Phân tích thơ 12

ĐẤT NƯỚC

(Trích “Mặt đường khát vọng” – Nguyễn Khoa Điềm)

I. Giới thiệu chung:

1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, với phong cách thơ mới lạ, độc đáo, giàu suy tư, luôn có sự hòa quyện chặt chẽ giữa cảm xúc và trí tuệ.

2. Tác phẩm “Mặt đường khát vọng”: Được viết năm 1971 ở chiến khu Trị Thiên theo thể loại trường ca. Tác phẩm gồm tất cả 9 chương viết về những vấn đề trọng đại của nhân dân và đất nước.

3. Đoạn trích: Nằm ở phần đầu chương V, có hình thức như một bài thơ trọn vẹn. Gồm 2 phần: 42 câu đầu là sự cảm nhận của tác giả về Đất Nước, 47 câu cuối là sự lí giải cho tư tưởng: Đất Nước của nhân dân.

II. Phân tích đoạn trích:

1. Đoạn 1: Cảm nhận của tác giả về Đất Nước

Gồm 3 đoạn nhỏ

Từ

 

“Khi ta lớn lên … có từ ngày đó”

:

Những cảm nhận về cội nguồn Đất Nước.

Từ “Đất là nơi … nhớ ngày giỗ tổ”: Những định nghĩa mới mẻ về Đất Nước.

Từ “Trong anh và em …

 

muôn đời”

: Suy nghĩ và trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nước.

a. Phân tích đoạn 1: “Khi ta lớn lên … có từ ngày đó”

:

Những cảm nhận về cội nguồn Đất Nước.

- Câu thơ mở đầu: “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”.

+

 

“ta”:

 

thế hệ trẻ nói riêng và mọi người con đất Việt nói chung.

+

 

“lớn lên”:

 

trưởng thành – là lúc có ý thức tìm hiểu cội nguồn Đất Nước, có thể cảm nhận đầy đủ về Đất Nước.

+ “Đất Nước đã có rồi”: (2 chữ Đất Nước viết hoa): sự tồn tại hiển nhiên, vững bền từ trong quá khứ.

=> Lời giới thiệu khái quát ngắn gọn cũng chính là niềm tự hào của tác giả - của thế hệ trẻ về sự tồn tại lâu đời của Đất Nước.

- “Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể”:

“ngày xửa ngày xưa”

: cách thức mở đầu quen thuộc của cổ tích => vừa gợi nhớ những câu truyện cổ tích

chúng ta được nghe thủa ấu thơ vừa là cách cảm nhận thời gian độc đáo của tác giả. Nó vừa gợi được chiều dài vô tận của lịch sử hình thành Đất Nước, của kho tang sáng tác dân gian, vừa kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Như vậy, theo tác giả, Đất Nước đã có từ trong những câu truyện cổ, lâu đời như những câu truyện cổ.

-

“Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”:

“miếng trầu”

:

 

Hình ảnh giản dị quen thuộc ta thường thấy trong ca dao, cổ tích. Nó gợi: phong tục độc đáo của người Việt, gợi ta lien tưởng tới tình nghĩa keo sơn của con người (tình vợ chồng, tình anh em, tình làng nghĩa xóm). Đây cũng là hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mỹ, gắn liền với tâm hồn người Việt

 

=> Đất Nước hình thành từ những thứ nhỏ bé, bình dị.

- “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”:

Hình ảnh “trồng tre đánh giặc”: Gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân -

 

đó cũng là truyền thống chống ngoại xâm lâu đời của dân tộc. Từ đó khẳng định tinh thần yêu nước thiết tha của nhân dân Việt Nam => Đất Nước trưởng thành trong nhận thức và hành động giữ nước của nhân dân.

- Hình ảnh “Tóc mẹ thì bới sau đầu”:

gợi vẻ đẹp mộc mạc, bình dị, kín đáo, thùy mị của phụ nữ Việt Nam xưa

 

=> Đất Nước tồn tại trong những tập quán (thuần phong mỹ tục) quen thuộc của con người Việt Nam.

- Câu thơ

 

“Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”

với

nghệ thuật so sánh kết hợp

 

hình ảnh thơ đẫm chất dân gian (Liên hệ

 

thành ngữ: “gừng cay muối mặn”,

 

Ca dao: “Tay nâng chén muối đãi gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.” )=> Đất Nước còn kết tinh trong tình nghĩa vợ chồng mặn nồng, thủy chung son sắt.

- 3 câu thơ tiếp: “Cái kèo cái cột thành tên / Hạt gạo phải một nắng hai sương xay giã giần sàng / Đất Nước có từ ngày đó…”: đế cập đến cách thức đặt tên con cái (tên con thường là những vật dụng quen thuộc, gần gũi, tên mộc mạc, xấu xí để dễ nuôi), quá trình sản xuất lúa gạo thủ công phải trải qua nhiều nhọc nhằn gian lao, phải qua biết bao công đoạn mới có được hạt gạo dẻo thơm

=> Đất Nước được duy trì trong thói quen, trong quá trình lao động sản xuất để sinh tồn của người Việt.

Tóm lại: Qua đoạn thơ giàu chất triết luận, vừa tha thiết trữ tình, vừa sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu văn hóa dân gian … tác giả khẳng định: Đất Nước có từ xa xưa, rất bình dị và gần gũi với mọi con người.

b. Đoạn thơ: “Đất là nơi … nhớ ngày giỗ tổ”: Những định nghĩa mới mẻ về Đất Nước.

- Có lúc tác giả tách đôi khái niệm “Đất” và “Nước” thành hai phạm trù độc lập. “Đất”: “Nơi anh đến trường”, “là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “là nơi chim về”. “Nước”: “là nơi em tắm”, “nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”, “nơi rồng ở”. Cũng có khi hai yếu tố này lại hòa làm một. Đất Nước là “nơi ta hò hẹn”, “nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”, “là nơi dân mình đoàn tụ”

- Như vậy, dù tách biệt hay hợp nhất, “Đất” và “Nước” đều gắn liền với 2 yếu tố: Không gian (địa lí)

và thời gian (lịch sử). Có khi là không gian nhỏ hẹp, thân quen: “nơi anh đến trường”, “nơi em tắm”. Có khi là không gian của cộng đồng rộng lớn như “núi bạc”, “biển khơi”, “là nơi “dân mình đoàn tụ”. Thời gian của Đất Nước cũng được khái quát một cách khá thú vị: đó là thời gian của quá khứ “những ai đã khuất”, thời gian của hiện tại “những ai bây giờ” và thời gian của tương lai của thế hệ con cháu “mai sau”.

Tóm lại:

Nhà thơ đã sử dụng sáng tạo các yếu tố ca dao, dân ca, truyền thuyết dân gian để lí giải cho câu hỏi “Đất Nước là gì?”.

 

Hình tượng Đất Nước vì thế vừa gần gũi vừa mới mẻ trong hình dung của mỗi người.

c. Đoạn thơ: “Trong anh và em …

 

muôn đời”

: Suy nghĩ và trách nhiệm của thế hệ trẻ với Đất Nước.

- “Trong anh và em … to lớn”:

+ “anh và em”

:

là những đôi lứa yêu nhau song cũng là những con người trẻ tuổi.

+ “đều có một phần Đất Nước”: Lời thơ mang dáng dấp của một

 

lời khẳng định đầy tự hào. Đất Nước hiện diện một cách rất gần gũi và hiển nhiên trong mỗi con người. Khi chúng ta sống cũng có nghĩa là chúng ta đang thừa hưởng rất nhiều thành quả (cả vật chất, lẫn tinh thần) từ các thế hệ trước, từ miếng cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, ngôi trường ta học …

- “Khi hai đứa

cầm tay

:

 

Sự gắn kết của lứa đôi làm cho

Đất Nước trở nên “ hài hòa nồng thắm”

.

- “Khi chúng ta

cầm tay

mọi người”

:

 

Sự gắn kết của cá nhân với cộng đồng, của gia đình với XH

 

làm cho “Đất Nước vẹn tròn to lớn”.

 

=> Như vậy, “anh và em” phải có trách nhiệm tạo ra sự gắn bó mật thiết giữa con người với con người - làm nên sự trường tồn tươi đẹp của Đất Nước.

- “Mai này con ta lớn lên”

: những thế hệ tương lai được sinh thành và trưởng thành từ sự gắn kết bền chặt của “anh và em hôm nay”.

- “Con sẽ mang Đất Nước đi xa”

: sự mong mỏi, tin tưởng của thế hệ cha ông vào thế hệ cháu con trong sứ mệnh làm rạng danh đất nước.

- “tháng ngày mơ mộng”

: viễn cảnh đẹp đẽ của Đất Nước.

=> Thế hệ con cháu mai sau phải có trách nhiệm làm cho Đất Nước: phát triển, lớn mạnh, đẹp đẽ.

- “em ơi em”:

 

tiếng gọi thân thương, trìu mến như lời tâm tình lứa đôi.

- “em ơi … của mình”: Khẳng định: Đất Nước luôn khăng khít trong mỗi con người.

- “gắn bó”, “san sẻ”, “hóa thân”: 3 động từ

 

lien tiếp diễn tả

 

những hành động thiết thực

-

 

“phải biết” (2 lần): điệp ngữ

 

=> mệnh lệnh của con tim.

- “Đất Nước muôn đời” =>

Đất nước

trường tồn vĩnh cửu.

=> Trách nhiệm của mỗi người là phải tự nguyện cống hiến tài năng, sức lực của mình để làm nên sự trường tồn bất diệt của Đất Nước.

