#1
MẪU CHUYỆN SỐ I
Tình yêu mở đầu là hạnh phúc, nhưng khi kết thúc đi lại là nỗi buồn day dứt.
Tôi có quen một đứa bạn từ thời cấp 3, năm ấy nó và thằng H quen nhau say đắm lắm. Thời đó công nghệ thông tin còn chưa phát triển hết, muốn nói chuyện với nhau phải gặp mặt, vậy mà chúng nó kiên trì phết ấy chứ, ngày loằn nào đi học cũng gặp nhau mặc dù học khác lớp khác buổi đấy.
Con bạn tôi là cái T năm ấy chỉ mới 16 tuổi thôi, còn H thì đã 18 tuổi và sắp ra trường rồi. Tụi nó gặp nhau ở quán nước mía đầu lề đường, xong trúng tiếng sét ái tình quen nhau đến tận bây giờ. Tôi còn phải nể bọn chúng nhiều.
Có hôm tôi thấy 2 nó dắt chiếc xe đạp cà tàn trên đường, nhìn thôi tôi đã biết nó tàn cỡ nào rồi. Cổ xe cong quẹo đi không ra hình thù gì, màu xe đã xám đi theo đó là vết rỉ sét khó coi. Nhưng điều khiến tôi chú ý là yên xe phía sau vẫn luôn lót một tấm vải màu, còn bọn nó thì vẫn tươi cười dắt nhau đi qua từng con đường, từng bóng cây một. Thấy tôi cái T lại bắt đầu lanh lảnh chọc ghẹo
" Ơ kìa đến giờ L vẫn chưa có anh nào để ý nhỉ, hay để tao mai mói cho anh đầu xóm kia "
Tôi nghe xong mà tức nghẹn không nói nên lời, khổ thân tôi có đứa bạn khốn nạn thật.
Trường tôi theo học năm đó là một ngôi trường nằm sâu trong đồng, xung quanh đều là đồng ruộng và cây cối om tòm. Muốn tới trường đa số học sinh phải đi nửa tiếng đồng hồ mới đến được, mà còn phải chịu cái nắng nóng khó chịu vì đường đi hai bên chỉ toàn lúa, không hề có cây bóng râm nào. Khi ấy nước còn nghèo chưa phát triển, cuộc sống còn lạc hậu và dân thì nghèo nàn không đủ ăn đủ mặc. Gia đình tôi thì thuộc tầng lớp khá giả đủ ăn đủ mặc. Còn cái T và H thì lại khó khăn hơn một chút, nói chung để được đi học gia đình 2 bên cũng phải ăn chi mặc tiếc để góp tiền cho 2 đứa nó ăn học đến nơi đến chốn.
Cuối năm ấy nhà trường tổ chức tiệc chia tay anh chị khoá 12. Nói tiệc cho sang mồm chứ cũng gì nhiều đâu, mỗi đứa 1 bịch bánh hai ba cái kẹo rồi ngồi lại tâm sự về 3 năm cấp 3 thôi ấy mà. Nhưng lúc đó thằng H nó không đi, tôi chỉ thấy cái T nó lủi thủi đi học một mình, tôi thấy thương nhưng vẫn là cái tính hay trêu.
" Giận nhau hay sau mà đi một mình rồi "
Ngay lập tức mặt T nhăn lại liền, mẻ đáp lại
" Chả biết hắn bị gì hôm nay không rước tao đi học, phải đi bộ vào trường tức chết ... "
Chưa kịp dứt lời đằng xa 1 thằng cu chắc độ 7 8 tuổi gì đấy chạy lại, nhìn vẻ mặt mệt nhọc khó coi lắm.
" Chị là chị T phải không, anh em bị tai nạn đang nằm ở trạm y tế đầu làng rồi "
Cái T nghe xong đứng hình luôn, tôi phải gọi mấy lần nó mới hoàn hồn trở lại, xong 2 đứa lại chạy như bay đến trạm y tế xem tình hình. Vì xe tôi là xe loại mới, chạy khá tốt cộng thêm tôi chơi thể thao từ nhỏ, sức phải dạng trâu bò rồi nên đạp 6 7 phút đã đến được trạm rồi.
