Mùa Mưa Lũ

Mấy hôm nay, trời vẫn đổ mưa không dứt. Cái kiểu mưa dầm mưa dề này thật là khó chịu. Mưa không to, không ầm ầm trút nước như thác lũ, cũng không phải mưa lất phất, mưa phùn mưa bụi như là mưa xuân. Mưa cứ trút xuống từng cơn từng đợt, gió thổi lạnh ngắt mang theo những hạt mưa lạnh ngắt chạm vào người cứ buốt buốt.

Gần phía cuối xóm có vài ba căn hộ nghèo, nơi người ta gọi đó là xóm nhà lá. Gọi là nhà lá vì nhà đó lợp bằng lá. Cứ mỗi mùa mưa là dột, cứ mưa là dột. Lợp bằng lá làm sao cho đủ kín để mà khỏi dột được? Ở trong nhà, dột ở đâu người ta cũng né được, dột ở chổ ngủ thì dời cái giường đi chổ khác, dột ở chổ ăn thì dời cái bàn đi chổ khác, chỉ có một chổ dột làm người ta dễ bực mình nhất: dột ở cái bếp. Mùa mưa củi ẩm ướt, nhóm lửa đã khó mà cái bếp thì cứ dột hoài, thật là khó chịu. Nhóm lửa được rồi nấu ăn cũng khổ, ngồi ở đâu để mà nấu bây giờ? Mưa cứ rơi lộp bộp ở trên đầu thật là bực mình, nhưng cũng phải cố thôi, đội cái nón lá vào rồi nấu.

Cái cực khổ như thế cũng chưa phải là cùng cực. Hôm rồi, trời gió lớn, cái bếp nhà cái Lan bị gió hất tung lên bay tá lả. Khổ, cứ gió lớn lớn một chút là thổi văng đi cái mái. Tội nghiệp cái Lan, hôm đó đang nấu ăn thì gió đến thổi tung cái mái, rồi mưa lại trút xuống rào rào, mình mẩy ướt như chuột lột, còn cái bếp thì tắt ngúm. Cũng may ngày hôm đó tôi đi sang nhà cái Lan để cho mấy cái bánh xèo mà nhà tôi mới đúc xong. Thấy cái nhà bếp bay mất cái nóc tôi liền chạy tới xem. Mưa trút xuống rào rào làm tôi cũng ướt nhẹp như cái Lan. Cái Lan nhìn thấy tôi không biết là vui hay là buồn, lại nhoẻn miệng cười nói:

-Gió lại thổi bay cái mái nữa rồi. Ủa, mà anh Năm hôm nay rảnh hay sao mà ghé qua nhà em chơi vậy.

Tôi nhìn cái bếp bị tắt, cũng cười nói:

-Lúc nãy ở nhà bấm quẻ, biết nhà Lan bị tắt bếp chắc không nấu nướng gì được nên đem qua mấy cái bánh xèo cho gia đình Lan.

Lan nhìn bịch bánh xèo rồi nhìn cái bếp, rồi nói:

-Chà anh Năm giỏi bói toán ghê, chắc không thua gì ông khổng minh khổng tử ở bên tàu đâu.

Tôi nhìn cái Lan mặt dính đầy lọ rồi nhìn lại tôi, cả hai mình mẩy ướt nhẹp rồi mà còn ở đây tán dóc. Tôi nói:

-Thôi, Lan mang mấy cái bánh xèo này vào nhà đi, mình mẩy ướt hết cả rồi kìa.

Lan nhoẻn miệng cười:

-Ồ! Em quên mời anh Năm vào nhà chơi nữa. Anh Năm vào nhà em uống miếng nước trà cho ấm.

Tôi cười đáp:

-Thôi, trà nước chi nữa. Để anh phụ mang cái bếp đi chổ khác để mà có chổ nấu đồ ăn, xoong cơm còn dang dở thế kia không khéo lại ba tầng đó.

Lan đáp:

-Thôi, anh để đó được rồi, ba má em chắc cũng sắp về tới rồi đó.

