vụt xuống.
Vút ... chát.
Không đau như tôi tưởng. Tôi biết mẹ đang nương tay với tôi. Nhưng mà cho dù mẹ có nương tay thì bị đòn mà, đau vẫn rất đau. Tôi bắt đầu căng người ra, thô bạo cắn chặt răng, ngăn những tiếng rên rỉ ngoài ý muốn.
Chát ... Chát ... Chát ... Chát.
Đánh năm roi mẹ dừng lại, nói:
_ Năm roi này mẹ đánh thay cho mẹ ruột của con. Mẹ con mang nặng đẻ đau sinh con ra lành lặn, con không được phép tổn hại thân thể của mình dù là lí do gì đi nữa.
Tim tôi như quặn lại. Đánh thay cho mẹ ruột của tôi ư? Năm roi đánh xong từ lâu đột nhiên lại làm tôi đau đến cực điểm. Đau đến mức giống như bị dao cứa vào. Ở đâu đó trong tôi đã rỉ máu.
Vút ... chát. Vút ... chát. Vút ... chát. Vút ... chát. Vút ... chát.
_ Năm roi này là đánh thay cho ba của con. Ông ấy chắc chắn không bao giờ muốn con trở thành loại người thô thiển, chỉ biết giải quyết vấn đề bằng vũ lực.
Đúng vậy, ba của tôi. Còn nhớ ngày xưa ông ấy từng nói với tôi: "Ba sẽ không yêu cầu con cư xử có đạo đức, vì chính ba cũng không biết như thế nào là có đạo đức. Nhưng ba muốn con biết cư xử có chừng mực, trở thành người mà mọi người phải tôn trọng." Lúc đó tôi còn quá nhỏ để hiểu ý của ba. Giờ thì tôi đã hiểu. Nếu ba biết tôi trở nên hư đốn như thế này, chắc chắn ông ấy không tha thứ cho tôi.
Chát ... Chát ... Chát ... Chát ... Chát.
_ Năm roi này mẹ đánh con, để con biết hôm nay con làm cho mẹ thất vọng và lo lắng đến mức nào.
_ Con xin lỗi mẹ. – tôi hít lấy một hơi dài, điều chỉnh giọng đáp lại. – Con biết lỗi của con rất nặng. Mẹ đánh tiếp đi.
Mặc cho cái mông đã ê ẩm đau, tôi vẫn gắng gượng tiếp tục chịu đòn. Dù sao thì lỗi này đã tái phạm hai lần, tôi không nghĩ rằng chỉ đánh có mấy roi như vậy là có thể cho qua được.
Một hồi lâu sau không thấy mẹ nói gì, tôi cũng không bị đánh thêm một roi nào nữa. Cảm thấy kì lạ, tôi quay đầu lại nhìn. Mẹ đã cất roi từ lâu, giờ đang ngồi ở mép giường, trên tay cầm lọ cao.
_ Mẹ? – tôi tròn mắt nhìn – Mẹ không đánh con nữa ạ?
_ Đánh nhiêu đó còn chưa đủ hay sao? Đã thương tích khắp người rồi còn muốn bị đòn nữa hả?
_ Dạ ... con ... - tôi lắp bắp.
_ Thôi được rồi. Lần này mẹ tha, không đánh con nữa. Cởi quần xuống mẹ thoa thuốc.
Mẹ vừa nói vừa túm lấy đai quần của tôi. Tôi giật thót theo bản năng giữ lấy quần bật dậy. Trong lúc bất cẩn không giữ được thăng bằng, tôi lăn từ trên giường xuống và tặng cho cặp mông vừa chịu đòn một cú tiếp đất không thể hoành tráng hơn.
_ A, ui da ... Mẹ đừng ... con tự thoa. Để con tự làm. – tôi gấp đến độ không kịp kêu đau, dù gì cũng là con trai lớn, ai lại để mẹ "lột" sạch như thế.
_ Được rồi, con không muốn thì thôi. Đâu có cần phản ứng như vậy. Có đau không? – sau một hồi "đứng cả hình lẫn tiếng", mẹ đỡ tôi ngồi lại giường. – Nhất định phải thoa thuốc biết chưa. Thoa xong thì đi ngủ sớm, ngày mai mẹ xin phép nghỉ học.
Mẹ nói xong thì dúi lại lọ cao vào tay tôi, đưa tay sờ trán để chắc chắn tôi không bị sốt rồi toan đứng dậy.
_ Mẹ ... - tôi gọi.
_ Sao? Con đau ở đâu hả?
_ Mẹ còn giận con không? – tôi rụt rè hỏi.
_ Còn.
Thấy mẹ nghiêm mặt nói "còn", tôi xụ mặt thất thiểu lẩm bẩm:
_ Mẹ còn giận như vậy sao lúc nãy không đánh con nhiều một chút, mạnh một chút. Không đánh con, cũng không hết giận, bảo con phải làm sao?
_ Nói cái gì đó? – mẹ cốc đầu tôi một cái. – Mẹ giận vì con đến cuối cùng vẫn không chịu nói thật lí do cho mẹ.
Ngừng một chút, mẹ ngồi xuống cạnh tôi rồi nắm lấy tay tôi:
_ Phong này, chắc là mẹ không đủ tư cách để yêu cầu con điều này, nhưng mẹ không thể không nói. Cho đến khi con còn gọi mẹ là "mẹ", hãy coi mẹ như mẹ ruột của con, đừng cái gì cũng ôm trong lòng, nói cho mẹ được không?
_ Con ... - tôi không hiểu ý mẹ.
_ Từ nhỏ đến giờ, con chưa bao giờ chủ động nói gì với mẹ. Nhiều lúc mẹ có cảm giác hai mẹ con rất xa cách. Mẹ biết mẹ chỉ là người nhận nuôi con, nhưng mà ... mẹ vẫn muốn con thật sự là con của mẹ, giống như chị của con vậy.
_ Mẹ, con vẫn xem mẹ như mẹ ruột mà. Tại con chỉ là con nuôi, con không muốn chị khó chịu, mẹ khó chịu, cho nên ...
_ Đứa nhỏ này, ngốc vừa vừa thôi chứ. Mẹ chưa bao giờ khó chịu, cả chị cũng vậy. Không được nghĩ như thế nữa có biết không?
_ Con biết rồi. – tôi gật đầu.
_ Biết rồi thì thoa thuốc đi. Bị đòn đau như vậy không thoa thuốc là khỏi ngồi luôn đó. – mẹ đứng dậy đi ra cửa phòng.
