Một vài thông tin liên quan đến máy tính
Phần I: Các bệnh cơ bản của PC và cách khắc phục
*Bệnh 1: Tại sao máy luôn luôn hoạt động ở 100% CPU Usage mà ko giảm đi khi ko dùng chức năng gì?
>Trả lời: Bệnh này có nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường là do 2 file explorer.exe và svchost.exe gây ra. Các bạn bật tast manager lên thì sẽ thấy chúng luôn chiếm 1 lượng lớn CPU Usage. Nguyên nhân do xung đột phần mềm, các chương trình audio tồn tại trong máy hay do phần cứng trục trặc và nhất là Klite codec pack
>Cách khắc phục: Đầu tiên, phải chú ý tới các bộ phận phần cứng. Lau chùi RAM, Quạt chíp, các cổng cáp, jack cắm,... trét keo cho CPU và cắm lại vào vị trí cũ.
Tiếp theo, vào windows, dùng các phần mềm thông thường như Your Unin-staller để gỡ bỏ Flash player. Sau đó tới Klite code pack, các bạn làm theo hướng dẫn:
1, Vào start, chọn All Program > Chọn K-lite codec pack > Chọn Codec Tweak Tool > Chọn All Options rồi chọn Thumbnail settings.
*Bệnh 2: Tại sao máy chập chờn liên tục, hay bị giật giật nhất là lúc sử dụng ứng dụng nặng. Đôi khi tự động restart (tắt máy) hoặc bật máy load windows thì tự động khởi động lại.
>Trả lời:
1, Lỗi windows, cái này là thường hay gặp nhất. Đơn cử như lỗi chương trình Boot, Các file trong windows lủng củng hay hỏng n' dẫn đến hoạt động được trong windows thì cũng giật giật, đơ đơ. Cách giải quyết khá đơn giản là kiếm 1 file ghost tốt hay 1 đĩa windows ổn định đem ra và setups.
2, Lỗi Bad Hdd. Cái này lý giải cho hiện tượng vì sao windows bị lỗi, cài lại windows mà ko khắc phục được. Để biết chính xác thì dùng vài soft đơn giản check Bad HDD để đưa ra kết luận. Khả năng phải thay thế HDD nếu gặp lỗi này là rất cao vì rất khó khắc phục (cũng có thể cắt khoảng dung lượng bị bad ra nhưng nên đem thay cái khác nếu còn BH).
3, Lỏng cáp HDD dẫn đến tính hiệu truyền vào main mất ổn định, Lỏng fan CPU dẫn đến ko tản nhiệt đc cho CPU, cắm RAM lỏng… các lỗi tưởng như vô cùng đơn giản lại có n' người dính phải. Cách tốt nhất trước khi xem máy hỏng ở đâu nên xem các phần cứng có đc nguyên vẹn và lắp đúng cách hay ko.
*Bệnh 3: Tại sao bật máy lên mà màn hình vẫn đen xì, ko hiển thị gì cả?
>Trả lời: Bệnh này nằm ở phần cứng của các bạn.
1, RAM, trường hợp này là hay bị nhất. Thường thì RAM trong các PC bình thường ko có hệ thống tản nhiệt, lại phải đón nhận nhiệt tỏa ra từ Vga, CPU nên có thể hiểu tuổi thọ của RAM thường khá thấp, khó có thể ngang bằng với CPU hay Vga đc. Ở bệnh thứ 3 này, các bạn hãy tháo thanh RAM m' đang sử dụng ra, dùng Gôm, lau sạch chân mạ đồng của RAM rồi cắm lại (cách tốt nhất là cắm sang 1 máy khác) để xem, nếu RAM hoạt động bt thì có nghĩa nó vẫn còn ổn hoặc do khe RAM hay bộ phận nào khác trong máy.
2, CPU. Có thể nói Main và CPU là 2 thành phần bền bỉ nhất trong PC. Tuy nhiên khi mà CPU đã đui thì toàn bộ dàn máy coi như vô dụng. Cách duy nhất để test đó là lau chùi rồi cắm sang 1 máy tính khác cùng thông số để kiểm tra.
3, Vga. Nếu có Vga rời thì bạn cũng nên cắm nhờ máy ng' khác để test. Hoặc tháo nó ra và xem Vga onboard hoạt động máy có chạy lại bt hay ko? Nếu máy bt thì sự cố nằm chính ở Vga của bạn.
4, PSU. PSU ko đủ sức mạnh cung cấp cho dàn máy cũng là 1 nguyên nhân. Hoặc là dùng PSU noname, điện áp ko ổn định > Tuổi thọ của máy cũng sẽ giảm đi đáng kể.
5, Mainboard. Nếu check tất cả các phần trong máy, jack cắm đều ổn định thì Mainboard chính là bộ phận cuối cùng. Cái này ngoài bảo hành ra thì ít người có khả năng đọc – hiểu và sửa chữa các lỗi trên main.
P/s: Ngoài ra các bạn phải xem xét chính xác xem m' có cắm đúng các jack cắm hay chưa? Có nhầm lẫn cũng dẫn đến máy ko thể bật đc đó nhé.
*Bệnh 4: Tại sao trong máy thường xuyên phát ra tiếng kêu rẹt rẹt khi khởi động, 1 lúc thì hết?
>Trả lời: Bệnh này đa phần là do khô dầu quạt chip của CPU hay quạt thông gió, chỉ cần tháo lắp quạt, bóc tấm tem trên nóc quạt chip, nhỏ 1 giọt dầu máy or dầu ăn vào là đc. Ngoài ra còn 1 số trường hợp do HDD, PSU nhưng cách khắc phục khá hạn chế hoặc k làm đc.
*Bệnh 5: Tại sao máy thường rất nóng, đôi lúc lên đến 100*C?
>Trả lời: Nguyên nhân khá đơn giản: Do keo tản nhiệt CPU của bạn bị khô hay do fan CPU lắp kênh or ko hoạt động. Bạn kiểm tra và bổ xung lại là ổn.
