Phật lực

***PHẬT KHÔNG CỨU NGƯỜI?***

Đa phần chúng ta được nghe lượt kể về sự hiển linh cứu người trong cơn hoạn nạn của chư vị Bồ Tát, Thần, Tiên, Hộ Pháp, mà lại không nghe thấy đến sự cứu khổ, cứu nạn của các bậc toàn giác - Chư Phật???
Việc này là tại do đâu?
Có phải vì Phật không có lòng bi từ rộng lớn đối với chúng sanh bằng các vị Bồ Tát, La Hán, Hộ Pháp, Tiên, Thần hay chăng?!
Nổi hoài nghi này, hôm nay thầy sẽ cùng tất thẩy mọi người bạch luận, tham cứu cho rõ lẽ.

Nói đến lòng Từ Bi của Đức Phật thì đó là một trong ba yếu tố cấu thành sự triệt ngộ toàn giác của Quý Ngài.
Nếu lòng từ bi không đủ lớn thì vị ấy ất hẳn không thể toàn giác chánh đẳng cho được, vì vậy cho nên không có nghi ngờ gì về lòng từ vô hạn của Chư Phật dành cho tất thẩy chúng sanh trong ba cõi, sáu đường này!
Nếu nói chư vị Bồ Tát có lòng từ bi rộng lớn bằng trời biển, thì lòng từ bi của Chư Phật có thể ví như sự lớn rộng của vũ trụ, thiên hà, không có sự ví dụ nào có thể gồm thâu, khái quát cho hết được.
Vậy nếu lòng từ của Chư Phật bao la như thế, vì sao lại để chúng sanh ngụp lặn trong biển khổ này?!

Vì sao có người khổ kêu Phật, Phật không giúp cho hết khổ?
Vì sao có người sắp chết, gọi Phật, Phật không cứu người ta sống lại?
Và vì sao có người gặp nạn, cầu khẩn vái van mà Chư Phật chẳng thấy hiển linh?!

Để trả lời được điều nghi ngại này, quý vị nên liễu ngộ cho rõ cách nhìn của Đức Phật đối với (cái gọi là khổ, cái gọi là chết, và cái gọi là nạn) của nhân gian này!
Chúng sanh trong ba cõi, sáu đường, tất thầy đều tồn tại Nạn, Bệnh, Khổ, Chết.
Đối với mỗi cõi giới có những cái Khổ khác nhau, thọ mạng khác nhau, nạn kiếp khác nhau, tật bệnh khác nhau và chết cũng khác nhau.
Lại đối với mỗi chúng sanh trong mỗi cõi giới thì cũng tồn tại hằng hà sa các nạn ách, khổ bệnh, chết chóc khác nhau.
Chung quy lại, không có nơi nào trong lục đạo là không có nạn kiếp, khổ não, và chết chóc cả.
Chỉ có một con đường DUY NHẤT ĐỂ THOÁT KHỔ, ĐÓ LÀ ĐOẠN DIỆT VÔ THƯỜNG, CHỨNG ĐẾN THÁNH QUẢ, KHÔNG CÒN LUÂN HỒI mà thôi!

Vậy nói rõ hơn thì đối với Chư Phật, vốn dĩ cái gọi là Khổ của thế gian là điều tất yếu, dù có giúp hết cái khổ này, thì cái khổ khác nó sẽ được sanh ra, cứ như thế mãi mãi xoay chuyển, không thể ngừng nghỉ, cho đến tận cuối đời, khi chuyển kiếp luân hồi thì lại chuyển sanh một quá trình mới tiếp tục.
Vì vậy, cho nên cách giải quyết vấn đề của Chư Phật đó chính là giải quyết ngồn gốc sanh ra cái khổ, chứ không phải đi diệt từng cái khổ.
Và con đường tu hành, giác ngộ là con đường diệt khổ ấy mà Chư Phật luôn ngày đêm khuyến tấn, hộ trì.

Đối với (kiếp nạn) cũng vậy không khác!
Kiếp nạn do đâu mà ra?!
Do Nhân- Quả mà ra!
Không có nhân, thì không có quả.
Không có nhân xấu, thì sẽ không có quả xấu, tức sẽ không có cái gọi là kiếp nạn!
Vì sao kiếp nạn xảy ra với người này, lại không xảy ra với người kia?!
Đó chính là vì nhân tạo khác nhau!
Cứu một người thoát khỏi một kiếp nạn tức là trì hoãn cái quả của nó lại chứ không phải đã giải quyết được cái quả của nó!
Tỉ dụ: Hôm nay người này sẽ gặp nạn xe cộ mạng vong, vì kiếp xưa đã cố ý dùng xe cộ cán đụng người vô tội mạng vong.
Người đời chỉ thấy tai nạn không thấy được nhân quả nên hờn trách ông Phật không thương.
Nhưng nếu ông Phật có cứu thì cái quả ấy hoãn lại lần sau,  chứ làm sao ngược dòng quá khứ để cho người này không phạm ác nhân như thế được?!
Vì vậy cách cứu khổ của chư Phật là KHUYÊN RĂN MỌI NGƯỜI ĐỪNG TẠO ÁC NHÂN, VÌ ÁC BÁO KHÔNG BAO GIỜ TRÁNH KHỎI.

Và như thế! Đối với cái chết, Phật thấy rõ rằng: Không có cái chết hiện hữu.
Mà chỉ có sự chuyển tiếp của một kiếp luân hồi mà thôi!
Ngăn chặn cái chết là ngăn chặng lại quy luật của Vô Thường.
Cứu người thoát khỏi cái chết cũng không giúp đươc họ vĩnh viễn không chết cho đặng.
Có sanh ất có diệt, chỉ có không sanh thì không diệt - đó chính là con đường tu hành để đoạn vô thường, liễu trừ sanh tử.
Và Chư Phật vẫn ngày đêm khuyến tấn, chỉ dạy không ngơi nghỉ dù một thời niệm!

Vậy nói như thế tại sao các vị Hộ Pháp, Thiện Thần, Bồ Tát lại đi cứu người?
Cứu Khổ?
Cứu Nạn?
Không lẽ là làm nghịch ý Chư Phật hay sao?!

