Tâm

_((()))_ NHÀ SƯ VÀ CÔ LÁI ĐÒ...!!! _((()))_
Cô lái đò đưa khách qua sông. Đò cập bến cô lái thu tiền từng người. Sau hết đến nhà sư.
Cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
Nhà Sư ngạc nhiên hỏi vì sao?
Cô lái đò mỉm cười:
- Vì Thầy nhìn em...
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông. Lần này cô lái đò đòi tiền gấp ba.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đò cười bảo:
- Lần này, Thầy nhìn em dưới nước.
Nhà sư nín lặng trả tiền và bước lên bờ.
Lần khác nhà sư lại qua sông.
Vừa bước lên đò nhà sư nhắm nghiền mắt lại đi vào thiền định.
Đò cập bến cô lái đò thu tiền gấp năm lần.
Nhà sư hỏi vì sao?
Cô lái đò  đáp:
- Thầy không nhìn nhưng còn nghĩ đến em.
Nhà sư trả tiền và lên bờ.
Một hôm nhà sư lại qua sông.
Lần nầy nhà sư nhìn thẳng vào cô lái đò...
Đò cập bến, nhà sư cười hỏi lần nầy phải trả bao nhiêu?
Cô lái đáp:
- Em xin đưa Thầy qua sông, không thu tiền.
Thiền sư hỏi:
-  Vì sao vậy?
Cô lái đò cười đáp:
-  Thầy nhìn mà không còn nghĩ tới em nữa...
Do vậy em xin đưa Thầy qua sông mà thôi...
Nói một cách khác - (mọi sự từ TÂM mà ra) sống ở đời chỉ có chữ TÂM là đáng quý!
Một phút suy tư: chữ TÂM
Tâm là một điểm tuy nhỏ nhưng quan trọng, nên người ta mới gọi là tâm điểm.
Tâm của con người càng quan trọng hơn vì nó nói lên nhân cách của một con người:
-  Tâm lệch lạc thì cuộc sống nghiêng ngã đảo điên.
- Tâm gian dối thì cuộc sống bất an.
- Tâm ghen ghét thì cuộc sống hận thù..
- Tâm đố kỵ thì cuộc sống mất vui.
- Tâm tham lam thì cuộc sống dối trá ...
Cho nên , ta không những đem Tâm của mình đặt ngay trên ngực để yêu thương, mà còn:
-  Đặt trên tay để giúp đỡ người khác.
-  Đặt trên mắt để nhìn thấy nổi khổ của tha nhân.
-  Đặt trên trán để mau mắn chạy đến với người cùng khổ.
-  Đặt trên miệng để nói lời an ủi với người bất hạnh.
-  Đặt trên tai để biết nghe lời than trách, góp ý của người khác.
-  Đặt trên vai để biết chịu trách nhiệm và chia sẻ trách nhiệm với anh em chị em.
Thân xác không tim thì thân xác chết, làm người không có tâm thì cuộc sống chỉ có hận thù và là mối nguy hiểm cho mọi người.
Loài người đã vì tham đắm cái xác thân nhỏ hẹp, xấu xa, ngắn ngủi, mà bỏ mất cái tâm rộng
lớn đẹp đẽ trường tồn...!!!
***

TÂM LÀ GÌ?

ĐÂY LÀ TRI KIẾN CĂN BẢN CỦA NGƯỜI TU PHẬT GIÁO!

- Tâm là nền tảng của vũ trụ, nền tảng của mặt trời, là nguồn gốc...qua đó nhân loại điều hành và làm mọi việc hằng ngày .

- Tâm là tạo hoá thông suốt mọi sự và uy quyền tuyệt đối tạo tác mọi vật cùng vượt khỏi mọi ý niệm .

. Tâm không màu sắc , hình tướng , vị trí , khởi thủy hay cáo chung .
. Tâm không thể nói là cái này hay cái kia , bên trong hay bên ngoài .
. Tâm không thể bị phân chia , không thể bị thu hút hay tiêu hủy .
 Nó vượt thời gian...không gian...vượt tất cả mọi sự .

