KÍ ỨC ĐAU BUỒN
Ngọc Tuệ đưa đầu nhìn vào văn phòng, nhe hàm răng trắng của mình cười thật tươi, chào tạm biệt Vu Hoàng. Đêm nay lạnh thật, Vu Hoàng đưa tay tự ôm lấy thân mình, cô kéo trong hộc tủ ra một quyển sách dày, lớp vỏ ngoài màu nâu ánh kim mang hơi hướng cổ dị , cũ kĩ nhưng đâu đó lại thoáng phần huyền bí kỳ lạ, giấy ố vàng, bìa sách giản dị đến mộc mạc nhưng 3 chữ Tam Quốc Chí được in rất khéo léo, thắt ẩn thắt hiện trên phần bìa tạo nên sự lôi cuốn khó tả khiến mọi người càng nhìn càng mê hoặc khó dứt ra.
Vu Hoàng mê lịch sử Trung Quốc, đây là đọng lực là niềm tin cho cô sống đến bây giờ. Cô một thân một mình từ giã đất Hàn một mình lưu lạc đến xứ Trung năm 15 tuổi sau cuộc ly hôn của cha mẹ, tự học tự làm, chưa từng gọi điện ngửa tay xin tiền cha mẹ dù cho có đói khát đến chết. Gương mặt của Vu Hoàng thanh tú, kiều diễm thoáng qua khiến bao người say mê, đôi mày đậm ngang luôn tỏ ra mạnh mẽ nhưng thực chất là đa sầu đa cảm, cũng phải thôi từ lúc cất tiếng chào đời không như bao đứa trẻ khác lớn lên trong lời ru của mẹ của cha, Vu Hoàng lớn lên trong tiếng cải nhau hằng giờ từ cuộc hôn nhân không hạnh phúc của cha mẹ. Cô sinh ra trên đời này đói với cha cô là sự xui xẻo khiến công ty ông sụp đổ, sinh ra trên đời này đối với mẹ cô là vật cản cắt đứt cuộc tình của bà với người yêu, giam cầm bà trong xiềng xích hôn nhân với cha cô. Bị đánh đập bị mắng chửi cô cam chịu, bị lợi dụng cô cam chịu, không khóc, vì lúc đó bên cạnh cô luôn có người bà hàng ngày kể cho cô nghe về lịch sử Trung Quốc, những cuộc chiến tranh ác liệt từ lúc xa xưa, dấy lên trong lòng cô là bao phấn đấu, mạnh mẽ, không khuất phục. 15 năm bị bạo hành, ngược đãi luôn có bà bên cạnh nhưng khoảng khắc bà ngất lịm đi khi đang kể chuyện cho cô nghe, khoảng khắc cô đứng bên mộ bà nhưng không rơi nước mắt, khoảng khắc mọi tội lỗi về cái chết của bà bị mọi người đổ lên đầu cô, khoảng khắc ba mẹ đặt tay ký lên tờ giấy ly hôn, Vu Hoàng không kìm nỗi lòng mình, mọi thứ như vỡ toạt ra, như thể xé tan cả không gian thời gian, cô xô đổ hết mọi thứ trong nhà. Lúc đó gương mặt lạnh lẽo của cô thoảng lên nụ cười cô độc đáng sợ, Vu Hoàng đốt đốt cháy rụi cả ngôi nhà mà cô cùng bà lớn lên trong chịu đựng sự giày vò của ba mẹ, cô đốt hết những ký ức về bà và dứt áo ra đi cùng cuốn sách Tam Quốc Chí này.
Đặt chân đến đất người xa lạ, biết bao cạm bẫy đang đợi cô, đợi cô lơ là để vuốt chững cô mãi mãi. Vu Hoàng lang thang trên các con phố, các nẻo đường hẻm nhỏ, không biết tiếng trung, không có tiền, không quần áo, chỉ có kí ức với bà và 1 quyển sách cũ kĩ. Cực khổ, đói khát, bị ăn hiếp, bị cướp thức ăn, trãi qua những đêm rét buốt không một tấm chăn hay áo khoát, sống lay lắt dưới gầm cầu, trạm xe bus, trạm tàu điện ngầm, công viên, bất cứ nơi nào Vu Hoàng có thể đặt tấm lưng xuống sau một ngày kiếm ăn mệt mỏi. Nhưng đối với Vu Hoàng cuộc ra đi này chưa bao giờ là hối hận, cô sẵn sàng chết không mộ chôn ở nơi đất khách quê nhà này còn hơn là chết trước mắt người ba người mẹ cô hận nhất cuộc đời này. Vu Hoàng nghĩ đến cái cảm giác kinh tởm khi họ chạm vào người cô, kinh tởm khi họ đứng trước mộ cô.
15 tuổi các bạn có thể làm nghề gì để kiếm ra tiền ở một nơi bạn chưa từng đặt chân đến ? Vu Hoàng học tiếng Trung thành thạo trong vòng 3 tháng không ai dạy, rửa chén, quét rác, dọn dẹp, ăn xin, bán thức ăn, phụ việc,.... Dù là việc dơ bẩn nhất Vu Hoàng cũng làm qua, kiếm từng đồng bạc lẻ, có đôi lúc Vu Hoàng tưởng chừng như mình đã chết, mệt mỏi, cực nhọc, đau đớn, chiến đấu từng giây từng phút, kiên cường hơn bao giờ hết, mạnh mẽ hơn bao giờ hết và chưa từng rơi nước mắt.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top