Tôi nói:

-Có gì đâu, bác ba trai, bác ba gái còn ở ngoài đồng coi nước, không biết khi nào mới về, sẵn anh ở đây anh giúp luôn không được sao?

Lan cười đáp:

-Hì, vậy thì anh Năm nhấc xoong cơm để qua một bên đi, còn cái bếp thì mang qua để bên này hộ em.

Tôi đặt nồi cơm sang một bên, Lan nhắc chừng:

-Cẩn thận nóng đó. Anh lấy cây xới cơm này mà nhấc.

Tôi cười:

-Hì, được rồi, được rồi, không sao đâu.

Tôi thì dời cái bếp đi, Lan thì đang dời mấy đống củi vào phía bên trong nhà. Căn nhà vốn đã rất chật hẹp, giờ lại còn chật hơn, chắc là chật đến nỗi không còn cách nào để chật hơn. Nhìn cái Lan mình mẩy ướt chèm nhem, đang ôm từng bó củi vào trong nhà thật tội nghiệp. Tôi tới đỡ tay Lan, em nhìn tôi có vẻ cảm động, lòng tôi có vẻ xuyến sao. Cái khoảnh khoắc ấy không biết là nhanh hay là lâu nữa, chỉ biết ngay sau đó Lan vội quay mặt đi như để tránh né ánh mắt của tôi. Tôi thấy má của Lan hơi ửng hồng. Tôi cũng đâu khác gì, máu cũng xông lên đầy mặt, chảy rần rần nóng hổi. Tôi vội nói:

-Lan để đó anh làm luôn cho.

Rồi nhanh nhảu, không đợi Lan đáp, tôi quờ lấy mấy bó củi đem chất vào trong nhà cho Lan.

Sau một lát, Lan như hoàn hồn trở lại nhìn tôi nói:

-Dạ, vậy làm phiền anh Năm, em đi nấu cơm tiếp đây.

Tôi đáp lửng:

-Uh, em nấu cơm tiếp đi. Anh chất củi phụ cho.

Không gian có vẻ im lặng hơn một chút. Bên ngoài chỉ còn nghe tiếng mưa rơi tí tách, trong bếp thì tiếng o o mà Lan đang thổi ống giang để nhóm lại cái bếp. Ngoài ra chỉ còn có tiếng cộp cộp chất củi của tôi. Chất củi xong tôi nhìn Lan nói:

-Anh về đây, Lan nhớ thay đồ đi rồi hãy nấu cơm tiếp kẻo bị cảm lạnh đó.

Lan đứng dậy đáp:

-Dạ, anh uống ly nước nóng đã rồi hãy về. Hôm nay làm phiền anh Năm nhiều quá, hi hi.

Tôi biết nhà Lan không có gì, ly nước nóng chắc là tất cả những gì Lan có trong nhà mà Lan có thể cho tôi. Tôi cầm ly nước mà thấy thương cho Lan quá. Nhiều lúc tôi không hiểu vì sao, sống cuộc sống vất vả như vậy, mà Lan lúc nào cũng cười được, nụ cười rất hồn nhiên, trong trắng.

Tôi cười đáp lại:

-Hi hi; Hi hi; Lúc nào cũng hi hi được cả. Thôi anh về đây, Lan gắng nấu cơm cho xong đi kẻo hai bác về thấy chưa xong là bị tét đít đó, ha ha.

Lan xí một tiếng dài nói:

-Xí, anh cứ làm như em còn con nít hay sao mà còn bị đánh đòn.

Tôi nói:

-Vậy ha, anh về đây.

Nói rồi tôi đi ra ngoài cổng, Lan theo tiễn tới cổng nói:

-Anh cho em gởi lời cám ơn hai bác vì đã biếu bánh xèo luôn nhé.

-Ừ, được rồi, em cũng vào thay đồ đi kẻo bị cảm lạnh.