- Trạng thái ý thức của chúng ta ở nhiều mức độ khác nhau, tuỳ thuộc những tư tưởng sanh khởi, nhưng tận sâu thẳm...là bản tâm sẵn có không bao giờ sanh diệt .
...Ta phải tìm ra Tâm ở trong Tâm

Tuy nhiên ,
Nếu chúng ta trở về bản tánh sẵn có, là tình trạng tự nhiên và chân thật nhất của chúng ta....thì thực tại của mọi vật sẽ tự động hiển lộ .

☺️ Bất kể những đám mây đen như thế nào cũng không thể vấy bẩn bầu trời .
Tương tự ,
Những tư tưởng hay ý đồ xấu...cũng không thể vấy bẩn tâm của chúng ta .
Dù mây đen rất dày!
Cuối cùng.......chúng sẽ biến mất , và bầu trời....sẽ trong xanh như trước .

Cho dù những đám mây bão tố trút mưa xuống...bầu trời chỉ bị che mờ....đằng sau những đám mây , nó vẫn trong sáng .

Cũng thế ,

Cho dù những nhiễm ô và ảo tưởng dường như dày đặc... Chân tâm vẫn trong sáng , và không bao giờ bị ô nhiễm .

Chúng ta phải hiểu bản tánh của tâm ...
Dù tâm không nắm bắt được....
Nó hoạt động bình đẳng và toàn vẹn khắp các lãnh vực vật chất và phi vật chất...
Một khi nhận ra được điều này...bạn sẽ hiểu rằng..

KHÔNG BAO GIỜ CÓ CHƯỚNG NGẠI TỪ NGUYÊN THUỶ .