_ Còn chuyện này nữa. – tôi gọi với theo.
Mẹ quay lại nhìn tôi, ánh mắt chờ đợi.
_ Mẹ ... có thể ... sau này mẹ đừng nói rằng "Mẹ không sinh ra con" hay "Mẹ không có tư cách" nữa có được không? Con rất sợ.
Tôi không biết mình có nhìn lầm hay không, lúc ấy tôi đã thấy mẹ cười hiền, khẽ gật nhẹ:
_ Mẹ biết rồi, con trai!

Tôi cho rằng sở dĩ ánh sáng cuối ngày luôn luôn gay gắt, là bởi vì nó đang muốn níu kéo, níu kéo sự tồn tại muộn màng trước khi hoàn toàn biến mất.
312 ... 313 ... 314 ... 315 ... Tới rồi.
_ Ha, công viên.
Tôi đã đi trên con đường này để lớn lên. Đối với tôi, cái khu phố nhỏ ở ngoại ô này, mang ý nghĩa rất lớn. Thời gian đi qua, để lại những thay đổi không đoán trước. Cây cối thay đổi, nhà cửa thay đổi, xe cộ thay đổi, ngay cả con người cũng thay đổi. Tất cả mọi thứ đầu không giống với lần đầu tiên mà tôi nhìn thấy. Cái duy nhất không thay đổi, có chăng cũng chỉ còn sót lại mỗi cái công viên này. Vẫn cũ kĩ, rỉ sét, thường phát ra những âm thanh kẽo kẹt và đầy rêu xanh. Người ta luôn kêu gào "Trẻ em là tương lai đất nước", còn đây là cách mà bọn họ đối đãi với "tương lai đất nước". Thế đấy, luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lời nói và hành động, và đôi lúc cái mâu thuẫn ấy lớn đến mức khiến cho con người trở nên lố bịch theo cái kiểu chỉ-biết-nói-không-biết-làm. Biết làm sao được, đức tính tốt vẫn thường hay bị dòng đời xô đẩy như thế.
Cuộc sống, nó phũ phàng và nực cười theo cách riêng của nó. Khi còn nhỏ, tất cả trẻ con đều muốn trở thành người lớn, để được tự do làm mọi thứ mà không bị mắng, bị phạt. Lớn lên rồi mới biết tự do luôn đi kèm với trách nhiệm. Lúc đó, mọi chuyện đều không chỉ bị đòn một trận là giải quyết được. Đau đớn hơn như thế nhiều.
Và, hôm nay, tôi giúp một người lớn có tấm vé trở về tuổi thơ.
_ Bao nhiêu tuổi rồi? Loi nhoi như con dòi.
.
.
.
Nhưng mà có về hay không là chuyện của người đó. (Con người này thật sự =.=, nên gọi là sâu sắc hay dở hơi đây??)
_ Có sao. Lâu rồi em không chơi. Giờ xem như lật lại kí ức.
_ Nếu cái cầu trượt đó mà sập thì trẻ con toàn khu này sẽ tìm đến tận nhà xử đẹp luôn cho coi. Cái giá của "lật lại kí ức", đắt quá đấy!
Tôi bật cười. Hóa ra con người lúc nào cũng nghiêm túc như chị lại biết đùa.
_ Trễ rồi. Về thôi. A~ - chị khuỵu xuống.
_ Chị, chị không sao chứ? Còn đau lắm sao? Chị có đi được không?
21 tuổi, có phải đây là thời điểm sung sức nhất của đời người? Vậy mà trong bệnh án của chị lại chi chít "ngộ độc rượu", "suy nhược cơ thể", "thiếu máu" ... Tối hôm qua đưa chị từ bệnh viện về, mẹ vừa tức vừa xót không kiềm chế được đánh chị rất nặng. Cây roi cứ vụt xuống tới tấp vào thân thể gầy trơ xương của chị. Tôi xin mẹ không được, liều mạng xông vào đỡ roi. Đau chứ. Nhưng thà người bị đánh là tôi. Nếu cứ tiếp tục như thế, tôi sợ rằng mẹ không kịp lấy lại bình tĩnh đã ngã gục vì đau lòng mất. Tay đứt ruột xót. Dù sao tôi cũng không phải máu mủ của mẹ. Nhưng chị thì phải.
_ Không sao. Chưa chết được đâu. – chị yếu ớt nói.
Chị đúng là ngang ngạnh. Đau đến nỗi giọng nói cũng run rẩy mà còn ra vẻ.
_Để em cõng chị về.
_Muốn gãy lưng hả? Nhắm cõng nổi không mà hùng hồn thế?
_Xì, thì chị cứ lên xem em cõng có được không.
Tôi xốc chị lên lưng rồi đi thẳng. Đối phó với những người cứng đầu, ta buộc phải cứng đầu hơn họ.
_ Chỗ trên lưng em chưa có ai thử qua đâu. Chị may số một đấy! – tôi lên mặt.
_ Làm phách vừa thôi!
_ Hahaha ...
Không ai nói gì nữa. Xung quanh chỉ còn tiếng bước chân và tiếng thở đều của một người đang ngủ. Ngay cả khi ngủ cũng không thả lỏng người một chút, bảo sao chị mệt như vậy. Tôi lắc đầu điều chỉnh tư thế cho con người kia ngủ thoải mái một chút. Mà công nhận chị gầy thật, người cứ nhẹ tênh như lông ngỗng thế này thì phải làm sao? Về nhà phải ép ăn nhiều một chút, suy dinh dưỡng kiểu này gió thổi một phát là "bay" về tuổi thơ luôn khỏi cần vé.
Tôi 17 tuổi.
Mẹ nói chị nhận được học bổng và sắp đi du học. Lý trí của tôi bảo: Mỹ là đất nước có chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới, chị học ở đó sẽ đảm bảo hơn. Những phần không-phải-lí-trí của tôi thì sớm hụt hẫng: Mỹ, hình như ở bên kia trái đất, xa đến vậy sao?
_ Vậy sẽ tốt hơn cho tương lai của chị. – tôi lặng lẽ gật đầu.