Vừa vào tôi và cái T còn hoản hồn, toàn thân H hầu như đều bị thương. Tay trái và chân trái được bác sĩ bó bột, tay phải có vệt đỏ dài từ trên xuống, mặc dù được băng lại nhưng vẫn rỉ máu . Chân phải đều là vết thương chằn chịt, máu thịt lẫn lộn khiến tôi che miệng buồn nôn. Mắt nhắm tịt sắc mặt trắng nhợt, cái T đứng kế bên thấy vậy liền nước mắt chảy dài, 2 mắt nhoè đi chưa từng thấy, có vẻ kích động lắm nó cứ gọi tên thằng T mãi, nghe tha thiết xót lòng lắm.
Tôi và chị y tá ở đó phải gồng mình hợp sức mới giữ được người nó lại, vì bác sĩ vừa mới băng bó vết thương cho H xong, nếu chạm vào người thì vết thương sẽ bị rách và máu loang ra nhiều. Mãi 10 phút sau nó mới bình tĩnh trở lại, vẻ mặt đờ đẫn nhìn H nằm ở bên trong. Lúc này chợt nhớ ra gì đó, tôi quay phắt sang hỏi thằng cu
" Em là ai mà biết chị T "
" em là em ruột của anh H "
Lúc này tôi mới vỡ lẽ, hoá ra là anh em ruột bảo sao vừa bảo anh em bị tai nạn con T nó đã biết là ai ngay.
Nhìn nó ngồi đờ đẫn tôi mạo muội hỏi thêm 1 câu nữa
" Tại sao anh em bị tai nạn "
Thằng nhóc mắt buồn rười rượi như muốn khóc đến nơi, nhưng vẫn nén lại kể tôi nghe
" Hồi sáng anh em bảo em đem thúng khoai ra chợ bán để mẹ với cha đi cấy lúa nhà ông Tư rồi anh em ra phụ dọn hàng sau. Hình như hôm nay trường có tiệc nên anh ấy anh mặc đẹp lắm, cứ ngồi chỉnh đi chỉnh lại tóc trước gương cả buổi nên mới đi sau. Nhưng mà vừa đi chưa được bao lâu thì bị con ông Hai làng bên chạy xe tông trúng nên mới thành ra như vậy, lúc em đến thì chỉ thấy người ta cõng anh em trên người toàn vết thương đến trạm "
Tôi nghe xong mà tức điên người, vừa tức vừa thương cho H rồi lại nhìn sang T, chỉ biết lắc đầu thở dài.
Khoản thời gian sau đấy cái T hay đến thăm H vào mỗi lúc tan học về, lúc đầu là vậy nhưng dần dần nó bỏ học luôn. Chuyện kéo dài được 1 tháng tôi bắt đầu tò mò và hiếu kì nó làm gì hay nghỉ học luôn rồi mà chẳng thấy ai báo cáo hết. Hôm sau tôi xin nghỉ hẳn 1 hôm để theo dõi nó, quả như tôi suy đoán nó không quẹo lại trường mà đi đến trạm thăm H chân còn đang băng bó. Hai đứa 1 tháng nay có vẻ hạnh phúc lắm, trong ánh mắt đối phương vẫn là sự hiện diện của nhau.
Sau khi thăm xong nó lại tiếp tục chạy xe trên con đường ngoằn nghèo, chạy sâu một hồi thì tới nhà 1 thầy pháp cao siêu trong làng tôi. Nó bước vào bên trong trên tay thì cầm 1 cái bọc đen, tôi không dám đến gần mà chỉ đứng thập thò phía sau cây ô môi gần đấy nhìn thôi. Mãi mười mấy hai chục phút sau nó mới bước ra, tay trống trơn so với ban đầu. Rồi nó lại đạp xe đi tiếp, tôi vẫn rình mò đi phía sau nó.
Bỗng nó dừng ở một tiệm đan lục bình cập mé sông, thấy nó tươi cười chào chủ tiệm rồi lại ngồi hì hục đang từng cái vỏ, cái thúng lục bình mà tôi mới hiểu dần. Tôi thì mua đại 1 ly cafe gần đấy mà nhìn nó làm, vì tôi quyết 1 ngày hôm nay theo dõi nó cơ mà.