***

Hoằng pháp và Hoại pháp...
"Vào thời mạt pháp, con cháu của ta sẽ xuất gia, cạo đầu đi tu đầu thai vào cõi của nhà ngươi và pháp của nhà ngươi." Đây là câu nói của Ma Vương khi hắn trở thành kẻ thất bại trong lúc đấu Pháp với Đức Phật. thật vậy. vào lúc này đây, chánh pháp dần bị mai một, ma chướng hoành hành. Đây là lúc lời nói của Ma Vương ứng nghiệm, nhưng... 1 phần trong chúng ta đang tự biến mình thành con cháu của Ma Vương mà không hề hay biết, ngược lại còn tưởng mình đang hoằng dương chánh pháp khiến cho chư Thánh đồng ngậm ngùi xót thương.
ở đây. Con chỉ xin nói về hàng cư sĩ tại gia. đối với hàng Phật tử, trách nhiệm của quý vị rất nặng nề. đó là đưa chánh pháp đến gần với chúng sanh. muốn vậy, quý vị phải tu tập hạnh buông xả. chữ xả ở đây, k phải là bán nhà, bán cửa cúng dường bố thí rồi vô rừng tu hành hay đại loại như thế. mà xả, là xả ở trong tâm của chính mình. con từng nghe nhiều quý Phật tử đi chùa nghe thầy giảng kinh. khuyên nên buông xả, rồi về bỏ bê vợ con. xếp bằng nhập thất, đả tọa tham thiền... từ đó vợ con chán ghét Phật pháp vì đã cướp đi của họ 1 người chồng, 1 người cha... con nghe mà lòng đau như cắt! đó chính là việc quý vị tự biến mình thành con cháu của ma vương mà không hề hay biết.
buông xả ở đây là gì? là xả tâm sân. ví dụ như lúc trước quý vị đi làm về, mệt mỏi, nóng  nực. thấy vợ con thì nằm xếp bằng coi tivi, chén bát thì không ai rửa. quý vị liền sân lên, chửi mắng vợ con "tao đi làm về đã mệt rồi mà có mấy cái chén bây cũng không rửa được..." bây giờ tui tu rồi, tui xả rồi. tui thấy như vậy, tui chỉ nhẹ nhàng nhắc nhở "sao ở nhà không rửa chén đi bà? đi con?" tui tu sâu thêm tí nữa, tui xả thêm tí nữa, tui đi làm về thấy vậy, tui chỉ lẳng lặng cuối xuống rửa thau chén rồi đi nghỉ ngơi. đó mới chân thật là buông xả.
lại ví dụ như tâm tham, hàng ngày quý vị đi chợ "bà ơi bó rau này bao nhiêu bà?" "dạ 3 ngàn 1 bó cô, rau non lắm..." "2 ngàn được không bà?" và rồi "chị ơi, cái túi da này bao nhiêu vậy chị?" "dạ da cá sấu, hàng em mới nhập về. đang giảm giá nên chỉ có 3 triệu mốt thôi." "chà...rẻ quá! đẹp nữa. gói cho em cái đó đi chị." quý vị có nhận thấy 1 điều nghịch lí đang diễn ra hàng ngày không? khi mà đối với những người nghèo khổ, dậy sớm thức khuya, chỉ vì bát cơm manh áo cho đứa con khờ đi học. quý vị lại trả giá từng NGÀN, còn với những người giàu có, ngồi trong mát, sài tiền TỈ quý vị lại không thèm bớt 1 cắt? tại sao lại như vậy? hãy tự suy ngẫm. với quý vị đó chỉ là vài đồng tiền lẻ, nhưng đối với họ là cả 1 tương lai cho những đứa con nhỏ dại ở nhà. quý vị, không phải cứ cúng dường nhiều cho chùa cho tăng mới gọi là có phước báu đâu quý vị. trong Kinh Duy Ma Cật sở thuyết có chép:" nếu có chúng sanh nào dùng tâm bình đẳng, không phân biệt mà bố thí cho kẻ nghèo hèn nhất trong chúng hội. công đức ấy so với việc cúng dường Như Lai không hơn không kém". xả tâm tham là thấy xót thương cho những chúng sanh gặp khổ nạn mà bỏ tịnh tài ra giúp đỡ họ. tâm không cầu phước báu, chỉ có tâm đại bi. đó mới thật sự là xả.
tóm lại, hãy làm sao cho chúng sanh thấy được cái ân của Phật Pháp. thấy được dòng chảy cam lồ ngay trong đời sống hàng ngày. ví dụ như ông kia trước đây nhậu nhẹt bê tha, đánh đập vợ con. nay biết đến chánh pháp liền sửa đổi. tu tâm dưỡng tánh. bà nọ trước chua ngoa đanh đá. giờ tu rồi nên bỏ bớt tánh xấu đó đi. khiến cho người đời nhìn vào thấy rằng:"ồ. ông bà kia trước ghê gớm lắm mà sao giờ hiền vậy ta?" "ổng bả đi chùa đó bà. nhờ tu theo Phật nên giờ được vậy đó. mấy đứa nhỏ xem cũng ngoan hơn rồi. không còn phá làng phá xóm nữa." "chà! hay quá. để tui qua học hỏi, rồi về cho ông chồng tui tu luôn. ổng cũng hay uống rượu lắm đó bà."... đó là khiến cho chúng sanh hân hoan, hoan hỷ khi thấy được ánh sáng nhiệm màu của đấng Giác Ngộ. giúp cho họ hiểu được chữ "Tu" là "Sửa" chứ không phải là "Vô chùa". nhà nhà hoan hỷ tu, người người hoan hỷ học Phật. đó là trách nhiệm cũng như là bổn phận mà những người cư sĩ tại gia cần phải làm. con cháu của Phật hay con cháu của Ma vương là do chính quý vị! quý vị nhé!