Lí trí của tôi quả thật không tầm thường nếu như không muốn nói là nó mạnh đến đáng sợ. Chính tôi cũng ngạc nhiên vì sự bình tĩnh thiếu bình thường của bản thân. Bình tĩnh đến mức nhất định không ra sân bay tiễn chị dù biết rằng trong vòng ít nhất 4 năm nữa cũng chưa chắc có cơ hội gặp lại. Là bình tĩnh hay trốn tránh đây? Có lẽ nên gọi là trốn tránh. Bắt tôi đứng nhìn chiếc máy bay khuất dần rồi lại tươi cười như-chưa-hề-có-cuộc-chia-li? Tôi không làm được.
Tôi 20 tuổi.
_ Mẹ ơi con về rồi!!!!! – tôi vừa phi như bay vào nhà vừa gào lên thật to.
_ Cha bố cậu. Be bé cái mồm. Già đầu rồi mà cứ như con nít ấy.
Mẹ đặt đĩa hức ăn cuối cùng lên bàn rồi lườm tôi một cú sắc hơn dao.
_ Hì hì, tại con nhớ mẹ chứ bộ.
_ Nhớ mẹ hay nhớ đồ ăn của mẹ, hả?
Tôi gãi đầu cười trừ, nhồm nhoàm nuốt vội thức ăn vừa cho vào miệng:
_ Ờ thì con nhớ cả hai, nhưng mà nhớ mẹ nhiều hơn, được chưa?
Một tháng đi quân sự đối với tôi giống như ác mộng vậy. Không tivi, không máy tính, không điện thoại, không internet, ... Đã vậy còn gặp phải ông thầy hết sức là bá đạo, lôi cổ từng thằng gọt sạch "lông trên đầu" chỉ với lí do "cho các cậu quen dần, sau này còn đi nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc ... blah blah ..." Chẳng biết bảo vệ Tổ quốc vinh quang đến mức nào, chỉ biết sau khi bị gọt xong, trông tôi chẳng khác gì một thằng ... đi tù về. (=.=')
Nhưng đấy vẫn chưa phải tận cùng của bi kịch. Tôi có một thằng bạn, nó ám ảnh đi du học đến mức tôi thường gọi đùa nó là "thợ săn học bổng". Hở ra một cái là thấy nó đi nộp hồ sơ xin học bổng du học. Mặc dù thần kinh của nó không được bình thường cho lắm nhưng mà xét cho cùng thì nó là một thằng chơi được. Tôi không ở nhà trọ như nó, mỗi ngày phải bắt xe đi đi về về. Bất tiện cũng chịu, tôi đâu thể nào để mẹ ở nhà một mình được. Mấy hôm xui xẻo lỡ xe, nó đều vui vẻ cho tôi ngủ nhờ. Tốt thế đấy.
Chuyện là đang trên xe chuẩn bị đi đến chỗ tập kết, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ nó.
"A lô, xin hỏi có phải số thằng bạn yêu quý của tôi không?"
"Không."
"Tút ... Tút ... Tút ..."
5s sau nó gọi lại.
"A lô, thôi mà, sao nóng nảy thế? Tao đây."
"Khỏi giới thiệu. Số của mày chình ình trên điện thoại tao đây này."
"Ờ ha, tao quên. Mà mày biết tao đang ở đâu không?"
"Bình Hưng Hòa!" (Chú thích: nghĩa trang lớn nhất Sài Gòn)
"Thôi dẹp mày đi. Tao đang ở sân bay. Tao sắp bay sang L.A."
"Mày tới Long An chi vậy? Bỏ học đi trồng thăng long à? Mà Long An không có sân bay đâu, mày đi xe đò cho nhanh."
"Dạ thưa bố, con muốn nói là LOS ANGELES."
"À thế hả, rồi sao, liên quan gì đến tao?"
"Thì ít nhất cũng phải chúc mừng tao một tiếng chứ. Tao trúng học bổng rồi đấy."
"Được thôi, chúc mừng. Xong rồi nhá, tao cúp máy đây."
"Thì từ từ đã nào, tao có chuyện này ..."
"Chuyện gì?"
"Phong này, tao đã nộp đơn xin học bổng cho mày vào 3 trường. Một tháng nữa có kết quả, nếu được duyệt sẽ có giấy mời lên phỏng vấn. Chắc chắn là mày sẽ được. Giấy mời người ta gửi về tận nhà. Ráng phỏng vấn cho tốt. Tao đi trước đợi mày."
"Cái thằng này, ai thuê mày làm cái trò đó hả? Mày nộp ở đâu để tao lên rút về. Này ... này ..."
"Tút ... tút ... tút ..."
Chết tiệt, nó khóa máy luôn rồi. Mà tình hình là một tháng tới tôi phải cắm rễ ở đây học quân sự, chẳng may cái giấy mời phỏng vấn ấy gửi về nhà cho mẹ tôi đọc thật thì ... Ôi trời ạ, thằng điên này, mày hại bạn mày rồi biết không.
Giây phút hồi tưởng quá khứ đau thương tạm dừng. Vậy đấy, cho nên tôi đã phải ăn không ngon ngủ không yên suốt một tháng trời. Mà nãy giờ quan sát tôi thấy mẹ vẫn bình thường. Hi vọng là ...
_ Mẹ, lúc con đi quân sự có ai gửi cái gì cho con không? – tôi hỏi xong vô thức nuốt nước bọt đánh ực một cái.
_ Cái gì là cái gì? – mẹ nhìn tôi.
_ Thì ... cái gì là dạng như thư, hoặc là bưu phẩm ... hoặc là ... Nói chung là vậy đó. Có không mẹ?
Mẹ lại nhìn tôi. Đôi lúc tôi tự hỏi có phải cái kiểu nhìn xoáy thẳng vào bên trong người đối diện của chị là "di truyền" từ mẹ hay không nữa. Tôi lảng tránh cái nhìn ấy, lặp lại câu hỏi một lần nữa.
_ Có không mẹ?
_ Không.
Phù, ơn trời. Ít nhất thì cũng chừa cho tôi một lí do để mà sống.
_ Người ta không gửi qua đường bưu điện mà trực tiếp mang đến tận nhà.
Hơ hơ, hình như tôi nghe sét đánh đâu đây.
_ Dạ?
_ Cũng nhờ vậy mẹ mới biết được những chuyện con giấu mẹ không chỉ đếm trên đầu ngón tay là hết đâu.
_ Mẹ ... nói gì vậy ạ. Con đâu có ...
_ Người đầu tiên chưa tốt nghiệp cấp 3 đã có học bổng bán phần du học, và cũng là người đầu tiên dám từ chối. Chà, ấn tượng người ta dành cho con không nhỏ nhỉ?
