mtd
Đề cương máy trắc địa
Chủ biên soạn: Lương sơn bá
Câu 1: Nguyên lý cơ bản của phương pháp đo dài điện tử:
- Phương pháp đo xa điện tử dựa vào nguyên lý xác định quãng đường khi biết thời gian và vận tốc truyền song điện tử.
- Đo xa điện tử là phương pháp xác định chiều dài một cách gián tiếp qua thời gian truyến sóng điện tử trên khoảng cách cần đo.
- Giả thiết rằng sóng điện tử được lan truyền theo đường thẳng với tốc độ đã biết trước, ta cần phải xác định khoảng thời gian t mà sóng điện tử lan truyền từ A đến B.
- Tại A đặt trạm thu phát sóng lien tục phát tín hiệu về B. Tại B đăỵ hệ thống phản xạ nhằm phản xạ tín hiệu. Nếu đặt thiết bị nhằm xác định thời điểm tín hiệu rời máy phát (t1) và thời điểm tín hiệu quay trở lại (t2) tại điểm A và gọi t là thời gian tín hiệu đi qua khoảng cách 2D thì ta có:
là vận tốc lan truyền tín hiệu.
- Tín hiệu có thể sử dụng là sóng âm thanh, sóng điện tử, sóng siêu âm, nếu sử dụng sóng âm thì đọ chính xác không cao vì tốc độ lan truyền sóng chậm và nó phụ thuộc vào các ngoại cảnh đặc biệt là nhiệt độ.
Câu 2: Bản chất phương pháp pha của khối EDM:
- Dựa trên nguyên lý pha của dao động điều biến là một hàm số tuyến tính về thời gian, do đó sự biến đổi pha sau một khoảng thời gian nào đó sẽ là một hàm số tuyến tính của khoảng cách.
Trong đó: (1) bộ phận phát tín hiệu
(2) bộ phận thu tín hiệu
(3) bộ phận đo hiệu pha
(4) gương phản hồi
D khoảng cách cần đo
- Giả sử máy phát đi một dao động điều biến có tần số góc là có pha ban đầu là:
- Trên khoảng cách D đặt gương phản xạ. sau khi truyền qua khoảng cách 2D khi đó pha dao động là:
Câu 3: Bản chất phương pháp xung của khối EDM:
- Bản chất của phương pháp xung đó là sử dụng xung điện từ (sóng điện từ).
- Sóng điện từ được phát ra từ nguồn bức xạ nhờ bộ điều biến được biến đổi thành các xung điều biến theo biên độ hoặc điều biến theo tần số. Các xung điều biến đến bộ điều biến từ bộ tạo xung. Bộ tạo xung có nhiệm vụ biến đổi những dao động hình sin từ bộ tạo sóng thành các xung lien tiếp với tần số cố định lặp theo các chu kỳ Tx
Câu 4: Các nguồn sai số chủ yếu trong máy đo dài điện tử.
- Xuất phát từ công thức
- Vi phân toàn phần rồi chuyển qua sai số trung phương
- Ta có các đạo hàm riêng:
- Thay vào (2) ta có:
- Ta thấy:
+ Đặt:
+ Thì (4) được viết lại
+ Có thể viết ở dạng gần đúng:
+ Ta thấy:
phụ thuộc vào kết cấu của máy, độ chính xác và phương pháp xác định , mang tính hệ thống, đối với các máy hiện nay có khoảng 1-5mm
- phụ thuộc vào các yếu tố như phương pháp đo pha, thiết bị đo pha, điều kiện ngoại cảnh, mang tính ngẫu nhiên và với kỹ thuật hiện nay đạt khoảng 0,1-1o;
Trong nhiều trường hợp còn gọi là sai số chu kỳ.
- : bao gồm độ chênh lệch giữa trị số định danh ghi trong lý lịch máy, với trị số thực và độ chính xác của máy đo tần số (khi lấy chuẩn tần số đo)…, mang tính ngẫu nhiên và với kỹ thuật hiện nay dao động trong khoảng 10-5 – 10-7
- bao gồm sai số xác định tốc độ truyền sóng điện tử trong chân không và sai số xác định hệ số chiết xuất không khí đối với sóng điện từ nghĩa là sai số xácđịnh các yếu tố khí tượng mang tính ngẫu nhiên và trị số của nó tuỳ thuộc vào việc chọn dải sóng mang và dụng cụ đo các yếu tố khí tượng, đạt khoảng 2-3.106.