* Tóm lại:

Đoạn thơ với hình ảnh thơ đậm chất dân gian, giọng thơ trữ tình ngọt ngào kết hợp với tứ thơ dạt dào cảm xúc đã diễn tả những cảm nhận của nhà thơ về Đất Nước từ nhiều phương diện (lịch sử, địa lí, văn hóa) cũng như ý thức về bổn phận trách nhiệm của cá nhân tác giả và của thế hệ trẻ đối với Đất Nước.

2. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”:

“Những người vợ nhớ chồng… trăm dáng sông xuôi”

a. Đoạn 1:

“Những người vợ … núi sông ta”:

Những yếu tố cấu thành Đất Nướ

c

         

Tác giả liệt kê hàng loạt địa danh:

- “Núi Vọng Phu”, “Đất Tổ Hùng Vương”, núi “con Cóc” núi “con Gà”

 

(Miền Bắc).

- “Hòn Trống Mái”, “núi Bút”, “non Nghiên”

(Miền Trung).

- Núi “Bà Đen”, sông “Ông Đốc”, cồn “Ông Trang”, vườn trầu cau “Bà Điểm”

(Miền Nam).

=> Những danh thắng nổi tiếng trên khắp mọi miền Đất Nước.

         

N

hắc tới n

hững con người:

- “ người vợ”, “người chồng”, “người học trò nghèo”, “bà Đen”, “bà Điểm”, “ông Đốc”, “ông Trang”

=> những con người bình dị

- “Thánh Gióng”, “Hùng Vương”

=> những anh hùng trong truyền thuyết.

         

Kể tên n

hững con vật:

“con rồng”, “con voi” , “con cóc”, “con gà”

=

> hoặc bé nhỏ gần gũi trong cuộc sống, hoặc linh thiêng trong tâm linh con người.

=> Đó là những yếu tố đã góp phần làm nên danh thắng

 

Đất Nước.

         

Thông điệp từ những danh thắng Việt Nam:

- “núi Vọng Phu”, “hòn Trống Mái”, “núi Bà Đen”

=>

tình nghĩa vợ chồng thủy chung son sắt.

- “núi Bút”, “non Nghiên”

=> đức tính cần cù và truyền thống hiếu học.

=> Danh thắng Việt Nam thấm đẫm vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam.

         

Bốn câu thơ:

“ Và ở đâu …

 

hóa núi sông ta” =>

Cảm xúc tác giả trước những đối tượng đã làm nên Đất Nước.

- “ruộng đồng”,

 

“gò bãi”:

hình ảnh giản dị => những không gian quen thuộc, gần gũi.

- “ở đâu”, “đi đâu”, “trên khắp”:

trạng từ (ngữ) phiếm chỉ => khẳng định: ở bất cứ nơi đâu trên dải đất thân yêu đều ghi dấu ông cha (từ “dáng hình”, “ao ước” đến “lối sống” )

- “ôi”:

thán từ + “bốn nghìn năm”: số từ phiếm chỉ => niềm tự hào của tác giả về bề dày lịch sử dân tộc.

- “hóa”:

động từ (sáng tạo ngôn ngữ)=> nhân dân là người đã thổi hồn, đã hòa mình vào sông núi để làm nên Đất Nước.

         

Tóm lại

: Đoạn thơ với những câu thơ dài ngắn khác nhau, phong phú về hình ảnh, thể loại trường ca phóng túng… tác giả đã khẳng định: chính nhân dân đã làm nên Đất Nước, từ đó gửi gắm lòng tri ân sâu sắc, niềm tự hào của mình trước những đóng góp thầm lặng của cha ông.

b. Đoạn 2: “Em ơi em … sông xuôi”:

 

Sự lí giải cho tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”

- “em”:

đại từ nhân xưng + hình thức câu cầu khiến => thế hệ trẻ miền Nam - thế hệ trẻ Việt Nam.

- “rất xa”

: tính từ + “bốn nghìn năm”: số đếm phiếm chỉ => sự thôi thúc thế hệ trẻ tìm về với cội nguồn dân tộc.

- “năm tháng nào”, “người người lớp lớp”:

cách nói phiếm chỉ, “con gái”, “con trai”: danh từ chung + câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh => niềm tự hào, tin tưởng vào tinh thần chiến đấu tự nguyện của nhân dân – nhất là thế hệ trẻ.

- “giặc đến nhà …”

: thành ngữ quen thuộc => Lòng yêu nước và quyết tâm đánh giặc đến cùng.

- “nhiều”, “anh hùng”

: điệp từ => Niềm tự hào về con người Việt Nam trong chiến đấu.

- “giản dị”, “bình tâm”

: cặp tính từ đặt liền nhau => Nét đẹp trong phẩm chất những anh hùng dân tộc (bình dị trong đời thường, bình thản trong chiến đấu)

- “hạt lúa”, “lửa”, “hòn than”, “rơm con cúi”, “giọng điệu”, ‘tên xã”, “tên làng” : hàng loạt danh từ => những sự vật quen thuộc – những yếu tố tất yếu của đời sống vật chất và tinh thần.

- “giữ”, “truyền”, “chuyền”, “đắp”, “be”, “trồng”, “gánh”, “đánh”, “chống”

: hàng loạt động từ => những phương thức bảo tồn sự sống, cách lưu giữ những giá trị vật chất tinh thần (văn hóa), việc đánh đuổi ngoại xâm (lịch sử)…

 

của các thế hệ cha ông.

- họ”

: điệp từ (7 lần) => nhấn mạnh vai trò của những người đã làm nên đất nước.

- “Đất Nước Nhân dân”, “Đất Nước của Nhân dân”

: điệp ngữ viết hoa => Sự tôn vinh đầy thành kính của tác giả đối với nhân dân và Đất Nước.

         

Đoạn thơ:

           

  

“Đất Nước của Nhân dân … không sợ dài lâu”

                                   

Đất Nước của ca dao thần thoại.

- “Biết yêu em từ thuở trong nôi”

 

=> Say đắm trong tình yêu.

- “Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội”

 

=> Truyền thống quý trọng tình nghĩa.

- “Biết trồng tre ...dài lâu” => Quyết liệt trong căm thù và bền bỉ trong chiến đấu.

- Câu thơ: “Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu”: thán từ + câu hỏi tu từ => đặc điểm riêng về địa lí Việt Nam – những con sông có xuất xứ từ các nước láng giềng.

- “bắt lên câu hát”

: nhân hóa => niềm lạc quan của con người lao động trên sông nước (“người chèo đò”, “kéo thuyền”, “vượt thác”).

- “Trăm màu trên trăm dáng sông xuôi”: số đếm phiếm chỉ => sự phong phú về sắc màu văn hóa.

         

Tóm lại:

Đoạn thơ là sự phát hiện thú vị và độc đáo của tác giả về Đất Nước với nhiều ý nghĩa mới: Muôn vàn vẻ đẹp của Đất Nước đều là kết tinh của bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người vô danh, bình dị. Đất Nước từ nhân dân mà ra, do nhân dân mà có và nhờ nhân dân mà tồn tại.

III. Nghệ thuật:

- Thể thơ tự do phóng túng .

- Sử dụng phong phú, đa dạng và đầy sáng tao chất liệu văn hoá dân gian.

- Giọng thơ trữ tình - chính trị ngọt ngào tha thiết .

Đàn ghi-ta của Lor-ca (Thanh Thảo)

I. Tìm hiểu chung:

1. T

ác giả:

               

- Nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ. N

ổi tiếng với những bài thơ và trường ca viết về chiến tranh và thời hậu chiến, thể hiện nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại.

               

-

Sau 1975,

dành nhiều

tâm huyết cho việc đổi mới thơ Việt

:

 

   

+

T

ìm kiếm “chất người” ở những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do.

 

   

+

Không n

gừng tìm tòi thể nghiệm để làm mới hình thức biểu đạt của thơ

.

2. Tác phẩm:

               

 

a. Xuất xứ:

     

Rút

từ tập thơ “Kh

ố

i vuông Ru-bic”

(

1985

)

.

 

               

  

T

iêu biểu cho tư duy thơ của Thanh Thảo:

               

 

+

L

uôn nhìn cuộc sống ở trạng thái mở, đa chiều

.

               

 

+

K

hước từ khuôn mẫu, lối biểu đạt dễ dãi

.

               

 

+

P

hong cách tượng trưng

mang

màu sắc siêu thực

.

b. Nhan đề và lời đề từ.

               

*

Nhan đề:

               

- Đàn ghi

-

ta

nhạc cụ truyền thống, là

niềm tự hào

của đất nước Tây Ban Nha (Tây Ban cầm).

               

- Đàn gh

i-

ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo

nghệ thuật – người bạn tinh thần

.

               

=>

Đàn ghi

-

ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật

,

khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện

theo đuổi

suốt đời.

*

Lời đề từ:

               

                                  

Ghi nhớ

   

“Khi nào tôi chết

           

hãy vùi thây tôi cùng với cây đàn

                   

dưới lớp cát

                        

      

Khi nào tôi chết

                                               

              

hãy vùi thây tôi giữa rặng cây cam

                                             

và đám bạc hà

                                    

Khi nào tôi chết

                            

hãy vùi thây tôi, tôi xin các người đó

                   

nơi một chiếc chong chóng gió.

*

Lời đề từ:

               

-

Đ

ược coi là

di chúc của nhà thơ khi

ông

tiên cảm về cái chế

t.

               

-

Mong muốn được

chôn với cây đàn

phần hồn của đất nước Tây Ban Nha → tình yêu Tổ quốc nồng nàn.

               

-

Cây đàn là

biểu t

ượng

cho sự nghiệp của Lor-ca →

ư

ớc nguyện suốt đời theo đuổi sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật,

đồng thời

mong muốn xóa bỏ ảnh hưởng của bản thân để dọn đường cho thế hệ sau vươn tới.

c. Thể loại.