Từ hôm đó đến nay, trời vẫn cứ mưa hoài, mưa mãi chẳng biết khi nào thì mới chịu tạnh hẳn. Cũng từ hôm đó tôi chưa ghé lại nhà Lan, cũng không biết cái bếp được lợp lại chưa nữa. Cũng từ hôm đó tôi chưa gặp lại Lan, không biết Lan có bị cảm lạnh sau hôm đó không nữa. Cứ ngồi suy nghĩ vẩn vơ vơ vẩn, tôi quyết định đi đến nhà Lan. Thực ra tôi muốn đi đến nhà Lan mấy hôm nay rồi, nhưng sau hôm đó tôi tự nhiên lại thấy ngại ngại nên vẫn còn dùng dằng chưa đi.

Thấy tôi định đi đâu, má tôi hỏi:

-Trời mưa mà định đi đâu đó?

Tôi đáp:

-Dạ con chạy lên kia chút rồi về.

Má tôi dặn:

-Hổm rày đài báo bão đó, đi đâu cũng phải cẩn thận.

Tôi cười đáp:

-Hì, con đi xuống xóm dưới kia một tí chứ có đi đâu xa đâu mà má lo dữ vậy.

Má tôi nói:

-Ừ, ông tướng muốn đi thì đi đi, nhớ cầm theo cây dù.

Thấy trời cũng bắt đầu chuyển tạnh, chỉ còn mưa lất phất, tôi nói:

-Thôi, mưa thế này thì cần gì dù, không sao đâu, có gì ướt thì coi như tắm mưa chứ có gì đâu. Lúc nhỏ con tắm mưa hoài có bị gì đâu mà giờ lại lo.

Má tôi cười nói:

-Thôi muốn cầm dù hay không thì tuỳ, ướt ráng mà chịu.

Tôi cười đáp:

-Dạ, con đi đây.

Nói rồi tôi rảo bước đi về hướng xóm nhà lá. Đi được khoảng nửa đường thì trời nổi gió lớn, những cái cây bị gió thổi cứ nghiêng qua một bên mà rít lên vù vù. Mây đen theo gió ùn ùn kéo đến, giông tố nổi lên ầm ầm. "Chết cha!" - Tôi thầm nghĩ - "Chạy lẹ chứ không mưa sắp đổ xuống đầu rồi". "Lẹ", nói thì dễ chứ vừa giông xong là mưa trút xuống rầm rầm tối tăm mặt mũi. Con đường đất đỏ mấy hôm nay vốn đã nhoè nhoẹt vì mưa, hôm nay lại càng nhão hơn nữa. Tôi cố chạy nhanh cũng không được, một vì trơn, không khéo là ụp mặt xuống sình ngay, hai vì lún, bước nào bước nấy đều bị lún xuống cả vài tất. Cái thứ đất sét này khi gặp nước thì vừa nhão vừa trơn như dầu mỡ.

Mây đen che kín cả bầu trời như là ngày tận thế, mưa thì trút ào ào, hạt nào hạt đó như ghim vào trong da thịt, thật là rát. Tôi thấy hơi hối hận vì lúc nãy không nghe lời má mang theo cây dù, nhưng thôi, lỡ rồi, ráng thôi. Tôi cởi dép ra vì mang dép chỉ tổ vướng chân bởi dép cứ bám xuống đất rất khó nhất nó lên. Tôi xoắn quần lên, bởi quần dài thì lê lếch dính đất lại càng dơ và càng vướng. Rồi tôi phóng lẹ đến nhà Lan.

Phù, cuối cùng thì cũng đến. Từ ngoài cổng nhìn vào, dưới làn mưa mù mịt, tôi thấy lờ mờ có bóng người trong nhà Lan đang chạy qua chạy lại, có vẻ gấp gáp hối hả lắm. Tôi chạy thẳng vào hiên nhà Lan. Chà, mưa to dữ dội quá, ở dưới mái hiên rồi mà nước vẫn chảy rào rào xuống đầu. Chậc, thì ra tôi đứng ngay ở chổ bị dột, mưa to quá, dột mà nước chảy cứ thành dòng. Trong nhà, thì ra là Lan đang chạy qua chạy lại kiếm đồ hứng chổ dột. Tội nghiệp thật, vừa hứng xong chổ này lại bị dột chổ khác thế nên chạy qua chạy lại liên tục. Mà mưa to thế này, căn nhà lá chịu sao cho thấu? Thấy Lan bận bịu trong nhà, tôi không biết mở miệng lên tiếng ra sao đây. Lần trước thì tôi còn thấy tự nhiên, nhưng sao hôm nay trở lại, tôi lại cảm thấy run run(chắc do đang bị... ướt). Sau khi uốn muốn đến lẹo cả lưỡi, vì ông bà ta có dặn khi nói gì đó... quan trọng thì nên uốn lưỡi bảy lần mà, tôi lên tiếng gọi:

-Lan.

Lan như giật mình quay lại nhìn, thấy tôi Lan nói:

-Ủa, anh Năm, hôm nay lại mang gì sang cho em hả?

Bị hỏi một câu tôi như đơ ra không biết trả lời sao, Lan cười nói tiếp:

-Hì, em đùa thôi, có gì anh Năm cứ tự nhiên, em đi hứng mấy chổ dột cái đã.

Nói rồi Lan lại chạy đi. Tôi bước vào nhà, thấy nước từ mái nhà dột xuống mà cứ nghĩ như là mình đang đứng ở ngoài trời mưa vậy. Tôi hỏi đùa:

-Lan biết làm cách nào cho hết dột không?

Lan đáp:

-Dạ không. Anh Năm có cách gì?

Tôi cười đáp:

-Hì nhà dột như thế này thì cách làm hết dột nhanh nhất đó là...

Tôi để lửng, Lan hỏi:

-Là gì?

Tôi cười hỏi lại:

-Em muốn biết hả?

Lan đáp:

-Dạ.

Tôi hỏi lại lần nữa:

-Anh nói ra đừng... mắng anh à nha.

Lan hỏi lại, trên khuôn mặt có một dấu hỏi to tướng:

-Sao em lại mắng anh?

Tôi nói:

-Vì muốn cho nhà này khỏi dột thì cách nhanh nhất là... tháo cái mái nhà ra.

Dấu hỏi trên mặt Lan còn bự hơn hồi nãy. Tôi giải thích:

-Không hiểu hả, không có mái nhà thì ở trong nhà cũng như ở ngoài nhà, đâu có gọi là dột được nữa.

Lan như hiểu ra bật cười:

-Phì, anh nói chỉ đúng không.

Vừa nói chuyện, Lan vừa lấy đồ hứng nước để lung tung ở trong nhà để hứng nước mưa dột. Lan nói:

-Mưa to quá, không biết khi nào thì tạnh đây?

-Quá dễ - Tôi đáp - sao lại không biết khi nào thì tạnh được.

Lan kinh ngạc hỏi:

-Ủa, sao anh Năm biết khi nào trời tạnh được?

Tôi đáp:

-Khi... hết mây thì mưa sẽ tạnh.

Lan lại phì cười:

-Nói như anh ai nói không được.

Lan nói tiếp:

-Hôm nay anh Năm ở lại ăn cơm với em nhé. Ba em đưa má đi bệnh viện rồi.

Tôi vội hỏi:

-Ủa, bác gái làm sao?

Lan đáp:

-Má em hôm trước đi ra đồng rồi trời mưa nên bị nhiễm lạnh lên cơn sốt, mấy hôm nay em ở nhà chăm sóc nhưng thấy má không bớt mà hình như càng lúc càng nặng thêm nên ba phải đi với má đến bệnh viện để bác sĩ họ cho thuốc.

Tôi nói:

-Ừ, vậy hôm nay cho anh ăn chực ở đây một bữa vậy.

Lan nói:

-Anh Năm cứ nói thế, em lại sợ anh không ăn nổi đồ ăn em nấu ấy chứ...

Trời tối dần, mới bốn năm giờ chiều mà trời đã bắt đầu tối đen như mực. Mưa vẫn ào ào không dứt. Gió rít qua từng cơn như tiếp lực cho những hạt mưa rơi xuống nhanh hơn mạnh hơn. Cái cột kèo nhà Lan lâu lâu lại kêu ken két, ken két, không biết nó chịu đựng được bao lâu nữa. Mấy vách tường bằng đất sét, mưa đổ vào đó rồi thấm chảy vào cả bên trong.