_ Tại lúc đó con chưa chuẩn bị tâm lí. Con chưa từng có ý nghĩ sẽ đi du học cho nên ...
_ Vậy hai năm chắc con chuẩn bị xong tâm lí rồi chứ?
_ Mẹ, con không muốn.
_ Sao lại không muốn? Lần này không phải bán phần nữa, là học bổng toàn phần đó. Cơ hội tốt như vậy không nhiều để cho con từ chối mãi thế đâu.
_ Học ở đâu cũng vậy thôi mà mẹ. Sao lại cứ phải du học?
_ Điều đó tốt cho tương lai của con mà. Con có năng lực, tội gì phải như vậy?
_ Mẹ đừng nói nữa. Con sẽ không đi đâu hết.
Tôi thấy thực sự bực mình. Xa nhà có một tháng tôi đã không chịu nổi. Đi 4-5 năm, giết tôi đi còn hơn. Mẹ chẳng hiểu cho tôi gì cả.
_ Phong! Mẹ chưa nói xong con đi đâu? Ngồi xuống đó!
Mẹ quát lớn, hình như giận tôi rồi. Tôi miễn cưỡng ngồi xuống.
_ Ít nhất cũng phải cho mẹ biết lí do. Tại sao con không muốn đi du học hả? – mẹ cố giữ giọng nói bình thường.
_ Con nói rồi, con không muốn, không thích.
_ Con làm sao thế hả Phong? Con học ở đâu cái kiểu ăn nói ngang ngược với mẹ như vậy? – mẹ quát to hơn cả lúc nãy, khuôn mặt đỏ bừng vì giận.
_ Mẹ làm sao vậy? Sao mẹ cứ bắt con đi du học? Mẹ có biết Mỹ xa đến thế nào hay không? Một khi con đi thì rất lâu mới có thể trở về. Chị đã đi rồi, con cũng đi. Mẹ có biết sức khỏe của mẹ yếu thế nào không? Làm sao con dám để mẹ ở nhà một mình chứ? – tôi cũng bắt đầu to tiếng.
_ Thì ra lí do là vì mẹ. Nghe đây! Sức khỏe mẹ thế nào mẹ biết. Con không cần quan tâm.
_ Nếu vậy tương lai của con để con tự quyết định. Mẹ cũng đừng can thiệp.
Bốp.
Một cái tát rơi thẳng vào má tôi. Tao chao đảo rồi khuỵu xuống. Mặt tôi nóng lên, một bên má nhức nhối. Trước kia chưa bao giờ mẹ giơ tay lên tát tôi như vậy.
_ Cho dù mẹ có đánh chết con, con cũng không đi đâu hết. – tôi vịn tường đứng dậy nhìn thẳng vào mắt mẹ.
_ Con ...
Mẹ thở hổn hển, ôm lấy ngực ngất đi. Tôi như người mới được lôi ra từ trong mộng, hốt hoảng chạy tới:
_ Mẹ, mẹ ơi, mẹ làm sao vậy? Mẹ đừng dọa con. Mẹ ơi!
Bệnh viện.
_ Mẹ của cháu không sao chứ ạ? – tôi hỏi ngay khi chú Dũng kiểm tra mẹ tôi xong.
_ Tại sao bà ấy lại như vậy?
Chú quay lại nhìn tôi nghiêm nghị. Chú Dũng vốn là bạn của mẹ, và cũng là bác sĩ lâu năm ở cái bệnh viện này.
_ Là ... tại hôm nay cháu hỗn với mẹ. Mẹ giận cháu nên ... - tôi cúi đầu.
_ Cậu cũng thật là có hiếu. Lần trước tôi đã nói mẹ cậu bị hở van tim khá nặng, tuyệt đối không được để bà tức giận hay kích động cơ mà. Cậu nghe không hiểu hả?
_ Cháu xin lỗi.
_ Đừng có xin lỗi tôi. Muốn thì đợi mẹ cậu tỉnh lại rồi xin lỗi. Mà tôi cũng không chắc bà ấy sẽ tỉnh trong ngày hôm nay đâu. Con với chả cái, thật là.
Chú bỏ ra ngoài. Trong phòng chỉ còn lại một cô y tá đang ghi chép gì đó, xong rồi cũng ra ngoài nốt. Tôi ngồi bất lực bên giường bệnh, nhìn mẹ thoi thóp thở, trên tay ghim đủ thứ dây nhợ.
Mẹ ơi, mẹ có đau lắm không? Con xin lỗi. Mẹ mở mắt ra nhìn con đi. Con sai rồi, hôm nay con cãi lời mẹ, con hỗn với mẹ. Con nhiều tội như vậy, mẹ phải đánh con mạnh vào, đánh nhiều vào nha mẹ. Mẹ ngồi dậy đánh con đi. Mẹ cứ nằm như vậy thì con phải làm sao. Mẹ ơi, đừng dọa con nữa, con sợ lắm rồi.
Tôi không biết mình đã ngồi như vậy được bao lâu. Trời tối dần, rồi đêm. Mí mắt tôi nặng trĩu, thật sự mệt mỏi. Tôi thiếp dần đi.
Nửa đêm, tôi giật mình thức dậy khi có bàn tay ai đó sờ vào má tôi. Chết thật. Không biết tôi đã ngủ bao lâu rồi.
_ Mẹ?
Chẳng lẽ mẹ tỉnh lại trong lúc tôi đang ngủ. Tôi dụi dụi mắt để chắc chắn mình không nhìn lầm.
_ Mẹ tỉnh lại rồi ạ? Mẹ có nhìn thấy con không? Mẹ nhận ra con không mẹ?
Mẹ không nói gì, bàn tay tiếp tục xoa xoa bên má tôi bị đánh sáng nay. Tay của mẹ, sao lại lạnh như vậy? Tôi cầm lấy bàn tay ấy, cầm thật chặt. Tôi nhớ da diết bàn tay ấm áp của mẹ lúc trước. Là tại tôi đúng chứ? Chính tôi làm cho đôi tay này lạnh lẽo như thế. Mẹ rút tay ra rồi lại sờ vào má tôi.
_ Sưng quá. Còn đau lắm phải không con? Mẹ xin lỗi.
Giây phút đó, tim tôi đau tưởng như chết đi được. Tôi gục vào vai mẹ mà khóc. Mẹ vỗ vỗ lưng tôi.
_ Nín đi, mẹ không sao mà. Đừng khóc nữa.
