Các đạo
Sự Trùng Hợp Giữa Chúa GiêSu Và Phật..?
Hôm nay tôi nói ra một giả thuyết nhạy cảm. Nó có thể khiến một số tín đồ Thiên Chúa rúng động hay nổi giận, mà cũng có thể khiến các Phật tử không hài lòng. Nhưng nếu có vô tình đọc được, xin mọi người hãy bình tâm và quán xét. Tôi tuyệt đối không có ý kỳ thị hay tranh hơn thua trong tôn giáo mà chỉ đơn giản là nói ra sự quan sát của mình, đó chỉ là một quan điểm nhỏ bé mà thôi.
Một hôm khi đang ngắm chiếc chầy Thập Tự Kim Cang Chử (1 pháp khí của mật tông Phật giáo)... tôi chợt thấy nó rất giống 1 cây Thánh Giá. Cũng hình chữ Thập, cũng dùng để kết giới (trừ tà, hộ thân). Thánh Giá cũng dùng để trừ tà, hộ thân. Đặc biệt khi tìm kiếm về các hình dạng của thánh giá thì có những cái giống đến y hệt cây Thập Tự Kim Cang Chử.
Tôi là một người thích suy luận. Miên man theo dòng suy nghĩ... Chúa Giê Su là con một của Đức Chúa Trời có rất nhiều thần thông, phép lạ và rất hay hiển hiện thần thông để cứu độ giúp người. Ngài chữa lành mắt cho người mù được sang, ngài đi trên mặt nước, hóa ra bánh mỳ, làm phép ra sữa..v...v.. Tôi chợt nghĩ, trong các tôn giáo thì chỉ thấy các vị thánh của Phật Giáo như ngài Mục Kiền Liên, Đạt Ma Sư Tổ, Bố Đại Hòa Thượng, Tế Công hay đặc biệt là các thần tăng Tây Tạng là hay sở hữu thần thông bậc nhất. Có lẽ nào Chúa GiêSu lại hiện thân để cứu độ chúng sanh...!
Hỏi Google: "Jesus Christ". Kết quả cho ra rất nhiều hình ảnh về Chúa GiêSu... Tôi quan sát và thấy có điều gì đó rất quen thuộc nhưng nhất thời không nghĩ ra. Vừa hay thấy Pháp Sư Liên Diêu tươi cười đi đến từ đằng xa, mặc váy áo lạt ma màu bã trầu đỏ rực. Đây rồi, tình cờ thế nào mà trang phục phổ biến nhất của Chúa GiêSu lại chính là váy áo lạt ma màu đỏ rực. Hãy nhìn xem, đỏ rực, bắt chéo qua vai, 1 tay trùm, 1 tay hở (xem ảnh).
Có thêm động lực tìm kiếm. Tiếp tục quan sát ...tìm kiếm . Các bạn biết tôi nhìn thấy điều gì không. Đó là trong hầu hết các bức tranh cổ vẽ Chúa Giê Su, ngài thường cầm một quyển sách bên tay trái. Còn tay phải ngài làm gì? Ngài ngửa lòng bàn tay ra ngoài và để ngón cái đè lên ngón áp út. Cái gì vậy? Lại một sự trùng hợp nữa chăng? Oh My God!!! Đây chính là "Kiết Tường Thủ Ấn" của Bồ Tát Quán Thế Âm.
Sao lại có sự trùng hợp đến như vậy?
Chợt hồi tưởng lại những gì đã đọc trong cuốn sách "Những Bí Ẩn Cuộc Đời." (Đây là 1 cuốn sách hay kể về ông Cayce người Mỹ có khả năng nhìn thấy tiền kiếp của mọi người, từ đó giải thích được mọi vấn đề xảy ra trong cuộc đời của người đó trong kiếp này)
"Trong một số đoạn kinh thánh người ta thấy có sự ngụ ý về vấn đề luân hồi. Đấng Jesus Christ có lần nói với các môn đồ rằng Thánh Jean Baptiste là Elie tái sinh (Mathieu 17:12-13). Ngài không dùng từ tái sinh mà chỉ úp mở rằng:" Elie đã trở lại..." (Trang 64 – Những Bí Ẩn Cuộc Đời) – Giống như luật Luân Hồi.
