Giận dữ
NHẤT NIỆM SÂN TÂM KHỞI, BÁ VẠN CHƯỚNG MÔN KHAI.
Tạo tác ác nghiệp, đương nhiên quả báo mà nó cảm là ở 3 đường ác. 3 đường ác, cái báo đó cũng gọi là chướng. Chướng cái gì vậy? Chướng tu hành. Chúng sanh ác đạo tu hành, phải khó khăn hơn quá nhiều, quá nhiều so với cõi người chúng ta. Chúng ta giảng kinh cho một người, có thể họ vẫn có thể nghe được. Bạn đi giảng kinh cho một con súc sanh, nó có thể tiếp nhận không? Nó có thể phụng hành không? Khó khăn là nhiều rồi.
Cho nên hoằng pháp cho ngạ quỷ, cho địa ngục là vô cùng vô cùng khó khăn. Mọi người biết Bồ-tát Địa Tạng rất từ bi, thường hay hóa thân vào trong địa ngục để độ chúng sanh. Ngài vào trong địa ngục để độ loại chúng sanh nào vậy? Chuyên độ những người tu hành cũ đời đời kiếp kiếp trong đời quá khứ. Tu hành cũ chủng tử Phật ở trong A-lại-da của họ vẫn còn sức mạnh, một niệm lúc lâm chung đã khởi vọng tưởng nên đọa vào ác đạo, không may đọa vào đường ác rồi. Loại tình hình này nói lời rất thành thật, rất nhiều, rất nhiều.
Thông thường người niệm Phật, người tu hành, sau lúc lâm chung, họ không có năng lực ra khỏi tam giới, nhất định vẫn phải tiếp tục đi vào luân hồi. Trước khi thần thức của họ chưa có lìa khỏi thân thể họ, đây là trong kinh thường nói mức độ thấp nhất là 8 giờ đồng hồ, thần thức chưa lìa khỏi. Người trong nhà không biết, ở bên cạnh họ, vừa chạm vào họ, vừa đẩy họ, vừa khóc vừa la, họ sinh phiền não, sinh tâm sân hận.
Một niệm tâm sân này khởi lên liền vào đường ác rồi. Sân hận đọa địa ngục, người thân quyến thuộc không biết đạo lý, không biết chân tướng sự thật, đưa họ đi vào địa ngục rồi. Nhưng mà người này nhiều đời nhiều kiếp họ có tu hành, họ có niệm Phật, có cái thiện căn này. Bồ-tát Địa Tạng làm thiện duyên cho họ để độ họ thoát khỏi ác đạo. Cõi địa ngục có thể độ đến cõi ngạ quỷ là siêu sanh rồi, đó chính là lợi ích rất lớn, sự việc nó là như vậy.
Trích từ bài giảng Kinh Kim Cang giảng kí (Tập 140).
www.tinhkhongphapngu.net
www.tinhtong.vn
www.phapsutinhkhong.com
Thời nhà Tống có một vị An Thiền Sư ở chùa Quang Hiếu. Trong thiền định ông nhìn thấy có hai người xuất gia đang nói chuyện. Ban đầu hai người này nói chuyện, bên cạnh có thiên thần ủng hộ, thế nhưng trải qua không bao lâu mấy vị thiên thần này đi mất. Sau đó có một số ác quỷ đi đến, quỷ vây quanh lấy họ, nhổ nước bọt vào mặt họ, mắng chửi họ. Nguyên nhân gì vậy? Khi hai vị xuất gia này cùng nhau nói chuyện, ban đầu là bàn luận Phật pháp nên thiên thần ủng hộ. Sau khi nói Phật pháp xong, họ bàn chuyện gia đình nên thiên thần đi mất. Sau đó lại nói đến danh vọng lợi dưỡng thì ác quỷ liền đến. Các vị phải nên biết, khi khởi tâm động niệm, ta niệm một niệm chân thiện thì chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần ủng hộ; một ác niệm vừa mới sanh thì yêu ma quỷ quái liền kéo đến. Cho nên, thảo luận chuyện thế gian đều bị quỷ thần khiển trách, nếu như nghĩ đến danh vọng lợi dưỡng thì đó là tạo tội nghiệp.
Chúng ta nghĩ thử xem, con người hiện tại thân-khẩu-ý ba nghiệp đã tạo, thực thế mà nói cùng với những người xuất gia này có hơn chứ không kém. Họ vẫn còn thảo luận Phật pháp, còn chúng ta bây giờ gặp mặt đều nói danh vọng lợi dưỡng, mấy ai còn thảo luận Phật pháp? Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ ràng, thế gian này "Pháp nhược, Ma cường", hoằng pháp lợi sanh làm gì không gặp chướng ngại? Chỉ cần chúng ta tâm chánh, làm chánh. Có được thời gian của một ngày thì làm việc tốt một ngày. Trong việc tốt thù thắng nhất chính là hoằng pháp lợi sanh.