_ Con cứ nghĩ ... mẹ sẽ ... sẽ không bao giờ tha thứ cho con. Mẹ ... sẽ không thèm tỉnh lại với con nữa. – tôi nói trong nức nở. – Mẹ ơi, con biết lỗi rồi. Con xin lỗi.
Một hồi sau, tôi mới có thể kìm lại không khóc nữa.
_ Mẹ, hôm nay con cãi lời mẹ, con biết là mẹ giận con lắm. Mẹ mau khỏe lại nha. Khỏe lại rồi mẹ đánh con một trận thật đau vào. Mẹ đừng tức giận mà đổ bệnh. Mai mốt con không dám làm như vậy nữa.
_ Nếu con đồng ý đi du học, mẹ sẽ không tức giận nữa, mẹ sẽ khỏe lại.
_ Con ... mẹ ơi, con ... - tôi không muốn đi một chút nào, nhưng bây giờ có đánh chết tôi cũng không dám trái ý mẹ. – Hết năm học con sẽ đi.
_ Hết năm học con đi và trong năm học con đi có gì khác nhau?
_ Vậy ... 3 tháng nữa con đi.
_ 3 tháng nữa con đi và trong tháng này con đi có gì khác nhau?
_ Mẹ ... - tôi nhìn mẹ cầu xin nhưng mẹ vẫn rất cương quyết – Cuối tháng này con đi.
_ Cuối tháng này con đi và trong tuần này con đi có gì khác nhau?
Mẹ thật sự biết cách dồn tôi vào đường cùng. Mẹ đừng ép con nữa có được không?
_ Con ... con ... - tôi quay lưng về phía mẹ để bà không nhìn thấy hai dòng nước mắt đang lặng lẽ bò xuống gò má tôi – Ngay sau khi phỏng vấn xong con sẽ đi ngay, như vậy đã được chưa?
Tôi nghe thấy mẹ cười, miễn cưỡng và nhạt tuếch.
_ Tốt lắm. Thứ sáu này, mẹ đã đặt vé rồi. Con sẽ ở cùng với chị ở Mỹ.

Thành phố về đêm sáng choang những ngọn đèn. Tất cả trước mắt tôi mờ dần, càng lúc càng trở nên huyền hoặc. Nỗi bất an trong tôi dâng lên cuồn cuộn như thủy triều, đè nặng lên từng hơi thở.
Sân bay cuối năm, lạnh cắt da cắt thịt. Sau lớp kính dày kiểm soát có một người đang đợi tôi. Cố nén lại tất cả suy nghĩ, tôi trưng sẵn một nụ cười tự nhiên nhất có thể bước ra:
_ Chị.
Hai năm rồi, chị đẹp hơn, trắng hơn, cao hơn, gu ăn mặc cũng thời trang hơn. Đôi giày cao gót nện xuống nền nhà lộp cộp. Mái tóc xoăn nhẹ buộc gọn gàng phía sau. Nhìn chị không còn là cô sinh viên Việt Nam ngày nào nữa, mà đã hoàn toàn trở thành một người phụ nữ, lạnh lùng và bản lĩnh.
Tôi yên vị trong xe, ngây ngẩn nhìn ra cửa sổ. Mọi thứ ở đây thật xa lạ. Bầu trời xám xịt. Những bức tường bê tông lạnh lẽo. Tuyết trắng xóa được quét gọn vào hai bên lề đường. Con người, họ vội vã bước đi, vội vã lướt qua nhau, vội vã biến mất. Im lặng. Tôi không thể tin được ở đất nước mà nền kinh tế phát triển nhất toàn cầu, lại có thể lặng lẽ như vậy. Không khí nặng nề đông cứng, đọng lại trên da mặt lạnh buốt. Tôi ngập ngừng phá tan sự im lặng, trước khi bị nó nhấn chìm:
_ Xe này là của chị à?
_ Ừ.
_ Chị mua được cả xe hơi sao? Chị giỏi thật đấy.
_ Là xe cũ, mới vừa trả góp xong. Ở đây tất cả mọi thứ đều phải trả góp. Ngay cả nhà ở cũng trả góp.
_ Vậy sao ...
Tôi mơ màng nghĩ về hai chữ "trả góp". Cũng không phải lần đầu tiên tôi nghe cụm từ này. Ở Việt Nam, hầu như mọi thứ đều được thanh toán một lần, không dai dẳng, không nợ nần, dường như chỉ có những người khó khăn lắm mới đi mua hàng trả góp. Nhưng thứ gì có được nhanh thì mất đi cũng nhanh, món đồ mau hư hỏng, con người thì mau chán. Rồi tôi lại bắt đầu nghĩ vu vơ: Giá như tất cả mọi món nợ trên đời đều có thể chia nhỏ ra mà trả thì tốt quá.
Nhà của chúng tôi không lớn lắm, nhưng đủ tiện nghi và rất yên tĩnh. Mới sang đây có hai năm chị đã có thể mua được nhà, mua được xe, có việc làm ổn định. Thật là lợi hại.
_ Phòng ngủ này còn trống. Từ nay chịu khó ngủ ở đây. Nếu còn thiếu thứ gì thì viết ra, chiều mai đi mua thêm.
_ Dạ.
_ Nghỉ ngơi một ngày rồi làm thủ tục nhập học đi. Vào học hơi trễ cũng không sao. Kiến thức ở đây không nặng, chủ yếu là kĩ năng.
_ Dạ.
_ À, cái này ... Điện thoại này rất thịnh hành ở đây. Những số điện thoại cần thiết cũng lưu sẵn rồi. Rảnh thì học cách sử dụng đi.
_ Điện thoại chị mua à?
_ Ai mua hỏi làm gì? Bảo dùng thì cứ dùng đi. Nhiều chuyện.
Đây mới đúng là chị của tôi. Cái kiểu quan tâm cộc cằn trống rỗng mà lâu rồi tôi không được nghe. Cũng đúng thôi, đừng nói là hai năm, cho dù có là hai mươi năm nữa thì những cái thuộc về "bản chất" vẫn không thể thay đổi. ^^
* * *
Tôi không phải loại người giỏi thích ứng. Và tôi lại còn bị bệnh. Cái bệnh này khoa học gọi là "Hội chứng không xác định được phương hướng", còn dân gian gọi nôm na là "Mù đường", hiện tại không có thuốc đặc trị. Nói vậy là đủ hiểu rồi nhỉ. Suốt một tháng đầu, ngày nào tôi cũng bị lạc. Đi học, lạc. Đi mua sách, lạc. Đi chợ người Hoa mua thức ăn cho chị, cũng lạc. Dù áy náy lắm nhưng mỗi lần bị lạc tôi cũng chỉ còn cách gọi cho chị. Có thể sẽ bị càm ràm nhức lỗ tai nhưng ít ra thì chị vẫn tìm được tôi. Như thế còn hơn mở bác Gúc tra bản đồ. Bởi tin tôi đi, bản đồ ở đây cái độ "loạn" vượt xa bản đồ kho báu, đi theo nó chỉ có nước càng lạc thêm. Thôi thì "thà rằng như thế".