Mới đó, Lan đã nấu xong cơm rồi dọn lên bàn, một nồi cơm, một dĩa rau muống, một tô canh rau muống, hai cái trứng luộc đã bóc vỏ với một chén mắm ớt, hai cái chén, hai đôi đũa, một muỗng múc canh, và một vá xúc cơm; nồi cơm thì đặt trên cái rế, còn đồ ăn thì được đặt trong 1 cái mâm. Tôi cười nói:

-Chà hôm nay ăn sang dữ ta.

Lan đỏ mặt vì ngượng và ngại bởi chỉ có rau muống sau nhà và trứng gà nhà mới đẻ; tất cả chỉ là "rau vườn trứng gà nhà" mà thôi. Lan đỏ mặt và có vẻ giận hỏi:

-Anh Năm chọc quê em đó hả.

Tôi cười nói:

-Đâu có sang thiệt đó chứ.

Lan giận:

-Anh đủ rồi nghe, nhà em nghèo chỉ có trứng gà nhà với rau muống sau vườn thôi; có gì đâu mà anh châm chọc là "sang".

Tôi vẫn cười nói:

-Chà, một bữa ăn có hai người mà ăn cả hai con gà mà hổng sang sao được.

Nghe tôi giải thích, Lan phì cười:

-Anh chỉ được cái nói tếu thôi.

Rồi Lan bới cơm cho tôi, không hiểu vì đói bụng hay vì thức ăn ngon hay vì lý do nào khác, tôi ăn rất ngon miệng. Em nhìn tôi ăn mỉm cười. Tôi thấy vậy liền hỏi:

-Em cười cái gì thế?

Lan đáp:

-Em không ngờ công tử như anh lại thích ăn những món bình dân như thế này nên cười.

Tôi đáp nửa thiệt nửa đùa:

-Chà, em không biết đó chứ cái món này - vừa nói tôi vừa chỉ vào dĩa rau muống - gọi là thanh long quá hải đó, tiếng việt mình nôm na là rồng xanh vượt biển. Còn cái món này - tôi chỉ vào cái chén mắm đã dằm hai quả trứng vào đó - gọi là trứng phụng tại biển sâu. Toàn là món hảo hạng hết cả đấy chứ.

Lan tặc lưỡi, cười phì nói:

-Phì, thật khéo đặt tên cho đẹp, hi hi.

Mải ăn cơm, chuyện trò, tôi quên bén đi thời gian; mới đó đã gần chín giờ tối. Bên ngoài trời vẫn mưa, dường như không hề nhỏ lại mà càng lúc mưa càng to. Tôi nhìn ra ngoài trời, em nhìn tôi nói:

-Hay tối nay anh Năm nghỉ lại đây đi mai trời sáng hẵng về, từ đây về anh đi qua cái miếu bà Đinh ghê lắm.

Tôi hỏi lại:

-Vậy có tiện cho Lan không?

Lan cười đáp:

-Không sao, anh ngủ ở giường ba má em thôi. Chứ anh về giờ này mưa gió giông tố, mà tối đen như mực thế kia lại phải đi qua miếu bà Đinh, lỡ có chuyện gì, em sẽ ân hận lắm. Với lại, em ở nhà một mình cũng thấy sợ sợ ấy mà, có anh dẫu sao cũng đỡ hơn.

Tôi gật đầu nói:

-Ừ, vậy anh tá túc ở đây một đêm vậy.

Tối đó, tôi nằm trong mùng mà cứ trằn trọc không ngủ được. Đầu óc tôi cứ nghĩ ngợi lung tung. Số là lúc chiều tôi bảo với má đi một chút rồi về, nhưng đi thế này không nói ở nhà biết chắc sẽ lo lắm. Nhưng thôi, nghĩ nhiều cũng chẳng giải quyết được gì, tôi cũng chẳng thể nào phi thân về nhà ngay được, cứ ngủ một giấc tới sáng rồi tính...

