Chuyện tình của Vua Lý Thánh Tông và cô gái hái dâu (Nguyên phi Ỷ Lan)
Vua Lý Thánh Tông tên thật là Lý Nhật Tôn sinh vào ngày 25 tháng 2 năm Quý Hợi (năm 1023), là con trai của vua Lý Thái Tông và Hoàng hậu Mai Thị. Năm lên 6 tuổi, Lý Thánh Tông được vua cha là Lý Thái Tông phong là Đông cung thái tử và giữ vị trí này cho đến năm 31 tuổi thì ngài lên ngôi.
Với tư chất là người nhân từ lại thông minh từ nhỏ, Lý Thánh Tông đã được Vua cha yêu quý và dạy bảo đến nơi đến chốn hơn những người con trai khác. Từ khi tuổi còn nhỏ, Lý Thánh Tông đã may mắn được Vua cha cho đi theo con đường chinh chiến, chứng kiến những biến cố trọng đại của đất nước và làm quen với các quan lại trong triều để hiểu tình hình chiến sự. Không phụ lòng Vua cha tin tưởng và thương yêu, Lý Thánh Tông đã rất chăm chỉ học hành và luyện võ công, nghiên cứu binh thư và thư pháp trong triều.
Đến năm 1054, khi Vua cha lâm bệnh nặng rồi băng hà, Lý Thánh Tông đã chính thức lên ngôi vua theo di chúc của Vua cha.
Sử sách đã ghi chép lại câu chuyện nói lên tấm lòng nhân hậu của Vua Lý Thánh Tông, ông thương người dân như chính bản thân mình. Sự độ lượng, khoan dung của Vua Lý Thánh Tông đã lan truyền khắp trong dân chúng: Mùa đông năm 1055 vào tiết đại hàn nhà vua nói với các quan tả hữu: “Trẫm ở trong cung, sưởi than xương thú, mặc áo lông chồn còn rét thế này, nghĩ đến người tù tội bị giam trong ngục, khổ sở vì gông cùm, chưa rõ gian ngay, ăn không no bụng, mặc không ấm thân, khốn khổ vì gió rét, hoặc có kẻ chết không đáng tội, trẫm rất thương xót. Vậy lệnh cho hữu ty phát chăn chiếu và cấp cơm ăn ngày hai bữa”.
Từ ngày lên ngôi, trong cung luôn có các mỹ nữ múa hát mua vui cho vua mỗi khi hết buổi chầu. Ngặt một nỗi nhà vua nhiều phi tần nhưng lại chưa có con trai nối dõi. Vậy nên bất cứ đi đến làng quê nào có đình, đền, nhà vua đều hạ kiều để cầu tự, mong sớm có con trai.
Vào khoảng đầu những năm 1060, vua Lý Thánh Tông cùng một số các chư thần, cận vệ đi dạo chơi các miền quê quanh kinh thành Thăng Long vừa để ngắm cảnh đẹp vừa để xem xét cuộc sống của dân tình ra sao. Khi tới địa phận huyện Thuận Thành (thuộc tỉnh Bắc Ninh bây giờ), được biết nơi đây dân làng đang trảy hội, vua Lý Thánh Tông đã dừng kiệu vào đền thắp hương cầu tự. Thấy đoàn kiệu của đức vua đến, ai ai cũng đều cung kính, hoan hỉ đón chào. Với tấm lòng nhân hậu thương dân như con, vua Lý Thánh Tông đã ân cần hỏi han cuộc sống của người dân nơi đây.
Trong lúc đó, Vua tò mò nhận thấy một cô thôn nữ không bông đùa vui với mọi người, không cung kính với vua như người dân nơi đây mà thản nhiên vừa hát dân ca vừa hái dâu bên gốc Lan. Thấy làm lạ, vua Lý Thánh Tông bèn tới gần hỏi lý do vì sao cô gái ấy lại tỏ ra thờ ơ với mọi việc xung quanh mình như vậy.
Vừa tới nơi, vua Lý Thánh Tông đã ngẩn ngơ vì nhan sắc tuyệt đẹp của cô thôn nữ tựa vào gốc Lan vừa hái dâu vừa hát. Cho dù trong cung điện có biết bao nhiêu giai nhân tuyệt sắc nhưng đây là lần đầu tiên một cô gái thôn quê có phong cách đặc biệt như vậy, sắc đẹp dịu dàng, tươi tắn như bông hoa vừa nở lúc sớm mai đã làm rung động trái tim của vị hoàng đế thông minh nhưng cũng rất đa tình.
Qua câu chuyện, nhà vua được biết đó là cô gái có tên Nguyễn Thị Yến, sinh ngày ngày 7 tháng 3 năm 1044 (tức ngày 19 tháng 2 âm lịch năm Giáp Thân, Thiên Cảnh Thánh Võ thứ nhất) mồ côi mẹ từ nhỏ, ở với cha và mẹ kế. Vài năm sau bố mất thì ở với gì ghẻ. Vì nhà quá nghèo nên phải đi hái dâu giúp dì chứ không màng đến lễ hội của làng. Nguyễn Thị Yến trả lời thông minh, khôn khéo, cử chỉ đoan trang, lễ phép, nhà vua thấy rất vừa lòng nên đã đón nàng vào cung và đổi tên thành Ỷ Lan (với ý nghĩa cô gái dựa gốc cây Lan).
