Untitled Part 7
Chương 7. Đôi cánh thiên thần
- Xin chào.
- Ồ, mình không làm phiền cậu ăn cơm chứ?
- Không sao đâu, cứ tự nhiên
- Cảm ơn
- ...
Không, tôi mới phải cảm ơn cậu, vì đã cho tôi... gặp được thiên thần của mình...
Tôi khẽ đẩy gọng kính, nhìn Tô Bách Cầm cùng lũ bạn ngồi ở phía bên cạnh ăn trưa. Có lẽ, bọn họ sẽ cho tôi là đứa tự kỉ không có bạn bè, nên phải trốn lên đây ăn cơm một mình, nhưng, còn hơn thế, tôi phải là kẻ tự kỉ biến thái bệnh hoạn mới đúng. Tôi thấy cậu ấy thường không hay lên đây ăn cơm, cũng thường không ăn cùng bạn bè. Có lẽ họ lên đây để bàn về lễ hội Văn hóa sắp tới, dù gì cậu ấy cũng là thành viên Hội học sinh mà.
- Này, Bách Cầm, nhỏ kia là ai vậy, sao cứ nhìn cậu chằm chằm thế?- Bạn trai A nói
- Đúng đấy,cứ liếc cậu nãy giờ, không phải lại một cây si đấy chứ!!- Bạn trai B cười đểu
Này này, tôi nghe rõ đây, thì thầm thì cũng phải biết giữ ý chứ!
- Không có gì, các cậu ăn cơm đi. Mà, lễ hội chuẩn bị tới đâu rồi?...vv - Giọng của Tô Bách Cầm thật hay, thật dịu dàng, tôi nghe mà mê mẩn không thôi
Xúc một miếng cơm, lại ngẩng đầu liếc cậu ấy một cái
Nhai một miếng thịt, không nhịn được nhìn cậu ấy một lần
Cậu ấy đang cười, đang bàn luận, đang uống nước...nhưng cậu ấy chưa bao giờ liếc nhìn tôi...
...Nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc, bởi tôi vẫn đang dõi theo cậu ấy...
Haizzz, Puskin đã nói thế nào
''...Không gió lớn, sóng to không là biển
Chẳng nhiều cay đắng, chắng là yêu...''
Chỉ cần mỗi ngày, ngồi ở sân thượng chờ cậu ấy, chào cậu ấy một câu, rồi nhìn cậu ấy nói cười, đối với tôi, đã đủ mãn nguyện rồi...
-------
Giờ học kết thúc, tôi về nhà
Gia đình tôi cũng coi như khá giả. Cha quản lý nhà máy sản xuất gạch, mẹ là cựu giáo viên tiểu học. Cha tôi, từ một người nông dân chân lấm tay bùn, coi như biết làm ăn tích cóp, đã phất lên trở thành Giám đốc công ty sản xuất gạch lớn nhất thành phố. Mẹ tôi trước là giáo viên, cùng cha lăn lội sóng gió, nay cũng thay ông quản lý một phần công ty, chia ngọt sẻ bùi, sinh được hai người con ,một chính là con bé tự kỉ biến thái tôi đây, hai là thằng em vừa mới ra đời được 2 tháng. Lão cha của tôi, chính là : một ông chú trung niên bụng hơi hơi lớn lại hơi hơi phưỡn, dáng vẻ 10 phần là nhà giàu mới nổi, đầu hói, răng ố, tay thô, mặt mày chất phác thật thà hiền hậu dễ lừa tiền(Dễ lừa mà trở thành giám đốc được, đùa, đều là vẻ bề ngoài thôi). Ai, sự thật chứng minh, năm tháng là con dao giết người, nhớ năm ấy, lúc cha tôi còn trẻ cũng có chút dễ nhìn, có chút hào phóng,các loại yêu tinh đứa sau tiếp bước đứa trước...
May mắn thay ông không phải người trọng nam kinh nữ, cũng yêu thương nhường nhịn mẹ tôi hết mực. Mẹ cũng chiều ông, thế là một thằng em trai năm nay 2 tháng tuổi đã ra đời.
Tôi đẩy cửa vào nhà, tiếng dì Lý từ trong bếp vọng ra :
- Tiểu Diệp, về rồi đấy à?
- Dạ, con chào dì Lý.