Tôi cũng tìm được một công việc làm thêm "chui" (ở Mỹ cấm du học sinh đi làm). Và thứ đầu tiên tôi mua bằng tiền của mình là một cặp kính mới. Nhắc lại lần nữa là tôi không bị cận, mà ở đây thì tôi cũng chẳng việc gì phải giả danh tri thức (vì càng tỏ ra lưu manh càng "nam tính" trong mắt phụ nữ), tôi chỉ muốn che đi mắt của mình. Mọi người bảo tôi rất giống ba, càng lớn càng giống, nhất là đôi mắt. Còn mẹ, đã mấy lần bà gọi tên của ba trong lúc nhìn tôi. Đeo kính vào có thể tôi chẳng thay đổi được bao nhiêu, nhưng ít ra thì chị cũng bớt đi phần nào khó chịu.
Trớ trêu thay, ngay khi tôi bắt đầu quen dần với cuộc sống bận rộn này, một cơn sóng ập đến, đánh đổ gần như tất cả mọi thứ.
Chiếc điện thoại rơi xuống đất, văng thành hai mảnh. Chị như người mất hồn, đôi mắt sắc sảo giờ đây thẫn thờ nhìn vào vô định. Nó đỏ hoe và ngập đầy nước, nhưng chỉ một giọt duy nhất tràn ra, rơi xuống bàn tay run rẩy rồi vỡ tan.
_ Phong ... Mình về nhà đi. Mẹ ... không ổn rồi.
Chị mấp máy môi gọi tên tôi. Lần đầu tiên chị gọi tên tôi lại là trong hoàn cảnh này. Giờ thì đến lượt tôi đờ đẫn. Mẹ mất rồi.
Vẫn biết con người ta sinh ra là để chết đi. Nhưng tôi chưa chuẩn bị.
Vẫn biết ngày này sớm muộn gì cũng đến. Nhưng tôi không ngờ nó lại đến quá nhanh.
Vài ngày trước, tôi mới gọi cho mẹ. Mẹ vẫn càm ràm đủ thứ, còn mắng tôi sao ngày nào cũng gọi, có biết cước quốc tế đắt lắm không. Lúc nào con hỏi mẹ cũng bảo mẹ khỏe. Lúc nào con nhắc mẹ ăn uống đầy đủ mẹ cũng nạt con "Tự lo cho mình trước đi". Lúc nào con nói con nhớ nhà, con muốn về nhà mẹ lại dọa: chưa học xong mà về thì chết đòn với mẹ. Sao mẹ không chờ con về? Mẹ biết trước sẽ có ngày hôm nay rồi phải không? Cho nên ngày đó mẹ ép con đi cho bằng được. Sao mẹ có thể làm như thế với con? Mẹ thật tàn nhẫn.
Nghĩa trang về chiều ảm đạm và xám xịt. Chiều nào chị cũng ra đây ngồi. Ngoại trừ một giọt nước mắt duy nhất lúc mới biết tin, tôi chưa thấy chị khóc thêm lần nào nữa. Đâu phải cứ chảy nước mắt là khóc. Nước mắt chảy xuôi thì mặn, chảy ngược thì đau. Người ta khóc khi người ta đau, người ta cười khi không thể đau hơn được nữa.
Tôi bước đến ngồi cạnh chị. Nếu chị không thể khóc được thì tôi sẽ giúp. Tiếng hamonica vang lên, trầm mặc và da diết. Hoàng hôn không còn gay gắt, không còn níu kéo. Hai chúng tôi chìm dần trong làn khói nhang nghi ngút. Buông tay ra và quên đi. Tia nắng cuối cùng tắt hẳn.
_ Chị cứ khóc đi. Đừng cố chịu đựng nữa.
_ Làm sao đây, không mang theo khăn giấy rồi. Khóc ở đây ngập nghĩa trang của
người ta rồi sao.
Lại còn làm bộ, đúng là cái tính cứng cổ trời sinh mà.
_ Muốn khóc thì cứ khóc cho đã đi. Ngập nghĩa trang em chịu.
Tôi kéo chị lại tựa vào vai tôi. Cả người chị bắt đầu run lên, còn vai áo tôi cũng ướt một mảng lớn. Khóc được là tốt rồi. Khóc một trận, sau đó sẽ không còn chuyện gì nữa.
20 tuổi, người mẹ thứ hai của tôi cũng bỏ đi. Nói "Tạm biệt" đã khó, nói "Vĩnh biệt" lại càng khó hơn. Tôi sốc, nhưng không gục ngã, đúng hơn là không có quyền gục ngã. Vì kể từ lúc này, tôi có nghĩa vụ trở thành điểm tựa của một người. Tôi cần phải bảo vệ phần còn lại của gia đình tôi. Và cũng vì một lời hứa.
"Sau này lớn lên con nhất định sẽ bảo vệ công chúa."

Chap 3.
Tang lễ đã qua một thời gian nhưng Phong vẫn chưa muốn quay lại Mỹ. Cậu quyết định bảo lưu việc học và ở lại Việt Nam một thời gian. Thực lòng Phong cũng chẳng thiết tha trở lại Mỹ. Nơi đó rất lạnh, lạnh của nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, vốn không phải là nơi dành cho cậu.
_ Sao chị dậy sớm vậy? – Phong hỏi.
_ Tại lệch múi giờ nên ... c-ch ...ừm không ngủ được. – Vân trả lời.
Cái kiểu xưng chị gọi em này làm cho Vân phát điên lên. Cho dù cô có tập cách mấy vẫn không thể mở miệng ra nói được. Phong không để ý đến vẻ ngượng ngập hiếm thấy của Vân, tiếp tục nói:
_ Em thấy chị ở đâu cũng bị lệch múi giờ cả. Chẳng bao giờ ăn ngủ cho giống người ta hết ấy.