Nói như vậy thì lại không phải!
Ứng với mỗi tầng giác ngộ khác nhau sẽ có cách giải quyết vấn đề khác nhau!
Một anh y sĩ mới ra trường khi thấy bệnh nhân đau đầu liền cho thuốc giảm đau.
Nhưng một ông giáo sư y khoa nhiều năm nghiên cứu, kho thấy đau đầu lại bắt chụp hình, siêu âm có khi lại cho thuốc ngủ.
Cái đó là hai cách tiếp cận của cùng một vấn đề với hai người có trình độ phân biệt thấp cao.
Tỉ dụ như thế trong hoàn cảnh này cũng khôn là khác.
Chư vị Hộ Pháp, Thiện Thần, La Hán, Bồ Tát muốn GIEO DUYÊN với chúng sanh nên biến hiện cứu độ, chứ họ vẫn hiểu rõ rằng việc ấy là chưa GIẢI QUYẾT TRIỆT ĐỂ được vấn đề.
Vì khi GIEO DUYÊN như thế, có thể giúp người mê khởi niềm tin pháp, tin phật, tin thần mà không dám phạm thêm ác nghiệp, biết cải sửa nhân lỗi lầm, quay về con đường chánh đạo mà không gặp lại nạn kiếp lần sau!

Ngộ thay!!!
Ngộ thay!!!

Người đời mê chấp lại ấn định việc Gieo Duyên làm Giải Quyết!
Họ chỉ biết mong cầu, van lơn, xin xỏ, mà bản thân mình không ngộ được lầm mê.
Như người xin ăn để nuôi thân, lấy việc xin ăn làm nghề sanh sống.
Trong khi lẽ ra họ chỉ xin một ngày, một tháng trong lúc cùng bí, đói rét kho này, rồi tìm một công việc phù hợp để lao động nuôi thân.
Việc này giống như thế không mấy khác biệt!
Họ chỉ trông chờ sự Cứu Giúp chứ không nghĩ đến việc nên đoạn trừ để nó không thể xảy ra.
Và như đã nói bên trên:
Sự linh hiển chư vị ấy là để Gieo Duyên cho nhân chúng.
Một khi duyên đã gieo mà người không ngộ thì vĩnh viễn không thể có lần thứ hai trong muôn kiếp luân hồi!
Vậy cho nên với những ai đã từng cảm nhận được sự gia trì, hiển linh của Chư Phật thì nên tinh tấn tu trì, cẩn cẩn xét soi từng lời, từng hành động, để mình không còn phải gặp chướng nạn về sau!
Chúc tất cả tinh tấn. Liễu ngộ!
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!!!
PHÓNG SINH LÀ ĐỂ LÒNG TỪ BI PHÁT SINH VÀ CŨNG ĐỂ CỨU LẤY SINH MỆNH MÌNH
*****

Câu chuyện một vị tiến sĩ chiến thắng bệnh ung thư máu.

Tôi có một người bạn đồng học, hiện là giáo sư một trường Đại học ở Mỹ, cũng là một nhà khoa học về thực phẩm rất có tiếng trên trường quốc tế. Khi anh đang học trung học, bỗng nhiên mắc phải một cơn bệnh nặng. Cha mẹ đưa đi xem bác sĩ khắp nơi, làm rất nhiều xét nghiệm cực khổ, một hôm ở Tổng y viện Vinh Dân, xét nghiệm thì thấy ở tấm phim X quang nơi phần ngực của anh, có một vết đen lạ. Nhưng lúc đó bác sĩ cũng chưa có kết quả chẩn đoán chính xác.

Người bạn học này của tôi vì chịu rất nhiều đau khổ, nên tâm anh rất từ bi, hiểu được nỗi đau khổ của người khác. Lúc lên Đại học, anh bắt đầu học Phật, lại còn phát tâm thọ năm giới. Sau khi thọ giới, anh lại càng chí thành, tinh tấn.

Vì kiên trì giữ giới, bỏ học vị thạc sĩ (master) sắp có được.

Lúc đang học chương trình Master ở Mỹ, bài vở và việc thực nghiệm rất bận, mỗi ngày thức đến mười hai giờ đêm, hay một giờ sáng. Lâu ngày do học và làm việc quá sức, lại thiếu ngủ nghỉ, cũng như ăn uống thất thường, dần dần khiến anh xuất hiện một số triệu chứng, môi trở nên trắng bệch. Khi sắp lấy được học vị Thạc sĩ, lần cuối phải làm một cuộc thực nghiệm. Cuộc thực nghiệm này phải giết rất nhiều chuột mới có thể hoàn thành. Anh bản tính vốn từ bi, lại thêm tinh thần trì giới, nên kiên quyết không sát sinh, dứt khoát buông bỏ học vị Thạc sĩ sắp có. Người nhà và bạn bè đều trách: "Tại sao chịu cực khổ ở Mỹ lâu như vậy, cuối cùng lại bỏ đi? Mọi người chịu cực ở Mỹ cũng chỉ vì học vị này. Anh sắp có được tại sao lại bỏ? Chẳng lẽ chỉ vì không muốn giết chuột lại bỏ nó sao?..."

LÒNG TỪ BI, TRÍ TUỆ HỌC PHẬT, VƯỢT THẮNG DỤC VỌNG CÔNG DANH

Anh là một người rất ôn hòa, nên không muốn biện luận gì cả. Nhưng tâm trí tuệ và từ bi học Phật của anh đã vượt thắng tâm công danh, lợi lộc của thế gian. Do đó anh đổi ngành học, không còn cần phải sát sinh để nghiên cứu. Anh lại cực khổ rất lâu, để cuối cùng có được học vị Thạc sĩ.

Tích lũy mệt nhọc lâu ngày thành bệnh. Mắc bệnh ung thư máu.
Vì việc nghiên cứu, anh làm thực nghiệm nhiều năm, đến nửa đêm còn cần phải quan sát kết quả thực nghiệm. Thức đêm lâu ngày, ăn uống, sinh hoạt không điều độ, nhọc mệt nhiều năm, vượt quá sức chịu đựng, nên khi anh về nước, tôi phát hiện sắc mặt anh trắng bệch, dường như hồng huyết cầu trong người của anh đã giảm xuống nghiêm trọng. Thì ra lúc đó, bệnh ung thư máu của anh đã phát triển đến một giai đoạn rồi.

Kết quả xét nghiệm, chỉ số đáng sợ, nhưng lại không hề gì.