*Bệnh 6: Tại sao USB cắm vào máy ko nhận? Tại sao cắm USB vào máy chỉ hiện có kết nối mà ko mở đc USB?
>Trả lời: Bệnh này kể ra thì cũng có nhiều nguyên nhân từ dễ đến khó. Nhưng ở đây có 1 vài nguyên nhân đơn giản để các bạn khắc phục:
1, Nguyên nhân do jack USB của thiết bị cắm vào bị lung lay, lỏng lẻo do va đập hay gì đó… dẫn đến khi cắm USB vào PC tuy có tiếp xúc tiếp điện vào USB nhưng băng thông của USB đã bị giảm do ko khớp với cổng USB của máy > Máy chỉ phát hiện có thiết bị cắm vào nhưng ko xác định đc đó là gì.
2, Nguyên nhân do lỗi firmware của USB. Cái này các bạn lên trang chủ của hang update firmware vào USB là đc.
3, Đứt dây, cháy chip bên trong USB. Cái này thì ko rõ cách cứu chữa, nhưng mà cứu đc cũng k dùng đc bao lâu, tốt nhất là mua cái mới.
4, USB Hồ Cẩm Đào, dùng 1 thời gian lỗi te tua > Thay thế cái mới.
5, Khi mà cắm USB của m' vào máy khác thì đc mà PC của m' thì ko đc thì phải xem xét tới main và cổng USB trên máy. Có vài khả năng như chưa đấu jack USB với main ở các cổng trên case, cổng USB trên main bị va đập dẫn tới méo mó, mất tín hiệu, đứt mối hàn hay các mạch trên main > Ko nhận diện tín hiêu. Cái này thì phải bảo hành rồi
*Bệnh 7: Cách bảo quản Pin Laptop thế nào?
>Trả lời: Thông thường, sẽ có nhiều người nói rằng khi cắm Adapter với Laptop thì nên rút pin ra, như thế sẽ tránh được hiện tượng pin mau chai. Nhưng xin thưa rằng cách này là 1 cách hoàn toàn sai lầm. Pin laptop có tác dụng như 1 cục kick điện (UPS), khi dòng điện lưới chập chờn, ko ổn định hay đột ngột bị cắt thì nguồn điện pin sẽ lập tức được sử dụng, bảo vệ cho máy tránh khỏi những trường hợp bất đắc kỳ tử.
Các bạn thường hay cho rằng khi cắm pin + cắm adapter thì máy sẽ cùng lúc nhận điện từ nguồn AC, cùng lúc sạc cho pin dẫn đến nóng máy, pin mau chai. Nhưng yên tâm, hiện giờ đã có nhiều phần mềm quản lý tiến trình sử dụng or sạc pin cho laptop. Như Dell có Dell Quickset,… hay là phần mềm quản lý như Battery Care, các bạn có thể đọc thêm ở đây:
http://dantri.com.vn/c25/s243-416395...atterycare.htm
1 lời khuyên rằng hãy cắm pin vào máy, đừng quá ham bảo vệ pin để rồi die máy chưa die pin. Nên chỉnh trình quản lý pin ở dạng: Khi cắm AC thì sử dụng nguồn AC, ko sạc pin. Chỉ khi bạn tắt máy thì nguồn điện sẽ sạc cho pin của bạn.
*Bệnh 8: Tại sao thời gian, ngày tháng trong máy sau mỗi lần bật máy đều sai lệch hoặc bị đẩy về năm 2002...2007,2008...?
>Trả lời: Thời gian trong máy cũng như thông số trong BIOS được nuôi và chạy ngầm bởi 1 cục pin CMOS rất nhỏ hình tròn. Time sử dụng của loại pin này thường là 1,5-2 năm. Khi cục pin này cạn, ko còn khả năng nuôi BIOS thì tự khắc các thông số trở về thời gian đầu do nhà sản xuất nhập (DF). Cách khắc phục thì các bạn chi cần mua cục pin CMOS mới và lắp vào thay thế cho cục pin cũ. Giá ~5-10k 1 cục.
*Bệnh 9: Tại sao ODD cắm vào máy nhưng ko nhận? Tại sao ODD ghi đc mà đọc ko được?
>Trả lời: Bệnh của ODD (trả lời này áp dụng phần lớn cho ODD S.ATA) cũng là 1 trong những bệnh thường gặp của PC, ODD thường ổn định, nhưng lại hay gặp trục trặc từ năm thứ 2-3 khi sử dụng.
>>PC ko nhận ODD: Nguyên nhân thì có 1 vài trường hợp sau:
- Cắm cáp SATA lỏng lẻo, đứt dây bên trong vỏ caosu của dây cáp: Trường hợp cắm lại jack SATA nhưng ko khắc phục đc gì thì ta nên đổi sang 1 dây SATA khác và cắm thật khít vào cổng SATA trên mainboard.
- Do cổng jack SATA bị lão hóa, bị biến dạng do các tác nhân vật lý (kể cả mainboard, ODD lẫn dây cáp). Khắc phục trường hợp này ko dễ, dây cáp SATA thì có thể thay thế, tuy nhiên mainboard thì lại là vấn đề khác, nếu như ko còn cổng S.ATA nào khác để thay thế thì bắt buộc các bạn phải mang đi bảo hành.
- Ngoài ra thì còn các trường hợp như ODD die, hỏng mạch trong ODD dù vẫn hiện đèn báo, mainboard hỏng... nhưng lỗi này thuộc về trường hợp khó, nên đem BH, ko nhắc tới ở đây.
>>ODD ghi được nhưng ko đọc được: Lỗi này đa phần thuộc về mắt đọc của ODD. Nếu máy còn BH thì mang đi kiểm tra, còn hết BH thì các bạn có thể nhẹ nhàng tháo lắp ODD để dùng khăn mềm lau chùi cho mắt đọc. Nguyên nhân lắm lúc đơn giản chỉ do bụi bám vào mắt đọc, khiến nó ko hoạt động theo ý muốn.