"Nhiều đoạn khác trong Thánh Kinh cũng ám chỉ, hoặc hàm chứa sự luân hồi. Hãy đọc Thiên Apocalypse, chương 13, câu thứ 10:" Kẻ nào cầm tù kẻ khác sẽ bị bị kẻ khác cầm tù; kẻ nào sử dụng gươm đao sẽ chết vì gươm đao." (Trang 65 – Những Bí Ẩn Cuộc Đời) – Giống như luật Nhân Quả.
Từ 2 trích đoạn trên tôi muốn nói rằng Chúa Giesu tuy không trực tiếp nói về Nhân Quả - Luân Hồi nhưng những lời ngài nói đã mặc nhiên công nhận Nhân Quả - Luân Hồi, đó cũng là quan điểm cơ bản và quan trọng nhất của Phật Giáo. Trong khi ngày nay, hình như Thiên Chúa giáo đã không còn công nhận Nhân Quả - Luân Hồi...
Những con chiên ngoan đạo đều biết rằng Chúa có 3 ngôi: Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần. Trong đó Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Thần là ở trên thiên đàng, chỉ có Đức Chúa Con (Chúa GiêSu) là xuống hạ giới cứu độ chúng sanh. Điều này hoàn toàn trùng khớp với cảnh giới Tam Thân Phật: Hóa Thân, Báo Thân và Pháp Thân, trong đó Pháp Thân và Báo Thân ở trên các cõi tịnh độ, không có thân người. Chỉ có Hóa Thân Phật là có thân người, xuống Ta Bà độ chúng sanh.
Đến nay Thiên Chúa và Phật Giáo vẫn có một điểm chung rất lớn? Đó là Sám Hối. Thiên Chúa giáo có rửa tội và sám hối tội lỗi. Sám hối trong Phật giáo cũng là 1 nghi thức quan trọng nhất. Làm người phải biết Sám Hối những tội lỗi của mình... Mật pháp căn bản nhất của Mật Tông cũng chính là Pháp Sám Kim Cang Tâm Bồ Tát (Kim Cang Tát Đỏa)
Đến đây chắc quý vị cũng đã hiểu tôi muốn nói gì trong bài viết này. Hãy ngắm lại các bức ảnh, nhìn xem ngài Dalai Lama thứ 14 có giống Chúa Giê Su hơn các cha sứ ngày nay không? Đáng tiếc, Chúa GiêSu chỉ truyền đạo được hơn 3 năm đủ để rao giảng về nước trời... trước khi chết trên cây thập tự giá... nếu không thì... Xin nhắc lại, đây chỉ là một quan điểm nhỏ bé của riêng tôi. Không có bất kỳ ý nghĩa kỳ thị hay chia rẽ tôn giáo nào ở đây. Đối với tôi, tất cả chỉ là một. Chúng ta nhất định không nên kỳ thị các tôn giáo khác. Các tôn giao đều hướng con người đến cái thiện và chân lý nhân sanh (chân đạo)
Xin chúng sanh thí ái hận trụ bình đẳng thị xả phân biệt.
-----
CÂU CHUYỆN: ĐI TÌM ĐẠO HAY NHẤT
"Ở đây chúng ta chỉ nói về Chánh Đạo (đạo hướng thiện con người)"
"Khi trong tay bạn nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì bạn chỉ có mỗi thứ này, nếu bạn chịu buông xuống, thì bạn mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác. Nếu một người luôn cố chấp khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí huệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi."
Tại sao thế giới này lại có nhiều tôn giáo khác nhau, tại sao mỗi tôn giáo lại phân chia thành các giáo phái? Tại sao Thượng Đế không ban cho nhân loại một tôn giáo duy nhất thuần túy mà thôi?
