Trừ dâm dục
TÌNH DỤC - TÌNH YÊU, TÌNH THƯƠNG - TRÍ TUỆ
"Khi thân thể hai người, vốn có vẻ tách rời nhau, muốn hoà làm một - đó là Tình dục
Khi tâm hồn hai người, vốn có vẻ tách rời nhau, muốn hoà làm một - đó là Tình yêu
Khi thân thể, tâm hồn không còn tách biệt với mọi người, mọi vật xung quanh, tất cả hoà thành một thể, đó là Tình thương
Khi thân thể, tâm hồn, mọi người, mọi vật đều trống rỗng, không có thật, đó là Trí tuệ
Người còn lấm bụi làm mọi thứ cho riêng mình để nếm trải Tình dục hoặc Tình yêu
Người đã trong suốt hành động hoàn toàn vì người khác trong Tình thương và Trí tuệ
Nếu bạn có duyên đọc được những dòng này
Bạn đang trên con đường trở về Nhà
Con đường nhận ra sự thật và giúp đỡ mọi người
Hạt giống đã gieo rồi sẽ nở
Dù bạn biết hay không biết
Yêu quý bạn
Rangxi Sangbo Rinpoche
❤️
SEX & LOVE, COMPASSION & WISDOM
When two bodies, appear to be separated, seeking union, I call it Sex
When two minds, appear to be separated, seeking union, I call it Love
When body, mind, I and others, all become insparable in oneness, I call it Compassion
When body, mind, I and others, all are empty and unreal, I call it Wisdom
The muddy ones strive to do everything for themself to experience Sex and Love
The transparent ones naturally do everything for others in Compassion and Wisdom
If you are reading these words
You are on the way home
The way of realizing the truth and helping others
The seed has been sown and will bear fruit
Love you,
Rangxi Sangbo Rinpoche
CÁC PHƯƠNG PHÁP KỀM CHẾ ÁI DỤC VÀ DIỆT DỤC
1. Thiền định:
Đức Phật đã nói trong cảnh giới sơ thiền sẽ đạt được hai yếu tố: ly dục và ly bất thiện pháp. Ly dục là hết dâm dục và ly bất thiện pháp là đạo đức đã trở nên thuần thiện. Do vậy, người chứng được sơ thiền sẽ có đạo đức hoàn chỉnh và chấm dứt dâm dục. Nhưng quan trọng là tu thiền đúng phương pháp. Do ái và dục nằm sẵn trong máu của mỗi người từ nhỏ và từ những kiếp trước. Vì vậy muốn thoát khỏi ái dục thì phải có một quyết tâm phi thường và một công phu nhẫn nại. Quyết tâm phi thường là ước muốn thiết tha với sự tu hành giải thoát. Và công phu nhẫn nại kéo dài từ ngày này sang ngày kia. Nếu ta có một quyết tâm phi thường nhưng lại không có một công phu nhẫn nại thì ta vẫn không vượt qua được ái và dục.
(Tìm hiểu về Thiền định của đạo Phật tại : &list=PLXSN_I3JZcxZQ0mGs5sF2N_BBsBAR3fOc )
2. Công đức lễ Phật và tâm khiêm hạ:
Trước tiên, muốn trừ diệt ái dục thì mỗi ngày ta phải lễ Phật sám hối, phát nguyện trừ diệt nghiệp ái dục từ vô lượng kiếp. Thứ hai ta phải phát nguyện giữ tâm khiêm hạ. Bởi vì kiêu mạn là động cơ khiến ái dục bốc khởi. Khi một người kiêu mạn thì ta hiểu bên trong họ rất dâm dục dù họ che đậy rất kỹ. Chỉ có những người hiền lành, khiêm tốn, lễ độ thì ta hy vọng người này rất nhẹ nghiệp ái dục. Chỉ cần tu thêm thiền định thì sẽ hết dâm dục.