*Bệnh 10: Tại sao máy đã cắm vga rời rồi mà lại chạy chậm hơn lúc chạy Onboard? Tại sao khi chơi game với Vga rời lại còn khó chịu hơn chơi trên Onboard? (Chú ý: Phải cài Driver trước khi xem xét mọi vấn đề trên Vga)
>Trả lời: Nguyên nhân đa phần nằm ở sự tương thích giữa CPU - Main - Vga. Ngoài ra đó còn nằm ở bản thân chiếc vga đó.
Hầu hết, mọi người đều lầm tưởng rằng cứ là Vga rời thì đều vip hơn, ngon hơn vga onboard. Nhưng đừng lầm tưởng! Các dòng Onboard mới, tích hợp trên các dòng Core i SB mới mà Intel cho ra đời đc coi là nỗ lực vượt bậc của Intel trên loại Vga onboard này. Sức mạnh của nó tuy ko phải là mạnh nhưng cũng đủ sức cạnh tranh với các dòng Vga rời huyền thoại như 9400GT.
Trở lại nguyên nhân tại sao lại có hiện tượng trên, chúng ta hãy xem xét:
Các bạn đang dùng Vga gì? Chip CPU gì? và cả PSU gì nữa?
>>Khi lắp Vga mới vào máy, ngoài chuyện cài Driver ra, các bạn phải xem PSU của mình có chịu đc sức mạnh của Vga đó hay ko? Ví dụ như dùng PSU noname, điện áp ko ổn định, đã vậy còn lắp thêm các dòng Vga tiêu tốn điện tới 150W hoặc hơn ở các dòng mới thì việc dùng PSU noname hoàn toàn ko ổn. Nó có thể gây ra hiện tượng co giật của máy hoặc tắc bụp, sụt nguồn, chập cháy hệ thống lúc nào mà ko hay!
>>Tiếp tới, dùng vga vip như HD6850, GTX460, HD6990... mà lại đi cùng với 1 em CPU lởm khởm Pentium 4, Celeron, thậm chí là Dual Core, C2D, Core i thấp cấp, ko tương xứng với hiệu năng của Vga. Điều này quả thật làm hệ thống của bạn bất ổn. Khi Vga xử lý quá nhanh, dồn cục tín hiệu về phía con CPU yếu đuối sẽ gây lên hiện trạng Nghẽn cổ chai cho toàn hệ thống, làm giảm hiệu năng xử lý.
P/s: Lời khuyên cho anh em. Khi xin tư vấn mua Vga, vui lòng cung cấp toàn bộ thông tin hệ thống, từ Main, CPU tới PSU và số tiền bạn có. Như vậy sẽ thuận tiện hơn cho mọi người tư vấn cho các bạn 1 chiếc Vga phù hợp nhất.
>>Ngoài ra, cũng cần phải xét tới các vga bạn mua là gì? Như đã nói ở trên, các bạn thường hay xem thường vga onboard mà nhắm tới các dòng vga rời giá rẻ, tầm trung để lấy chữ "rời" và tin tưởng rằng nó sẽ tốt hơn vga onboard các bạn đang dùng. Nhưng sự thật thì ko phải thế, Vga có phân làm nhiều loại, và khi các bạn mua vga mà ko biết thông số của nó thì sẽ đem lại điều thất vọng khôn lường. Vga có nhiều điều cần chú ý, từ phân cấp Chip GPU, cho tới Badwith, GDDR và dung lượng Vga. Điều này đã đc sắp xếp thứ tự cần xem xét trước khi mua. Các bạn thường nhầm lẫn rằng VRam càng to thì Vga càng khỏe, nhưng thật ra có chiếc Vga dung lượng chỉ 512MB nhưng chất lượng chip Vga tốt thì nó còn khỏe hơn chiếc Vga 3-4GB mà chip cùi.
Đôi khi các bạn mua phải 1 chiếc Vga VRAM to, nhưng Chip GPU thì cùi cộng với cái badwith 64bits thì gần như khó có thể chơi các game hiện tại. Còn xem Videos thì Onboard cũng có thể thực hiện rồi!
P/s: Mua Vga thì nên chú ý: Chip GPU > Badwith (nên lấy loại 128bits++) > GDDR > Điện năng tiêu thụ (Để xem PSU có chịu đc hay ko) > Cuối cùng mới tới VRAM, dung lượng Card.
*Bệnh 11: Tại sao nhà đã có đăng ký sử dụng ADSL, modem đầy đủ mà ko thể vào được Internet?
>Trả lời: Mỗi modem mua về đều có quy trình xử lý riêng của nó để định hướng đường mạng cũng như Acc quản lý modem đó trên đường dây chủ của nhà cung cấp mạng (Cái để nhà cung cấp quy định băng thông của gói cước đăng ký). Nếu như vì 1 lý do bất cẩn nào đó, bạn vô tình restart modem hay thay modem thì việc các bạn cần làm là cài đặt lại cấu hình cho Modem đó để có thể nhận đc đường truyền cho máy tính (Áp dụng cho modem TP-Link do VNPT cung cấp):
Đầu tiên, các bạn vào 1 trình duyệt web nào đó và gõ "192.168.1.1" Enter, bảng kê ID và pass hiện ra, thông thường ở mặc định id và pass sẽ là "admin - admin", bạn nhập vào và Enter.
>Trả lời: Bệnh này xác định nguyên nhân thì 99% ko phải do phần mềm, 1% thì chưa biết có ai tìm ra chưa?
Các bạn có thể nhìn vào màn hình đen đó để xác định xem thành phần nào đã đc load rồi và thành phần nào chưa loading đc để xác định xem bộ phận nào trong máy khiến cho nó ko hoạt động.
Như các bạn đã thấy trong tấm hình: Main Asus load xong, CPU C2Q Q6600 đã nhận, RAM 4GB Dual Chanel, Keyboard, mouse, hub... qua Usb cũng nhận ok.