              

Thơ tự do – chịu ảnh hưởng của thơ tượng trưng và siêu thực.

* Nguyên tắc cơ bản của thơ tượng trưng và siêu thực.

-

         

Mô tả bản chất sự vật ở chiều sâu, khó cảm nhận được bằng lí trí và giác quan bình thường.

-

         

Đề cao yếu tố ngẫu hứng, hỗn độn, phi lôgic, bất ngờ.

-

         

Đề xuất một lối viết tự động, vô thức.

-

         

Nhấn mạnh yếu tố biểu tượng và sự tương giao giữa các giác quan trong một bài thơ.

-

         

Đề cao nhạc tính.

               

=> Những trào lưu không chấp nhận sự sáo mòn, nhấn mạnh vai trò của trực giác, mở ra những liên tưởng rộng lớn và những cao trào của cảm xúc.

d.

Bố cục

:

3 đoạn

               

*

Đoạn

1:

6 dòng đầu:

Giới thiệu

hình ảnh Lor-ca

(Lor-ca lúc sinh thời).

               

* Đoạn 2

:

12 dòng

tiếp theo:

C

ái chết đầy bi phẫn của

Lor-ca

.

               

* Đoạn 3

: 13

dòng

cuối

:

Tình cảm của tác giả.

 

e. Chủ đề:

               

Bài thơ làm sống lại huyền thoại

Lor-ca đồng thời qua đó

thể hiện sự đồng cảm

,

thương tiếc sâu sắc của

Thanh Thảo trước

một thiên tài nghệ thuật của thế kỷ XX.

3. Vài nét về Lor-ca.

Gar-xi-a Lor-ca

(1898 – 1936

):

               

- Một thiên tài: nhà thơ, nhạc sĩ, nhà viết kịch, nhà hoạt động sân khấu

, ng

ười đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỷ XX.

               

- Một nhân cách cao đẹp: nhà thơ hiện đại yêu nhạc dân gian, dùng tiếng đàn ghi

-

ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thương của nhân dân,

dũng cảm đấu tranh với một nền chính trị độc tài, nền nghệ thuật già nua, bảo thủ.

               

- Một số phận đầy oan khuất: kẻ thù tàn nhẫn lén thủ tiêu ông

khiến

nhiều người không hiểu hết sự hy sinh cao cả của ông.

II. Đọc – hiểu văn bản.

               

1. Giới thiệu hình ảnh Lor-ca

“những tiếng đàn bọt nước

                                               

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

                                               

li-la-li-la-li-la

                                               

đi lang thang về miền đơn độc

                                               

với vầng trăng chếnh choáng

                                               

trên yên ngựa mỏi mòn”

1. Giới thiệu hình ảnh Lor-ca

               

- Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt”

- “những tiếng đàn bọt nước”

                               

     

hình ảnh so sánh giàu biểu tượng

               

=>

 

thân phận mong manh, bèo bọt, rẻ rúng của người nghệ sĩ.

               

- “li-la-li-la-li-la”:

               

=> âm thanh rộn rã, trong sáng.

               

=> tên một loài hoa biểu tượng của Tây Ban Nha. (li-la: hoa tử đinh hương)

- “miền đơn độc”, “vầng trăng”, “yên ngựa”

               

Những hình ảnh giàu sức gợi => Lor-ca chàng lãng tử một mình rong ruổi giữa thảo nguyên mênh mông và giữa cuộc đời rộng lớn.

               

- “lang thang”, “đơn độc”, “chếnh choáng”, “mỏi mòn”.

               

Những động từ và tính từ biểu cảm => gợi nỗi cô đơn, bền bỉ của con người trong cuộc hành trình.

               

→ Thân phận Lor-ca – thân phận người nghệ sĩ mong manh đơn độc trong hành trình đi tìm cái đẹp giữa một xã hội bạo tàn.

Tóm lại:

               

Trong phần đầu bài thơ, tác giả đã gợi lên được hình ảnh của Lor-ca, người nghệ sĩ tự do sống giữa thời đại bạo tàn của chế độ độc tài và nền nghệ thuật già nua Tây Ban Nha. Dù vậy, ông luôn ôm ấp khát vọng cách tân sáng tạo nghệ thuật và đấu tranh vì một nền dân chủ, nhưng lại cũng rất cô đơn trên hành trình lý tưởng ấy.

2. Cái chết của Lor-ca.

               

Cái chết của Lor-ca được miêu tả qua

 

3 hình ảnh:

                                               

Đất nước Tây Ban Nha

                                               

Lor-ca

                                               

Tiếng đàn

         

Đất nước Tây Ban Nha:

               

- “Tây Ban Nha hát nghêu ngao”:

               

=> Một đất nước đang đắm chìm trongtiếng hát ngây ngô và lạc điệu.

               

- “bỗng kinh hoàng”

 

               

=> Thái độ ngạc nhiên cực độ.

               

-

 

Nghệ thuật đối lập: “hát nghêu ngao”>< “bỗng kinh hoàng”.

               

=>

Nỗi bàng hoàng của nhân dân Tây Ban Nha trước cái chết của Lor-ca.

-

         

“áo choàng bê bết đỏ”:

               

=> Hình ảnh

thường thấy trong các trận đấu bò.

               

=> Hình ảnh tượng trưng cho một hiện thực thảm khốc: Lor-ca bị xử bắn, thân thể đẫm máu.

         

Lor-ca:

               

“Lor-ca bị điệu về bãi bắn / chàng đi như người mộng du”:

               

=> Hình ảnh so sánh diễn tả trạng thái tâm lí đặc biệt: Lor-ca thất thần không tin vào sự thật.

               

=> Lor-ca chết trong lúc đang thăng hoa với những xúc cảm nghệ thuật => cái chết càng trở nên phũ phàng, đau đớn => tội ác dã man của kẻ thù.

         

Tiếng đàn:

               

- Điệp ngữ: “tiếng ghi-ta”:4 lần.

               

=> Vừa dẫn dắt mạch thơ vừa liên kết khổ thơ.

               

=> Tiếng đàn đã trở nên có hình sắc, hoá thân thành số phận, linh hồn của người nghệ sĩ Lor-ca.

 

- Được miêu tả bằng rất nhiều chi tiết:

               

+ “tiếng ghi-ta nâu”, “tiếng ghi-ta lá xanh”

               

=> tiếng đàn được cảm nhận bằng màu sắc, vừa giản dị vừa tràn trề hi vọng, đầy ắp sức sống.

               

+ “Tiếng ghi-ta nâu/ bầu trời cô gái ấy”:

               

=> tiếng đàn là khát vọng tình yêu.

               

+ “Tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan”, “tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy”

               

=> tiếng đàn được cảm nhận bằng hình khối đầy ám ảnh.

               

=> kết cục thảm khốc của cuộc đời Lor-ca.

* Tóm lại :

               

Đoạn thơ tái hiện giây phút đau thương bi phẫn nhất của cuộc đời Lor-ca. Ông đã bị kẻ thù sát hại đột ngột và thảm khốc, bỏ lại sự nghiệp cách tân nghệ thuật còn dang dở.

3. Tình cảm của tác giả.

         

Khổ thơ:

                                               

“Không ai chôn cất tiếng đàn

                                               

tiếng đàn như cỏ mọc hoang

                                               

giọt nước mắt vầng trăng

                                               

long lanh trong đáy giếng”

“không ai chôn cất tiếng đàn”:

               

 

câu thơ lấy cảm hứng từ lời di chúc Lor-ca

               

=> khẳng định 1 sự thật: kẻ thù chỉ có thể hủy hoại được thân xác Lor-ca, còn những giá trị tinh thần mà ông mang lại cho đời không gì có thể hủy diệt được.

               

=> ngợi ca

sức sống bất diệt của tâm hồn Lor-ca

-

         

“tiếng đàn như cỏ mọc hoang”

:

               

+ hình ảnh so sánh độc đáo

               

+ “cỏ”: hình ảnh quen thuộc trong thơ Thanh Thảo (“Mười tám, hai mươi như cỏ sắc. Dày như cỏ/ Yếu mềm và mãnh liệt như cỏ” - Trường ca “Những người đi tới biển”)

               

+ “cỏ mọc hoang”: gợi sự hoang tàn.

               

=> Nỗi xót thương của tác giả trước hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca còn dang dở.

- “giọt nước mắt vầng trăng / long lanh trong đáy giếng”

               

+ “đáy giếng”:

               

hình ảnh xuất phát từ thực tế: kẻ thù đã bắn chết và thủ tiêu xác Lor-ca trong một cái giếng sâu.

+

 

“giọt nước mắt vầng trăng”

               

hình ảnh thơ đa nghĩa, giản lược quan hệ từ, gợi tư duy đa chiều với nhiều cách hiểu:

                                               

. giọt nước mắt của vầng trăng

                                               

. giọt nước mắt như vầng trăng.

                                               

. giọt nước mắt khóc vầng trăng.

                                               

. vầng trăng là giọt nước mắt.

               

=> Nỗi xót thương, đồng cảm, trân trọng của tác giả với Lor-ca.

         

Khổ 5,6,7:

                                               

“ đường chỉ tay đã đứt

                                               

dòng sông rộng vô cùng

                                               

Lor-ca bơi sang ngang

                                               

trên chiếc ghi-ta màu bạc

                                               

chàng ném lá bùa cô gái Di-gan

                                               

vào xoáy nước

                                               

chàng ném trái tim mình

                                               

vào lặng yên bất chợt

                                               

li-la-li-la-li-la

-

“ đường chỉ tay đã đứt”:

               

Hình ảnh ẩn dụ cho cuộc đời ngắn ngủi, hữu hạn của Lor-ca.