Cốp.
_ Ui da. Sao chị đánh em? – Phong xoa xoa đầu. Mái tóc vốn đã bù xù lại càng giống tổ quạ. – Cái này là bạo hành gia đình. Trẻ em cần được bảo vệ theo công ước hòa bình xanh.
_ Cho chừa cái tật thích ý kiến. À còn nữa, hòa bình xanh là tổ chức bảo vệ môi trường. Cho dù có thì nó cũng chẳng bảo vệ đứa trẻ to xác như em đâu.
Vân lườm thằng nhóc một cái rồi tiếp tục sắp xếp đống giấy tờ của mẹ. Phong vừa đi vừa lầm bầm, ra tới cửa thì đột nhiên quay ngoắt lại.
_ Khoan đã. Lúc nãy ... chị gọi em là gì?
_ Gọi cái gì là gọi cái gì? – Vân đảo mắt tránh né. Hình như cô cũng vừa nhớ ra mình đã trót gọi thằng quỷ nhỏ này là ...
_ "Em". Rõ ràng lúc nãy chị bảo là ...
_ Đã bảo là không có rồi mà. – Vân hét tướng lên.
_ Ừm ... Thì thôi. Chắc em nghe nhầm. – Phong nhún vai một cái. Cậu còn trẻ, đời còn dài, ông bà dạy không nên đùa với "lửa".
Sáng hôm ấy, chú Dũng gọi Vân lên bệnh viện để nhận lại bệnh án của mẹ.
_ Hở van tim biến chứng thành suy tim? – Vân nhìn vào bệnh án.
_ Chú xin lỗi. Chú cũng không ngờ là bệnh của bà ấy lại biến chứng nhanh trong thời gian ngắn như vậy.
_ Nhưng không phải là có phương pháp thay van tim nhân tạo hay sao chú?
_ Mẹ cháu rất yếu, không thể chịu được phẫu thuật mở lồng ngực. Dù cho có thay van thành công thì khả năng hồi phục chỉ có 20%. Chú không thể mạo hiểm như vậy. Đáng lẽ chuyện này phải báo với cháu sớm, nhưng bà ấy nhất quyết bắt chú phải giữ bí mật, ngay cả thằng Phong cũng chỉ biết đại khái. Mẹ cháu đi đột ngột chú rất tiếc.
Vân như người bước hụt, cô cứ nhìn chăm chăm vào bệnh án. Hở van tim? Suy tim? Mẹ bệnh nặng như vậy mà bấy lâu nay Vân chẳng hay biết gì, lại còn thản nhiên đi du học. Loại con cái như cô sớm muộn cũng bị trời đánh chết.
_ Mẹ thật là ... Tại sao lại giữ bí mật với con cơ chứ? – mắt Vân ráo hoảnh nhìn ra bầu trời ngoài cửa sổ.
Chú Dũng đặt tay lên vai Vân an ủi. Con bé này, lần cuối cùng gặp nó vẫn còn đang học cấp hai, giờ thì đã là luật sư quốc tế, đã trưởng thành rồi. Thằng Phong cũng học hành rất tốt. Xem ra tâm nguyện cuối cùng đã hoàn thành nên bà ấy mới thanh thản buông xuôi như vậy.
_ Mẹ cháu hồi còn trẻ đã như vậy rồi. Cứng đầu, cố chấp nhưng lại rất yêu thương gia đình con cái. Những người nhóm máu O rất giàu tình cảm mà.
Vân đang lặng người đi vì đau lòng, đột ngột nhận ra điều gì đó:
_ Chú, ai ... ai nhóm máu O ạ? – Vân lắp bắp hỏi. Cô hi vọng mình nghe lầm.
_ Mẹ cháu chứ ai. – chú Dũng cũng ngạc nhiên.
_ Sao có thể ... ? Mẹ cháu sao có thể nhóm máu O được. Chú có nhầm lẫn gì không chú?
_ Thì trong bệnh án cũng có ghi mà. – chú Dũng cũng ngạc nhiên.
Vân lật đật lục lại bệnh án trên tay.
"Nhóm máu: O".
_ Nhưng có thể là sai sót trong lúc xét nghiệm thì sao ạ? – Vân yếu ớt hi vọng.
_ Vân à. Xác định nhóm máu là xét nghiệm đơn giản nhất. Từ trước đến nay hầu như không có trường hợp sai sót.
_ Không thể nào. Chắc chắn không phải như vậy. Chắc chắn ... - Vân lẩm bẩm.
_ Tại sao lại không thể?
_ Chú, cháu muốn làm kiểm tra ADN. Bây giờ cháu về nhà lấy mẫu xét nghiệm. Chú có thể giúp cháu được không?
Vân lảo đảo bước vào cửa. Liên tiếp quá nhiều chuyện xảy đến làm cho đầu óc cô như rối tung lên. Cố giữ cho mình thật bình tĩnh vì Vân biết Phong đang ở nhà. Thằng nhóc đó rất nhạy cảm, cô không muốn nó phát hiện rồi lại hỏi lung tung. Đóng cửa phòng lại, Vân để bệnh án của mẹ và sổ khám sức khỏe của mình gọn gàng trong ngăn tủ. Sổ khám sức khỏe này là Vân mới được cấp lại cách đây không lâu ở Mỹ. Ngoài bìa ghi rõ:
"Van Nguyen. Blood type: AB."

Hai ngày chờ đợi kết quả ADN đã tra tấn tinh thần Vân đến mức thê thảm. Cô như người mất hồn chẳng làm được việc gì. Hết bỏ thức ăn vào máy giặt rồi lại nhầm lẫn bột ngọt với đường. Mới hồi nãy Vân còn đem nước sôi ra tưới cho mấy chậu xương rồng của Phong. Khỏi phải nói anh chàng thường ngày bình tĩnh điềm đạm biết chừng mực đã nổi điên lên như thế nào.
_ Chị làm sao vậy? Từ lúc đi gặp chú Dũng đến giờ cứ như biến thành người khác ấy. Chị thấy không khỏe trong người hả? – Phong cuối cùng đã nhận ra sự bất thường của cô chị.
_ Ừm ... à ... Quần áo chị vừa mới giặt. – câu trả lời rất là có liên quan.
_ Hả? – Phong trợn tròn mắt – Không được. Chắc chắn là có chuyện rồi. Chị đi với em.
_ Đi đâu chứ? – Vân hất tay Phong ra.
_ Đến bệnh viện.