Mỗi con người đều có những mức độ phát triển tâm linh khác biệt, do đó phải có những trình độ hướng dẫn khác nhau. Tất cả mọi tôn giáo trên toàn cầu đều hết sức cần thiết vì nó đáp ứng những nhu cầu khác biệt này. Không một tôn giáo nào có thể đáp ứng được tất nhu cầu của mọi con người, ở mọi trình độ. Mỗi tôn giáo là một viên đá lót đường để đưa con người tiếp tục đi xa hơn trên con đường dẫn đến Chân Lý (chân đạo). Dĩ nhiên khi một cá nhân đã phát triển, đã nâng cao trình độ hiểu biết về Thượng Đế thì người đó có thể cảm thấy không thỏa mãn với lời dạy bảo của tôn giáo mà người đó đã từng theo đuổi, học hỏi. Hiển nhiên người sẽ đi tìm hiểu thêm một tôn giáo hay triết lý khác để bù đắp vào chỗ thiếu sót đó. Khi điều này xảy ra thì người đó có thể đạt đến một trình độ hiểu biết khác về Chân Lý nhân sanh, mỗi bước đường đều có những cơ hội để học hỏi thêm về Chân Lý. Do đó, đã hiểu được điều này thì người ta cần biết rằng chúng ta không có quyền chỉ trích bất cứ một tôn giáo nào, vì tôn giáo nào cũng đều quan trọng và đáng quý như nhau. Vì con người không toàn thiện, toàn tri, do đó họ cần học hỏi nhiều. Tùy theo trình độ hiểu biết và khả năng tâm linh mà họ được giao phó các sứ mạng, đặt vào các địa vị, trong các quốc gia hay tôn giáo, các môi trường của đời sống, để có dịp tiếp xúc với những người khác và học hỏi. Đời sống là một môi trường để thử thách, để học hỏi, tiến hóa và muốn hiểu biết đích thực ý nghĩa của cuộc sống thì người ta phải biết dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ cái ý nghĩ rằng chính cá nhân có thể biết tất cả, mà phải khiêm tốn hơn, lắng nghe lời chỉ dẫn thầm lặng của các đấng Thiên Liêng. Nhưng tại sao đang sống trong tình thương tuyệt diệu của Thượng Đế mà có những linh hồn lại tự nguyện đầu thai xuống trần để học hỏi khi họ có thể tìm thấy câu trả lời lại chính nơi đây? Vừa nghĩ đến đó thì tôi chợt kinh nghiệm ngay được sự tạo lập trái đất như sự kiện này đang diễn ra trước mắt tôi. Có lẽ đây là một điều quan trọng mà Thượng Đế muốn cho tôi tiếp thu được vì trước mắt tôi cả một diễn tiến của sự tạo lập trái đất với muôn ngàn tia sáng chói lọi...
- Thuở xưa có một ông vua hiền đức, cai trị công bằng, dân chúng trong nước sống thanh bình. Một hôm, dưới sự đề nghị của cận thần tả hữu, vua triệu tập tất cả trưởng lão tôn túc của các tôn giáo trong nước. Khi tất cả có mặt đầy đủ, vua nói:
- Thưa các vị giáo chủ, hôm nay ta mời các vị tới đây bàn luận vì ta muốn chọn một Ðạo trong các Ðạo để tôn lên làm quốc giáo. Ta đặt niềm tin nơi các vị, với sự minh triết xin các vị hội thảo bàn luận với nhau để tìm cho ta một Ðạo nào hay nhất, đáng được hưởng ân phúc của hoàng gia.
Ðạo nào cũng được miễn sao mọi người đều đồng ý kính phục, không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi. Trải qua nhiều năm mà vua vẫn chưa được trả lời, bởi vì ai cũng cho Ðạo của mình là hay nhất, nhưng người khác lại không chịu.
Cứ thế mà tranh luận giằng co từ năm này sang năm khác. Rồi một hôm, có một hiền giả du phương ghé qua nước của nhà vua nọ. Sau khi nghe chuyện nhà vua tìm một Ðạo hay nhất mà chưa ra, bèn đến xin yết kiến nhà vua:
- Tâu bệ hạ, tôi có thể chỉ cho bệ hạ một Ðạo hay nhất mà không ai có thể bắt bẻ hay chối cãi được.
Vua nghe qua rất đỗi vui mừng vì hy vọng của mình sắp được toại nguyện sau bao năm dài trông đợi.