               

=> Một kết thúc nghiệt ngã không thể thay đổi.

               

-

 

3 dòng thơ: “dòng sông rộng … màu bạc”

               

sự chuyển ý đột ngột – nét đặc trưng trong cảm xúc của thơ tượng trưng siêu thực.

dòng sông

rộng vô cùng”

:

               

=> hình ảnh biểu tượng cho ranh giới giữa sự sống và cõi chết, là nơi Lor-ca

 

phải vượt qua để đi tới một thế giới khác.

               

+ “chiếc ghita màu bạc”:

               

=> biến ảnh của cây đàn ghi-ta thân yêu của Lor-ca – nó trở thành con thuyền đưa Lor-ca sang cõi siêu sinh.

               

=> Lor-ca dù sang thế giới khác vẫn luôn đồng hành cùng cây đàn - Người nghệ sĩ dù có đi tới bất cứ nơi nào vẫn không rời xa niềm đam mê nghệ thuật cùng những thiên chức cao cả của mình.

-

         

4 câu thơ “chàng ném … bất chợt”:

               

+ “lá bùa cô gái Di-gan”:

               

=> Vật hộ mệnh linh thiêng.

               

+ “trái tim mình”

               

=> Cội nguồn mọi tình cảm, cảm xúc, cội nguồn sự sống.

               

+ điệp ngữ “chàng ném (2 lần)

               

=> Thái độ giã từ dứt khoát của Lor-ca.

               

=> Bằng sự hình dung của riêng mình, Thanh Thảo nhẹ nhàng hóa cái chết thảm khốc của Lor-ca.

- Điệp khúc:

                                               

li-la li-la li-la

               

=> âm thanh rộn ràng của tiếng đàn

khẳng định sự bất tử của người nghệ sĩ trong lòng hậu thế.

III. Tổng kết:

               

1. Nghệ thuật:

               

-

 

Bài thơ giàu chất họa, chất nhạc, thấm đẫm cảm xúc.

               

- Sử dụng thành công n

hững liên tưởng bất ngờ, nhiều

phép

so sánh, ẩn dụ,

chuyển đổi cảm giác

độc đáo.

               

=>

Là minh chứng cho sự tìm tòi thể nghiệm của Thanh Thảo về hình thức biểu đạt của thơ và

ghi

dấu

những

ảnh hưởng của

 

trường phái thơ tượng trưng, siêu thự

c trong thơ ông.

2. Nội dung.

               

- Xây dựng thành công hình tượng Lor-ca, một người nghệ sĩ:

    

Tha thiết với cuộc sống.

               

                               

Cháy bỏng trong lí tưởng nghệ thuật;

                               

Đắm say trong tình yêu

               

Bi thương trong cái chết

               

=> Tấm lòng Thanh Thảo: đau xót, tiếc thương, trân trọng, ngưỡng mộ mãnh liệt một tài năng, một nhân cách lớn.

=>

Đánh dấu sự thành công của tác giả trong việc làm sống lại huyền thoại Lor-ca nói riêng và những nhân cách thanh cao, bất khuất, những tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do của nhân loại

nói chung

.

Lor-ca là nhà thơ của những giấc mơ, của những linh cảm nhoi nhói, một nhà thơ có thể biến những giấc mơ thành nhịp điệu, có thể biến những linh cảm thành ngôn từ. Lor-ca siêu thực một cách tự nhiên, và hiện thực một cách tự nhiên” (Thanh Thảo - Lorca trong tôi – Mãi mãi là bí mật, NXB Lao động, 2004).

               

“Một nhà thơ đã có một Lor-ca trong lòng như vậy, nên Đàn ghi-ta của Lor-ca có thể xem như là một gặp gỡ đẹp tạo thành phút “bùng nổ” của năng lượng sáng tạo Thanh Thảo”. (Chu Văn Sơn).

Tây Tiến (Quang Dũng)

I.

                   

Giới thiệu chung:

1.

      

Hoàn cảnh sáng tác

: Được viết năm 1948 tại Phù Lưu Chanh - khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác. Lúc đầu bài thơ có tên là “Nhớ Tây Tiến”,

 

in trong tập “Mây đầu ô” (1986).

2.

      

Cảm xúc chủ đạo: Nỗi nhớ Tây Tiến

Đa diện, đa chiều, da diết, thẳm sâu (Nhớ cảnh, nhớ người, nhớ kỉ niệm đời lính).

3.

      

Chủ đề:

Thông qua nỗi nhớ Tây Tiến, tác giả đã làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến: hào hoa, lãng mạn -

 

dũng cảm, can trường, giàu lòng yêu nước, luôn sẵn sàng chiến đấu và hy sinh vì Tổ quốc.

II.

                 

Phân tích bài thơ:

1.

      

Nhớ những chặng đường hành quân (14 câu đầu)

a.

      

2 câu mở đầu: Giới thiệu khái quát nỗi nhớ.

- Câu cảm thán mở đầu

=> một tiếng gọi thiết tha.

- “Sông Mã”

:

chảy suốt những chặng đường hành quân => quen thuộc, gắn bó.

- Điệp từ “nhớ”

lặp lại 2 lần => nhấn mạnh nỗi nhớ.

- “rừng núi”:

vùng núi Tây Bắc – địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến.

- Từ láy “chơi vơi”

=> nỗi nhớ không thể định hình, định lượng, trải rộng trong không gian, xuyên thấu thời gian.

Tóm lại: Hai câu đầu, với hình thức câu cảm thán, điệp từ, từ láy cùng với vần “ơi” nhấn mạnh nỗi nhớ mênh mang, ngàn trùng, da diết, thẳm sâu trong lòng tác giả.

b. 12 câu sau: Hình ảnh thiên nhiên, rừng núi Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ

·

       

Một thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ và hiểm trở.

+ Địa danh:

 

Biện pháp liệt kê, sắp xếp không theo trình tự địa lí: “Sài Khao”, “Mường Lát”, “Mường Hịch”, “Mai Châu”

 

 

xa lạ, hẻo lánh, hoang vu.

+ Thời tiết:

được gợi ra bằng bút pháp miêu tả, hình ảnh:

  

“sương lấp” - sương dày đặc, che lấp,

“mưa xa khơi” -

 

mưa mù mịt đất trời

  

khắc nghiệt

+ Địa thế:

Phép điệp: “dốc”, “ngàn thước”, phép đối: “ngàn thước lên cao” >< “ngàn thước xuống” “dốc lên … thăm thẳm”, nhân hóa: “heo hút cồn mây súng ngửi trời”, từ láy

 

“khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, thủ pháp thậm xưng “súng ngửi trời” và nhiều rất thanh trắc… Gợi ra hình ảnh những dốc đèo quanh co vô tận, núi cao chót vót, vực sâu thăm thẳm trên những chặng đường hành quân →

 

hiểm trở

+ Cảnh vật:

hình ảnh nhân hoá, thậm xưng: “thác gầm thét”, “cọp trêu người”,

trạng từ phiếm chỉ : “chiều chiều” – “đêm đêm”… → hoang dã, uy hiếp con người → Bản lĩnh cứng cỏi của người lính Tây Tiến.

+ Người lính Tây Tiến:

       

. Tính từ : “dãi dầu”, cụm từ: “gục lên súng mũ bỏ quên đời”.

       

. Biện pháp nói giảm:

 

“không bước nữa” .

       

. Bút pháp tả thực, tượng trưng.

              

 

Vừa gợi lên cái “bi” (đó là việc chấp nhận những gian khổ, hi sinh) vừa gợi lên cái “hùng” (đó là việc coi thường mọi gian khổ hi sinh) của những người lính Tây Tiến.

·

       

Thiên nhiên thơ mộng, thấm đẫm hương vị cuộc sống của Tây Bắc.

+ Thiên nhiên thơ mộng: Với

. “hoa về trong đêm hơi”: hương hoa bao trùm lan toả không gian hòa quyện khí lạnh tỏa ra từ đá núi và sương đêm.

.

 

“nhà ai … xa khơi” : những nếp nhà ẩn hiện trong màn mưa rừng.

→ Với

 

hình ảnh thơ thi vị, lãng mạn, các câu thơ nhiều thanh bằng, âm điệu thơ trầm lắng… nhà

 

thơ

 

gợi

 

lên vẻ đẹp lung linh huyền ảo của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc.

+ Thiên nhiên thấm đẫm hương vị cuộc sống: được gợi lên từ:

. Bút pháp tả thực.

. Cụm từ “cơm lên khói”, “thơm nếp xôi”:giàu sức gợi

 

=> diễn tả rất chân thật về hình ảnh những bữa cơm nóng hổi, dẻo thơm ngày mùa.

. Cụm từ

 

“Mùa em thơm nếp xôi”

là cách diễn đạt tài hoa, độc đáo. Từ “Mùa em” mang nhiều nét nghĩa, vừa chỉ mùa lúa nếp chín vừa chỉ mùa màng bội thu → một cuộc sống bình dị, ấm no.

Tóm lại

:

Qua 14 câu thơ đầu, vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc và hình ảnh người lính Tây Tiến được thể hiện bằng bút pháp vừa đậm chất hiện thực vừa mang màu sắc lãng mạn. Sự kết hợp linh hoạt giữa thanh bằng và thanh trắc, ngôn ngữ giàu chất tạo hình làm cho đoạn thơ vừa giàu tính nhạc; vừa đậm chất hoạ - sự tài hoa trong hồn thơ Quang Dũng.

2. Nhớ những kỉ niệm đời lính:

(8 câu thơ tiếp):

                                               

“Doanh trại … đong đưa”

* Kỉ niệm về một đêm lửa trại.