_ Để làm gì?
_ Để khám bệnh chứ làm gì? Chị nhìn lại mình đi, xem chị tàn tạ đến mức nào rồi. – Phong không giữ nổi bình tĩnh. Nhìn chị như vậy cậu rất khó chịu.
_ Thôi đi. Chẳng có gì không ổn cả.
Vân biết đứa em này rất quan tâm mình, nhưng cô không đủ can đảm đón nhận, vì bây giờ chính cô cũng rất mơ hồ. Mẹ không còn nữa, không có ai có thể giải đáp thắc mắc này cho cô ngoại trừ chính bản thân cô. Nhưng từ tận đáy lòng, Vân sợ, vô cùng sợ. Một khi sự thật không giống như những gì cô tưởng, chắc chắn cô sẽ không thể đứng dậy nổi.
Vân chạy thẳng vào nhà vệ sinh, đóng chặt cửa lại. Phong ở ngoài ngán ngẩm lắc đầu. Cậu tự hỏi chị có phải tuổi con cua hay không mà ngang ngạnh quá mức. Tiếng nước chảy xối xả phát ra. Gần 5 phút sau, vẫn không có tiếng động nào khác ngoài tiếng nước chảy. Phong bắt đầu lo lắng, cậu vừa đập cửa vừa gọi:
_ Chị? Chị có nghe không? Chị đừng như vậy, mau ra ngoài đi. Em xin lỗi, lúc nãy em không nên to tiếng. Chị đừng giận mà.
Không có tiếng trả lời, Phong càng hoảng sợ, liên tục đập cửa, đập mạnh đến độ cánh cửa đáng thương muốn văng cả bản lề, mà bàn tay đáng thương của cậu cũng sưng tấy. Kêu đến như thế mà cũng không trả lời, không phải chị ngất ở trong đó luôn rồi chứ? Phong chỉ kịp nghĩ được như thế, cậu liền lùi lại phía sau lấy đà ... phá cửa.
Một ... hai ... ba ... Kyyaaaaa ... Cạch. Ớ ầu, cửa mở kìa.
Theo vật lí học, lực quán tính thường vô hại, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn không có hại.
Rầm.
* * *
_ A ... a ... sshhh ... uida ...
_ Sao tự nhiên đâm đầu vô tường vậy? Đầu người không có cứng bằng tường đâu, khỏi cần thử.
_ Còn không phải tại chị nữa hay sao. *lầm bầm*
_ Hả? Cái gì?
_ Hì, không có gì. Em ... trượt chân.
Vân luộc trứng lăn lên trán cho Phong. Lúc nãy cô thấy hơi chóng mặt, vào nhà vệ sinh rửa mặt cho tỉnh táo thì nghe thấy tiếng đập cửa ầm ầm. Vừa mới mở cửa ra coi có chuyện gì thì thằng nhóc này đã nằm một đống trước cửa từ bao giờ rồi.
_ Đi đứng cho đàng hoàng. Lớn rồi mà còn vậy đó ...
Vân đang nói thì bị cắt ngang bởi nhạc chuông điện thoại. Là Trung tâm xét nghiệm ADN. Bấm nút từ chối, Vân quay sang Phong nói tiếp:
_ Cái mặt sưng như cái mâm rồi nè. Hậu đậu hết sức.
Điện thoại lại một lần nữa kêu lên.
_ Chị nghe điện thoại đi, để em tự làm cũng được. – Phong cầm lấy trái trứng.
Vân nhìn chăm chăm cái điện thoại. Nó đến rồi. Hai ngày qua Vân vẫn đang chờ cuộc điện thoại này, vậy mà khi nó đến, cô lại không muốn nghe. Hít một hơi dài, Vân bắt máy. Đành vậy, vốn dĩ không ai có thể trốn tránh cả đời. Ngay từ đầu đón nhận thì sẽ không cần mệt mỏi chạy trốn.
_ A lô ... Tôi biết rồi.
Vân cất điện thoại vào túi xách rồi nói với Phong:
_ Có một số chuyện cần giải quyết. Tối nay cứ ăn trước không cần đợi.
* * *
_ Tôi là Nguyễn Thu Vân. Lúc nãy có người gọi cho tôi báo là đã có kết quả kiểm tra ADN.
Cô nhân viên nhìn Vân, lạch cạch gõ gì đó trong máy tính rồi ngước lên tươi cười.
_ Vâng đúng rồi ạ. Có một vài thủ tục cần làm trước khi nhận kết quả. Xin chị kí tên vào đây.
_ Đây là? – Vân hỏi.
_ Là bản cam kết không quấy rối ở trung tâm sau khi nhận kết quả.
Vân cười nhạt kí vào. Trong lúc đó, cô nhân viên kia lại tiếp tục liến thoắng:
_ Lần trước là bác sĩ Dũng đến yêu cầu xét nghiệm nên chúng tôi vẫn chưa có đầy đủ thông tin của những người cùng đối chiếu ADN với chị. Chị vui lòng cho biết tên và quan hệ của chị với những người đó.
_ Cái này có bắt buộc không?
_ Vâng, là bắt buộc.
_ Trần Thị Thư, mẹ tôi. Nguyễn Hoàng Phong, em trai cùng cha khác mẹ của tôi.
_ Được rồi, cảm ơn chị. Thủ tục đã xong. Chị vui lòng vào bên trong nhận kết quả.
Vân bước vào bên trong. Một người phụ nữ trung niên đang ngồi đợi sẵn. Vân gật đầu chào rồi ngồi xuống ghế đối diện. Căn phòng này vừa kín vừa yên lặng, đến mức Vân có thể nghe rõ tiếng quả tim bất trị của cô đập liên thanh trong lồng ngực.
_ Chào cháu. Đây là kết quả kiểm tra. – người phụ nữ ấy đưa cho Vân hai tờ giấy. – Vì anh Dũng bên khoa ngoại yêu cầu xét nghiệm cẩn thận cho cháu nên thời gian chờ đợi kết quả hơi lâu. Hi vọng cháu giữ bình tĩnh.
"Hi vọng cháu giữ bình tĩnh" là ý gì? Cái đầu luật sư của Vân chợt có một suy nghĩ bất an.
Kết quả xét nghiệm ADN:
Trần Thị Thư và Nguyễn Thu Vân xác định không phải mẹ con.
Nguyễn Hoàng Phong và Nguyễn Thu Vân xác định không phải chị em.

Nڻr

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #peace