Bác sĩ xét nghiệm, trị liệu cho anh ở Mỹ, cũng chính là tác giả sách giáo khoa huyết dịch học của chúng ta, giáo sư Sheeling. Giáo sư xem qua bệnh trạng của anh, rồi lắc đầu, cho rằng không có phương pháp trị liệu nào tương đối tốt cả. Bạch huyết cầu của anh chỉ còn bằng một phần ba, một phần tư của người bình thường. Hồng huyết cầu còn lại cũng chưa được một nửa. Nếu mức huyết tiểu bản (platelet) thấp lẽ ra phải xuất huyết. Tôi lúc trước từng thấy bệnh nhân, có người huyết cầu thấp đến số năm mươi ngàn, thì đã xuất huyết khó mà cầm lại được. Còn huyết tiểu bản của anh chỉ có ba bốn mươi ngàn, nhưng trước giờ anh chưa từng xuất huyết, vẫn khỏe mạnh.

Tĩnh tâm niệm Phật, mỗi huyết cầu đều trở nên cao thủ võ lâm. Một cái có thể địch lại mười cái, trăm cái.

Người bạn học này của tôi, đã trải qua đủ mọi xét nghiệm đau khổ. Anh cũng biết được tình trạng bệnh của mình, nên không muốn nhập viện trị bệnh. Anh kiên trì ăn chay, nhưng thay đổi nội dung thức ăn và ăn uống giữ gìn điều độ. Anh còn kiên trì niệm Phật, sinh hoạt bình thường, lại tiếp tục đeo đuổi học vị tiến sĩ ở trường Đại học Winsconsin tại Mỹ. Trong đám bạn bè, nếu không nói ra, không ai biết anh mắc phải chứng bệnh nghiêm trọng như vậy. Khi anh lo rằng huyết cầu của mình quá thấp, tôi bảo với anh: "Không sao đâu. Anh không cần phải lo lắng khi xem bản báo cáo xét nghiệm. Số huyết cầu của anh tuy ít, nhưng nếu mình biết chuyên tâm niệm Phật, tĩnh tâm trở lại, thì mỗi huyết cầu đều là cao thủ võ lâm, mỗi cái có thể địch lại mười cái, trăm cái. Giống như một vị tướng giỏi còn quý hơn một trăm tên lính quèn! Cần gì phải lo lắng với mấy con số trên giấy xét nghiệm, chỉ cần sống an lạc bình thường là được!".

Quá khứ qua rồi chớ vấn vương
Tương lai chưa đến chẳng lo lường
Hiện tại tâm bình thường là đạo
Niệm Phật tự nhiên sẽ kiết tường.

Sớm tối tụng kinh niệm Phật vẫn lấy được bằng Tiến sĩ như thường.
Nói thực ra, với tình trạng như vậy, đối với người khác thì đã chết từ lâu, nhưng anh vẫn lấy được bằng tiến sĩ ở trường Đại học Mỹ. Anh không luận là mỗi ngày bận rộn bao nhiêu, vẫn sớm tối tụng kinh niệm Phật. Nhờ sức Phật gia hộ, cũng như nhờ sức công đức giữ giới không sát sinh, tâm thành niệm Phật, khiến anh có thể sống an lạc bình thường. Đây là sự cảm ứng âm thầm không thể nghĩ bàn.
*****

"NGOẠI ĐẠO" LÀ GÌ?
Chư Phật Bồ Tát, đại thánh đại hiền, không có một ai không phải là từ nơi tâm tánh của chính mình mà hạ công phu, đây gọi là nội học.

Nếu như tất cả đều xem thấy bên ngoài, xem thấy người khác, đây gọi là "ngoại đạo".

Nhà Phật gọi nội học, ngoại đạo là từ chỗ này mà phân. Chúng ta chính mình học Phật, vạn nhất không nên học thành ngoại đạo.

"Ngoại đạo" là gì ? "Ngoài tâm cầu pháp" gọi là ngoại đạo. Nơi nơi nhìn thấy người khác không đúng, đây là ngoại đạo.

Mỗi niệm phản tỉnh chính mình không đúng, đó là học Phật.

Đích thực là người khác không có lỗi lầm, cho dù họ tạo năm ác mười nghịch, họ cũng không có lỗi lầm. Vì sao vậy ?

Trên kinh Vô Lượng Thọ nói rất rõ ràng: "Tiên nhân bất thiện, bất thức đạo đức, vô hữu ngữ giả", không có người dạy họ. Nếu không có người dạy họ, chúng ta muốn trách họ thì chúng ta sai rồi. Chúng ta nghĩ xem, câu nói này trên kinh đúng hay không ?

Tỉ mỉ mà nghĩ, đích thực cha mẹ họ không dạy họ, trưởng bối của họ không dạy họ, thầy của họ không dạy họ, thì họ làm sao mà biết được ?

Cho nên họ phạm tất cả lỗi lầm, chúng ta nhất định không thể trách họ. Chúng ta có một niệm tâm trách cứ, thì tâm của chúng ta quá khắc ý rồi.

Chúng ta cũng là không dễ gì mới hiểu rõ được đạo lý này !

H.T. TỊNH KHÔNG !
****

PHẬT TỪ ĐÂU ĐẾN?

Sẽ không có một ông Phật được sanh ra trong đời, mà chỉ có những người phàm phu tiến bộ đến Toàn Giác thành tựu Phật quả. Vì vậy cho nên khi đã thành tựu Phật quả thì vĩnh viễn không còn luân hồi.

Vậy thì hôm qua ta có là phàm phu!? Hôm nay ta còn sanh mạng tức vẫn đang là phàm phu! và điểm phân biệt rõ nhất giữa Phàm Phu và Toàn Giác đó chính là (Phàm phu tất sẽ còn có sai lầm, Toàn Giác thì không còn gì là lầm lỗi nữa).
Vậy thì nhận ra sai lầm của hôm qua để liễu ngộ cho hành động hôm nay và vun bồi cho phúc nghiệp mai sau đó chính là những người đang từng bước tịnh tiến đến niết bàn trong hiện kiếp!
- Chớ vội tán thán một người chưa từng mắc sai lầm, mà hãy tán thán, xiển dương một sai lầm đang được cải sửa về lại chân chánh. Bởi đó mới đích thị là sự liễu ngộ mà Thế Tôn đã huấn thị và mong muốn đại chúng tham thấu, liễu nhiếp!
- Sai lầm không làm nên thành tựu viên mãn, nhưng sẽ không có thành tựu viên mãn nào được tạo ra nếu chưa từng có sự sai lầm!
Chúc tất cả tinh tấn! An lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!