- Với ánh sáng rực rỡ: “bừng lên hội đuốc hoa”.

      

+ Động từ “bừng” vừa diễn tả cái đột ngột, vừa là cái bừng sáng của không gian, cái tưng bừng của lễ hội.

      

+ Hình ảnh “đuốc hoa” có thể hiểu theo nhiều nghĩa. Nghĩa thực: người lính đốt đuốc để vui chơi.

      

Nghĩa ẩn: sự trêu đùa tinh nghịch, hóm hỉnh (“đuốc hoa” là “hoa chúc”) => đêm lửa trại của những chàng lính trẻ vì thế bỗng chốc biến thành đêm tân hôn.

-

      

Với âm nhạc chơi vơi: “Khèn lên man điệu”.

      

+ “Khèn”: một nhạc cụ quen thuộc của vùng núi Tây Bắc.

      

+ “man điệu”

:

tên một điệu nhạc, một điệu múa dân tộc

      

→ âm nhạc rất quyến rũ làm ngây ngất, đắm say lòng người.

-

      

Với con người tình tứ, duyên dáng: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”.

      

+ “kìa”: thể hiện sự ngỡ ngàng cùng niềm vui sướng.

      

+ “em” : các cô gái địa phương → tình quân dân thắm thiết, đánh thức mơ ước, khát vọng của người lính: “Nhạc về Viêng Chăn xây hồn thơ” -

Mơ ước được chung vui tại thủ đô nước bạn → niềm lạc quan, tin tưởng vào tương lai, chiến thắng.

* Khung cảnh sông nước miền Tây Bắc.

                      

    

   

“Người đi Châu Mộc … đong đưa”

- Không gian “chiều sương”: mờ ảo, huyễn hoặc nửa thực nửa mơ.

- Hình ảnh:

+ “hồn lau nẻo bến bờ”:

cách diễn đạt độc đáo gợi linh hồn tạo vật.

+

 

“trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”:

từ láy “đong đưa” gợi nên cái duyên dáng của hoa trong dòng nước lũ.

+ “thuyền độc mộc” :

nhỏ bé, xinh xắn.

+

 

“dáng người trên độc mộc”:gợi hình ảnh con người vừa lặng lẽ vừa duyên dáng.

Tóm lại:

      

Qua bút pháp tả thực kết hợp lãng mạn, sông nước Tây Bắc, những kỉ niệm thắm thiết tình quân dân hiện lên rõ nét, sống động. Trong hoài niệm về những kỉ niệm đời lính – không khí chiến trận đã hoàn toàn nhường chỗ cho những khoảnh khắc thư thái tâm hồn – đó cũng là lúc những người lính Tây tiến được sống thật nhất với lòng mình.

3. Nhớ người lính Tây tiến: (8 câu tiếp)

: “Tây tiến … độc hành”

                     

Người lính khi đối diện với hiện thực thiếu thốn, khắc nghiệt

:“Tây tiến … dữ oai hùm”.

-

 

“đoàn binh”: gợi hình ảnh một đoàn chiến binh có vũ khí đang trong tư thế xung trận.

- Các cụm từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá”: biện pháp đảo ngữ => miêu tả ngoại hình kì dị, nhấn mạnh cuộc sống khốn khó, thiếu thốn, làm nổi bật thế chủ động, kiêu hùng, đón nhận, thách thức

 

và vượt lên trên mọi thiếu thốn, bệnh tật của người lính Tây Tiến

- Cụm từ “dữ oai hùm” :

 

so sánh thậm xưng => cực tả khí phách, sức mạnh tinh thần của người lính khi đối mặt với khó khăn.

                     

Người lính với tinh thần chiến đấu, hi sinh anh dũng:

“Rải rác … độc hành”.

@ Câu thơ gián tiếp nói tới cái chết theo những cách khác nhau:

+ Câu 1:

 

hình ảnh những nấm mồ

 

viễn xứ

.

+ Câu 2: lời thề quyết tử: “chiến trường …

 

chẳng tiếc đời xanh”

.

+ Câu 3: sự trở về với đất mẹ vừa thanh thản vừa kiêu hùng

áo

 

bào

… anh

về đất

+ Câu 4: sự tiễn đưa thống thiết của dòng sông:

Sông Mã … khúc độc hành

,

               

Tóm lại:

Với nhịp thơ khỏe khoắn, hình ảnh thơ gân guốc, từ Hán Việt trang trọng, nghệ thuật nói giảm … tác giả diễn tả rất hay, rất ấn tượng về

 

vẻ đẹp

bi tráng

của người lính Tây Tiến.

                     

Người lính với tâm hồn lãng mạn, hào hoa:

Mắt trừng … giáng kiều thơm”

Tâm hồn người lính: được dệt lên bởi thế giới của “mơ” “mộng”.

+ “ mơ Hà nội”:

nơi phồn hoa đô hội, rực rỡ âm thanh, màu sắc, ánh sáng – quê hương dấu yêu của họ (vì những người lính TT phần đông là người Hà Nội).

+ mơ về “dáng kiều thơm” – hình ảnh biểu tượng => gợi vẻ đẹp, sức quyến rũ của những kiều nữ Hà Thành.

=> Nỗi nhớ quê hương và những người thân yêu trở thành cội nguồn sức mạnh, giúp người lính TT vượt qua mọi khó khăn gian khổ, luôn khẳng định được bản lĩnh vững vàng, ý chí mạnh mẽ.

Tóm lại

: Đoạn thơ ngắn với sự kết hợp hài hòa của bút pháp hiện thực và lãng mạn - bức chân dung người lính Tây tiến hiện lên rất rõ nét với những nét tính cách tưởng chừng như trái ngược nhưng lại hết sức thống nhất: vừa

dũng cảm kiên cường

nhưng cũng rất đỗi

hào hoa, lãng mạn.

4. Nhớ lời thề Tây tiến

(4 câu cuối):

 

“Ai lên Tây tiến … về xuôi”

.

                     

Nhịp thơ chậm, giọng thơ buồn nhưng vẫn ngời sáng chất bi hùng – đó là tinh thần một đi không trở lại – thể hiện quyết tâm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ toàn vẹn vùng lãnh thổ, chung sức bảo vệ bờ cõi nước bạn Lào thân yêu.

                     

Hình ảnh “mùa xuân” mang hai lớp nghĩa. Nghĩa tả thực: thời điểm những người lính bắt đầu gia nhập Tây Tiến. Nghĩa biểu tượng: là tuổi xuân, tuổi trẻ của người lính.

                     

Câu thơ kết “Hồn về … về xuôi”

 

bị ngắt đôi như tiếng nấc nghẹn ngào, thanh trắc của từ “nứa” vút lên như tạo cho dòng thơ một quãng ngừng lặng để rồi bồi hồi xúc động khẳng định: “chẳng về xuôi”

                     

“Tây tiến mùa xuân ấy”

đã thành thời điểm đáng nhớ, một vết chạm khắc vào lịch sử cuộc đấu tranh vệ quốc của dân tộc ta. Lời khẳng định cuối cùng trong bài thơ cũng chính là lời thề sắt đá, danh dự của anh bộ đội cụ Hồ.

·

                   

Một số ý kiến về Tây Tiến:

                     

Sách Ngữ văn 12 (căn bản):

Với cảm hứng và ngòi bút tài hoa, Quang Dũng đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên cái nền cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hùng vĩ, dữ dội và mĩ lệ. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ còn có sức hấp dẫn lâu dài đối với người đọc.

                     

Sách Những bài văn hay:

Cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ là một nỗi nhớ: Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi...Qua nỗi nhớ ấy, hình ảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiểm trở và dữ dội hiện lên như một bức tranh hoành tráng. Và trong bài, người viết không che giấu những gian khổ, hy sinh của người lính Tây Tiến. Chỉ có điều, nó được thể hiện bằng một ngòi bút lãng mạn. Qua cái nhìn của nhà thơ, cái bi bỗng trở thành cái hùng (bi tráng)

                     

GS

Minh

Đức

:

Tây Tiến là một sáng tác có giá trị về tư tưởng, về nghệ thuật. Bài thơ được viết ra với những màu sắc thẩm mỹ phong phú. Có cái đẹp hùng tráng của núi rừng hiểm trở, và vẻ đẹp bình dị nên thơ của cuộc sống nơi bản làng quê hương, có cảm hứng mạnh mẽ hòa hợp với chất trữ tình nhẹ nhàng mềm mại trong thơ. Đặc biệt Tây Tiến là bài thơ giàu nhạc điệu, nhạc điệu của cuộc sống và của tâm hồn. Mỗi đoạn thơ mang một nhạc điệu riêng vừa mạnh mẽ, vừa uyển chuyển khi đưa người đọc về với những kỉ niệm xa nên thơ và gợi cảm. Nhà thơ Xuân Diệu có lần đã cho rằng đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng.

                     

Sách Tuyển chọn và giới thiệu môn Ngữ văn:

Có vài câu thơ trước đây như: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc, Quân xanh màu lá...và đặc biệt nhất ở câu: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm, thường bị phê phán là miêu tả người lính với những nét không bình thường, xa lạ (lãng mạn tiểu tư sản)...thực ra, Quang Dũng muốn nói lên nỗi gian khổ (nhưng vẫn dữ oai hùm), bộc lộ rõ bản chất của những thanh niên Hà Nội với phong cách tài hoa lãng mạn và những điều ấy, không hề làm hạn chế hoặc giảm đi nhiệt tình của tuổi trẻ khi đi vào cuộc sống chiến đấu lắm gian lao...