3. Khí công nguyên pháp:
Ngoài ra, ta cần có phương pháp tu tập chuẩn xác để diệt trừ ái dục hiệu quả, đó là khí công nguyên pháp hay gọi nôm na là thụt dầu. Phương pháp như sau: tay chống nạnh nơi hông, dang hai tay rộng bằng vai. Khi rùng xuống ta hít hơi vào. Trong lúc đứng lên thì nín thở. Khi đứng lên hẳn rồi thì thở ra. Quan trọng là xương sống phải thật thẳng. Nếu ta ngồi xuống, lưng khom thì lực sẽ chạy lên đầu. Vì nếu lực bốc lên đầu sẽ gây phản tác dụng. Khí công nguyên pháp giúp cho việc diệt dục vì phương pháp này giúp ta liễm lực dưới đan điền. Ngoài yếu tố nghiệp lực, sinh lý, tâm lý thì còn một yếu tố là khí lực. Tức là nếu lực của ta tích lũy ở dưới đan điền vững vàng sẽ hạn chế được vấn đề dâm dục. Khi lực bốc lên trên đầu sẽ tạo thành hai hiệu ứng. Một là lực đó sẽ đánh vào vùng não phụ trách vấn đề dục ở não (vì não có một vùng phụ trách vấn đề về dục). Nếu vùng não đó bị kích động, ta sẽ bị dâm dục vô cớ. Hai là vùng não đó cũng sẽ bị kích động nếu ta kiêu ngạo. Hoặc là khi ta tu thiền sai thì lực cũng sẽ đánh vào vùng não dâm dục, làm ta bị động dục không biết lý do. Người nào có lực liễm ở đan điền chắc thì không bị tình dục đòi hỏi. Rất nhiều người tập và báo cáo kết quả tập khí công nguyên pháp một thời gian thì sẽ mất dục cả thẩm sâu trong giấc ngủ và trong cả đời sống bình thường. Nên việc này hỗ trợ rất tốt cho việc tu tập của chư tăng ni và cư sĩ tại gia. Khí công nguyên pháp giúp kềm chế thắng lướt được ái dục. Tuy nhiên, khí công nguyên pháp không diệt được ái vì ái có tính tâm lý nhiều hơn. Khi tập luyện khí công nguyên pháp đến 200-300 cái, dẫn đến không động dục. Nhưng tâm lý vẫn như cũ. Nên khi nhìn người khác phái vẫn đưa đến cảm mến. Và theo công thức thì ái có thể đưa đến dục xuất hiện trở lại. Như vậy, ngoài việc tập khí công nguyên pháp ta vẫn phải tu tập thêm về đạo lý, thiền định,.v.v... để diệt ái và dục tận gốc. Nên thiền thanh lọc tâm hồn, khiến ta phát hiện và diệt được những cái ái của tâm lý và dục của sinh lý. Khi tâm thanh tịnh rồi thì ta phải lùng sục và rà soát lại tận gốc ái và dục để diệt trừ hết. Do vậy nên Phật nói công năng của Thiền là ly dục và ly bất thiện pháp. Ta phải tự lùng sục trong tâm mình để đoạn trừ ái dục chứ không thể nói tâm thanh tịnh thì tự nhiên sẽ hết ái dục. Nếu nói tâm thanh tịnh thì tự hết ái dục thì người này ái dục vẫn chưa hết.
4. Phương pháp quán chiếu, suy nghiệm:
Ngoài ra, ta phải tư duy, suy nghiệm, quán chiếu trong suốt cuộc sống hằng ngày của ta. Nếu ta lạy Phật mỗi ngày thì ta sẽ có phước giúp ta nhớ lại những tư duy, quán chiếu để kiềm chế ái dục. Còn như bình thường thì do phước không đủ nên ta thường quên đi những điều Phật đã dạy. Ví dụ như khi có một người khác phái làm ta chú ý thì quán chiếu theo lời Phật dạy sẽ nổi lên ngăn chặn cái ái- tức cảm xúc thương mến- ngay lập tức. Quán chiếu sẽ xuất hiện như thế này: con người đó ta nhìn thấy như thế, nhưng người đó vẫn là một chúng sinh đầy vô minh, có những ích kỷ, có những thay đổi. Và những vẻ đó chỉ là bề ngoài mà thôi. Nhìn thấy khả ái nhưng ẩn giấu đằng sau đó một con ác quỷ ngấm ngầm nào ta không thể biết được. Hoặc lúc này như thế này nhưng sau này sẽ đổi tánh thành con người khác. Đó vẫn là một chúng sinh đầy si mê, ích kỷ, tham lam, thù hận và đầy phiền toái. Nếu phải sống chung với con người đó sẽ có vô số điều bất an xảy ra. Tấm thân coi là đẹp đẽ đó nhưng vẫn chất chứa nhiều điều bất an, bất tịnh, bất toàn. Hễ có người nào gây cho ta chú ý thì quán chiếu sẽ nổi lên ngay lập tức. Lúc đó ta chưa kịp có cảm tình thì quán chiếu suy nghiệm sẽ nổi lên để chặn lại. Đó là do công đức lễ Phật dày, lý tưởng tu hành tốt và đối với mọi người ta cung kính, phụng sự, hy sinh thì cái phước, cái tuệ quán sẽ xuất hiện giúp ta không bị nhiễm cái ái. Ta phải suy trì suy nghiệm tư duy như thế cả cuộc đời, chứ không thể nói một hai ngày rồi cho rằng đã thành công. Nếu ta thấy có ai làm ta chú ý và quán chiếu nổi lên chặn lại thì ta biết ta đang tu đúng hướng. Lúc này ta phải tiếp tục tư suy, quán chiếu và không được chủ quan. Nếu làm được một lần và tưởng mình thành công rồi thì vẫn thất bại như thường.
(Trích bài giảng "Ái và Dục"- T.T Thích Chân Quang)
Tìm hiểu "Khí Công Nguyên Pháp" của Đạo Phật tại đây:
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top