Vì sao ngày 17 tháng 11 âm lịch được xem là ngày vía Phật A Di Đà ?

"Theo truyện ký, vào thời Ngô Việt Vương, tại Hàng Châu có Hòa thượng Hành Tu, trụ trì chùa Pháp Tướng.

Ngài vốn con nhà họ Trần ở Tuyền Nam, sanh ra có tướng lạ, hai tai dài chấm tới vai, đến bảy tuổi vẫn không nói. Một hôm có người đùa hỏi, ngài bỗng ứng tiếng đáp:

- Nếu không gặp bậc tác gia, nói cho lắm chỉ xô phá lầu khói mà thôi!

Sau ngài Hành Tu xuất gia ở chùa Ngõa Quan tại Kim Lăng, tham phỏng với Tuyết Phong thiền sư, ngộ được tâm ấn. Từ đó mãnh thú gặp ngài đều thuần phục, từng nổi tiếng là ông Tăng có nhiều sự phi thường, linh dị.

Ngô Việt Vương nhân khi đến chùa lễ Phật, hỏi Đại sư Vĩnh Minh:

- Bạch Tôn đức! Thời nay có bậc chân tăng nào khác chăng?

Đại sư đáp:

- Có Hòa thượng Hành Tu, đôi tai dài, chính là Phật Định Quang ứng thân đấy!

Vương y lời tìm đến ngài Hành Tu ở chùa Pháp Tướng, cung kính đảnh lễ, tôn xưng là Định Quang Như Lai ra đời.

Hòa thượng Hành Tu bảo:

- Đại sư Vĩnh Minh thật khéo nhiều lời. Ông ta cũng chính là Phật A Di Đà ứng thân đó! Nói xong, Hòa thượng Hành Tu ngồi yên mà hóa.

Ngô Việt Vương vội vã trở về chùa Vĩnh Minh định gạn hỏi cho rõ ngọn ngành thì Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ cũng vừa thị tịch".

Thì ra, chư Phật và Bồ tát thường xuyên thị hiện để chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh. Hành trạng của các Ngài vốn thong dong tự tại, không thể nghĩ bàn. Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ được người đời truyền tụng là hóa thân của Phật A Di Đà nhưng trong 72 năm thị hiện làm Tăng ở Ta bà không ai biết được. Chỉ đến những giờ phút sau cùng, lúc thị hiện nhập Niết-bàn, mới phương tiện cho hàng Tăng kẻ tục biết Ngài là Phật A Di Đà hóa thân để tăng trưởng tín tâm, phát tâm niệm Phật, cầu vãng sanh Tây phương Tịnh độ. Từ đây, ngày sanh của hóa thân Phật A Di Đà (Đại sư Vĩnh Minh-Diên Thọ) được chọn làm ngày vía Khánh đản Phật A Di Đà.

*** BÀI TỤNG VÍA PHẬT A DI ÐÀ
(nhân ngày vía Đức Phật A Di Đà - mùng 17 tháng 11 Ất Mùi 2015 – PL 2559)

Chúng con cung kính nghe rằng:
Thân vàng tướng hảo,
Ba đời uy đức huy hoàng,
Ao báu sen vàng,
Mười cõi hào quang rực rỡ!
Tịnh nghiệp pháp môn nguyện mở,
Thiện nhơn liên xã xin đăng.
Theo ngài Huệ Viễn cao Tăng,
Niệm Phật vãng sanh Thánh cảnh.
Nhờ đức Di Ðà đại thánh,
Thương tình tiếp dẫn Lạc bang.

Hôm nay tất cả chúng con:
Cung kính quì trước đạo tràng,
Chí thành dâng lên pháp cúng,
Di Ðà kinh văn phúng tụng,
Hồng danh Thánh hiệu xưng dương.
Dâng đủ Ngũ căn hương,
Cúng đầy Bát đức thủy,
Cùng Thất chi quả quí,
Với chúng diệu hoa tươi.
Cúng dường Cực lạc Ðạo sư,
Tôn vinh giờ thiêng vía Thánh.
Ðông Tây hai cảnh,
Cảm cách một lòng,
Cúi đầu cầu mong,
Rủ lòng chứng giám.

Tất cả chúng con nghĩ rằng:
Tự tánh Di Ðà mặc cảm,
Duy tâm Tịnh độ nghĩ suy.
A Di Ðà Phật là gì?
Là Vô Lượng Quang,
Là Vô Lượng Thọ.
Là Vô Biên Trí Huệ Từ Bi!
Duy tâm Tịnh độ là gì?
Là đất nước trang nghiêm công đức,
Là phương Trời tự tại đông vui!

Thế nhưng tất cả chúng con,
Từ vô thỉ kiếp đến nay,
Sáu đường sanh tử tới lui,
Ba cõi luân hồi qua lại.
Ðến như thế giới chúng con:
Tám nạn, ba tai kinh hãi,
Bốn suy, tám khổ chán chường.

Ðến đây tất cả chúng con:
Nguyện phát minh thể tánh chơn thường,
Hầu thấy Di Ðà tự tánh.
Mong xây dựng cuộc đời đạo hạnh,
Ngõ thành Tịnh độ duy tâm.
Cúi đầu thệ nguyện âm thầm,
Ngửa mong Từ Bi gia hộ.
Nam mô Tây phương Giáo chủ,
Tiếp dẫn Ðạo sư,
A Di Ðà Phật.
Tác đại chứng minh.