Hay ở câu Rải rác biên cương mồ viễn xứ, Quang Dũng cũng không ngần ngại nói đến cái chết ở nơi chiến trường, nhưng ngay sau đó là câu: "Chiến trường đi chẳng tiếc ngày xanh", đã khẳng định một phương châm sống, một triết lý sống của tuổi trẻ.

Nói khác hơn, nhà thơ nói đến cái “dãi dầu”, cái bệnh, cái chết...nhưng không hề gây cảm giác bi lụy, tang thương...

                     

Ý kiến của nhà thơ Văn Giá:

Bài thơ được làm theo thể thất ngôn trường thiên vốn có gốc gác từ

thơ

Đường

. Thể thơ này ở dạng phổ biến nhất là giữ nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 đi suốt toàn bài. Nhà thơ Quang Dũng không có cải cách gì đáng kể ở cấu trúc nhịp điệu, nhưng về mặt phối âm thanh, ông có những sáng tạo khá thành công. Điều này thể hiện rõ nhất ở các câu thơ hoặc toàn thanh bằng, hoặc thanh bằng chủ đạo: Mường Lát hoa về trong đêm hơi, Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi, Mai Châu mùa em thơm nếp xôi, Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ, Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Ở một khổ thơ có những tính từ có tính tạo hình như khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, nghĩa là khổ thơ đang vẽ ra cái thế hiểm trở của đèo dốc, của đường rừng, bỗng đột ngột chuyển sang cảm giác nhẹ nhõm, đưa người đọc vào một hình dung đẹp: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Những câu thơ tài hoa trong bài, mà câu thơ trên chỉ là một ví dụ, không phải là kết quả do gọt đẽo mà là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên của cảm xúc, của nỗi nhớ mãnh liệt...

Trong Tây Tiến có một chữ “về” rất đáng chú ý: hoa về, nhạc về, về đất, và đặc biệt ở câu thơ cuối: Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. Chữ "về" này dẫu là phụ từ hay động từ, cũng đều gợi lên hướng đến một nơi có khả năng kết nạp, bao dung, lưu giữ; tức là những nơi mà nhà thơ suốt đời mắc nợ, suốt đời để nhớ...Bởi thế, ban đầu bài thơ có cái tên khá rõ ràng là Nhớ Tây Tiến, hẳn nhà thơ viết ra cốt mong sao cho vợi, cho hả “cái nhớ” ấy. Chẳng biết có đỡ chút nào không, chỉ biết nhờ nỗi nhớ khôn cùng kia, thi sĩ đã để lại một bài thơ xuất sắc

Việt Bắc

Tố Hữu

II. Đọc – hiểu văn bản.

1. Khổ 1

.

                       

      

“Mình về mình có nhớ

 

ta

                       

 

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

                       

       

Mình về mình có nhớ không

                       

 

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Lời ướm hỏi tha thiết của người ở lại.

Khổ 1:

-

      

Cặp đại từ nhân xưng “mình” – “ta” => ngọt ngào như lời tâm tình lứa đôi

-

      

Điệp từ “nhớ” (4 lần) => nhấn mạnh cảm xúc, sự gắng bó

-

      

Tính từ “thiết tha”, “mặn nồng” => những sắc thái sâu nặng của tình cảm

-

      

Trạng từ thời gian “mười lăm năm ấy” => quá trình gắn bó lâu dài, bền chặt

-

      

Lặp câu trúc (câu 1,3) + 2 câu hỏi tu từ => tâm trạng cồn cào, lo lắng, thấp thỏm của kẻ ở

-

      

Âm điệu thơ – các từ “ta”, “tha”, “nồng”, “sông” => sự lan tỏa, triền miên của cảm xúc

* Tóm lại:

       

Bốn câu thơ mở đầu có giá trị biểu cảm cao, khơi gợi cảm xúc tha thiết của người ở lại.

2. Khổ 2:

                                   

“Tiếng ai tha thiết bên cồn

                       

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

                                   

Áo chàm đưa buổi phân li

                       

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

Lời đáp của người ra đi.

-

         

Đại từ phiếm chỉ “ai” (“tiếng ai”):

           

tạo giọng điệu êm ái, ngọt ngào, nhấn mạnh sự chú tâm lắng nghe của người đi.

-

         

Các từ láy: “tha thiết”, “bâng khuâng”, “bồn chồn”:

           

đứng liền nhau = những vòng sóng cảm xúc, lan tỏa nhiều cung bậc, gợi tâm trạng chia li.

-

         

Nhịp thơ 3/3/2:

           

sự ngập ngừng, bịn rịn, tâm trạng lưu luyến, nhớ thương của cả kẻ ở – người đi.

“Áo chàm đưa buổi phân li”

=> hoán dụ nghệ thuật + nhịp thơ 2/2/2

+ chất chứa bề sâu cảm xúc

+ nét bình dị, đậm đà, tình nghĩa

+ nhiều lưu luyến, xúc động

+ không khí nghiêm trang cổ kính

         

Tóm lại:

           

Khổ 2 giãi bày tâm trạng của người đi – đó là sự lưu luyến, bịn rịn không muốn rời. Cuộc chia tay trong lặng lẽ, nghẹn ngào nhưng cả kẻ ở và người đi đều thấu hiểu nỗi lòng nhau.

3. Khổ 3:

                                   

Mình đi, có nhớ những ngày

                       

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

                                   

Mình về, có nhớ chiến khu

                       

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

                                   

Mình về, rừng núi nhớ ai

                       

Trám bùi để rụng, măng mai để già.

                                   

Mình đi có nhớ những nhà

                       

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

                                   

Mình về, còn nhớ núi non

                       

Nhớ khi kháng Nhật, thủơ còn Việt Minh

                                   

Mình đi, mình có nhớ mình

                       

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

Việt Bắc nhắc lại những kỉ niệm.

Cụm từ “mình đi”, “mình về”: đắp đổi, luân phiên trong các dòng thơ

           

=> tình cảm tha thiết của kẻ đi, người ở.

Hình ảnh Việt Bắc:

+ “hắt hiu lau xám”: từ láy, tính từ chỉ màu sắc, đảo ngữ => thiên nhiên gợi cảm,

 

hoang sơ.

+ “những mây cùng mù”: nghệ thuật tách từ => thời tiết khắc nghiệt.

+ “miếng cơm chấm muối”: hình ảnh biểu tượng, gần gũi

 

=> cuộc sống gian khổ, thiếu thốn.

+ “mối thù nặng vai”: hữu hình hóa cái vô hình => lòng căm thù giặc cao độ.

+ “đậm đà lòng son”: từ láy + hình ảnh biểu tượng => tấm lòng kiên trung với Đảng, nhân dân, đất nước.

+ “Tân Trào”, “Hồng Thái”, “mái đình”, “cây đa”: phép liệt kê, đảo ngữ => những địa danh quen thuộc, thiêng liêng, in đậm dấu ấn lịch sử.

-

         

Câu thơ:

Mình về rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng măng mai để già

+ rừng núi nhớ ai

+ “trám bùi”, “măng mai”

+ nghệ thuật đồi lập

ð

 

Tình cảm nhớ thương tha thiết, tấm lòng đôn hậu, thủy chung của người dân Việt Bắc

         

Tóm lại:

           

Khổ thơ khẳng định tấm lòng thủy chung son sắt với Đảng và cách mạng của người dân Việt Bắc.

4. Khổ 4

(Lời người ra đi).

                                   

“Ta với mình, mình với ta

                       

   

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

                       

 

         

Mình đi, mình lại nhớ mình

                       

  

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

Tình cảm khăng khít, không thể tách lìa của người đi đối với Việt Bắc.

-

         

“mình” – “ta”

: cặp đại từ nhân xưng, liên từ “với”

           

=> sự khăng khít không thể chia tách.

-

         

“mặn mà”, “đinh ninh”

: từ láy, “sau trước”: đảo ngữ

    

           

=> tình cảm thủy chung, bền chặt của người đi.

-

         

Câu thơ: “Mình đi mình lại nhớ mình”: điệp từ “mình” (3 lần)

           

=> tự nhắc nhở,

 

khẳng định.

-

         

Hình ảnh: “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”: so sánh quen thuộc

           

=> tình nghĩa dạt dào, bất tận đối với Việt Bắc.

         

Tóm lại:

           

Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng diễn đạt một cách súc tích tình cảm bền chặt, sắt son của người ra đi dành cho Việt Bắc.

5. Khổ 5:

 

(Lời người ra đi)

                                               

Nhớ gì như nhớ người yêu

                                   

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

                                               

Nhớ từng bản khói cùng sương

                                   

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về

                                               

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

                                   

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.

Nỗi nhớ Việt Bắc da diết.

-

         

Điệp từ “nhớ” (4 lần)

           

=> tình cảm da diết của người ra đi.

-

         

Diễn tả nỗi nhớ bằng nhiều hình ảnh:

+ “Nhớ gì như nhớ người yêu”: điệp từ, so sánh => da diết, cồn cào không thể nguôi ngoai.

    

+ “trăng lên đầu núi”: hình ảnh giàu sức gợi => thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, lãng mạn.

     

+ “nắng chiều lưng nương”: hình ảnh tả thực + hoán dụ => khung cảnh quen thuộc, gần gũi.

     

+ “Từng bản khói cùng sương”: tách từ => cuộc sống đơn sơ, thơ mộng.

     

+ “sớm khuya … đi về”: đại từ phiếm chỉ, động từ chỉ hướng trái chiều => cuộc sống bình dị, thân thương.

- Câu thơ:

                       

          

“Nhớ từng rừng nứa bờ tre”

                       

     

Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”

           

+ “từng rừng nứa bờ tre”: hình ảnh thơ mang tính khái quát => Không gian rộng lớn.