Chiều tối 6h nó lại chào chủ tiệm rồi đi về, trên tay cầm theo vài đồng bạc. Nó chạy đi mua 1 tô cháo trắng rồi lại cặm cụi đạp xe đến trạm, lúc đầu là thăm và bón cho thằng H ăn từng miếng cháo, về sau lại đi tìm gặp bác sĩ đã cứu H nói chuyện. Trạm y tế khi đó có 1 hàng rào sắt bao bộc xung quanh ít cho ai vào nếu như không có lý do chính đáng, nhưng vì tìm hiểu câu chuyện mà tôi bất chấp leo rào dài gần 2m vào bên trong. Mò theo lối đi phía sau phòng mà tôi nghe được loáng thoáng câu chuyện của họ.
- " Hôm nay là hạn chót nộp tiền rồi, cấp trên không thể cho cháu khuất nợ mà bác thì không thể bao che cho cháu mãi được "
Cái T nghe xong mắt buồn lắm, lấy trong túi ra 1 túi tiền nhỏ, nó nói với giọng nghẹn ngào
- " Cháu chừng này cũng không biết phải làm sau, cháu cũng không biết đào đâu ra nhiều tiền để mà trả "
Có lẽ xuất phát từ lòng nhân hậu, bác sĩ chỉ nhận số tiền rồi thôi không nói gì nữa. Cái T nó vui lắm, nước mắt trực trào rối rít cảm ơn bác ấy.
Tôi cứ nghĩ mọi chuyện đã giải quyết xong và nó sẽ lại đi học như bình thường nhưng nó vẫn tiếp tục nghỉ. Một ngày nhà trường báo tin về cho gia đình biết, mẹ nó nghe tin sốc đến mức xỉu tại chỗ làm, còn cha nó đánh nó không ra thể thống gì, đánh đến mức đỏ mặt tía tai vì đau, roi rướm cả máu đỏ. Tôi thấy thương nó lắm nhưng vẫn thấy nó đáng trách, cái thời mà lạc hậu như vậy chỉ có học mới là con đường cứu được gia đình nó khỏi cái nghèo khổ đói nát kia thôi. Phụ lòng cha mẹ, bỏ bê học hành để điên cuồng đi theo con tim mình thật sự tôi không thể tha thứ và dung túng nổi
2 tháng sau kể từ khi thằng H bị tai nạn, cả 2 đứa bỏ gia đình theo nhau lên Sài Gòn lập nghiệp, là tôi nói lập nghiệp vậy thôi chứ một đứa con gái 16 tuổi đầu và một thằng chỉ mới học xong cấp 3 thì lập nghiệp cái kiểu gì ở cái đất khách quê người đó ?
Câu chuyện về 2 đứa nó được cả xóm tôi đồn khắp cái tỉnh năm ấy, hầu như đi đâu tôi cũng nghe thấy. Nếu nói tình yêu là thứ con người quên mất lý trí, điên cuồng chạy theo nó thì miệng người lại chính là thứ vũ khí sắc nhọn nhất, họ biến tấu rồi lại kể câu chuyện một cách châm biếm đến mức lệch lạc khó hiểu. Nhưng rồi vài ba năm sau câu chuyện ấy lại bị lãng quên nhanh đi, tôi cũng dần quên bén đi.
Năm năm sau tôi gặp nó ở một dãy trọ nằm ngoài Sài Gòn một chút, lúc ấy nó đang làm công nhân ở một công ty thực phẩm nhỏ gần đấy. Trải qua năm năm rời đi bỏ xứ trông nó khác hẳn, không còn là vẻ mặt vui tươi như năm ấy mà là đôi mắt sâu thẳm mệt mỏi, bàn tay thô ráp và nhăn nheo khó coi. Hỏi ra mới biết, năm đó nó bỏ đi là nghe theo lời của thằng H lên đây làm ăn lập nghiệp kiếm tiền gửi về cho cha mẹ ở quê.