(Trích Pháp Sự Khoa Nghi Việt Ngữ, HT Thích Hiển Tu, chùa Xá Lợi ấn hành nội bộ, Sàigòn, 1989)

Chúc tất cả tỉnh tâm tu Phật!
****

Diệu nam mô A Di Đà Phật _()_
Cổ Tự chơn ngôn: Cổ cổ diệu hám yết đế hồng tát đa, hám tát đa hồng diệu thiên, hám ưu tát đa, hám ưu mưu ni A Di Đà Phật. Cổ cổ diệu hám án a ác a vạn diệu huệ tát đa ác, hám a hật hồng, hám ưu tát đa hồng ưu tà không hồng hật Phật mật diệu cổ từ A Di Đà Phật _()_

Đạo tràng TU PHẬT
(www.facebook.com/tutriphatphap)
****

CHÁNH KIẾN VỀ NIỆM PHẬT VÃNG SANH
Xét thấy có rất nhiều ngộ nhận về Pháp môn Niệm Phật và Vãng sanh không chỉ trong giới Cư sĩ tại gia mà còn cả trong giới Tu sĩ xuất gia, làm ảnh hưởng không nhỏ đến Tín tâm, sự hành trì và thành tựu của một đời tu hành gian khó nên bài Pháp này được viết với tâm nguyện nhằm giúp Đại chúng có CHÁNH KIẾN VỀ NIỆM PHẬT VÃNG SANH, từ đó liễu Pháp trực tâm để không còn mơ hồ, lầm lạc, nghi hoặc... chướng trái; dõng mãnh phát Bồ Đề tâm, nguyện Chánh Tinh Tấn hành trì Diệu Pháp trên đường hướng tới giác ngộ - giải thoát. Có mấy điều cần sáng tỏ, liễu tri như sau:

1. CHƠN TÍN - NGUYỆN - HẠNH

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng thọ ký rằng: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh! Ta là Phật đã thành, Chúng sanh là Phật sẽ thành nếu tu hành chơn chánh theo lời Phật dạy".

Lời thọ ký trên chính là Diệu Pháp Phật truyền về CHÁNH TÍN cần có nơi tất cả mỗi người tu Phật, dù theo bất kỳ Tông môn nào đi nữa (Thiền tông, Tịnh Độ tông, Mật tông...). Rõ ràng, không có Phật vị "độc tôn, vô nhị", không có sự "ban ơn, giáng họa" thần quyền cảm tính trái với Luật Nhân-Quả chí công thì ai thống thiết với sanh tử luân hồi sẽ tự nhẫn lực tu hành không mỏi, bất luận sự đời thịnh - suy, thăng - trầm dâu bể... Đó là ngoài tin sâu Luật Nhân-Quả nghiệp báo tuần hoàn, lòng Từ Bi vô lượng và Hạnh Nguyện vô biên của mười phương Chư Phật, trực tâm y theo Diệu Pháp Như Lai mà tu hành chơn chánh thì hành giả tu Phật phải xác tín "một niềm tin tuyệt đối về TỰ TÁNH PHẬT của chính mình" như lời Phật thọ ký. Nếu không tin hay nghi hoặc Tự Tâm, dù chỉ một chút, thì cả đời tu hành sẽ luống công vô ích. Căn cơ thấp - cao là lý của kẻ mê, Pháp môn thượng - hạ là lời của kẻ chấp, hỏi tâm ngã chấp mê sao thành Chánh Giác? Thế mà bao người tu chẳng tín tự tâm, nặng lòng "phó thác" cầu Phật tiếp dẫn vãng sanh mà chẳng "phản quan tự kỷ, hồi quang phản chiếu" trong từng sát na tâm niệm xem mình đã thật sự tu hành tinh tấn hay chưa, công hạnh điều phục thân - tâm hướng thượng tinh chuyên đến độ nào (?). Nên nhớ: nếu gieo "nhân tự giác - tự độ" nơi Diệu Pháp Như Lai thì chắc chắn có ngày thành tựu "quả giác ngộ - giải thoát" lẽ tự nhiên trong mai hậu nếu trực tâm tu hành chơn thật! Đó chính là Lý Tánh Từ Bi - Trí Huệ - Bình Đẳng - Vô Ngã thậm thâm vi diệu, bất khả tư nghì của nhà Phật!

Có câu: "Đức Tin, tức Chánh Tín, là cửa ngõ vào Đạo, là cội nguồn của Công đức và vạn Hạnh xuất thế". Nhờ CHÁNH TÍN TỰ TÁNH PHẬT nên hành giả thúc liễm tu chơn, Giới - Định - Huệ nghiêm trì, TỪ BI phát NGUYỆN - lập HẠNH VÔ NGÃ hóa độ, nhiêu ích chúng sanh mà không màng sanh tử. Nguyện - Hạnh nói ở đây là nơi công phu Giới - Định - Huệ khi hành thiền mà Tự Tánh Từ Bi - Vô Ngã khởi thệ lập chứ không phải "tác ý" tưởng nghĩ thường tình (xem bài "Hạnh nguyện người tu Phật"). CHƠN TÍN – NGUYỆN – HẠNH xuất phát từ TỰ TÁNH như thế mới khế hợp với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà và chư Phật khắp 10 phương, là tư lương vô cùng quan trọng đối với "tất cả" những ai hướng Phật tu hành vì đại sự liễu sanh thoát tử và hóa độ chúng sanh nơi khôn cùng cảnh giới khắp Thập phương Tam cõi chứ không phải "chỉ" dành riêng cho hành giả tu Tịnh, càng không phải "cầu" vãng sanh cho bản thân mình để sau này trở lại Ta Bà cứu độ (ý niệm "ngã" vi tế) như bao tu sĩ đã lầm tri diễn thuyết. Tôn chỉ tu Phật là "ưng vô sở trụ" thì Tín - Nguyện - Hạnh cũng phải tương ưng khế hợp với Tự Tánh Phật Từ Bi - Vô Ngã, có như thế sự tu hành mới mong thành tựu. Đó chính là: CHÁNH TÍN TÂM – TỪ BI NGUYỆN – HẠNH VÔ NGÃ trang nghiêm vi diệu. Đại chúng nên liễu rõ lý này!

2. ĐIỀU KIỆN VÃNG SANH

Điều kiện để được vãng sanh về Quốc độ của Đức Phật A Di Đà là: Thập phương chúng sanh trước phải phát Bồ Đề tâm, sau tu các công đức, đến khi lâm chung niệm Phật được "nhất tâm bất loạn" thì mới thành tựu vãng sanh.

- Trước phải phát Bồ Đề Tâm tức Tín – Nguyện – Hạnh như đã giảng ở trên.