Dì Lý là bảo mẫu mới thuê của nhà tôi từ bên đằng ngoại, đến để chăm sóc cho đứa con 'nhị' đinh nhà tôi. Có thể nói, mẹ tôi hình như hơi thiên vị. Ví dụ như tên tôi là Diêu Tiểu Diệp,...Tiểu Diệp...Tiểu Diệp, nghe cứ như tên cún ý. Mà con chó bên nhà bác Lương còn được gọi là Đại Diệp, tên nó còn lớn hơn tôi. Em tôi thì sao, Diêu Nhất Bảo, độc nhất vô nhị bảo bối thế gian, tên thường gọi là Đại Bảo. Ngước mắt nhìn trời, tự hỏi :Có còn thiên lý, thiên lý nữa không hả trời!!!!!
Có lẽ cái tên kém cỏi cũng một phần khiến tâm lý tôi vặn vẹo.
Tôi lên phòng khách, thấy mẹ đang chơi cùng em trai, mẹ cười, hỏi :
- Về rồi đấy à?
- Dạ. Em hôm nay có khóc không mẹ?
- Em ngoan lắm, vừa ăn xong, mới ngủ.
Tôi chăm chú nhìn khuôn mặt bé nhỏ đang say ngủ của em, khẽ vuốt cái đầu tròn trịa bóng loáng, cười nhẹ:
- Ông tướng này nghịch nhiều quá, nên mới mệt thế này chứ gì?
Mẹ cười, khuôn mặt hiền dịu, cũng không nói gì. Tôi chào mẹ rồi lên thay quần áo, xong liền đạp xe đi chơi. Có em rồi, tôi không còn là con gái rượu như hoa như ngọc của mẹ nữa. Trong mắt mẹ , giờ chỉ có Đại Bảo. Chờ đợi hơn 17 năm trời, làm sao không thương, không quý cho được. Dù gì nó cũng là em trai tôi, tôi sẽ không so đo với nó, nó là người thân ruột thịt nhất của tôi trên đời.
Xe dừng lại trước cửa Võ quán Lâm Tiêu, tôi xách túi bước vào.
- Diêu sư tỷ, chị đến rồi à?
- Lâm Quang.
- Diêu sư tỷ, đường chân hôm qua, em sửa lại rồi, chị xem cho em nha! - Lâm Quang cười tươi rói, nói xong, nó lôi tôi vào trong võ đường
-...
Lâm Quang là con trai của sư phụ Lâm Tiêu, chủ quản võ đường này, cũng học Taewondo từ nhỏ như tôi, có tư chất, nhưng hơi nóng nảy và thiếu kiên nhẫn. Tôi học võ vốn chỉ để tự vệ, nhưng được cái chăm chỉ, trầm lặng lại biết quan sát, sư phụ khá là vừa ý, tận tình chỉ dạy, cứ thế trở thành học trò bảo bối của ông. Tôi rất biết ơn Lâm Tiêu sư phụ, nhờ có ông, tôi thêm tin vào bản thân mình, kĩ năng giết người càng thêm tôi luyện, thân thể lại khỏe mạnh, không hay ốm đau bệnh tật. Mỗi buổi chiều ngày chẵn, tôi thường đến đây luyện tập, vừa tăng cường sức khỏe, vừa giết thời gian.
Trong võ đường, sau khi xem xong Lâm Quang thể hiện, cho vài lời khen ngợi hay ho, tôi khẽ liếc thân hình mảnh mai đang quét dọn bên cạnh.
- Tiểu Xảo.
- Vâng, Diêu sư tỷ?- Tiểu Xảo ngẩng đầu nhìn tôi
- Đến đây luyện tập đi.
- Sư tỷ...em còn chưa dọn xong... - Tiểu Xảo ngại ngùng liếc sàn nhà
- Đúng đấy sư tỷ, cô ta còn chưa dọn xong, dựa vào cái gì mà đòi luyện tập với chúng em? - Lâm Quang ra vẻ bất mãn.
Tôi nhìn Lâm Quang một cái, cậu ta dẩu môi ngoảnh mặt đi, Tiểu Xảo ngại ngùng gãi đầu.
- Lại đây. - Lời nói của tôi không cho phép được từ chối.
Con bé thu dọn một chút rồi đi thay quần áo với tôi. Nhìn bộ quần áo đã sờn cũ của em, tôi khẽ nhíu mày.
- Đây. - Tôi đưa cho Tiểu Xảo một bộ võ phục mới
- Hả....? Diêu sư tỷ, đây...đây là ý gì..?
- Của em.
- Em...em không thể nhận được. Diêu sư tỷ, chị đối với em thật tốt, nhưng bộ này em vẫn mặc được mà!
- Ai bảo tôi đối tốt với em.- Tôi dúi vào tay Tiểu Xảo bộ quần áo- Tôi muốn em sau này báo đáp tôi. Được rồi, đừng lằng nhằng, mặc vào đi.