Từ ngày vào cung, vua Lý Thánh Tông luôn dành thời gian đến bên Ỷ Lan để trò chuyện. Càng ngày vua càng thấy yêu cô thôn nữ nghèo, hiếu thảo và lại rất thông minh. Cho dù xuất thân từ nghèo khó nhưng sự hiểu biết của Ỷ Lan hơn hẳn những phi tần trong cung. Điều này càng làm cho vua Lý Thánh Tông yêu say đắm và nể trọng. Để có thể làm vui lòng nhà vua mỗi khi trò chuyện, Ỷ Lan không quản ngày đêm đọc các sách trong cung để trau dồi sự hiểu biết về chính sự và học múa hát..
Sau một thời gian ngắn trong cung, Ỷ Lan đã làm cho hết thảy các quan tả hữu và các phi tần kính phục mình về ý chí miệt mài học hỏi. Ỷ Lan không những đọc thông thạo sách sử, làm thơ phú mà còn đưa ra được những cách giải quyết các công việc triều chính rất thông minh và hợp lý cùng nhà vua.
Đến năm Bính Ngọ 1966, Ỷ Lan đã hạ sinh cho vua Lý Thánh Tông một người con trên đặt tên là Càn Đức. Đây là người con trai đầu tiên mà vua Lý Thánh Tông mong mỏi bao lâu. Lập tức, ngay ngày hôm sau nhà vua cho lập làm Hoàng Thái Tử còn Ỷ Lan được phong làm Thần phi.
Vua Lý Thánh Tông si mê Thần phi Ỷ Lan không chỉ vì sắc đẹp dịu dàng, tài trí thông minh hơn hẳn những phi tần khác trong cung mà nhà vua còm cảm mến lòng nhân từ, yêu thương, biết lo nghĩ cho dân chúng. Ngoài ra, bà còn là một nhà chính trị xuất sắc.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông đi đánh giặc ở Chiêm Thành nên đã giao cho bà nhiếp chính, coi sóc việc nội trị. Cũng năm ấy, nước Đại Việt xảy ra lũ lụt gây mùa màng thất bát, người dân nhiều nơi sinh loạn, đói kém cùng cực.
Trước tình hình đó, bà đã cho mở kho lương thực trong cung để cứu tế những nơi đói khổ. Năm ấy, bà đã yêu cầu các quan địa phương không thu thuế để cải thiện đời sống người dân sau cơn lũ. Đối với người già, bà gửi áo ấm đến tận nơi ban tặng, đối với các cô gái trẻ bị bắt đi ở để gán nợ, bà bỏ tiền trong nội phủ ra để chuộc về.
Chính nhờ những kế sách trị nước đúng đắn, quyết đoán và kịp thời mà nhân dân đã vượt qua được những khó khăn sau lũ lụt. Khoảng thời gian bà làm nhiếp chính, đất nước yên bình, đời sống người dân no ấm, hạnh phúc. Trước những việc làm nhân nghĩa đó, bà đã được nhân dân kính trọng và tôn thờ. Nhiều nơi người dân đã lập bàn thờ bà tỏ lòng biết ơn.
Khi nhà vua đánh giặc Chiêm Thành mãi không giành được thắng lợi đã kéo quân trở về. Khi về gần đến kinh thành nghe nhân dân hết lời ca ngợi về bà. Trong triều chính bình yên, đất nước đã vượt qua những lúc khó khăn và giữ được cảnh thái bình thịnh trị. Thấy vậy vua Lý Thánh Tông tự trách mình và cảm tạ những việc làm khó khăn của Ỷ Lan đã giúp ông yên lòng và đất nước thái bình, nhà vua nói với các tướng lĩnh “ Nguyên phi là đàn bà còn làm được như thế, ta là nam nhi lại chẳng được việc gì ư?”. Nói xong nhà vua cho quân quay lại hướng Chiêm Thành dốc sức đánh giặc và đã giành được chiến công vang dội trở về.
Khi đất nước muôn nơi thái bình, vua Lê Thánh Tông luôn cùng Ỷ Lan ngao du thiên hạ để tìm hiểu cuộc sống trong dân ra sao. Những năm tháng mà vua Lý Thánh Tông sủng ái Ỷ Lan cũng là khoảng thời gian đẹp nhất và có ý nghĩa nhất trong cuộc đời của mình. Ỷ Lan luôn biết cách làm vui lòng nhà vua mỗi khi ngài buồn bực, bà thường đưa ra những ý kiến đúng đắn, kịp thời giúp vua Lý Thánh Tông lấy được lòng dân, đất nước yên bình.
Đến năm Nhâm Tý 1072, vua Lý Thánh Tông đột ngột băng hà, hưởng thọ 50 tuổi và trị vì đất nước 17 năm.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top