- Sau tu các "công đức" tức hành giả phải kiết già tọa thiền niệm Phật (Giới - Định - Huệ), không phải chỉ hành Thiện "phước đức" như bố thí, phóng sanh, trai Tăng, xây chùa, đúc tượng... như bao người lầm tưởng, bởi công đức ở trong Pháp Thân nhờ công phu Thiền Định mà có, chẳng ở tại tu Phước vốn chỉ trợ hạnh mà thôi.

- "Nhất tâm" là công phu trì tâm nơi Phật hiệu miên mật không gián đoạn, không bị xen tạp bởi một vọng niệm "vi tế" nào. "Bất loạn" là trạng thái "nhất tâm" kéo dài trong một khoảng thời gian dài hay ngắn tùy vào công phu sâu hay cạn mà sai khác. Vậy, phút lâm chung nếu niệm Phật được "nhất tâm bất loạn" thì mới thành tựu vãng sanh, hay nói cách khác, sự vãng sanh A Di Đà Phật Quốc tùy thuộc vào thành quả tu hành cả đời có được "nhất tâm bất loạn" hay không.

HỎI:

- Phút lâm chung, chỉ một niệm "vi tế" khởi lên ngoài niệm Phật, vị ấy sẽ liền theo nghiệp mà thọ báo luân hồi trong Lục đạo. Vậy vãng sanh Phật Quốc có phải là chuyện dễ dàng hay không?

- Một đời tu hành có chắc sẽ thành tựu "nhất tâm bất loạn" hay không (chớ đừng nói đến "Vô Niệm")?

Tin rằng Đại chúng đã tự có câu trả lời minh bạch.

3. LIỄU NGHĨA "VÃNG SANH"

Thế nào là Vãng sanh? Vãng sanh ở đây hàm Chánh Nghĩa: "TỰ GIÁC - TỰ ĐỘ VIÊN MÃN, THÀNH TỰU GIẢI THOÁT" nên nếu còn đa nghĩa nào khác thì đó chỉ là tùy nghi dụng ngôn làm phương tiện để khuyến hóa sơ cơ, định hướng tu hành mà thôi, không phải nghĩa rốt ráo. Người tu đạo khi đã có căn bản về Phật Pháp thì nên "liễu nghĩa" vãng sanh, chớ sanh tình chấp, vọng cầu mà chướng trái Tự Tánh. Thật vậy! Thế gian vạn sự vô thường do duyên hợp - tan giả tạm theo Nhân-Quả tuần hoàn - Nghiệp báo chí công thì sự hướng Phật tu hành là thuận theo Chơn lý và Tự Tánh, nào có ngoại lệ chi. Dẫu Chư Phật từ bi vô lượng, Phật lực vô biên bất khả tư nghì nhưng nếu chúng sanh lãng tu thất niệm thì cũng vô phương hóa độ mà thôi. Nhân bao biển Quả, Quả suốt nguồn Nhân nên "Quả vãng sanh" phải do "Nhân giải thoát tu hành" mà thành tựu:

a. Nếu cư sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia tu hành chơn thật, tịnh Giới nghiêm trì, miên mật Thiền Định bất luận tháng ngày, một lòng cầu Đạo chẳng màng sanh tử, công hạnh thành tựu "Vô Niệm" liền kiến Tự Tánh Di Đà, liễu thoát tử sanh, an nhiên tự tại. Do "tâm ĐÃ tịnh tức Phật Độ tịnh" nên hành giả đâu cần Chư Phật tiếp dẫn lúc mãn kiếp tàn hơi mà trái lại, thân tuy còn hiện hữu tại Ta Bà ngũ trược nhưng hành giả du hóa đến đâu thì nơi đó hóa thành Đạo Tràng Tịnh Độ trang nghiêm vi diệu cho thập phương chúng sanh khắp cõi tầm về nương tựa. Có câu: "Tự Tánh Di Đà, duy Tâm Tịnh Độ", lý - sự viên dung là nghĩa này vậy!

b. Nếu cư sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia tu hành chơn thật, tịnh Giới nghiêm trì, chuyên tâm Thiền Định, công hạnh thành tựu "Nhất tâm bất loạn" liền khế hợp với Phật nguyện A Di Đà, mãn kiếp hậu phần chắc chắn sẽ được tiếp dẫn vãng sanh Phật Quốc (dù công hạnh chưa thành tựu "Vô Niệm").

c. Nếu cư sĩ tại gia hay tu sĩ xuất gia tu hành chơn thật, tịnh Giới nghiêm trì, chuyên tâm Thiền Định nhưng công hạnh đến cuối đời vẫn chưa đạt "Nhất tâm" thì khi thác đi, hành giả chắc chắn sẽ tiếp nối Huệ mạng tu hành của mình ở đời vị lai cho đến khi đạo nghiệp tự giác - tự độ viên mãn "Nhất tâm cho đến Vô niệm" như đã nói ở trên mới thành tựu vãng sanh, giải thoát.

d. Nếu ai tiền kiếp đã từng gieo trồng phước điền nơi Tam Bảo tôn quý, Phật sự nhiêu ích chúng sanh không ngơi nghĩ; hiện đời lại năng làm lành lánh dữ, hiếu - nghĩa lo tròn, trí - tín đầy đủ, giới đức hướng thượng trưởng dưỡng tinh chuyên, trong phút giây cận tử lại có được duyên lành thân cận Thiện-tri-thức chơn tu khuyến hóa mà nhàm chán tử sanh tuần hoàn mê mãi, thành tâm sám hối với oan gia trái chủ và nghiệp tội bao đời, khởi tâm nguyện Bồ Đề dõng mãnh chí thiết quy Phật độ sanh đến nỗi lòng thành "cảm ứng" chư Phật khắp 10 phương thì vãng sanh có thể xảy ra trong trường hợp này nếu căn duyên công đức hội tụ hiện tiền đến kỳ viên mãn.

e. Nếu một đời không tu, mê tâm chất ngất, tác nghiệp muôn trùng cho đến khi cuối đời mới sám hối tu niệm thì phút giây cận tử chiêu cảm nghiệp tội - oán báo tương ưng gieo tạo nhiều đời khiến tâm tán loạn trong hơi tàn lực kiệt..., hậu phần chắc chắn đọa lạc không ngoa, làm sao vãng sanh Phật Quốc? Dẫu có được hộ niệm phút lâm chung đi nữa thì chỉ là "trợ duyên" định hướng tịnh tâm nghĩ tưởng Chư Phật, từ đó sám hối giúp gia giảm nghiệp lực phần nào mà thôi, tuyệt không có phần quyết định hậu báo.