>>Vậy, còn HDD (Hard disk driver) và ODD (ổ CD/DVD) đâu? Ta chưa thấy nó load đc?
À, lỗi có thể là đây rồi! Các bạn hãy kiểm tra xem ODD hay HDD của m' có còn ổn định hay ko? Cách tốt nhất là tháo ổ ODD ra và chạy duy nhất với HDD. Nếu HDD ko chạy thì... coi như ta đã tìm ra vấn đề hoặc với ODD cũng tương tự.
Tuy nhiên, các bạn cũng chớ nên lạm dụng cách này. Vì, có thể thấy Main ko nhận, CPU ko nhận hay RAM ko load đc thì tất nhiên PC cũng ko khởi động được. Thường nó áp dụng cho HDD và ODD thôi nhé. Lắm lúc set jump ổ IDE nhầm cũng khiến máy ko load đc.
Phần II: IE
Cho dù bạn kết nối thông qua một modem hay router thì bước đầu tiên là nhấn phải chuột lên biểu tượng kết nối trên thanh hệ thống. Từ trình đơn chọn Repair, Windows sẽ tự động xóa địa chỉ IP cũ và yêu cầu một địa chỉ mới từ bộ định tuyến hoặc nhà cung cấp dịch vụ Internet của bạn.
Trong hầu hết các trường hợp, biện pháp trên là hữu dụng. Nhưng nếu không được bạn có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng lệnh ipconfig.
Nhấn vào nút Start --> chọn Run --> gõ cmd --> tại dấu nhắc gõ lệnh ipconfig. Lệnh này sẽ hiển thị các thông số về địa chỉ IP (IP address), mặt nạ mạng con (subnet mask), gateway mặc định (default gateway) của tất cả các card mạng (bao gồm cả Wi-Fi và Bluetooth).
Để làm mới địa chỉ IP bạn phải kết hợp lệnh ipconfig với hai đối số /release và /renew. Tại dấu nhắc, gõ tiếp ipconfig /release để yêu cầu hệ thống xóa hết các địa chỉ IP đang tồn tại. Tiến trình này mất một vài giây cho đến khi màn hình DOS hiển thị địa chỉ IP và mặt nạ mạng con là các con số 0.
Bây giờ bạn gõ tiếp ipconfig /renew. Nếu lệnh được thực hiện thành công thì một địa chỉ IP mới, mặt nạ mạng con và gateway sẽ được gán. Bạn hãy thử vào lại Internet xem sao ?
Thỉnh thoảng bạn gặp trường hợp không thể vào được một trang nào đó mà trước đây vẫn truy cập được bình thường. Vấn đề có vẻ như xuất hiện ở bộ đệm phân giải địa chỉ DNS phía máy con. Domain Name System (DNS) dịch tên domain dạng chữ thành các địa chỉ IP dạng số tương ứng. Điều này giúp cho người dùng dễ dàng hơn khi chỉ cần nhớ tên trang web là www.sample.com chứ không cần phải nhớ địa chỉ IP 10.12.23.45 Việc chuyển từ www.sample.com sang 10.12.23.45 đã có DNS tự động thực hiện.
Bộ đệm ghi lại thông tin những trang web mà bạn đã ghé thăm gần đây và tăng tốc quá trình truy cập khi quay trở lại trang này. Trong một vài trường hợp bộ đệm này bị hư hoặc các thông tin về địa chỉ IP mới của trang web tương ứng chưa cập nhật kịp dẫn đến tình trạng không thể truy cập. Do vậy bạn nên dọn dẹp các thông tin trong bộ đệm để nó làm mới lại thông tin.
Nhấn vào nút Start --> chọn Run --> gõ cmd -->. Trong cửa sổ dòng lệnh, bạn gõ ipconfig /displaydns để hiển thị danh sách thông tin về các trang web truy cập gần đây. Tiếp tục gõ ipconfig /flushdns để xóa tất cả thông tin trong bộ đệm. Bây giờ bạn hãy thử truy cập lại trang web gặp vấn đề.
Lệng ipconfig còn khá nhiều đối số để giúp bạn sửa lỗi kết nối Internet. Bạn có gõ lệnh ipconfig /? hoặc ipconfig /help để tìm hiểu thêm.
Phần III: Cấu hình ADSL
1: Kết nối vào mạng VNN:
WAN Configuration
VPI: 8
VCI: 35
ENCAPSULATION: PPPoE LCC
User name: tên truy nhập
Password: mật khẩu (Có thể thay đổi)
2: Kết nối vào mạng FPT & SPT:
WAN Configuration
VPI: 0
VCI: 33
ENCAPSULATION: PPPoE LCC
User name: tên truy nhập
Password: mật khẩu (Có thể thay đổi)
3: Kết nối vào mạng Viettel:
WAN Configuration
VPI: 8
VCI: 35
ENCAPSULATION: PPPoE LCC
User name: tên truy nhập
Password: mật khẩu (Có thể thay đổi)
Trong phần TCP/IP setting của máy trạm bạn chỉ cần add thêm thông tin sau
Default Gateway: 10.0.0.2 hoặc 192.168.0.1 hoặc 192.168.1.1, ... (Đây là địa chỉ IP của router)
Preferred DNS Server:
VNN: 203.162.4.190
FPT: 210.245.0.58
Viettel: 203.113.131.1
Alternate DNS Server:
VDC: 203.162.4.191
FPT: 210.245.0.11
Viettel: 203.113.131.2
Trên đây là những thông số thiết yếu nhất để bạn có thể sử dụng internet, còn sau đây là một số thông tin thêm tuỳ theo nhu cầu sử dụng các bạn có thể dùng hay không là tuỳ ý:
LAN Configuration
IP Address: 10.0.0.2, hoặc 192.168.0.1 (Tùy ý, nhưng phải trùng với Default Gateway)
Subnet mask: 255.255.255.0
DHCP Server: Enable (Tự động cấp IP)
User Defined Start Address: 10.0.0.4 (IP đầu trong dải được cấp)
User Defined End Address: 10.0.0.254 (IP cuối trong dải được cấp)
DNS Configuration
Preferred DNS Server: 203.162.4.190 (VNN) - 210.245.0.58 (FPT) - 203.113.131.1 (Viettel) - 221.133.0.1 (SPT)
Alternate DNS Server: 203.162.4.191 (VNN) - 210.245.0.11 (FPT) - 203.113.131.2 (Viettel) - 221.133.1.1 (SPT)
Sau khi cấu hình router theo như trên đây trong phần TCP/IP settings của các máy trạm không cần phải khai báo gì cả, cứ chọn Obtain an IP Address Automatically và Obtain DNS Server Address Automatically là xong.
