mu mang phoi

1. Giai đoạn lan tràn (giai đoạn cấp tính):

+ Hai lá thành và lá tạng còn mỏng, mềm mại nhưng phù nề và có nhiều điểm xuất huyết. Mặt hai lá trở nên mất bóng vì có một lớp tơ huyết che phủ nhưng vẫn tách được dễ dàng.

+ Dịch màng phổi còn loãng, vừa có mủ vừa có Fibrin.

+ Đây là giai đoạn có thể điều trị khỏi bằng nội khoa.

2. Giai đoạn tụ mủ (giai đoạn bán cấp tính):

+ Trên bề mặt của hai lá màng phổi có những lớp mủ lẫn với thanh tơ, làm các lá này trở lên dày cứng (lá tạng dày hơn lá thành vì lá tạng có di động theo hoạt động của phổi).

+ Dịch màng phổi đã biến thành mủ hẳn, đặc hay loãng tuỳ thuộc loại vi khuẩn. Mủ thường được tụ lại trong khoang màng phổi ở phía dưới và sau, tại rãnh sống-sườn do hai lá màng phổi có xu hướng dính lại với nhau để giới hạn mủ màng phổi lại.

+ Đây là giai đoạn còn có khả năng điều trị khỏi được bằng nội khoa nếu dẫn lưu và hút liên tục tốt. Nếu không điều trị tốt thì có thể chuyển thành giai đoạn đóng kén.

3. Giai đoạn đóng kén (giai đoạn mãn tính):

+ Lớp thanh tơ đóng trên bề mặt của màng phổi bị tổ chức hoá mạnh và xơ hoá,tạo thành một khoang chứa mủ có thành dày và chắc (có khi dày tới 2-3 cm). Do đó, dù có hút hết mủ thì khoang này cũng không xẹp lại được. Kết quả là trong khoang màng phổi tồn tại một khoang trống (còn gọi là khoang cặn hay khoang tàn dư), thường xuyên có dịch tiết và nhiễm khuẩn.

+ Quá trình xơ hoá phát triển mạnh xung quanh khoang tàn dư có thể tạo nên các dải xơ lan vào nhu mổ phổi, làm cho khả năng giãn nở của nhu mô phổi giảm xuống và giữa thành khoang tàn dư với lá tạng không còn lớp bóc tách được nữa.

+ Thành ngực cũng bị biến dạng nặng nề: các xương sườn trở nên bất động và nằm xuôi xuống như trong thì thở ra, các khe liên sườn hẹp lại (trong các trường hợp nặng thì các xương sườn có thể nằm dính sát vào nhau thành một mảng, không còn rõ liên sườn nữa), xương sườn trở nên xốp và có tiết diện hình tam giác (đỉnh ở trong, đáy ở ngoài). Cột sống vẹo về một bên như trong tư thế chống đau (phần lõm hướng về bên phổi bị tổn thương).

+ Đây là giai đoạn chỉ điều trị được bằng Ngoại khoa.

V. Triệu chứng chẩn đoán:

1. Viêm mủ màng phổi cấp tính:

Tương ứng với giai đoạn lan toả của giải phẫu bệnh lý.

Khởi đầu thường đột ngột, rầm rộ nhưng có khi khởi đầu bằng những triệu chứng không rõ ràng giống như bị cảm cúm thông thường. Nhiều khi vì mủ màng phổi là thứ phát do các bệnh khác dẫn đến nên khó xác định chính xác được thời gian khởi phát của bệnh.

Giai đoạn toàn phát có thể thấy:

+ Đau ngực, khó thở, ho khan...

+ Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, kém ăn, gày sút, bạch cầu trong máu tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái ...

+ Hội chứng 3 giảm do tràn dịch khoang màng phổi.

+ X.quang có hình tràn dịch khoang màng phổi.

+ Chọc hút màng phổi: cho xác định chẩn đoán đồng thời để xác định vi khuẩn trong mủ và làm kháng sinh đồ.

2. Viêm mủ màng phổi bán cấp và mãn tính:

Tương ứng với giai đoạn Tụ mủ và Đóng kén của giải phẫu bệnh lý, thường sau khi khởi đầu khoảng trên 2 tháng nếu không được điều trị đúng đắn và tích cực.

+ Đau ngực, khó thở, ho có đờm hoặc có mủ hôi nếu mủ màng phổi có dò phế quản.

+ Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc tuy không rầm rộ như ở giai đoạn cấp tính nhưng toàn trạng bệnh nhân thường suy kiệt nặng, số lượng bạch cầu trong máu tăng vừa, hồng cầu và huyết sắc tố giảm...

+ Hội chứng 3 giảm chủ yếu do dày dính co kéo khoang màng phổi, các xương sườn nằm xuôi và kém di động, các khoang liên sườn hẹp lại, tạo nên một bên ngực cứng đờ và bị kéo thấp xuống hơn so với bên lành.

+ X.quang: thường thấy có khoang cặn ở vùng dưới và sau của khoang màng phổi (có thể thấy mức hơi mức nước trong khoang cặn), trong một số trường hợp có thể bơm thuốc cản quang vào khoang cặn để chụp X.quang nhằm xác định khoang cặn chính xác hơn, các xương sườn nằm xuôi, các khe liên sườn hẹp lại, có thể thấy hình ảnh khí quản và trung thất bị co kéo về bên tổn thương, cột sống bị vẹo với chiều lõm hướng về bên bị mủ màng phổi.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mang#phoi