           

+ “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê”: nghệ thuật liệt kê => Địa danh quen thuộc.

           

→ Sự gắn bó bền chặt với mọi nẻo đường, mọi cảnh vật ở Việt Bắc của người đi.

         

Tóm lại:

           

Khổ thơ với hàng loạt hình ảnh vừa chân thực, vừa giàu giá trị biểu cảm – khẳng định nỗi nhớ da diết của người ra đi với Việt Bắc.

6. Khổ 6.

Ta đi ta nhớ những ngày

                                   

 

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…

                                               

Thương nhau chia củ sắn lùi

                                   

 

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.

                                               

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

                                   

 

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

                                               

Nhớ sao lớp học i tờ

                                   

 

Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan

                       

                       

Nhớ sao ngày tháng cơ quan

                                   

 

Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

                                               

Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

                                   

 

Chày đêm nện cối đều đều suối xa…

Nỗi nhớ về những kỉ niệm và con người Việt Bắc trong khó khăn gian khổ.

-

         

Cụm từ “đắng cay ngọt bùi”: ý nghĩa biểu tượng => những cung bậc đa dạng của cuộc sống.

-

         

Câu thơ:

  

“Thương nhau chia củ sắn lùi

                       

     

Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

           

+ Hình ảnh: “củ sắn lùi”, “bát cơm sẻ nửa”, “chăn sui” => cuộc sống thiếu thốn, chật vật nhưng bình dị.

           

+ Các hành động: “chia”, “sẻ”, “đắp cùng” => sự đồng cam cộng khổ, nghĩa tình của quân và dân Việt Bắc.

-

         

Câu thơ:

 

  

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

                                   

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô”

           

+ cụm từ “nắng cháy lưng” hình ảnh biểu cảm

      

=> nỗi vất vả nhọc nhằn.

           

+ cụm từ “địu con … bẻ từng bắp ngô”, nhịp thơ 4/4

                                                                                          

=> sự cần mẫn, chịu thương, chịu khó.

           

→ Hình ảnh người phụ nữ (người mẹ) Việt Bắc hiện lên sống động, gieo vào lòng người đọc sự thương cảm và trân trọng.

- Các hình ảnh:

           

+ “lớp học i tờ”.

                                                   

           

+ “những giờ liên hoan”.

                                      

           

+ “ngày tháng cơ quan”.

    

=> Những công việc quen thuộc.

           

- Các cụm từ:

           

+ “tiếng mõ rừng chiều”.

           

+ “chày đêm nện cối đều đều”

  

  

=> Những âm thanh bình dị.

è

cuộc sống ngày thường của quân dân Việt Bắc

-

         

Câu thơ:

                                   

“Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”

          

   

nghệ thuật đảo ngữ, câu thơ nhiều thanh bằng (6/8)

   

                       

=> tinh thần lạc quan, vượt mọi gian khổ, tin tưởng vào tương lai.

         

Tóm lại:

           

Khổ thơ vừa tái hiện một cách chân thực, sinh động về cuộc sống của quân và dân Việt Bắc, vừa thể hiện tinh thần lạc quan, tin tưởng vượt lên trên mọi khó khăn gian khổ để chiến đấu và chiến thắng.

6. Khổ 6.

                                   

Ta về, mình có nhớ ta

                       

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.

                                   

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

                       

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.

                                   

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

                       

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.

                                   

Ve kêu rừng phách đổ vàng

                       

Nhớ cô em gái hái măng một mình

                                   

Rừng thu trăng rọi hòa bình

                       

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.

* Nỗi nhớ thiên nhiên và con người Việt Bắc

(Bức tranh tứ bình về Việt Bắc)

*

Kết cấu khá đặc biệt:

2 câu đầu: giới thiệu chủ đề đoạn thơ.

8 câu sau: chia thành 4 cặp, mỗi cặp đều có câu lục tả cảnh, câu bát tả người => mỗi bức tranh đều có người có cảnh, hài hòa, cân đối (cách diễn ý quen thuộc của ca dao), bút pháp tạo hình đạt tới trình độ cổ điển

         

Hai câu đầu:

                                   

“Ta về, mình có nhớ ta

                       

Ta về, ta nhớ những hoa cùng người”.

           

- Điệp từ “nhớ”: 2 lần => nhấn mạnh cảm xúc.

           

- Đối tượng của nỗi nhớ:

                                   

+ “hoa”: thiên nhiên Việt Bắc.

                                   

+ “người”: con người Việt Bắc.

         

Bức tranh mùa đông:

                                   

“ Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

                       

  

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

           

- Cảnh vật:

+ “rừng xanh”: gam màu lạnh => vẻ êm đềm, lặng lẽ, xa vắng, mênh mông của rừng già

+ “hoa chuối đỏ tươi”: gam màu nóng => những đốm lửa sưởi ấm không gian, xua đi cái giá rét của núi rừng Việt Bắc.

           

=> Thiên nhiên mùa đông Việt Bắc sôi trào sức sống.

- Con người:

           

Được miêu tả gián tiếp qua 2

 

hình ảnh:

+ “đèo cao”: không gian trên cao, khoáng đạt, mênh mông.

+

 

“nắng ánh dao gài thắt lưng”:

                       

. Tập quán đi rừng quen thuộc.

                       

. Ánh nắng lấp lánh phản chiếu trên con dao.

           

=> Sự can đảm, tự chủ của con người Việt Bắc.

         

Bức tranh mùa xuân:

                                   

“ Ngày xuân mơ nở trắng rừng

                       

   

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

-

         

Cảnh vật:

+ hoa mơ: loài hoa đặc trưng của núi rừng Việt Bắc thường nở hoa vào mùa xuân.

+ “trắng rừng”: đảo ngữ => sắc trắng mênh mông tinh khiết bao phủ không gian.

           

=> Cảnh xuân đẹp, làm ngây ngất lòng người.

-

         

Con người:

+ “đan nón”: công việc bình dị, quen thuộc.

+ “chuốt từng sợi giang”: động tác cẩn thận, tỉ mỉ, dáng vẻ khoan thai, uyển chuyển.

           

=> Con người là chủ nhân của mùa xuân, điểm tô cho mùa xuân thêm hài hòa, sống động.

         

Bức tranh mùa hạ:

                                   

“ Ve kêu rừng phách đổ vàng

                       

      

Nhớ cô em gái hái măng một mình”

Cảnh vật:

+ Màu sắc bao trùm: màu vàng tràn ngập không gian của rừng phách mùa thay lá (trổ hoa).

+ Động từ “đổ”: gợi sự tuôn trào, thay đổi đột ngột của màu sắc => khu rừng bỗng chốc tràn ngập sắc vàng óng ả.

+ Sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh (“ve kêu”) – màu sắc (“rừng phách đổ vàng”) => phản ứng dây chuyền: tiếng ve vang lên gọi dậy sắc vàng của rừng phách.

           

=> Thiên nhiên mùa hè đẹp lộng lẫy, rất sống động, ngập tràn âm thanh, màu sắc.

Con người:

+ “cô em gái”: cô thiếu nữ miền núi – hình ảnh của con người lao động: trẻ trung, đầy sức sống.

+ “hái măng”: công việc quen thuộc, bình dị nhưng đòi hỏi sự khéo léo, nhanh nhẹn.

+

 

“một mình”: lẻ loi.

           

=> con người Việt Bắc chăm chỉ, nhẫn nại.

         

Bức tranh mùa thu:

                                   

“Rừng thu trăng rọi hòa bình

                       

     

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

-

         

Cảnh vật:

+ “Rừng thu trăng rọi hòa bình”: Không gian mênh mông, thấm đẫm ánh trăng rất bình yên, thi vị.

+ “hòa bình”: nhiều hàm ý:

                       

. Nét dịu dàng của ánh trăng. (≠ “vầng trăng – quầng lửa” – Phạm Tiến Duật).

                       

. Khát vọng hòa bình của con người kháng chiến.

           

=> Thiên nhiên thanh bình, êm ả.

-

         

Con người:

           

+ xuất hiện gián tiếp qua

 

âm thanh “tiếng hát” = tiếng lòng con người.

           

+ “ai”: đại từ phiếm chỉ.

           

+ “tiếng hát ân tình thủy chung” => những phẩm chất đẹp đẽ.

           

=> Con người Việt Bắc ân tình và thủy chung son sắt.

         

Tóm lại:

           

Đoạn thơ là bộ tứ bình rất đẹp về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Vẻ đẹp ấy được tạo nên bằng một ngòi bút điêu luyện, gây ấn tượng đậm nét trong lòng người đọc và là đoạn thơ hay nhất của bài thơ.

7. Khổ 7

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

                       

  

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

                                   

Núi giăng thành lũy sắt dày

                       

  

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

                                   

Mênh mông bốn mặt sương mù

                       

  

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

                                   

Ai về ai có nhớ không?

           

           

  

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

                                   

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

                       

  

Nhớ từ Cao - Lạng, nhớ sang Nhị Hà…

7. Khổ 7

           

Nhớ về Việt Bắc trong kháng chiến chống Pháp.

                       

* Sáu câu đầu: “Nhớ khi … một lòng”

                       

* Bốn câu sau: “Ai về … Nhị Hà”

- Hình ảnh: “giặc đến giặc lùng”:

           

+ điệp từ “giặc”

           

+ các động từ “đến”, “lùng”

           

=> sự hiện diện khắp nơi, những hành động lùng sục ráo riết của kẻ thù

 

=> không khí căng thẳng, khốc liệt của cuộc chiến.

-

         

Đoạn thơ:

                                   

“ Rừng cây … một lòng”

           

  

Phản ứng của Việt Bắc khi kẻ thù đến xâm lược.