4. TỊNH ĐỘ NƠI TÂM, CHỚ "CẦU" CHƯỚNG TRÁI

Tập khí chúng sanh bao đời do bởi tam độc Tham - Sân - Si ứng nơi 6 căn khi duyên với 6 trần thành 6 thức khiến tam nghiệp Thân - Khẩu - Ý chất chồng, từ đó chiêu cảm nghiệp báo luân hồi trong Lục Đạo thống khổ nên hành giả tu Phật nếu không thu nhiếp 6 căn, tọa thiền tâm niệm "DIỆU NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT" tương tục không ngừng, hỏi làm sao có thể điều phục thân tâm trước tập khí vô minh và cám dỗ của thế sự? Niệm Phật tức tâm niệm, chẳng phải miệng tụng. Nếu hành giả không khởi 10 tâm thù thắng gồm: Tín tâm, Thâm trọng tâm, Hồi hướng phát nguyện tâm, Xã ly tâm, An ổn tâm, Đà-ra-ni tâm, Hộ giới tâm, Ba-la-mật tâm, Bình đẳng tâm và Phổ Hiền tâm, hỏi làm sao có thể niệm Phật đúng Pháp (xem bài "Chơn niệm Phật")? Nếu hành giả không đoạn trừ tâm Sát - Đạo - Dâm - Vọng khi hành thiền (niệm Phật, tham thiền) thì ắt lạc lối rơi vào Tà mị, sao có thể giữ gìn Huệ mạng nơi Tam Bảo dài lâu, tiến tu bất thối (xem bài "Tâm sát - đạo - dâm - vọng")?... Do đó, công phu CHƠN NIỆM PHẬT chẳng phải dễ hành trì vì NIỆM PHẬT LÀ NIỆM TÂM, nếu tâm chẳng chơn chánh, còn tham - sân - si, chấp Ngã - chấp Pháp thì làm sao có thể thành tựu "nhất tâm", từ đó khế nguyện của Đức Phật A Di Đà mà vãng sanh giải thoát? Cho nên, Đại chúng đừng lầm nghĩ Vãng sanh là chuyện dễ mà sanh tiền giải đãi biếng tu, mãi mê tạo nghiệp, phút lâm chung bèn niệm trả phó thác thì hối hận muộn màng. Vạn sự trong vũ trụ nhơn sinh đều thuận theo Nhân - Quả nghiệp báo chí công, kể cả đại sự tu Phật liễu sanh thoát tử nên có "cầu" cũng không được bởi Giác siêu - Mê đọa lẽ công bằng, nào phải thần quyền thưởng phạt thăng - giáng bất công, trái Lý. ĐẠO TẠI TÂM HÀNH nên Đại chúng chớ có chấp trước làm gì chuyện "vãng sanh" mà "mong cầu" thêm chướng, đôi khi thái quá có thể rơi vào mê tín, ươm mầm tà kiến không hay.

Có câu:

Tự Tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
Tâm tịnh tức Phật độ tịnh.

Vì vậy, hành giả thiết tha khuyên Đại chúng bất luận trong hoàn cảnh nào dù thuận hay nghịch cũng đừng cho lay chuyển chí nguyện, thối tâm Bồ-Đề mà hãy miên mật tu trì, đến khi công hạnh viên mãn thì "tự nhiên" thành tựu vãng sanh, giải thoát. Tuyệt đối đừng niệm Phật cầu sanh nơi khác mà hãy tự tin nơi TÂM MÌNH, lấy Chánh Tín Tâm làm "nhân" tu hành chuyên nhất. Ngược lại, mong cầu, phóng dật, buông lung, giải đãi, biếng lười trong sa đọa... thì giác ngộ mãi còn xa. Điều này chứng tỏ người tu Phật không nên sợ quả mà phải sợ nhân bởi đạo lý Nhân - Quả cảm ứng thiên nhiên chí công là chơn lý tuyệt đối. "Bồ Tát sợ nhân, Chúng sanh sợ quả" là nghĩa này vậy!

Niệm Phật tức niệm Tự Tâm,
Tức tâm tức Phật, Phật nào đâu xa?
Dù cho bao nổi phong ba,
Di Đà Tự Tánh khắc sâu trong lòng.
Tín Tâm miên mật tự hành,
Từ Bi phát Nguyện, Hạnh thời tương ưng.
Xả thân cầu Đạo chẳng màng,
Tiếp theo gót Phật, bổn hoài Như Lai.
Vãng sanh, Giải thoát đến "thời",
Di Đà Phật Quốc rạng ngời Tâm Minh!

Chúc tất cả tỉnh tâm tu Phật!

DIỆU nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
DIỆU nam mô A Di Đà Phật _()_
Cổ Tự chơn ngôn: Cổ cổ diệu hám yết đế hồng tát đa, hám tát đa hồng diệu thiên, hám ưu tát đa, hám ưu mưu ni A Di Đà Phật. Cổ cổ diệu hám án a ác a vạn diệu huệ tát đa ác, hám a hật hồng, hám ưu tát đa hồng ưu tà không hồng hật Phật mật diệu cổ từ A Di Đà Phật _()_
*****

LẠ CHUYỂN THÀNH QUEN, QUEN CHUYỂN THÀNH LẠ

Bí quyết người xưa dạy là: "sanh xứ chuyển thục, thục xứ chuyển sanh" (lạ chuyển thành quen, quen chuyển thành lạ). Niệm Phật rất mới lạ, vọng tưởng rất quen thuộc. Bây giờ Tổ Sư dạy chúng ta một cách: làm cho tập khí vọng tưởng trở thành lạ; niệm Phật rất mới lạ thì tìm cách làm cho trở thành quen thuộc. Bạn phải nghĩ cách làm cho quen thuộc, chính là ngày ngày bạn đều niệm, cố gắng niệm, không ngừng niệm, niệm cho quen thuộc câu Phật hiệu này.