Sài Gòn nó đúng là nơi khởi đầu cho sự nghiệp thật, nhưng eo ơi để mà lập nghiệp trên cái mảnh đất đó, nói thật nó mỏng manh và rủi ro gấp trăm lần chơi lô đề nữa. Sài Gòn nhiều công việc thật, nhưng người cũng không thiếu, đơn giản chỉ là hoà mình vào dòng chảy của Sài Gòn mà thôi, muốn đổi đời ? Xin lỗi, căn cơ mà không đủ thì ở đâu cũng như vậy mà thôi.
Năm năm trước đặt chân lên đây 2 đứa nó xin vào làm 1 quán ăn lề đường, ngày thì đi làm đêm thì ngủ ngay cái cống gần sông chứ không tiền mà thuê được cái chỗ ngủ đàng hoàng. Thời gian trôi qua chúng nó làm ra tiền mua được 1 phòng trọ nhỏ ở cuối dãy. Ban ngày thì đèo nhau trên chiếc xe dream tàn còn đang trả góp đi làm, đêm đến lại đi bộ quanh bờ hồ chứ tiền đâu mà mua một cây cá viên chiên hay một ly nước mía uống. Bữa nào sang lắm thì gọi một ly trà đá rồi đem hạt dưa theo cắn, không thì ngồi bên ngoài bờ tường nghe kịch đang phát bên trong chứ làm gì tiền mà vào trong xem được, chính là cái kiểu tình yêu không tiền không tham vọng, khiến cho tôi chỉ có thể tự cảm nhận chứ không thể viết thành lời được.
Năm tháng đó là năm tháng tươi đẹp, là thanh xuân của đời người, nếu như tình yêu năm mươi lăm tuổi của tôi vẫn còn thì tôi cũng giống chúng nó vui vẻ cắn hạt dưa rồi lại nhìn nhau cười tít mắt, hay đơn giản chỉ là đèo nhau qua từng con đường rồi tối đến ôm nhau ngủ hạnh phúc, nhưng không thể, tham vọng tiền của tôi lớn hơn thế.
Chúng nó có chiếc xe dream cũ đã bị rỉ sét, chạy đi thì nghe tiếng mà không chạy thì nhìn khó coi, chiếc xe ấy là thành quả tụi nó sống 4 năm trên mảnh đất này mà mua được, nhưng cũng chỉ đủ để mua trả góp từ từ. Có lần tụi nó đang đi thì xe bị hư từ chỗ làm về nhà, nhưng nghèo mà làm gì có tiền sửa, thế là chúng nó cùng nhau dắt xe về, cả mấy cây số chứ đùa vậy. Cũng may hôm sau ông lão sửa xe đầu hẻm thương tụi nó quá nên sửa cho không lấy tiền, tụi nó như sống lại vui vẻ tiếp tục đi làm.
Nhưng rồi sống ở cái đất khách quê người, cốt lõi sâu bên trong con người cũng dần mất đi khiến tôi cũng phải tha hoá về cái xã hội tồi tàn này. Sài Gòn lạnh lắm những ngày cuối thu, rét buốt bao nhiêu vẫn không bằng lòng người bây giờ, là cái kiểu lạnh tê tái bên trong lẫn bên ngoài của một con người, đúng như cái cách người ta hay nói, là hồn lìa khỏi xác !
Hai đứa nó thật là giống nhau, giống nhau đến mức khiến tôi khinh bỉ xem thường nhưng lại đau lòng thương xót, là cái kiểu tình yêu mù quáng rồi bị đường đời dồn ép vào tận sâu bên trong đáy vực xã hội mà không thể nào ngoi đầu lên được. Cái cám dỗ ở tuổi hai mươi ba mãi là bước ngoặt của cuộc đời, đến khi rời xa nhân thế vẫn không thể quên được. Năm tháng đó vì quá nghèo túng mà thằng H nó đi theo con đường cờ bạc rồi hút chích, cái T ban đầu thì khuyên ngăn nhưng rồi cũng va vào vũng lầy tăm tối. Chúng nó bỏ luôn cả công việc ở công ty mà đi theo một tên trùm xóm, là đi theo hầu hạ, làm trâu làm ngựa chỉ để lấy được vài liều thuốc cỏn con thoả mãn tâm trí điên đảo của mình. Tên trùm đó không phải dạng tốt đẹp gì, là cái kiểu làm ăn bất lương mà đời người ta vừa coi thường vừa sợ hãi. Nếu tôi nói ra công việc của cái T liệu bạn có nhăn mặt khinh bỉ? Chính là cái công việc hạ đẳng thấp hèn nhất của một đời con gái, là công việc bị người đời cười chê xua đuổi vì cốt cách của một đứa con gái hoàn toàn bị phá hủy.
