mtruong
1. Sinh Thái Học
A.Khái niệm:
- Sinh thái học (STH) (Ecologie) là khoa học tổng hợp về mối quan hệ giữa sinh vật (động vật, thực vật, con người) với môi trường.
B. Cấu trúc:
Ø STH cá thể (hệ sinh thái):
- Nghiên cứu một cá thể sinh vật riêng lẻ với môi trường.
- Tìm ra các giới hạn thích hợp và điều kiện cực thuận của các nhân tố sinh thái ( khí hậu, chất hoá học, sự cạnh tranh, sự ký sinh…) môi trường đối với sinh vật.
-Nghiên cứu ảnh hưởng nhân tố sinh thái của môi trường lên hình thái cấu tạo, sinh lý, tập tính của sinh vật.
Ø Sinh thái học quần thể:
- Nghiên cứu các đặc trưng của các quần thể về chất cũng như về lượng.
- Nghiên cứu sự biến động số lượng cá thể của các quần thể và nguyên nhân gây ra sự biến động này.
Ø STH quần xã (hệ sinh thái):
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã với môi trường (nghiên cứu hệ sinh thái)
C.Ý nghĩa và nhiệm vụ của sinh thái học
- Nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện mối quan hệ của các sinh vật với môi trường.
- Là khoa học cơ sở cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
- Là cơ sở cho công tác nghiên cứu các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và đầu độc môi trường.
-Sinh thái học là khoa học nghiên cứu về nơi ở,nơi sinh sống của sinh vật,nghiên
cứu về mối quan hệ giữa sinh vật và điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của sinh vật.
2. Hệ Sinh Thái.
A. Khái niệm:
- Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
- Phân loại : Hệ sinh thái nhỏ
Hệ sinh thái vừa
Hệ sinh thái lớn
- Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất được gọi là sinh quyển
B. Cấu trúc:
Ø Môi trường:
Gồm tất cả các nhân tố sinh thái của sinh cảnh như: đất, nước, không khí, tiếng ồn…môi trường đáp ứng tất cả các yêu cầu của sinh vật trong hệ sinh thái.
Ø Sinh vật sản xuất (sv tự dưỡng):
Tổng hợp chất hữu cơ từ vật chất vô sinh dưới tác động của ánh sáng mặt trời.
Ø Sinh vật tiêu thụ:
- Gồm chủ yếu các loại động vật ở nhiều bậc khác nhau. Bậc 1 là động vật ăn thực vật. Bậc 2 là động vật ăn thịt,...
Ø Sinh vật phân huỷ:
- Gồm các vi khuẩn, nấm phân bố ở khắp mọi nơi, có chức năng chính là phân huỷ xác chết sinh vật và chuyển chúng thành các thành phần dinh dưỡng cho thực vật.
Ø Yếu tố vô sinh
- Là thành phần không sống của tự nhiên gồm:
+ Các chất vô cơ tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất như CO2, N2, O2, C, H2O,
+ Các chất hữu cơ riêng biệt (như protein, lipid, glucid, mùn)
+ Các yếu tố vật lý như các yếu tố khí hậu (ánh sáng, nhiệt độ, nước, không khí,gió,áp suất); đất; địa hình (độ cao, trũng, dốc, hướng của địa hình). (Chủ yếu cho sinh vật trên cạn)
-Còn sinh vật dưới nước chịu tác động của MTN
Ø Yếu tố hữu sinh
- Gồm các cá thể sống như: thực vật, động vật, nấm, vi sinh vật.
Mỗi sinh vật chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các cơ chếkhác nhau trong mối liên hệ cùng loài hay khác loài ở môi trường xung quanh. Các yếu tố này là thế giới hữu cơ, một thành phần rất quan trọng của môi trường.
- Thực vật: ảnh hưởng trực tiếp và tương hỗ của các thực vật sống cùng (cơ học, cộng sinh, ký sinh truyền phấn, phát tán hạt), ảnh hưởng gián tiếp làm thay đổi môi trường sống qua các sinh vật khác (qua động vật và vi sinh vật), qua môi trường vô sinh (cạnh tranh, cảm nhiễm qua lại).
- Động vật: Tác động trực tiếp (ăn, dẫm, đạp, làm tổ,) và gián tiếp qua môi trường sống.
Ø Yếu tố sinh thái giới hạn
- Là yếu tố mà khi tác động đến sinh vật được giới hạn từ điểm cực hại thấp đến điểm cực hại cao qua điểm cực thuận.
- Dưới điểm cực hại thấp và trên điểm cực hại cao, sinh vật không tồn tại được.
- Nhiệtđộ, nồng độ muối, pH, chất độc được coi là những yếu tố giới hạn đối với sinh vật.