Tối hôm đó, hay là sáng hôm sau gì đó, tôi đang ngủ thì có người đập cửa rầm rầm, miệng kêu to:

-Anh Ba, chị Ba ơi. Anh Ba, chị Ba ơi.

Nghe tiếng thì giống tiếng của bác Bảy trưởng ấp. Tôi tính dậy ra hỏi nhưng để người ta biết tôi ở chung nhà với Lan đêm hôm khuya khoắt, lại không có ba má Lan thì Lan sẽ mang tiếng mất nên tôi ... im luôn. Lan nằm ở phía sau, trời lại mưa lớn nên chắc không nghe thấy. Có tiếng người khác nói:

-Họ ngủ say quá hay mình đi qua nhà khác thông báo sơ tán trước cái đã, kẻo lũ về là không kịp chạy. Lát sau mình về gọi họ dậy sau.

Là tiếng của chú Bảy rằn, công an xã.

Tiếng bác bảy trưởng ấp nói:

-Ừ, vậy đi. Chúng ta đi thôi.

Tôi nằm trong mùng, nhìn ra ngoài thấy ánh đèn pin đã rọi đi xa; trong lòng suy nghĩ không biết phải làm thế nào. Lũ sắp về, phải sơ tán; nhưng giờ nếu tôi gọi Lan dậy bảo Lan đi sơ tán trong cái màn đêm tối đen như mực thế này, Lan sẽ chịu không? Mà chưa kể Lan có tin lời tôi không? Mà nếu Lan không chịu đi thì tôi sẽ làm thế nào? Tùm lum câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu tôi không có câu trả lời. Lại vài tiếng đồng hồ sau, bên ngoài hàng rào tôi thấy ánh đèn pin, mấy gia đình kia đã sơ tản đi hết; hình như bác bảy trưởng ấp quên ghé lại đây. Cũng phải, mưa bão thế này, làm sao nhớ cho hết gia đình nào đi rồi gia đình nào chưa, nhiệm vụ của bác bảy chỉ là đi thông báo và khuyến khích người ta sơ tản chứ đâu có phải ép buộc họ phải sơ tản đâu mà cần phải có danh sách sơ tản.

Không biết bao lâu sau đó, tôi quyết định gọi Lan dậy nói cho Lan biết để đi chổ khác, chứ lũ về nhỏ thì không nói gì, lớn thì nó sẽ cuốn chẳng còn gì cả đâu. Tôi đến bên giường, gọi nhỏ:

-Lan, dậy đi.

Không có tiếng trả lời. Tôi lại gọi:

-Lan, dậy đi nào.

Vẫn không có tiếng trả lời. Tôi vừa lay lay vừa gọi:

-Lan, dậy đi, lũ sắp về, chúng ta phải đi sơ tản kẻo trễ mất.

Lan vẫn không đáp, chỉ ư ử vài tiếng. Tôi chợt giật mình, tay của Lan nóng như lửa, tôi đưa tay sờ lên trán của Lan, trời bên ngoài mưa, lạnh thì không lạnh lắm nhưng chắc chắc là không thể nào nóng đến nỗi Lan đổ mồ hôi ra nhiều như vậy, trán thì nóng như lửa đốt. Lan bị sốt rồi. Mấy ngày nay Lan dầm mưa, lại còn chăm sóc cho má, cũng có thể lây bệnh từ bác gái qua. Tôi vội vàng vén màn lên bế Lan trong tay đi ra ngoài, miệng không ngừng nói:

-Lan, tỉnh lại đi, Lan, tỉnh lại đi. Tôi mở cửa bế Lan ra ngoài nhưng đi đâu đây? Tự nhiên tôi rối quá, giờ bế Lan đi đâu? Tôi chẳng biết đi đâu cả, đi về nhà tôi ư? Phải đi qua hết con đường lầy đất đỏ, lại còn đi qua miếu bà Đinh cây cối um tùm, ban ngày đi còn lạnh người nữa chứ đừng nói ban đêm. Mà trời mưa to thế này, tôi bế Lan đi liệu có ổn không? Chà đầu óc tôi cứ rối tung cả lên, tôi bế Lan lại đặt trên giường, tôi cần suy nghĩ chín chắn lại đã, mà trước hết tôi cần bình tĩnh lại đã. Cuối cùng tôi quyết định chạy qua nhà hàng xóm để tìm người giúp, dù sao nhiều người vẫn đỡ hơn một mình tôi. Lúc này tôi đã quên chuyện lo sợ làm Lan mang tiếng mất rồi; với tôi, chỉ cần làm sao cứu được Lan mà thôi. Tôi chạy qua nhà bên cạnh, vừa mới chạy qua khỏi ngõ tôi đã té oạch một cái, khỉ thật, lật đật quá lại đâm ra đoảng, giờ mình mẩy ướt nhem, bùn đất tùm lum. Tôi chạy đến nhà bên cạnh gõ cửa gọi to:

-Có ai ở nhà không, có ai ở nhà không?

Không có ai trả lời, tôi tiếp tục đập cửa gọi.

Vẫn không có ai trả lời. Chết rồi, họ đi cả rồi còn đâu. Tôi lại chạy đi tìm xung quanh đó chừng mười mấy căn nhà nữa, bị té thêm vài lần, tôi như muốn phát khóc lên khi biết là mọi người đã đi cả rồi.

Trời đã sáng lên một chút, mưa tạnh hơn một chút. "Trời sáng rồi" - Tôi tự nhủ - mắt tôi vốn đã quen với cái bóng tối, giờ trời sáng lên một chút thôi tôi cũng thấy mọi thứ rõ ràng. "Thôi, không còn ai ở đây nữa rồi, lo về bế Lan đi thôi, kẻo lũ về chạy không kịp". Tôi ba chân bốn cẳng chạy về nhà Lan, Lan sốt còn cao hơn, người vật vã, mồ hôi nhễ nhại. Vội vội vàng vàng, tôi bế xốc Lan lên rồi chạy nhưng không kịp nữa, tôi mới vừa ra khỏi cổng nhà, lũ đã tràn về ào một cái, nước chảy cuồn cuộn cuốn trôi cả tôi và Lan. Thôi thế là hết, một mình tôi, tôi còn không biết gắng gượng được với cơn lũ hay không, huống hồ gì tôi lại bế thêm Lan trên tay. Dòng nước lũ chảy xiết, chảy xiết, rất xiết, kéo tôi đi ào ào, tôi lúc này không còn thế để bế Lan nữa, chỉ còn biết ôm chặt lấy Lan, nhưng cả ôm chặt  lấy Lan tôi cũng không làm được nữa; nước lũ cứ nhồi tôi lên rồi nhấn tôi xuống, đẩy tôi qua chổ này tống tôi qua chổ kia, tôi chỉ còn biết ráng nắm lấy tay Lan, giữ Lan được khi có thể. Nước đã vào miệng vào mũi tôi, và cả Lan. Theo phản xạ tự nhiên, cả hai sặc ra, Lan lúc này đã tỉnh lại được chút ít. Chuyện nói thì dài chứ lũ cuốn đi rất nhanh. Thấy Lan tỉnh lại một chút, tôi nói:

-Ráng... giữ... lấy... tay... anh, có gì chết, chết chung.