HT Tịnh Không
****
XỬ TRÍ KHI TRẺ GIẬN DỮ
1. Nắm bắt những biểu hiệu cảnh báo cơn giận
Bạn phải nhận ra các dấu hiệu ban đầu của sự tức giận ở con trẻ. Một số dấu hiệu phổ biến là hàm răng nghiến chặt, cơ thể căng thẳng, nhịp thở tăng... Nếu đã nhận ra những biểu hiện đó, hãy giúp loại bỏ chúng khỏi con bạn. Hãy hợp tác cùng con để giải quyết vấn đề.
2. Tôn trọng trẻ ngay cả khi chúng không tốt
Cố gắng chỉ ra cho bé thấy rằng bé là một đứa trẻ tốt. Nếu bạn vẫn tôn trọng bé kể cả trong thời điểm bé có cư xử không tốt, con bạn sẽ biết những hành vi mà bạn mong đợi từ bé. Điều này cũng sẽ củng cố hành vi tích cực. Ngay cả ở trường, giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách nhận xét như: "Cô thực sự vui mừng con đã hoàn thành bài tập về nhà của mình".
3. Tránh tranh cãi khi trẻ tức giận
Hầu hết các bậc cha mẹ cố gắng giải thích với đứa trẻ khi chúng tức giận. Điều này không có ích và chỉ dẫn đến một phản ứng mạnh mẽ hơn từ đứa trẻ. Một cách tiếp cận tốt hơn để truyền đạt suy nghĩ và lập luận của bạn cho bé là sau khi trẻ đã bình tĩnh lại. Bé sẽ rộng mở hơn để lắng nghe bạn và cũng có nhiều khả năng hiểu những gì bạn đang nói hơn. Tranh cãi với đứa trẻ khi chúng đang tức giận sẽ chỉ làm tình hình trở nên phức tạp hơn mà thôi.
4. Hãy cảnh giác với cách bạn cư xử khi bạn tức giận
Trẻ em thường làm theo gương của cha mẹ. Nếu bạn bị mất kiểm soát khi tức giận và bắt đầu la hét hoặc đánh người khác, thì con bạn cũng sẽ "sao y bản chính". Điều này vô cùng quan trọng để kiểm tra hành vi của bạn và thiết lập một ví dụ tốt cho trẻ. Bạn không thể mong đợi bé thay đổi hành vi của mình nếu bạn tự mình 'nổ' mỗi khi tức giận.
5. Gần gũi với trẻ trong các hoạt động
Một trong những sai lầm lớn nhất mà các bậc cha mẹ mắc phải là tự tách mình ra khỏi con cái khi bọn trẻ đang lớn lên. Nếu biết quan tâm đến những gì bé đang làm, bạn có thể giúp làm dịu cơn giận của con. Hầu hết những đứa trẻ tức giận hoặc cư xử không thích hợp thường ít được bố mẹ chú ý. Đừng khó chịu nếu con bạn muốn cùng bạn tham gia một số hoạt động. Hãy xem đây là cơ hội vàng để gắn bó với đứa trẻ.
6. Thiết lập giới hạn khi còn nhỏ
Nếu bạn quá nuông chiều bé trong những năm đầu đời, thì sau đó bé sẽ đòi hỏi tất cả các nhu cầu của mình đều được đáp ứng. Nếu bạn từ chối yêu cầu của bé, bé sẽ nổi giận. Vì thế, bạn cần thiết phải nói "Không" với con trong những trường hợp nhất định, để bé biết rõ ràng về giới hạn của mình.
7. Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả
Dạy cho trẻ cách giao tiếp hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn trong việc đối phó với cơn giận giữ của trẻ sau này. Cố gắng dạy cho bé cách thể hiện tình cảm thái độ bằng lời nói của mình thay vì chửi bậy. Chúng cần được biết rằng việc chứng minh một điều gì đó không nhất thiết phải sử dụng những lời lẽ thô tục đó. Ngoài ra, bạn có thể cho bé thấy những điều này bằng ví dụ trong mọi trường hợp.
8. Không nên áp dụng những hình phạt thể chất
Vấn đề không phải là bạn đang tức giận như thế nào với hành vi của con mình. Hãy cố gắng để không xúc phạm tới thể chất của trẻ. Một hình phạt tốt sẽ giúp cho sự phát triển của trẻ em và bạn có thể sử dụng những cách khác nhau thay vì đánh, mắng trẻ. Cách bạn cư xử với con của mình khi bạn đang tức giận với chúng sẽ đặt nền móng cho sự tức giận của bé sau này.
Dẫn nguồn: Lan Lan (Theo MagforWomen) https://giadinh.vnexpress.net/tin-tuc/cham-con/xu-tri-khi-tre-gian-du-2852689.html
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top