mongson

KHU CÔNG NGHIỆP MÔNG SƠN TỈNH YÊN BÁI

Khu công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi xã Mông Sơn huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái được phê duyệt quy hoạch tổng thể tại quyết định số 16/QĐ- UBND ngày 07/01/2009 của UBND tỉnh Yên Bái.

1. Địa điểm: Xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.

2. Vị trí: Nằm trong vùng hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái.

+ Phía Đông giáp hồ Thác Bà;

+ Phía Tây giáp đường Quốc lộ 70;

+ Phía Nam giáp hồ Thác Bà;

+ Phía Bắc giáp hồ Thác Bà.

3. Tính chất: Đây là khu công nghiệp tập trung, bao gồm các ngành công nghiệp khai thác và chế biến đá vôi của tỉnh Yên Bái. quy mô diện tích quy hoạch là: 806 ha, bao gồm khu công nghiệp khai thác đá vôi và khu công nghiệp chế biến các sản phẩm từ đá vôi. Trong đó khu công nghiệp chế biến là 90ha, bao gồm 02 tiểu khu:

+ Khu A: Mở rộng trên cơ sở cụm công nghiệp Mông Sơn đã được quy hoạch với quy mô diện tích 40 ha;

+ Khu B: Quy hoạch xây dựng mới khu công nghiệp Mông Sơn tỉnh Yên Bái với quy mô diện tích 50 ha.

Hiện nay trong khu công nghiệp đã có 14 doanh nghiệp được cấp phép khai thác, chủ yếu thực hiện công tác khai thác tại các mỏ đá và sơ chế các sản phẩm đá vôi sau đó đưa về các cơ sở chế biến ngoài khu vực để sản xuất các sản phẩm bột đá, xi măng,...

Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Yên Bái đang tiến hành triển khai lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp Mông Sơn tỉnh Yên Bái (khu công nghiệp chế biến các sản phẩm từ đá vôi) trình Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái phê duyệt với diện tích quy hoạch là: 50 ha.

4. Lĩnh vực kêu gọi đầu tư

4.1. Đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp:

- Đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư.

- San gạt mặt bằng;

- Xây dựng hệ thống đường giao thông;

- Xây dựng hệ thống cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt;

Nhà đầu tư có thể đăng ký đầu tư một trong những hạng mục đầu tư đã nêu trên.

4.2. Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp

- Sản xuất sản phẩm đá tự nhiên;

- Chế biến các sản phẩm từ đá vôi (CaCO3).

Những dự án, những việc làm của các doanh nghiệp trong việc khai thác mỏ và tuân thủ quy trình an toàn lao động là rất đáng mừng. Đây thực sự là dấu hiệu ban đầu để xây dựng vùng mỏ Mông Sơn thành một vùng mỏ an toàn. Tuy nhiên, chính đại biểu các doanh nghiệp đều phải thừa nhận, khai thác mỏ là một công việc độc hại, nặng nhọc và rất nguy hiểm. Sự cố gắng của các doanh nghiệp và người lao động là rất cần thiết nhưng chỉ như vậy thôi thì chưa đủ mà tỉnh cần quy hoạch vùng đệm cho các mỏ, không để tình trạng gây mất an toàn lẫn nhau và nhất là các doanh nghiệp làm nghề khai thác thuê cho các công ty với hàng trăm lao động làm việc thủ công mà họ đã được đào tạo huấn luyện hay chưa, huấn luyện rồi có chấp hành quy trình hay không, họ có tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thân thể không, có trang thiết bị bảo hộ không, thì không ai quan tâm, không ai quản lý. Mong rằng cùng với sự cố gắng của các doanh nghiệp, ý thức chấp hành của công nhân được nâng lên và có sự quan tâm chỉ đạo từ các ngành chức năng để vùng mỏ Mông Sơn sẽ trở thành vùng mỏ an toàn.

Sau gần 3 năm xây dựng, ngày 1/10/2008, nhà máy sản xuất xi măng của công ty chính thức đi vào sản xuất. Tổng quyết toán đầu tư cho nhà máy xi măng Yên Bình tiết kiệm 10 tỷ so với dự án được phê duyệt. Hiện mọi hoạt động của nhà máy hoàn toàn do đội ngũ kỹ sư, công nhân trong nước và của tình điều hành.

Trong 7 tháng đầu năm, nhà máy hoạt động đạt 80% công suất, đã sản xuất gần 350 ngàn tấn clinke, 284 ngàn tấn xi măng, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 232 tỷ đồng, 6 tháng nộp ngân sách 11 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 3,5 tỷ đồng. Công ty phấn đấu từ nay đến hết năm sản xuất đạt 90% công xuất và tiếp tục triển khai dự án đầu tư nhà máy sản xuất bột đá CaCO3 công suất 150.000 tấn/năm.

Việc khai thác nguyên liệu đá ở vùng mỏ Mông Sơn phải an toàn và tận thu hết nguyên liệu.

Từ đầu năm đến nay, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã vượt qua nhiều khó khăn về nguồn vốn, giá vật tư nguyên liệu biến động, đảm bảo chế độ cho người lao động để sản xuất hiệu quả. Nhà máy xi măng với công nghệ hiện đại và nhà máy chế biến bột siêu mịn CaCO3 hoạt động ổn định, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 162,4, bằng 156% so với cùng kỳ năm 2008; trong đó sản xuất 203 ngàn tấn xi măng và clinke thương phẩm, gần 46 ngàn tấn bột đá CaCO3 các loại. Công ty đã nộp ngân sách 6,7 tỷ đồng, các chế độ với người lao động luôn được đảm bảo.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thương Lượng đã hoan nghênh Công ty cổ phần xi măng Yên Bình và Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái đã mạnh dạn, đầu tư kịp thời và nhanh chóng làm chủ dây chuyền, sản xuất ổn định. Đồng chí đề nghị 2 doanh nghiệp tiếp tục giữ vững, mở rộng sản xuất, đảm bảo môi trường; đồng thời quan tâm đến vùng khai thác nguyên liệu tại xã Mông Sơn, huyện Yên Bình, làm sao để phối hợp tốt, khai thác an toàn, tận thu và sử dụng nguyên liệu tiết kiệm.

Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái tăng cường huy động vốn từ các cổ đông, coi trọng việc vận chuyển nguyên liệu bằng đường thủy. Công ty cổ phần xi măng Yên Bình cần thực hiện tốt chế độ thông tin với các ngành chức năng của tỉnh, hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án chế biến CaCO3 và bổ sung quy hoạch mở rộng sản xuất của nhà máy xi măng, tỉnh sẽ tạo điều kiện để công ty khai thác hiệu quả nguồn nguyên liệu sét của địa phương.

Làm việc với Công ty cổ phần thép Cửu Long Yên Bái, Đồng chí Hoàng Thương Lượng được biết, nhà máy đã làm xong phần móng của 3 dây chuyền sản xuất, đang tiến hành tập kết thiết bị và sớm tiến hành lắp đặt để cuối năm hoàn thành dây chuyền đúc luyện, phấn đấu có sản phẩm thép cán vào cuối năm 2009.

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Thương Lượng khẳng định Yên Bái tiếp tục hợp tác chặt chẽ và thực hiện những giao kết với Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam VinaShin. Tuy nhiên, với bốn doanh nghiệp tại Yên Bái, Tập đoàn cần hoàn chỉnh và xác định rõ Chiến lược phát triển, khả năng đầu tư tại Yên Bái.

Đối với nhà máy luyện gang thép đã chậm tiến độ 1 năm so với kế hoạch cần có đề án và quy hoạch sản xuất cụ thể, tỉnh vẫn ưu tiên cho công ty về vùng nguyên liệu nhưng cần tập trung làm dứt điểm, có cơ chế tốt để thu mua nguyên liệu trong vùng. Đồng chí lưu ý doanh nghiệp cần làm tốt vấn đề bảo vệ môi trường và hạ tầng giao thông khu vực khai thác mỏ. Công ty phải làm sao để xứng đáng là một trong bốn doanh nghiệp của Tập đoàn lớn trên địa bàn tỉnh Yên Bái.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #vemily