Lại nói đến tâm si, có lần con nghe cư sĩ Diệu Âm Diệu Ngộ chia sẻ, có 1 cậu thanh niên đám cưới, đã đến giờ làm lễ mà không thấy dì của mình đâu. 1 lát sau, có 1 bà "lão" tuổi trạc tứ tuần, ăn mặc thô sơ khiến ai cũng ngạc nhiên. gia đình chú rể thì mặt đỏ cả lên. Thì ra đó là bà dì của chú rể. Tại sao đến đám cưới của con cháu mà ăn mặc như thế này, có phải là làm xấu mặt họ hàng lắm không? Quý vị có biết tại sao không ạ? Là vì bà "lão" này tu bên Phật. Nghe quý thầy giảng phải buông xả sắc thân này, nên bà không chú trọng gì đến vẻ ngoài, từ ăn mặc đến trang điểm... ở đây có 2 vấn đề.
Thứ nhất, là 1 đệ tử tại gia của Phật. Như đã nói ở trên, quý vị có trách nhiệm đưa chánh pháp đến gần với chúng sanh. Nhưng thử nhìn xem, rất nhiều Phật tử hiện nay đang giống như bà dì ở trên, buông xả cái hình tướng bên ngoài khiến cho chồng con chán chường, không thiết gì đến chăm lo gia đình. lại còn khiến họ sinh tâm oán hận với Phật pháp. rồi nảy sinh ra việc chồng (hoặc vợ) đi tìm kiếm mối quan hệ ngoài luồng, gia đình tan nát. tất cả cũng chỉ vì 1 chữ "SI". Trước khi tu, tui xấu xí dữ lắm, giờ tui tu rồi, cái tui biết trang điểm nè, tui biết làm đẹp nè, khiến người ta nhìn vào thấy rằng "sao ông này (bà này) bây giờ trông khác dữ vậy ta? ngày càng đẹp ra à nha!" chứ không phải là "trời! bà (ông) đây á hả? sao trông xuống sắc dữ vậy bà (ông)???" chồng con nhìn vào thấy vợ mình tu đẹp ra nên sinh tâm hoan hỉ, phát khởi tín tâm với Phật pháp. Đúng là cái hình tướng bên ngoài, cái xác thân này chỉ là giả tạm. nhưng quý vị còn đang nương nơi xác thân này, nương cái thế giới giả tạm này để sống, để tu hành. thì quý vị phải chăm sóc nó, lấy nó làm biểu pháp cho mọi người sinh tâm hoan hỉ.
Thứ 2 là quý vị phải chọn đúng pháp mà nghe, mà đọc. phải nhận thức được căn cơ mình tới đâu. Mình là cư sĩ hay tu sĩ, tại gia hay ẩn tu, từ đó mà y theo các pháp khác nhau mà hành trì. ví như là cư sĩ tại gia thì nên chọn các pháp nói về nhân quả, ngũ giới, thập thiện, bố thí, nhẫn nhục mà nghe, còn nếu là tu sĩ, ẩn sĩ thì nên chọn các pháp theo tông tu hành của mình mà đi chuyên sâu chứ không thể nghe lẫn lộn, quý vị là cư sĩ tại gia mà đi nghe về khổ, không, vô thường, vô ngã. tứ diệu đế, bát chánh đạo... thì ắt sẽ sinh tâm nghi hoặc, lí sự khó viên thông. Có vị đồng tu từng hỏi con: "Chú nói mình tu thì nên trang điểm cho đẹp chứ con thấy Ngài Tịnh Không, trong 1 lần lên sóng truyền hình, người ta khuyên Ngài nên bôi chút phấn cho da dẻ hồng hào. Ngài bảo "không. tôi muốn thể hiện cái chân thật." như vậy thì có ngược với lời chú nói không?" con đáp:" không phải. Cô phải biết, Ngài thứ nhất là 1 bậc tu sĩ, tu sĩ không thể so sánh với cư sĩ về mặt hình tướng. Thứ 2, Ngài là bậc Pháp thân đại sĩ thị hiện. còn chúng ta là hàng phàm phu, cũng không thể đem so sánh với Ngài. Ngài là bậc chân thật tu hành nên tướng mạo Ngài thanh tịnh, trang nghiêm, còn chúng ta cấu trần phiền não chưa dứt, nếu không nương nơi thế gian thì làm sao có được tướng mạo tốt đẹp để làm nhân tu đây?"
Đúc kết lại, đối với việc buông xả tâm Si thì quý vị phải nhận thức được cái đúng, cái sai trong mỗi hành động, lời nói của mình, tìm đúng Pháp, đúng sách mà nghe, mà đọc, quay về chăm sóc bản thân, gia đình, khiến cho gia đình êm ấm, bản thân tốt đẹp để người đời nhận thức được "Nhờ tu Phật, học Phật mà bây giờ thấy họ đẹp ra nhiều, chắc tui cũng học theo cho chồng (vợ) con thấy tui đỡ ngán quá. haha!"

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top