Nhưng mà bạn biết không, chúng nó vẫn yêu nhau như thuở ban đầu, trong sáng và đẹp đẽ như tình yêu tuổi mười sáu năm ấy. Khi chưa lên cơn chúng nó thường hay gặp nhau nói chuyện rồi hàn huyên về những chuyện đã qua, là cái khoản thời gian tươi đẹp lúc còn đi học và vừa bước lên Sài Gòn. Là lúc đói bụng nhưng trong tay chỉ có 2 ngàn đồng, mua một cái bánh mì một chai nước suối rồi lại chia đôi ra lót dạ, là lúc anh lau nhà còn em thì nấu cơm hay những lúc rảnh rỗi anh đọc truyện cho em nghe rồi cả hai lại phá lên cười ngây ngất... là cái kiểu tình yêu khiến tôi phải ghen tị đến mức bật khóc vì quá đau lòng thương cảm.
Tôi bảo thằng H bám chân hắn ta để lấy thuốc chứ nó nào đâu biết cái T dạng háng để lấy cho nó từng liều? Mà dù cho biết được thì sao, vẫn là làm trâu làm ngựa cho hắn ta sai vặt mà thôi, nếu không chỉ sợ không có đất mà chôn nó. Dù biết vậy thằng H vẫn lơ đi, vẫn luôn trò chuyện yêu thương cái T. Về sau tần suất 2 đứa nó gặp nhau dần ít đi vì lão chủ chuyển cái T qua Campuchia, là làm gái mại dâm ở đấy!
Đối với hai đứa nó, đối phương chính là ngọn lửa, là niềm tin sống duy nhất của bản thân. Biết tin thằng H như phát điên lên, nó chạy thẳng lại tên chủ kia rồi đâm ông ta xỉu, xong nó thì chạy vào trong phòng tìm thuốc mà chơi. Có lẽ nó biết, cánh cửa đến địa ngục chính là thứ màu trắng kia, là màu trắng trong sạch nhưng lại phá hủy đi nhân cách con người. Nó chơi 1 lần mấy liều, thế là sốc thuốc mà chết, không có đất chôn thì đem chôn dưới gốc cây làm phân bón.
Còn nói về cái T, từ khi qua Cam lòng nó đã sớm nguội lạnh rồi, một ngày dạng háng với biết bao nhiêu người không thể đếm xuể. Cái tổ chức mại dâm là cái tổ chức không bao giờ tồn tại lòng người, là nơi đàn bà con gái tranh nhau sủng ái để mai mắn vớ được lão già giàu có cứu ra khỏi đây. Nhưng mà chúng nó ngốc lắm, bản thân làm đĩ cũng chỉ là dụng cụ để thỏa mãn lũ đàn ông kia thôi, cốt cách và vết dơ mãi mãi dính trên người, chúng nó còn ghê tởm chính bản thân thì ai mà tôn trọng chúng nó được chứ.
Sống làm gái, chết đi thì mang theo vết dơ nằm trong lòng đất, là lòng đất theo đúng nghĩa của nó đấy! Chết đi tụi nó đem xác chôn dưới đất làm phân bón cho cây, rồi lại đem cây đi xuất khẩu hay bán cho người ta. Một ngày biết bao nhiêu đứa được chuyển tới, biết bao nhiêu đứa được nằm xuống? Nhưng đó cũng chính là một cái để giải thoát khi lòng người đã quá lạnh lẽo.
Hai đứa nó, hai sinh mệnh khác nhau nhưng lại giống nhau đến mức người đời còn kinh ngạc...
END #1
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top