- Sinh vật có phạm vi chống chịu rộng đối với yếu tố sinh thái nào đó mà nó có hàm lượng vừa phải và ổn định trong môi trường, thì yếu tố này không phải là yếu tố giới hạn sinh thái..
Ø Yếu tố sinh thái giới hạn
- Các sinh vật có phạm vi chống chịu hẹp đối với một yếu tố thay đổi nào đó, thì chính yếu tố đó là yếu tố sinh thái giới hạn.
Ø Yếu tố con người
- Con người có thể tác động vào môi trường tự nhiên một cách có ý thức và quy mô đặc trưng.
- Tất cả các dạng hoạt động của xã hội loài người đều làm biến đổi môi trường sống tự nhiên của các sinh vật.
- Con người làm thay đổi môi trường và sinh giới ở nơi này hoặc nơi khác
3. Hệ Sinh Thái Đô Thị
A. Khái niệm
- Hệ sinh thái đô thị là một hệ sinh thái nhân tạo do con người xây dựng nên, sử dụng nó như là điểm dân cư sống tập trung và hướng theo yêu cầu của phát triển công nghiệp. Trong đô thị con người có quan hệ mật thiết với nhau hơn so với các nhân tố tự nhiên.
- Đô thị cổ xưa nhỏ và tương đối đơn giản, lương thực thực phẩm được cung cấp từ các vùng lân cận.
-Đô thị hiện đại rộng lớn và phức tạp nhiều hơn. Các cuộc cách mạng trong công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của các đô thị.
+ Lương thực, thực phẩm cung cấp cho đô thị hầu hết được vận chuyển từ nơi khác đến.
+ Vật tiêu thụ chủ yếu của đô thị là con người dân đô thị.
+ Hoạt động của HST đô thị do con người điều khiển, con người phải đảm bảo vòng tuần hoàn vật chất và năng lượng của hệ sinh thái đô thị.
B. Đặc trưng
- Nhân tố vô sinh của MTHST đô thị so với HST lân cận:
+ Bụi trong không khí thường gấp 10-25 lần;
+Bức xạ kém hơn 15-20%;
+ Mây phủ nhiều hơn 5-10%;
+ Nhiệt độ cao hơn 1-20F;
+ Độ ẩm không khí thấp hơn 3-10%;
+ Gió kém hơn 20-30%;
+ Hàm lượng các khí CO2, CO, SO2, NO2 trong không khí đều cao hơn.
+Các vực nước tầng mặt như hồ, sông thuộc hệ sinh thái đô thị ít hay nhiều đều bị ô nhiễm.
- Nguyên nhân do:
+Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân
+ Các hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp…
+ Chỉ số ô nhiễm của đô thị (IPP) phụ thuộc vào mật độ dân cư và thu nhập tính theo đầu người
+ Dân số đô thị gia tăng nhanh do chủ yếu gia tăng cơ học (gia tăng tự nhiên chiếm tỷ lệ ít hơn)
( vật tiêu thụ chính của HST đô thị ) kéo theo:
- Hạ tầng cơ sở của đô thị xuống cấp : thiếu nhà ở gay gắt, thiếu điều kiện vệ sinh và cấp nước, tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí, nước, đất, bụi, và tiếng ồn, giảm đi các khu vực thoáng đãng và nơi giải trí.
- Nhu cầu tiêu thụ về vật chất, về năng lượng của đô thị đều tăng thường là theo hàm số mũ và tất cả các loại sản phẩm thải ra như chất lỏng, chất rắn …cũng tăng lên tương ứng.
-Tập quán sinh hoạt, cường độ hoạt động, nghề nghiệp… của người dân đô thị đều mang sắc thái riêng, khác với người dân ở nông thôn.
C. Quy hoạch và quản lý hệ sinh thái đô thị
- Tính mức tiêu thụ và gia tăng dân số cho người dân đô thị . Thoả mãn các yêu cầu tiêu thụ về lương thực, thực phẩm, năng lượng cho người dân đô thị.
- Giải quyết và xử lý tốt các chất thải: rác thải, nước thải sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh dịch vụ… bao gồm nơi đổ, hệ thống dẫn, nơi xử lý, kỹ thuật xử lý…
- Thường xuyên kiểm soát ô nhiễm môi trường, dịch bệnh.
- Quy hoạch và quản lý tốt việc sử dụng đất đai, gia tăng các khu vực giải trí, công viên cây xanh, các mặt nước tự nhiên…
- Đảm bảo giao thông di chuyển của con người và vật chất ở đô thị.
4. Môi trường
A. Khái niệm:
- Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển
B. Phân loại
- Môi trường sống là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, kinh tế, xã hội bao quanh và có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá thể sống trong môi trường.