Cô bé nhìn tôi với ánh mắt cảm động, cuối cùng cũng không từ chối nữa.
Tiểu Xảo thực ra là một đứa trẻ tốt. Chăm chỉ, cần cù, lại hiếu thảo. Đáng tiếc, từ nhỏ con bé đã mồ côi cha, mẹ thì từ mấy tháng trước, được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư tử cung giai đoạn giữa, đang nằm viện điều trị. Nhà Tiểu Xảo chỉ là gia đình bình thường, mẹ vốn là trụ cột gia đình, một mình nuôi con vốn đã vất vả, nay lại bị bệnh lấy đâu ra khoản tiền viện phí lớn như vậy. May mà có nhà nước hỗ trợ. Em bây giờ đang sống nhà chú, cũng chẳng khá giả là bao. Mới có 13 tuổi, Tiểu Xảo đã phải đi làm kiếm sống, ví dụ như: quét dọn võ đường, phục vụ trong quán, thế mà thành tích học tập vẫn ổn định, cũng coi như đáng nể. Nhưng càng đáng tiếc hơn, em đã gặp phải tôi, và, tôi đã chú ý đến em, Tiểu Xảo bé bỏng của tôi...
Sau khi tập luyện xong, tôi cùng Tiểu Xảo đi thăm mẹ Đỗ. Trên đường, em dùng số tiền lương vừa nhận được mua đồ ăn cho mẹ và thêm một ít hoa quả.
Bệnh viện Bạch Lan, phòng E số 201, 5h chiều.
Mở cửa bước vào, thoang thoảng mùi thuốc sát trùng, Tiểu Xảo đon đả đến bên cạnh giường.
- Mẹ, mẹ xem con mua gì đến cho mẹ này, là hoa quả tươi đó! Hôm nay con vừa mới nhận được lương, liền mua cho mẹ bồi bổ. Mẹ, để con gọt hoa quả cho mẹ! - Tiểu Xảo cười toe toét, nhanh tay gọt một quả táo.
- Cái con bé này! Có tiền thì phải tiết kiệm chứ! - Mẹ Đỗ đánh nhẹ vào đùi Tiểu Xảo, xót xa nhìn con gái mới tí tuổi đầu đã phải làm lụng vất vả.
- Bác Đỗ, cháu đến thăm bác.
- A! Tiểu Diệp đấy à, mau mau, mau ngồi xuống đây. Thất lễ quá, vừa rồi bác không chú ý. - Mẹ Đỗ cười hiền lành
Tôi mỉm cười nhìn người phụ nữ thần sắc tiều tụy giữa đống dây chằng chịt. Khi Tiểu Xảo đến, mắt bà mới sáng lên một chút. Mới mấy tháng thôi, còn nhớ, mẹ Đỗ hồi trẻ từng là mỹ nhân có tiếng, ba Tiểu Xảo phải dùng sức chín trâu hai hổ mới kéo được về nhà. Tiểu Xảo được thừa hưởng nét đẹp của mẹ, mắt to, mũi thẳng, khi cười cũng ra dáng tiểu mỹ nhân. Thế nhưng, bây giờ, nằm trên giường là hình ảnh một người phụ nữ gầy gò, khuôn mặt hốc hác, làn da trắng bệnh, mái tóc từng một thời dài óng mượt trở nên xơ xác, xõa bên gáy, dáng vẻ của người sắp cạn đèn tắt lửa.
Gọt xong, Tiểu Xảo nhẫn nại bón cho mẹ từng miếng táo, mẹ em cũng bảo :
- Con cũng ăn đi. À, Tiểu Diệp cũng ăn đi cháu.
- Con không đói, mẹ, tí nữa con ăn cũng được.
- Cháu cũng không đói. Mà bác Đỗ, hôm này trông thần sắc của bác thật tốt.
- À, à, ăn được nên khỏe ra ấy mà.
Nói chuyện với mẹ một lúc, Tiểu Xảo cùng tôi ra về. Trên đường, thần sắc em có chút buồn bã, tôi hỏi :
- Tiểu Xảo, em sao vậy? Bác Đỗ trông đã khỏe lại nhiều, em còn lo lắng chuyện gì nữa?
- À, không có gì...- Em cười gượng
- Có chuyện gì, em cứ nói ra, đừng giữ trong lòng làm gì. - Tôi nhẹ nhàng an ủi
- Không...không có chuyện gì mà...
Tôi cũng không hỏi nữa. Lúc nãy, bác sĩ có gặp qua Tiểu Xảo nói chuyện một lúc, chắc là về vấn đề tiền viện phí. Con bé thật tội nghiệp...
-----------
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top