Để dùng được các ứng dụng khác như Web Server, FTP Server, Mail Server, VPN Server các bạn add các port dưới đây trỏ tới IP của máy chủ:
Virtual Server Configuration
Port: 80 Type: TCP (Web Server)
Port: 443 Type: TCP (Https)
Port: 21 Type: TCP (FPT Server)
Port: 1723 Type: TCP (VPN)
Port: 1701 Type: TCP (VPN)
Port: 47 Type: TCP (VPN)
Port: 25 Type: TCP (SMTP)
Port: 110 Type: TCP (POP3)
Danh sách DNS Server của các ISP Vietnam:
VNN
203.162.0.11
203.162.4.1
203.162.0.10
MegaVNN (ADSL HCM)
203.162.4.190
203.162.4.191
FPT
210.145.31.130
210.145.31.10
210.145.31.20
210.145.24.22
210.145.24.20
SPT
221.133.0.1
221.133.1.1
Viettel:
203.113.131.1
203.113.131.2
NetNam
203.162.7.89
203.162.6.71
203.162.7.80
203.162.7.89
Phần IV: Lỗi phần cứng
Máy tính của bạn bị treo và nhận được hàng tá thông báo lỗi mà không biết giải quyết ra sao? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những lỗi thường gặp nhất trong quá trình sử dụng và cách thức để giải quyết những lỗi đó theo cách đơn giản nhất.
Những lỗi thường gặp trong quá trình duyệt Web: Đang duyệt web bình thường, bỗng nhiên trình duyệt web lại xuất hiện 1 thông báo với những thông tin rắc rối và bạn không thể duyệt web như bình thường nữa. Dưới đây là những thông báo lỗi mà bạn thường gặp nhất khi truy cập vào 1 trang web và cách thức để giải quyết vấn đề nếu chúng xảy ra.
404: Not Found
Lỗi 404 Not Found hiện ra bên trong cửa sổ trình duyệt Internet trong quá trình bạn lướt web. Thông báo lỗi 404 Not Found thường được thiết kế riêng trong từng website, mỗi một trang web sẽ có 1 hình thức thông báo khác nhau cho lỗi này, tuy nhiên thường gặp nhất sẽ là những thông báo có nội dung như:"404 Error", "Page cannot be displayed", "Internet Explorer cannot display the webpage", "404: Not Found", "The page cannot be found", "Error 404: NOT FOUND", "HTTP 404 - File not found", "Not Found"…
Nguyên nhân: Lỗi 404 Not Found xuất hiện khi trang web bạn truy cập không thể tìm thấy trên server.
Khắc phục:
1. Nhấp chuột vào nút refresh/reload trên cửa sổ trình duyệt hay gõ lại địa chỉ URL trên thanh địa chỉ. Lỗi 404 Not Found xuất hiện ngay cả khi không có vấn đề gì thực sự xảy ra, nên thực hiện các công việc trên để load lại trang web có thể khắc phục được lỗi.
2. Kiểm tra địa chỉ URL: Đôi khi có khả năng lỗi 404 Not Found xuất hiện vì địa chỉ URL bị gõ sai hay đường link bạn nhấp chuột vào dẫn đến một địa chỉ sai. Kiểm tra lại thật kỹ để đảm bảo rằng không có sai sót nào trong đường dẫn (chẳng hạn như 1 ký tự trắng thừa...)
3. Lùi một mức địa chỉ URL cho đến khi bạn thấy cái gì đó. Chẳng hạn, nếu địa chỉ của website là www.trangweb.com/a/b/c.htm xuất hiện lỗi 404 Not Found, hãy thử truy cập www.trangweb.com/a/b/. Nếu vẫn xuất hiện lỗi trên, hãy thử www.trangweb.com/a/. Việc này giúp bạn tìm kiếm hay ít nhất giúp bạn xác nhận địa chỉ trên còn tồn tại hay không.
4. Truy cập trang web http://downforeveryoneorjustme.com, điền địa chỉ trang web xuất hiện lỗi 404: Not Found vào công cụ tìm kiếm này, và nó sẽ nói cho bạn biết hoặc website không còn tồn tại (nghĩa là lỗi 404: Not Found xảy ra thật) hay vấn đề ở phía bạn (do đường truyền hoặc do 1 lý do nào đó).
500: Internal Server Error
Tương tự như lỗi 404: Not Found, lỗi 500: Internal Server hiện ra trong cửa sổ trình duyệt trong quá trình duyệt web. Thông báo "500 Internal Server Error"có thể được thiết kế bởi từng website. Tuy nhiên, những nội dung thông báo chính vẫn sẽ chứa đụng các thông tin sau: "500: Internal Server Error", "HTTP Error 500 - Internal Server Error", "500 Error"...
Nguyên nhân:
Lỗi 500 Internal Server báo hiệu có gì sai sót ở server của website hoặc server không thể xác định vấn đề chính xác là gì.
Khắc phục:
500 Internal Server là lỗi ở phía server, không phải tại máy tính hay đường truyền Internet của bạn. Dù vậy có vài điều bạn có thể làm:
1. Nhấp chuột vào nút refresh/reload trên cửa sổ trình duyệt hay gõ lại địa chỉ URL. Bởi vì lỗi 500 Internet Server Error thường mang tính chất tạm thời, nên tiến hành load trang lui lại nhiều lần có thể khắc phục được.