- Môi trường sống:
+ Môi trường thiên nhiên
+ Môi trường nhân tạo
+ Môi trường xã hội
Ø Môi trường thiên nhiên
- Gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, ít nhiều chịu tác động của con người
- Môi trường thiên nhiên mang đến cho con người:
+ Không khí để thở
+ Đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi
+ Tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất,
+ Là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải,
+ Cảnh đẹp
Ø Môi trường nhân tạo
- Là tất cả các nhân tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Ø Môi trường xã hội
- Là tổng thể các quan hệ giữa người với người bằng những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức .....
- Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
C. Các thành phần của môi trường
Ø Môi trường không khí (khí quyển)
- Là lớp không khí tầng đối lưu bao quanh trái đất. Thành phần chủ yếu của khí quyển là Ni tơ, ô xy, cácbonic, hơi nước….
- Khí quyển có tác dụng duy trì sự sống cho trái đất, ngăn chặn những tác động độc hại của các tia tử ngoại có bước sóng ngắn đi vào trái đất.
- Khí quyển cung cấp O2 , CO2 cần thiết cho sự sống trên trái đất, cung cấp nitơ cho quá trình cố định đạm ở thực vật hay sản xuất phân đạm cho nông nghiệp.
- Khí quyển còn là phương tiện để vận chuyển nước từ đại dương vào đất liền trong chu trình tuần hoàn nước của tự nhiên.
Ø Môi trường nước (thủy quyển)
- Là phần nước của trái đất bao gồm, biển và đại dương, sông , suối, ao hồ, nước dưới đất, hơi nước, băng tuyết.
- Duy trì sự sống cho con người, sinh vật
- Cân bằng khí hậu toàn cầu.
- Là nơi sống và phát triển của các hệ sinh thái nước...
-Dễ bị nhiễm bẩn vì nó ở thể lỏng, di động dễ dàng, chịu ảnh hưởng của gió và dòng chảy nên tác hại của ô nhiễm không chỉ khu trú ở một nơi mà có thể lan xa trên biển và đại dương với khoảng cách khá lớn.
-Tài nguyên nước ngọt và nước mặt ven biển của Trái đất đang có dấu hiệu suy thoái nghiêm trọng.
Ø Môi trường đất (thạch quyển)
- Thạch quyển là phần vỏ cứng ngoài cùng của Trái đất. Bề dày vỏ Trái đất thay đổi từ 2-8km ở đại dương và từ 60 -70 km ở lục địa, chiếm khoảng 15% thể tích và 1% trọng lượng toàn bộ Trái đất.
- Thạch quyển là tổ hợp phức tạp của các chấtkhoáng,
chất hữu cơ, không khí và nước.
- Môi trường đất có vai trò to lớn trong việc duy trì sự sống trên lục địa:
- Là nơi ở
- Là nơi cung cấp tài nguyên, nguyên liệu cho cuộc sống của con người
- Là nơi cung cấp cơ sở hạ tầng cho sự phát triển
Ø Sinh quyển
- Sinh quyển là phần của Trái đất có sinh vật sống. Vì vậy, phạm vi của sinh quyển tùy thuộc vào giới hạn phân bố của các sinh vật:
- Giới hạn trên là nơi tiếp giáp tầng ozon của khí quyển (từ 25-30 km) trong tầng bình lưu, các bào tử có trong khí quyển có thể tồn tại đến giới hạn ở độ cao này.
- Giới hạn dưới xuống tới đáy đại dương và trong lớp vỏ phong hóa ở các lục địa, một số vi khuẩn có thể sống sâu trong lòng đất đến 60 m, gần đây người ta còn phát hiện thấy chúng ở các độ sâu lớn hơn.
- Giới hạn của sinh quyển bao gồm phần dưới của khí quyển (tầng đối lưu), hầu hết thủy quyển và phần trên của thạch quyển.
D.Chức năng cơ bản của môi trường
v Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ
-Trong không gian sống của con người và quan hệ với thế giới tự nhiên chú ý đến khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái
v Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Các chất thải đưa vào môi trường do những quá trình sinh sống của sinh vật.Tại đây các chất thải được phân hủy nhờ vi sinh vật và các yếu tố môi trường, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào quá trình sinh địa hóa phức tạp.
v Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
-Do dân số tăng quá mức, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho lượng chất tải tăng lên không ngừng gây ra ô nhiễm môi trường
- Khả năng tiếp nhận và phân hủy chất thải trong một khu vực nhất định gọi là khả năng đệm của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả năng đệm chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có khả năng ô nhiễm.
v Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Chức năng biến đổi lý- hóa học (phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp thụ....
- Chức năng biến đổi sinh hóa (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình Nito và Cácbon...
- Chức năng biến đổi sinh học (mùn hóa, amon hóa, nitorat hóa...
v Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Rừng tự nhiên: bảo tồn tính đa dạng sinh học, độ phì nhiêu của đất, dược liệu...