Câu 5: Khái niện về mã hoá – giải mã và việc ứng dụng trong khối ĐT
- Mã hoá thong tin là việc xác định các chữa cái, chữa số, các dấu bằng cách sử dụng các ký hiệu khác. Các hệ thống số hoạt động với hệ đếm nhị phân, trong đó một vị trí của hai chữa số 0 và 1, bit được sử dụng để biểu diễn các số (một nhóm 8 bit=1 byte). Vì một hệ thống số điện tử ngày nay chỉ hiểu các số 0 và 1 nên bất cứa thông tin nào (thường là dưới dạng số,chữ, ký tự) cũng phải đổi thành dạng số nhị phân (0 và 1) thập phân (0-9) trước khi nó được xử lý bằng mạch số trong máy ĐT cũng như máy toàn đạc điện tử, bàn độ đứng và bàn độ ngang bị mã hoá và sau khi giải mã bằng mạch số các chỉ số hướng và góc được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng.
- Phép biến đổi ngược lại của mã hoá là giải mã, để thực hiện tự động hoá quá trình đo góc người ta có thể sử dụng 2 phương án mã hoá bàn độ và phương án xung.
Câu 6: Cấu tạo máy toàn đạc điện tử
- Máy toàn đạc điện tử là một loại máy trắc địa đa chức năng, cho phép thực hiện nhiều nhiệm vụ của chuyên ngành trắc địa ngoài thực địa. hiện nay trên thê giới có rất nhiều hang chế tạo các máy toàn đạc điện tử, chúng có hình dạng, kích thước và tính năng kỹ thuật hết sức khác nhau nhưng đều có chung một sơ đồ khối tổng quát:
1) Máy đo xa điện tử (EDM)
Thực hiện việc đo khoảng cách từ điểm đặt máy đến gương (hoặc bề mặt phản xạ) độ chính xác đo khoảng cách tuỳ thộc từng loại máy nhưng các loại máy thong dụng hiện nay thường cho phép đo khoảng cách với độ chính xác 3mm+3.10-6D. toàn bộ quá trình đo khoảng cách được thực hiện đo tự động, kết quả đo được thể hiện trên màn hình hoặc chuyển vào bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử.
2) Máy kinh vĩ điện tử (ĐT)
Thực hiện quá trình đo góc bằng và góc đứng, kết quả đo được hiện ra dưới dạng số trên màn hình máy hoặc chuyển vào bộ nhớ của máy toàn đạc điện tử.
3) Phần mềm tiện ích
- Xử lý các số liệu đo góc, đo cạch để tính toán các đại lượng cần thiết.
- Thực hiện chức năng giao tiếp giữa máy toàn đạc điện tử với máy tính và ngược lại.
- Thực hiện chức năng quản lý dữ liệu.
Như vậy sự kết hợp của 3 khối trên tạo ra 1 thiết bị trắc địa đa chức năng rất linh hoạt có thể đo đạc các giá trị đo cần thiết và giải được hầu hết các bài toán trắc địa thông dụng
Câu 7: Một số chương trình đo ứng dụng trong máy toàn đạc điện tử:
- Surveying (đo đạc)
- Setting out (chuyển điểm thiết kế ra thực địa)
- Tie distance (đo gián tiếp)
- Reference (định vị công trình theo đường chuẩn)
- Free station (giao hội nghịch)
- Remote elevation measurement (đo cao từ xa)
Câu 8: Nội dung công tác truyền dữ liệu hai chiều giữa máy toàn đạc Nikon và máy tính bằng phần mềm transit?
_B1: Cài cổng Com ấn MSR2
Baud : 19200 ( mặc định)
Length : 8
Parity : none
Stop bit : 1 rùi ấn Enter
_B2 : Cài định dạng download
Format : NiKon
Data : Raw
_B3: Lựa chọn File cần xuất.
Vào job ( MSR1) ấn vào đó chọn job cần chút ra sau đó ấn Enter nhiều lần, trên màn hình máy xuất hiện chữ Go thì dừng lại.
Sau đó Khởi động máy tính -à Transit à Transfer à Data Recorder ToPC, xuất hiện cửa sổ Transfer Data….
è Vào Unit đánh dấu vào
· Degree ( độ) ( góc)
· m ( dài)
è Vào Comm để cài đặt cổng Comm , Xuất hiện Comm…
Com Port .: Com : 1
: 19200 è ấn Ok.
è Tại Data Recorder : chọn DTM - 330
Tại Data Fomat : chọn NiKon Raw. Tại Job name: thay thế dấu * bằng tên tùy ý ( vd: *.raw = Thuoc.raw) Tại Drive: chọn ô tùy thích
_ Sau đó ấn Ok à OK&GO đồng thời ( Ok trước khoảng 2’’ ¸ 3’’ ). Khi trút thành công thì trên màn hình máy tính có các con số đang chạy nếu thành công ấn ok.
_ Trên cửa sổ màn hình máy tính vào File à Export job.
· Tại hộp thoại Export fomat chọn ASCII Coordinate trút ở dạng tọa độ X,Y,Z. à ấn OK. Và đặt tên cho File đó tại dòng job name. ấn OK.
· Muốn xuất trực tiếp sang Cad ta chọn DXF - fomat à Ok. Chọn đường dẫn à Ok.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top