2. Nếu bạn không thể đợi hay bạn có thể giúp, hãy thử liên lạc với webmaster (người chủ) của trang web đó nếu biết được email liên lạc của họ.
403: Forbidden
Như trên, lỗi 403 Forbidden hiện ra trong cửa sổ trình duyệt và cũng thường được thiết bởi từng website.
Nguyên nhân:
Lỗi 403 Forbidden biểu hiện việc truy cập trang web bị cấm vì vài lý do.
Khắc phục:
1. Lý do phổ biến nhất là do sai địa chỉ URL. Hãy kiểm tra địa chỉ URL và chắc chắn là bạn đúng.
2. Nếu bạn chắc trang web bạn truy cập là đúng, thì lỗi 403 Forbidden có thể là nhầm lẫn. hãy thử liên lạc với webmaster hoặc các trang web khác để thông báo vấn đề.
3. Ngoài ra, có thể bạn đang cố gắng vào 1 trang web mà quyền truy cập chỉ dành cho những ai có thẩm quyền. Trong trường hợp này, không còn cách nào khác là đành phải truy cập vào trang web khác.
503 Service Unavailable
Tương tự như lỗi 500 ở trên, lỗi 503 là lỗi tạm thời xảy ra khi trang web ngừng hoạt động hay server để chứa trang web đang có vấn đề tạm thời. Khi gặp lỗi này, cách duy nhất của bạn là đợi 1 thời gian rồi quay lại trang web này hoặc chờ cho đến khi trang web và server hoạt động lại bình thường.
408 Request Timeout
Lỗi 408 Request Timeout xảy ra khi yêu cầu bạn gửi đến server của trang web mất 1 thời gian quá lâu để nhận được hồi đáp, nghĩa là trang web bạn yêu cầu không thể tải xuống trình duyệt web hiện tại thì lỗi này sẽ xuất hiện. Nói cách khác, kết nối của bạn đến website sẽ bị “time out”. Lỗi thường xảy ra khi tốc độ kết nối Internet của bạn quá chậm hay bị chiếm phần nhiều tốc độ bởi 1 công việc khác.
1. Cách khắc phục đơn giản nhất là thử reload lại trang web bằng cách nhấn Refresh trên cửa sổ trình duyệt cho đến khi trang web được load thành công.
2. Vấn đề có thể xảy ra với kết nối Internet của bạn. Để chắc chắn, hãy thử truy cập vào 1 trang web khác để kiểm tra xem tốc độ Internet có ổn định hay không. Nếu tốc độ truy cập vào các trang web khác vẫn đạt tốc độ bình thường, có thể lỗi phát sinh do phía website và server cung cấp.
3. Mặt khác, nếu tất cả các trang web đều truy cập rất chậm, vấn đề là do đường kết nối Internet của bạn. Hãy kiểm tra lại có phần mềm nào đang tự động update hay download hay không. (các chương trình này sẽ chiếm hết đường truyền Internet khiến việc truy cập bị ảnh hưởng).
4. Ngoài ra, lỗi 408 Request Timeout thường xảy ra đối với các trang web có lượng truy cập lớn, khiến việc truy cập của bạn sẽ bị cản trở và ảnh hưởng. Trong trường hợp này, hãy kiên nhẫn đợi chờ những người khác sẽ rời trang web để nhường chỗ cho bạn ghé thăm.
Chúng ta hãy cùng nhau tiếp tục điểm qua những lỗi thường gặp phải khi sử dụng máy tính và cách thức để giải quyết chúng.
Những lỗi thường gặp liên quan đến hệ thống và phần cứng:
Ở phần trước, chúng tôi đã giới thiệu đến bạn những lỗi xảy ra khi kết nối mạng và duyệt web. Trong phần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu đến bạn những lỗi thường gặp phải liên quan đến phần cứng, bộ nhớ và file hệ thống cũng như cách thức khắc phục nếu gặp các lỗi này.
Lỗi “NTLDR is Missing”
Có nhiều cách khác nhau để thông báo lỗi mất file NTLDR, thông thường như sau:
- "NTLDR is missing
Press any key to restart"
- "NTLDR is missing
Press Ctrl Alt Del to restart"
- "Boot: Couldn't find NTLDR
Please insert another disk"
Lỗi "NTLDR is missing” xuất hiện không lâu sau khi khởi động máy. Windows XP chỉ mới bắt đầu load thì thông báo lỗi xuất hiện.
Nguyên nhân
Có nhiều khả năng gây ra lỗi NTLDR. Lý do phổ biến nhất là khi máy tính đang boot từ ổ cứng hay ổ flash gắn ngoài mà lại không được định dạng chính xác. Điều này cũng có thể xảy ra nếu bạn boot từ ổ quang (CD Rom) hay ổ đĩa mềm.
Các khả năng khác bao gồm hỏng file hệ thống, vấn đề với ổ cứng và hệ điều hành, BIOS quá hạn (hết pin CMOS), cáp IDE bị hỏng…Lỗi này chỉ xảy ra cho hệ điều hành Windows XP, bao gồm Windows XP Professional và Windows XP Home Edition. Windows Vista không sử dụng NTLDR.
Khắc phục
1. Khởi động lại máy.
2. Kiểm tra ổ đĩa cứng và ổ quang.
Nếu bạn thấy đây là nguyên nhân của vấn đề, bạn có thể cân nhắc thay đổi lệnh boot trong BIOS. (thay đổi để máy tính khởi động từ ổ cứng hay từ CDRom, tùy trường hợp).
3. Kiểm tra ổ cứng và các thiết lập trong BIOS.
4. Khôi phục NTLDR và file ntdetect.com từ đĩa cài đặt Windows XP.
5. Tạo phân vùng boot mới trong Windows XP.
6. Mở case của máy tính ra và kiểm tra xem các dây nối ổ cứng tới mạch chủ có đúng không. Nếu không giải quyết được thì thay dây mới và thử lại.