Tôi nói từng từ vì nước lũ cứ nhồi lên dập xuống, không biết Lan có nghe hiểu gì không nhưng nắm chặt tay tôi. Cả hai trôi đi ào ào thì va phải một khúc cây, tôi giúp Lan bám vào. Tôi đuối sức lắm rồi, nắm lấy khúc cây, chúng tôi ráng giữ chặt nó như là một chiếc phao. Sau nhiều phen giật lộn, nước chảy đã êm hơn được một tí, chúng tôi đã ở trên một cánh đồng nước, phía cuối bên kia cánh đồng có một cái cầu để nước chảy, giờ ở đây thôi thì nước còn chảy "êm" chứ đến chổ cây cầu kia thì nước sẽ chảy rất xiết. Thoát hay không là ở chổ này chứ đến cây cầu thì xem chắc như là sẽ chết rồi. Tôi nắm lấy khúc cây, ráng bơi hướng vào bờ. Khúc cây trước kia hữu ích, giờ thì lại là gánh nặng cho tôi khi phải kéo nó theo vào bờ. Tôi nắm lấy tay Lan, bỏ khúc cây rồi lươn theo làn nước bơi vào bờ. Mưa lũ thật kinh khủng. Cả một cách đồng rộng lớn đều bị ngập nước đến cả hai mét chứ không ít. Tôi cứ bơi từ từ, bơi mãi bơi mãi, lần đầu tiên tôi thấy cái cánh đồng này rộng đến thế, bơi mãi mà chẳng tới đâu cả, cũng bởi nước cuốn tôi đi theo hướng ngược lại mà.

Không hiểu trời ban cho thần lực nào, tôi đã bơi được vào bờ cùng với Lan. Lan vẫn sốt cao, người bắt đầu co giật, tôi kiểm tra trong miệng xem có vật gì lạ không rồi bắt đầu ọc nước ra cho Lan trước, sau đó bế Lan mà chạy, hi vọng gặp được ai đó cứu giùm. Nhưng có vẻ như ai cũng ở trong nhà để tránh bão lụt cả rồi, con đường dài thênh thang mà chỉ có tôi đi dưới trời mưa to gió lớn, lại còn bế thêm một người trên tay. Cơ thể của tôi đã vượt qua giới hạn của sự chịu đựng rồi.

Cuối cùng thì tôi cũng đến được một trạm xá, rồi gục ngã ngay ở đó.

Chuyện sau đó thế nào, tôi cũng không rõ. Chỉ biết khi tôi tỉnh lại, tôi đang nằm trong  một phòng bệnh, mình tôi đầy bông băng. Có tiếng người vui mừng nói:

-Anh Năm tỉnh lại rồi, anh Năm tỉnh lại rồi.

Là giọng của Lan. Chà, Lan khoẻ rồi mà mình còn nằm trong phòng bệnh với một đống bông băng là sao? Tôi cố cử động nhưng thấy toàn thân ê ẩm, tứ chi, ngũ giác dường như chẳng còn cái nào nghe lệnh của mình nữa. Tôi nhìn xung quanh, cũng chỉ thấy mờ mờ, rồi từ từ rõ lần rõ lần. Cạnh tôi là ba má tôi. Ba tôi thì khẽ cười, cái cười như trút hết bao lo âu trong lòng, má tôi nói:

-Trời ơi, con tôi.

Lan cũng bước đến gần, tôi hỏi:

-Em đã khoẻ rồi à?

Lan khẽ đáp:

-Dạ, bác sĩ cho chuyền nước và uống thuốc, giờ em thấy đỡ nhiều rồi.

Rồi Lan sụt sịt, nước mắt tự nhiên lăn trên đôi gò má:

-Hic, vì cứu em mà anh mới ra nông nỗi này.

Tôi an ủi:

-Thôi, đừng khóc nữa. Mọi chuyện đã qua rồi. À, mà sao anh bị bông băng băng bó lung tung còn em lại không bị gì cả là sao?

Lan nói:

-Em cũng không biết nữa. Nghe mấy cô y tá bảo khi anh nhập viện, người đầy thương tích, lại còn gãy mấy cái xuơng nữa. Họ bảo không hiểu sao anh đủ sức để mà đi đến trạm xá nữa cơ, cứ như một phép lạ trong truyện cổ tích ấy.

Giờ tôi mới nhớ lại những va đập do cơn lũ gây ra và thấy đau, cái mà ngay lúc đó tôi không có cảm thấy đau....

Tôi lại nói nửa thật nửa đùa:

-Chắc do lúc dó anh... hun lén em một cái nên mới sung vậy đó, ha ha.

Em đỏ mặt phì cười, nhìn tôi trìu mến, tôi tuy tay chân đau đớn, cử động khó khăn nhưng trong lòng cảm thấy thật  ấm áp, hạnh phúc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top