- Thật vậy sao! Xin hiền giả hãy nói cho ta nghe ngay lập tức. Ta đã chờ giờ phút này quá lâu rồi!
- Xin bệ hạ kiên nhẫn một chút. Tôi sẽ tiết lộ cho bệ hạ tên của Ðạo này ở một nơi thật yên tĩnh vắng vẻ. Ðúng trưa mai xin hẹn bệ hạ ở bờ sông Hằng, chúng ta sẽ vượt sông qua bờ bên kia và ở đó tôi sẽ nói cho bệ hạ biết tên của Ðạo này.
Sáng ngày mai, đúng hẹn, vua và vị hiền giả gặp nhau tại bờ sông Hằng. Vua ra lệnh cho một chiếc thuyền đến gần để chở hai người sang bờ bên kia. Khi chiếc thuyền đến gần, vua sửa soạn bước lên thì hiền giả chặn lại, nói rằng ông ta muốn khám xét lại chiếc thuyền coi có tốt và bảo đảm không.
- Chiếc thuyền này không được vì có một miếng ván bị nứt ở dưới đáy, nước có thể tràn vào. Hiền giả thưa.
Vua lại gọi chiếc thuyền khác đến. Sau khi khám xét, vị hiền giả tìm thấy vài miếng ván bên hông thuyền hơi lỏng vì thiếu đinh. Nhà vua lại gọi một chiếc khác đến. Sau khi khám xét kỹ càng, hiền giả lại từ chối vì lý do nước sơn của thuyền đã bị tróc.
Cứ như thế, vua gọi hết chiếc thuyền này đến chiếc thuyền khác, chiếc nào hiền giả cũng moi ra được khuyết điểm. Dần dần nhà vua mất kiên nhẫn, chiều đã qua, hoàng hôn sắp đến. Sau cùng vua không nhịn được nữa:
- Thưa hiền giả! Từ trưa tới bây giờ, ta đã gọi biết bao nhiêu chiếc thuyền, chiếc nào ngài cũng từ chối hết. Xin hỏi ngài, thuyền tróc sơn một chút hoặc thiếu vài ba cái đinh thì đã có sao? Nó vẫn có thể đưa mình qua sông được kia mà! Sao ngài lại để ý đến những khuyết điểm nhỏ nhặt như vậy.
Lúc bấy giờ vị hiền giả nhìn vua mỉm cười nói:
- Bệ hạ đã tự mình nhận thấy rằng dù có vài ba khuyết điểm nhưng tất cả những chiếc thuyền kia đều có thể đưa mình qua sông được. Cũng thế, tất cả Ðạo trong nước của bệ hạ đều giống như những chiếc thuyền kia. Ðạo nào cũng có thể đưa bệ hạ đến sự thể nhập với chân lý với Thượng đế. Đạo nào cũng hướng con người đến cái thiện cái tốt. Không nên phân biệt đạo hay ở đạo này mà chê đạo kia. Không nên vì quan điểm mình theo đạo này mà không cho phép mình hay người thân tìm hiểu và học hỏi cái hay của đạo khác.
Ði tìm khuyết điểm của nhiều Ðạo khác nhau là một điều vô ích, thiếu sáng suốt. Bệ hạ hãy trở về lo việc triều đình, tiếp tục lấy đức trị dân và hãy bình đẳng kính trọng các Ðạo giáo xem Ðạo nào cũng như Ðạo của chính mình vậy,
Nghe xong, vua liền phục xuống chân vị hiền giả đảnh lễ. Và khi ngẩng lên, vua sung sướng cảm thấy mình thực sự thấm nhuần sự minh triết.
*** * Kinh phật hay Kinh thánh vốn không hề có Phân biệt (có chăng chỉ là lòng người phân biệt mà thôi) các kinh đều quy về Chân đạo (Chân Lý) và đều dạy con người về tình yêu thương và lòng từ bi. Con người nếu không có tình yêu thương độ lượng thì dù có thuộc hết các pháp hay kinh thánh con người ta cũng không thánh thiện được. Con người Sống là để Yêu thương và dùm bọc lẫn nhau..!
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top