7. Update BIOS của mainboard.
8. Cài lại Windows XP. Việc này sẽ xóa hoàn toàn Windows XP trong máy bạn và cài lại. Dù nó sẽ giải quyết hầu hết lỗi NTLDR, nhưng bạn nên nhớ phải sao lưu lại những dữ liệu quan trọng trước khi tiến hành (tháo ổ cứng gắn vào máy tính khác để sao lưu).
9. Nếu mọi cách đều thất bại, có thể bạn đang có vấn đề với ổ cứng. Hãy thay ổ cứng và cài mới Windows XP.
Lỗi “D3dx9_36.dll Not Found”
Lỗi D3dx9_36.dll có thể xuất hiện với các thông báo như sau:
- "D3DX9_36.DLL Not Found", "File d3dx9_36.dll not found"
- "The file d3dx9_36.dll is missing"
- "D3DX9_36.DLL is missing. Replace D3DX9_36.DLL and try again."
- "D3dx9_36.dll not found. Reinstalling might help fix this."
- "Missing component d3dx9_36.dll”
Lỗi D3dx9_36.dll xuất hiện khi một chương trình phần mềm, thường là game được kích hoạt.
Nguyên nhân
Lỗi d3dx9_36.dll là do vấn đề với Microsoft DirectX. File d3dx9_36.dll là một trong nhiều file tương tự chứa trong DirectX. Vì DirectX được sử dụng trong hầu hết game và các chương trình đồ họa cấp cao dựa trên Windows nên lỗi d3dx9_36.dll chỉ xảy ra khi sử dụng những chương trình này. Bất cứ hệ điều hành nào của Microsoft, từ Windows 98 cho đến Windows 2000, Windows XP, and Windows Vista đều có thể bị ảnh hưởng bởi d3dx9_36.dll.
Khắc phục
Trong bất cứ tình huống nào đừng download file d3dx9_36.dll mới từ các site. Vì nhiều lý do, việc này không tốt chút nào. (đặc biệt, những file download được từ Internet ẩn chứa những nguy cơ chứa virus rất cao). Nếu bạn đã download, hãy xóa nó đi.
1. Khởi động lại máy.
2. Cài đặt bản mới nhất của Microsoft DirectX 9
3. Nếu dùng bản DirectX mới nhất của Microsoft không giúp sửa lỗi, hãy tìm chương trình cài DirectX trong game hay CD/DVD. Thông thường, nếu game hay chương trình sử dụng DirectX, các nhà phát triển phần mềm sẽ lưu một bản DirectX trong đĩa cài.
4. Xóa bỏ game hay phần mềm rồi cài lại.
5. Khôi phục file d3dx9_36.dll từ gói phần mềm DirectX 9.
Lỗi “Res://ieframe.dll/dnserror.htm#”
Lỗi ieframe.dll khá là khác nhau và thật sự phụ thuộc vào nguyên nhân của vấn đề. Một vài trong những thông báo lỗi ieframe.dll phổ biến nhất như sau:
- “Res://ieframe.dll/dnserror.htm#","File Not Found
- C:\WINDOWS\SYSTEM32\IEFRAME.DLL”…
Những kiểu lỗi ieframe.dll “not found” hay “missing” thường gặp nhất xảy ra khi sử dụng Internet Explorer 7 hay Visual Basic 6. Thông báo "Res://ieframe.dll/dnserror.htm" và những thông báo liên quan thường gặp hơn và hiện ra trong cửa sổ trình duyệt Internet Explorer 7.
Nguyên nhân:
Lỗi ieframe.dll liên quan đến IE 7. Trong nhiều trường hợp, cài đặt IE 7 sẽ gây ra lỗi này. Những nguyên nhân khác bao gồm virus, Windows Update, thiết lập sai firewall, phần mềm bảo mật quá hạn…
Khắc phục:
Trong bất cứ tình huống nào, bạn cũng đừng download file ieframe.dll từ các site. Vì nhiều lý do đã được nêu ở trên. Nếu bạn đã download, hãy xóa nó đi. Làm theo 1 trong các phương pháp sau để khắc phục lỗi:
1. Khởi động lại máy tính.
2. Cài đặt bản mới nhất của Internet Explorer. Cho dù bạn thiếu file ieframe.dll hay gặp thông báo lỗi về nó, cài lại hoặc nâng cấp bản mới nhất của Internet Explorer sẽ giải quyết mọi vấn đề với file ieframe.dll.
3. Bạn đang dùng Visual Basic 6 để lập trình ? Đừng lo, đổi reference trong Microsoft Internet Controls từ ieframe.dll thành shdocvw.ocx. Lưu project lại rồi mở nó sau.
4. Khởi động lại router, switch, modem và bất cứ thứ gì dùng để kết nối Internet hay các máy tình khác trong đường mạng của bạn. Nếu vấn đề nằm ở những thứ này thì khởi động lại có thể giải quyết được.
5. Quét virus trên máy tính. Thỉnh thoảng lỗi ieframe.dll là do máy bạn nhiễm virus.
6. Tắt Windows Firewall trong Windows XP nếu bạn đã cài firewall khác. Chạy 2 ứng dụng firewall cùng lúc có thể gây nên sự cố nên nếu bạn có các phần mềm như ZoneAlarm, Norton Personal Firewall, Comodo Firewall…, sau đó bạn không nên chạy đồng thời firewall của Windows.
Chú ý: Cho dù bạn khẳng định Windows firewall đã bị tắt, hãy kiểm tra lại. Vài chương trình bảo mật của Microsoft có thể tự động bật firewall.
7. Update tất cả những firewall không phải của Microsoft và những phần mềm bảo mật khác.
Chú ý: Nếu bạn đã dùng bản mới nhất của phần mêm bảo mật, hãy thử xóa nó đi rồi cài lại. Việc cài lại có thể chặn được thông báo lỗi ieframe.dll.