Ðại Thế Chí Bồ Tát dạy chúng ta "đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục", tám chữ này chính là lời giải thích của lão thật niệm Phật. "Lão thật" là gì? Có thể làm được "nhiếp hết sáu căn, tịnh niệm liên tục" chính là lão thật. Cả ngày từ sáng đến tối, trừ một câu "A Di Ðà Phật" này ra trong tâm tuyệt không có một vọng niệm nào, đây là "kính ư Phật giả" (tôn kính với Phật). Còn có vọng tưởng thì cung kính ở chỗ nào? "Kính Phật" nhất định là y giáo phụng hành.

Tôi xin khuyên Quý đồng tu phải lão thật niệm Phật. Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát bảo chúng ta: "thiểu thuyết nhất cú thoại, đa niệm nhất cú Phật. Ðả đắc niệm đầu tử, hứa nhữ Pháp thân hoạt" (nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật. Ðánh chết được vọng niệm, Pháp thân người hiển lộ). "Niệm" chính là vọng niệm. Phải đánh cho tan hết tất cả vọng niệm, bạn sẽ có thể vãng sanh bất thối thành Phật. Vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới thì có thể chứng được pháp thân thanh tịnh. Ðây là sự thật, chắc chắn có thể đạt được.

Thật sự làm được "tịnh niệm tương tục" mới là "lão thật". Trong tâm bạn có vọng tưởng thì không lão thật; có hoài nghi thì không lão thật; niệm Phật gián đoạn, không lão thật. Phải hiểu rõ ràng định nghĩa của "lão thật".
Trích từ sách NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT
*****

MỘT CÂU CHUYỆN NIỆM PHẬT LÝ THÚ, KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN

Lại còn có câu chuyện lý thú, không thể nghĩ bàn. Vợ chồng anh bạn tôi thường tổ chức các khóa niệm Phật cùng tu chung với các Hoa kiều và du học sinh ở Mỹ.

Một hôm mùa Đông, mọi người hẹn nhau ở nhà anh dự khóa niệm Phật bảy ngày. Bạn bè khắp nơi tụ họp. Có người lái xe đến từ xa cách đó đến ba giờ trong thời tiết tuyết lạnh trắng xóa. Không ngờ mẹ của anh ở Đài Loan bỗng nhiên nói muốn sang Mỹ.

Vì bà cụ trước giờ phản đối việc học Phật, niệm Phật, nên vợ chồng anh biết bà cụ sẽ không vui, nếu ra mặt phản đối mạnh mẽ, lại ảnh hưởng đến những người có nhiệt tâm từ xa đến tham dự niệm Phật. Nên hai vợ chồng mới bàn nhau nhờ người em trai chăm sóc trước cho bà cụ ít ngày. Em trai của anh cũng du học ở Mỹ. Vợ chồng anh thành tâm cầu Phật gia hộ, giúp cho cả hai bên đều hoan hỉ, Phật sự được thành công không bị trở ngại.

Mẹ của anh vừa đến, người em trai rước bà cụ về nhà mình ở trước ít hôm, tạm thời chưa đưa qua nhà anh mình. Bà cụ lấy làm lạ, khăng khăng bảo: "Tao cứ qua nhà nó xem sao!". Sau đó quả nhiên bà đi qua thật. Nhà hai anh em cách nhau không xa, đi bộ chỉ vài phút là đến. Bà trước đó cũng thường đi qua, biết đường rất rõ. Nhưng hôm đó thật lạ. Bà đi mấy tiếng đồng hồ mà cũng không tìm ra được nhà!

Không ngờ bà đi sao lại gặp một công viên đẹp, mới ở đó chơi rất vui vẻ. Sau đó bà lại đi bộ về nhà người em nghỉ ngơi. Bà nghĩ thầm: "Lạ thật, sao lại tìm không ra nhà?". Bà không cam tâm, quyết định ngày mai một mình lại đi kiếm. Nhưng cũng thật lạ. Bà lại tìm không ra, chỉ gặp được công viên và ở đó chơi. Mãi đến khóa niệm Phật của họ kết thúc, bà cụ mới tìm được nhà của anh. Khi bà cụ tìm được càng cảm thấy kỳ lạ. Bà nghĩ: "Rõ ràng là gần lắm, ngay tại chỗ này, tại sao lúc trước mình đến tìm mỗi ngày lại không ra? Chẳng qua, mỗi ngày ra công viên chơi cũng rất vui!".

Mọi người qua chuyện này cảm thấy sức Phật thực không thể nghĩ bàn. Mọi người cùng nhau họp lại niệm Phật, Bồ tát hộ pháp đồng gia hộ, sắp xếp đâu vào đó rất tốt đẹp.

CHỈ LO GIEO DUYÊN, KHÔNG CẦN LO NGƯỜI NHÀ KHÔNG CHỊU HỌC PHẬT.

Mẹ của anh lúc bình thời tuy phản đối niệm Phật, nhưng thường nghe vợ chồng anh nói A Di Đà Phật riết rồi quen tai. Một hôm gặp động đất, bà ở nhà một mình nên rất sợ, nên luôn miệng A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Vì vậy chúng ta có thể hiểu, có người hiện giờ không chịu niệm Phật, nhưng chỉ cần nghe qua câu A Di Đà Phật, thì cũng như gieo hạt giống Phật vào trong tâm, nó bền chắc như kim cang, mãi nằm ở đó. Chỉ cần khi thời tiết nhân duyên chín mùi, thì hạt giống này sẽ nảy nở, ra hoa kết quả. Chỉ cần nghe qua A Di Đà Phật, lúc nguy hiểm là có thể khởi tác dụng, niệm ra được.

Hiện nay, bà cụ mẹ của anh đã từ từ tin Phật, học Phật. Nhân duyên sẽ thay đổi, cho nên các bạn không cần phải lo người nhà không chịu học Phật, mà bất mãn, tranh cãi với họ. Nếu như vậy mình đã không hợp với Phật pháp rồi.

Chỉ cần chúng ta thành tâm không thoái chuyển, người nhà cũng lần lần được cảm hóa, cảm ứng. Phật và Bồ tát chẳng phải cũng đã kiên nhẫn đợi chúng ta cả ngàn năm, vạn năm, cho đến vô số kiếp rồi hay sao? Bản thân chúng ta cũng vậy, cứ dần dà không chịu giác ngộ.

Chúng ta phải thức tỉnh trước, mới có thể đánh thức kẻ khác!
*****

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top