- Các thủy vực: cung cấp nước, nơi vui chơi giải trí, các nguồn thủy hải sản
- Động – thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm các nguồn gen quý hiếm
v Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió : có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất
-Các loại quặng dầu mỏ : cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất
v Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất.
- Các thành phần trong môi trường có vai trò trong việc bảo vệ đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài: Tầng ozon có nhiệm vụ hấp thu và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời
v Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
+Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh học, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người
+Cung cấp và lưu trữ cho con người các nguồn gen các loài động thực vật , các hệ sinh thái tự nhiên...
5. Tài nguyên.
A. Khái niệm.
- Theo nghĩa rộng, tài nguyên môi trường bao gồm các nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, thông tin có trên trái đất và trong vũ trụ bao la mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho đời sống, cho sự phát triển của mình.
- Các dạng vật chất có trong môi trường nhưng không hữu dụng, hoặc ngược lại có thể gây hại cho sự sống thì không được gọi là tài nguyên.
- Tài nguyên là tất cả mọi dạng vật chất hữu dụng (ở dạng vô hình hoặc hữu hình) cho con người và sinh vật, đó là một phần của môi trường cần thiết cho cuộc sống như đất, nước, khoáng sản...
Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức, thông tin được con người sử dụng để tạo ra của cải vật chất hay tạo ra giá trị sử dụng mới.
B. Phân loại
a.Theo bản chất tự nhiên: tài nguyên đất, nước, khí hậu, lao động...
b.Theo khả năng tái tạo
- Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý.
- Tài nguyên không tái tạo: là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng.
c.Theo quan hệ với con người
*Tài nguyên con người (tài nguyên xã hội) là một dạng tài nguyên tái tạo đặc biệt, thể hiện bởi sức lao động chân tay và trí óc, khả năng tổ chức và chế độ xã hội, tập quán, tín ngưỡng của các cộng đồng người.
6. Ô nhiễm môi trường:
A. Khái niệm:
- Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mức, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường.
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
B. Nguyên nhân gây ô nhiễm
* Nguồn gây ô nhiễm
Thiên nhiên:
• Gió thổi tung đất cát thành bụi, Núi lửa phun trào, Cháy rừng, Bụi muối do nước biển bốc hơi.
Nhân tạo:
• Do công nghiệp, Do sinh hoạt của con người, Do giao thông vận tải
* Các chất, tác nhân gây ô nhiễm
Chất hữu cơ bay hơi, Các loại oxit, Chất thải phóng xạ, Các loại bụi, Nhiệt độ, Tiếng ồn
7. Ô nhiễm môi trường nước
A. Khái niệm:
- Ô nhiễm nước là một biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hiểm đối với việc sử dụng của con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi- giải trí, đối với động vật nuôi cung như các loài hoang dại (Theo hiến chương Châu Âu)
Dấu hiệu nguồn nước bị ô nhiễm
- Có xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn.
- Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ…)
- Thay đổi thành phần hoá học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại…)
- Lượng oxy hoà tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy hoá các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào.
- Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh.
Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước
Nguồn tự nhiên
Nước mưa rơi xuống mặt đất, mái nhà đường phố đô thị, khu công nghiệp... kéo theo các chất bẩn xuống sống, hồ hoặc các sản phẩm của sự phát triển của sinh vật, vi sinh vật-kể cả xác chết của chúng .
Nguồn nhân tạo
Do nước thải từ các khu tập trung dân cư. Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ, phân, rác, các vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán và các vật gây hại khác. Đây là loại nước thải phổ biến nhất.
- Do nước thải công nhiệp đổ ra từ các khu công nghiệp.
- Do thuốc trừ sâu, trừ cỏ dại sử dụng trong nông nghiệp, đặc biệt khi được phun bằng máy bay.
Do các chất phóng xạ từ không khí, từ chất thải của các khu công nhiệp nguyên tử, tàu nguyên tử, vụ nổ hạt nhân...
- Do dòng nước nóng thải ra từ các nhà máy điện
* Trong lĩnh vực y tế : dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, chất phóng xạ trong điều trị bệnh, các loại dược phẩm…
Nước thải bệnh viện được xếp vào danh mục nước thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc
8. Khái niệm ô nhiễm môi trường đất
- Ô nhiễm môi trường đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho nhu cầu sống của con người và sinh vật.
9. Khái niệm bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
10.Phát triển bền vững là gì
Năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững:
"Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người nhưng không tổn hại tới sự thoả mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai".
11. Nguyên tắc phát triển bền vững
1. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng.
2. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người.
3. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất.
4. Quản lý những nguồn tài nguyên không tái tạo được.
5. Tôn trọng khả năng chịu đựng được của Trái đất.
6. Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân.
7. Các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình.
8. Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ.
9. Xây dựng một khối liên minh toàn cầu.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top