8. Đến trang Windows Update (http://windowsupdate.microsoft.com/) và cài bất cứ bản cập nhật nào mà Microsoft đề nghị. Có thể những bản nâng cấp trước đó của Microsoft đã gây ra lỗi, cài bản nâng cấp có thể giải quyết.
9. Xóa các file temporary trong Internet Exploer 7. Vài lỗi ieframe.dll có thể do các file temporary.
10. Tắt các add-on của Internet Exploer 7 từng cái một. Một trong số các add-on có thể là nguyên nhân gây lỗi.
11. Thiết lập bảo mật của Internet Exploer 7 về mặc định. Vài chương trình, kể cả các bản cập nhật của Microsoft thỉnh thoảng thay đổi các thiết lập bảo mật.
12. Đưa thư mục IE7 Temporary Files về vị trí mặc định trong Windows XP. Nếu thư mục Temporary Internet Files bị di chuyển khỏi vị trí ban đầu, cho dù có bật cả Protected Mode lẫn Phishing Filter, lỗi ieframe.dll vẫn sẽ xảy ra.
13. Tắt Phishing Filter trong IE 7. Đây không phải ý hay nếu bạn không cài phishing filter khác, nhưng trong vài trường hợp nó giúp giải quyết lỗi ieframe.dll.
14. Tắt Protected Mode trong IE 7. Trong vài trường hợp cụ thể, nó giúp giải quyết lỗi ieframe.dll.
Còn rất nhiều lỗi liên quan đến hệ thống và phần cứng mà chúng ta thường gặp phải trong quá trình sử dụng máy tính, Dân Trí sẽ tiếp tục giới thiệu đến bạn ở phần sau.
PHẦN V :5 tuyệt chiêu tăng tốc độ Internet 3G
Kết nối Internet bằng sóng di động 3G không còn xa lạ với nhiều người nhưng 5 tuyệt chiêu sau đây giúp tốc độ kết nối được cải thiện một cách đáng kể.
Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau thừa nhận một điều rằng tốc độ kết nối thực tế không bao giờ được như những gì các nhà mạng đang quảng cáo. Có điều, trong nhiều trường hợp bạn chỉ cần thay đổi một chút xíu cũng đủ để sự bực dọc vơi đi rất nhiều.
1. Hãy sử dụng một đoạn dây cáp nối USB
Bạn đang kết nối Internet cho chiếc laptop bằng một USB 3G (dongle)? Xin chúc mừng nhưng hãy đừng cắm trực tiếp chiếc USB đó vào laptop mà thay vào đó là dùng một đoạn dây cáp nối USB (có giá bán rất rẻ ngoài thị trường).
Việc đưa chiếc USB ra xa khỏi laptop không những giúp giảm sự nhiễu sóng (từ trường hay các loại sóng khác như wi-fi, bluetooth..) mà còn giúp bạn có thể linh hoạt điều chỉnh vị trí của chiếc USB nhằm có được hướng bắt sóng tốt nhất với cường độ tín hiệu mạnh nhất.
Sau khi nối USB 3G vào laptop bằng một đoạn cáp rời, hãy nhẹ nhàng chỉnh hướng của chiếc USB, chắc chắn bạn sẽ thấy ở một số vị trí, tốc độ kết nối cao hơn hẳn.
2. Hãy mua một chiếc USB ngoài
Mua một chiếc USB (thực chất là chiếc modem) của nhà mạng nào đó sẽ rẻ hơn nhưng bạn bị trói vào chất lượng của nhà mạng đó. Giải pháp là hãy chấp nhận tốn kém hơn 1 chút để mua 1 chiếc USB ngoài (tất nhiên là vẫn phải là sản phẩm của một nhà sản xuất uy tín) và chuyển sang sử dụng các gói cước trả trước. Mục đích chính của việc này là giúp bạn có thể sử dụng bất kỳ nhà mạng nào có cung cấp dịch vụ 3G.
Tại những khu vực khác nhau, chất lượng tín hiệu 3G thường là không giống nhau và khi đó, với một chiếc USB tự do bạn có thể thay chiếc SIM của nhà mạng khác để thử cải thiện tốc độ kết nối.
3. Hãy chuyển sang dùng DNS mở
Nếu tín hiệu 3G rất mạnh nhưng tốc độ kết nối, tốc độ tải trang của bạn lại “rùa bò”, rất có thể là do lỗi của dịch vụ DNS (Domain Name Service) của nhà mạng mà bạn đang sử dụng. Theo các chuyên gia về di động và không dây, DNS của các nhà mạng thường rất “lởm khởm” và trong trường hợp này, hãy thử chuyển sang sử dụng OpenDNS.
4. Hãy thử sử dụng điện thoại di động
Nếu bạn đang kết nối Internet 3G trong nhà nhưng gặp khó khăn trong việc kết nối? Hãy thử bỏ chiếc USB ra và thay vào đó là kết nối thông qua chiếc smartphone của bạn. Khi kết nối bằng điện thoại di động, bạn có thể di chuyển nó đến những nơi gần cửa sổ - nơi có tín hiệu mạnh hơn.
Bên cạnh đó, nếu thường xuyên phải làm việc bằng Internet di động trong nhà bạn cũng nên tính đến việc mua một chiếc Wi-Fi router di động. Cắm chiếc USB 3G vào router này và kết nối như thể bạn đang làm việc bằng wi-fi. Đây cũng là giải pháp tuyệt vời cho việc chia sẻ kết nối này với nhiều máy tính khác trong phòng.
5. Hãy thay đổi gói cước
Các nhà mạng thường có những chính sách khác nhau với từng gói cước trả trước hay trả sau. Thông thường, để khuyến khích các khách hàng trung thành với mình hoặc các khách hàng có nhu cầu sử dụng cao, nhà mạng thường có sự ưu đãi nhiều hơn cả về tốc độ, mức dung lượng sử dụng…
Nếu xác định thường xuyên phải sử dụng dịch vụ Internet di động qua sóng 3G, hãy lựa chọn các gói cước trả sau phù hợp và tận hưởng sự ưu ái của nhà mạng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top