           

+ Điệp từ: “rừng”, “núi”, “ta”.

           

+ Hình ảnh “sương mù”.

           

+ Biện pháp nhân hóa, so sánh, thậm xưng.

           

=> con người và thiên nhiên Việt Bắc đồng lòng chống giặc

           

=> sức mạnh đoàn kết.

-

         

Bốn câu thơ

   

“ Ai về … Nhị Hà…”

           

+ Câu hỏi tu từ.

           

+ Điệp từ “nhớ” (6 lần).

           

+ Biện pháp liệt kê những địa danh quen thuộc: “sông Lô”, “phố Ràng”, “Cao - Lạng”, Nhị Hà”.

           

+ Nhịp thơ dồn dập, gấp gáp .

           

+ Dấu chấm lửng cuối đoạn.

'=> Niềm tự hào cao độ trước khí thế chiến thắng vang dội của quân và dân Việt Bắc.

8. Khổ 8.

                                    

Những đường Việt Bắc của ta

                       

  

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

                                   

Quân đi điệp điệp trùng trùng

                       

  

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

                                   

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

                       

  

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

                                   

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

                       

  

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

                                   

Tin vui chiến thắng trăm miền

                       

  

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

                                   

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

                       

  

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

Hình ảnh Việt Bắc ra quân trong kháng chiến

chống Pháp.

-

         

Hai câu đầu:

                                   

Những đường Việt Bắc của ta

                       

     

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

           

Nét tả khái quát về khí thế dũng mãnh của những người ra trận.

Hai câu đầu:

+ “những đường Việt Bắc”: tất cả mọi nẻo đường Việt Bắc.

+ “của ta”:

 

niềm tự hào cao độ.

+ “đêm đêm”: thời gian phiếm chỉ => liên tục, bền bỉ.

+ “rầm rập”: từ láy tượng thanh => đông đảo, mạnh mẽ.

+ “như là đất rung”: so sánh thậm xưng => sức mạnh vô song làm rung chuyển cả mặt đất.

=> Lòng tự hào cao độ của tác giả

 

trước sức mạnh hào hùng của quân và dân Việt Bắc.

-

         

Hai câu tiếp:

                                   

“Quân đi điệp điệp trùng trùng

                       

    

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Hình ảnh người lính Việt Bắc trên những chặng đường hành quân

Từ láy: “điệp điệp trùng trùng”:

           

=> số lượng đông đảo, nối dài vô tận không gì ngăn trở nổi.

+ Hình ảnh: “ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”: vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng => người lính vừa giản dị, đơn sơ vừa rực sáng lí tưởng cách mạng.

- Hai câu tiếp theo:

           

                       

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn

                       

    

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”

           

Hình ảnh đoàn dân công làm nhiệm vụ phục vụ cho tiền tuyến.

           

+ “từng đoàn”: số lượng đông đảo.

           

+ “đỏ đuốc”: ánh đuốc sáng rực rỡ.

           

+ “bước chân nát đá”: hình ảnh thậm xưng (lấy ý từ ca dao: “trông cho chân cứng đá mềm”) => sức mạnh không gì so sánh được của con người.

           

+ “muôn tàn lửa bay”: hình ảnh rực rỡ, tươi sáng => không gian rừng núi trở nên rực rỡ, chói lòa.

           

=>

 

Hình ảnh thơ được chắt lọc từ hiện thực khốc liệt nhưng lại rất lãng mạn – thể hiện ý chí và sức mạnh ngút trời của quân và dân ta.

-

         

Hai câu tiếp:

                                   

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

           

      

    

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Hình ảnh những đoàn xe trên đường ra trận.

+ Câu thơ: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày”.

           

. “sương dày”: sương mù dày đặc – nét đặc thù của thời tiết ở Việt Bắc => không gian mù mịt, che lấp vạn vật.

           

. “nghìn đêm”: cách nói ước lệ.

           

. “thăm thẳm”: tính từ miêu tả => nhấn mạnh cái mịt mùng của sương đêm (cái mịt mùng

 

của những tháng năm phải sống kiếp đời nô lệ)

+ Câu thơ “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”:

           

. “đèn pha bật sáng”: âm hưởng thơ mạnh mẽ, bất ngờ => ánh sáng chói lòa, rực rỡ.

           

. “như ngày mai lên”: hình ảnh so sánh vừa tả thực vừa thậm xưng. (Ngày mai = ban ngày = tương lai tươi sáng của dân tộc)

           

=> tứ thơ có sự vận động từ đêm (sương dày) sang ngày (ngày mai lên)

           

=> tinh thần lạc quan cách mạng.

         

Tiểu kết:

           

Chỉ trong 8 câu thơ, TH đã dựng lên một bức tranh VB ra quân thật đẹp, thật hoành tráng. Nó vừa tái hiện không khí hào hùng của quân và dân VB mà còn đem đến niềm tin yêu đối với quê hương cách mạng anh hùng.

-

         

4 câu cuối:

                                   

“Tin vui chiến thắng trăm miền

                       

  

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

                                   

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

                       

  

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Niềm vui chiến thắng

-

         

Nhịp thơ nhanh,mạnh, dồn dập.

-

         

Nghệ thuật liệt kê: những địa danh trải dài trên khắp mọi miền đất nước: “Hòa Bình”, “Tây Bắc”, “Điện Biên”, “An Khê”, “Núi Hồng” => chiến thắng vang dội, rộng khắp.

-

         

Điệp từ “vui” (4 lần) + số đếm phiếm chỉ: “trăm miền”

           

=> niềm hân hoan, vui sướng, tự hào của tác giả.

         

Tóm lại:

10. Khổ 10:

         

Ñoaïn thô môû ñaàu vôùi caâu hoûi “Ai veà … nhôù khoâng?” coù taùc duïng khôi gôïi laïi tieàm thöùc, kí öùc cuûa con ngöôøi.

         

Cuoäc khaùng chieán ôû Vieät Baéc duø chæ ñöôïc taùi hieän trong soá löôïng caâu chöõ ít oûi nhöng khoâng moät lónh vöïc naøo maø nhaø thô queân nhaéc tôùi. Töø chuyeän “ñieàu quaân chieán dòch Thu Ñoâng” ñeán “noâng thoân phaùt ñoäng giao thoâng môû ñöôøng”. Caû nhöõng lónh vöïc cuï theå hôn nöõa nhö “giöõ ñeâ … caùc khu” cuõng ñöôïc taùc giaû nhaéc ñeán. Nghóa laø: neáu ôû ngoaøi tieàn tuyeán, boä ñoäi ta tieâu dieät keû thuø thì ôû haäu phöông, noâng daân ta tích cöïc tham gia saûn xuaát ñeå kòp thôøi uûng hoä vaø tieáp teá cho tieàn tuyeán. Qua ñoù, chuùng ta thaáy cuoäc khaùng chieán khoâng chæ dieãn ra treân lónh vöïc quaân söï maø dieãn ra treân taát caû moïi lónh vöïc cuûa cuoäc soáng. Hoaøn toaøn ñuùng vôùi chuû tröông cuûa Ñaûng: “Cuoäc khaùng chieán toaøn daân, toaøn dieän, tröôøng kì”.

         

Nhöõng hình aûnh töôi ñeïp veà Vieät Baéc tieáp tuïc xuaát hieän trong nhieàu caâu thô keá tieáp. Hình aûnh “ngoïn côø ñoû thaém”, “röïc rôõ sao vaøng” laø nhöõng hình aûnh bieåu töôïng cho söùc maïnh, nieàm tin vaøo töông lai cuûa taùc giaû cuõng nhö cuûa toaøn theå nhaân daân Vieät Baéc.

11. Kh

11:

         

Trong khoå thô cuoái cuøng cuûa ñoaïn trích, Toá Höõu khaùi quaùt veà vò trí cuûa Vieät Baéc ñoái vôùi cuoäc khaùng chieán cuûa daân toäc vaø toaøn theå nhaân daân. Vieät Baéc trôû thaønh ñieåm töïa cho nieàm tin vaø hi voïng “ÔÛ ñaâu … chí beàn”.

         

Khoâng chæ döøng laïi ôû ñoù, Toá Höõu coøn naâng söï khaùi quaùt cuûa mình leân moät böôùc nöõa, ñoù laø vieäc oâng khaúng ñònh: Traûi qua 15 naêm tröôøng kì gian nan, thöû thaùch, Vieät Baéc ñaõ trôû thaønh caùi noâi cuûa caùch maïng “Möôøi laêm

 

… coäng hoaø”

.

         

Ñoaïn thô vaãn söû duïng hình thöùc ñoái ñaùp ôû 4 caâu ñaàu, hình thöùc caâu khaúng ñònh ôû 4 caâu cuoái, cuøng vôùi vieäc nhaéc tôùi Baùc Hoà, “maùi ñình Hoàng Thaùi”, “caây ña Taân Traøo” ñeå khaúng ñònh nieàm tin vöõng chaéc cuûa mình cuõng nhö cuûa toaøn theå nhaân daân vôùi Ñaûng vaø caùch maïng.

         

Vieät Baéc trôû thaønh ñaàu moái quy tuï moïi tö töôûng, tình caûm cuûa daân toäc. Vieät Baéc khoâng coøn laø kæ nieäm rieâng tö cuûa moät con ngöôøi naøo cuï theå maø trôû thaønh bieåu töôïng chung cho caùch maïng, khaùng chieán, cho yù chí toaøn daân vaø trôû thaønh moät phaàn maùu thòt cho nhöõng ai ñaõ töøng soáng vaø gaén boù vôùi mieàn ñaát thaân yeâu naøy.

           

4

        

5

        

               

           

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: