mongiaoducthechat
9.2.1.2.Phương pháp vấn đáp (đàm thoại):
+ Định nghĩa: Phương pháp vấn đáp là phương pháp giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời nhằm gợi mở
cho họ sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh
nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hoá những tri thức
đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp học sinh tự kiểm tra, tự đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
+ Phân loại: Tuỳ theo cơ sở để phân loại , nên có những phương pháp vấn đáp sau:
- Dựa vào mục đích dạy học mà phân ra vấn đáp gợi mở, vấn đáp củng cố, vấn đáp tổng kết, vấn đáp kiểm tra.
Vấn đáp gợi mở là phương pháp giáo viên khéo léo đặt câu hỏi hoặc một chuỗi câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh giải quyết một
câu hỏi cơ bản, từ đó rút ra kết luận, nhờ vậy mà họ lĩnh hội tri thức mới.
Vấn đáp củng cố là phương pháp giáo viên khéo léo đặt ra một câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi nhằm giúp học sinh củng cố
những tri thức cơ bản hoặc giúp họ mở rộng, đào sâu những tri thức đã thu lượm được.
Vấn đáp tổng kết là phương pháp vấn đáp nhằm giúp học sinh khái quát, hệ thống hoá những tri thức sau khi đã học một số
bài, một chương, một bộ môn nhất định.
Vấn đáp kiểm tra là phương pháp vấn đáp nhằm kiểm tra những tri thức đã học, đã được củng cố, khái quát, hệ thống hoá. Qua
câu trả lời của học sinh mà giáo viên có thể đánh giá và họ tự kiểm tra, tự đánh giá những tri thức đã được lĩnh hội một cách
kịp thời, nhanh gọn.
- Dựa vào tính chất nhận thức của học sinh mà phân ra vấn đáp giải thích, minh hoạ, vấn đáp tái hiện, vấn đáp tìm tòi – phát
hiện.
Vấn đáp giải thích – minh hoạ là phương pháp mà giáo viên dặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh giải thích và nêu lên dẫn
chứng để minh hoạ, làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình. Trong câu trả lời của học sinh không chỉ đòi hỏi nhớ lại nội dung tri
thức mà phải có sự cấu trúc lại tri thức để có sự suy luận cần thiết.
Vấn đáp tái hiện là phương pháp giáo viên đặt ra những câu hỏi đòi hỏi học sinh phải nhớ lại những tri thức đã học và vận dụng
chúng để giải quyết những nhiệm vụ học tập trong hoàn cảnh đã biết.
Vấn đáp tìm tòi – phát hiện là phương pháp mà giáo viên đặt ra những câu hỏi có tính chất vấn đề gây cho học sinh gặp phải
tình huống có vấn đề và qua đó họ có nhu cầu phải lĩnh hội tri thức mới để giải quyết vấn đề đó.
+ Ưu điểm và hạn chế của phương pháp vấn đáp:
Nếu vận dụng khéo léo phương pháp vấn đáp sẽ có tác dụng quan trọng sau:
- Điều khiển có hiệu quả hoạt động tư duy của học sinh, kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của họ.
- Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, đầy đủ, xúc tích.
- Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh, gon, kịp thời để kịp điều chỉnh hoạt động của mình và của
học sinh. Đồng thời qua đó mà học sinh cũng thu được tín hiệu ngược để kịp tjời điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của
mình. Ngoài ra, thông qua đó mà giáo viên có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng học sinh.
Song nếu vận dụng không khéo sẽ dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp, biến vấn đáp thành cuộc đối thoại
giữa giáo viên và một vài học sinh, không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt động chung. Nếu câu hỏi đặt ra chỉ đòi hỏi nhớ lại
tri thức một cách máy móc thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo của học sinh.
+ Những yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng phương pháp vấn đáp:
Để phát huy mặt mạnh và hạn chế mặt yếu của phương pháp vấn đáp thì cần phải đảm bảo những yêu cầu khi đề ra câu hỏi và
việc vận dụng phương pháp đó. Sở dĩ như vậy là vì trong phương pháp vấn đáp, câu hỏi có ý nghĩa hết sức quan trọng. Không
biện pháp nào linh hoạt, uyển chuyển, dễ điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh bằng cách đề ra câu hỏi.
+) Phân loại câu hỏi: Tuỳ theo cơ sở phân loại mà có những loại câu hỏi sau:
- Dựa theo nội dung, sự diễn đạt ngôn ngữ, sự nhấn giọng, người ta phân ra câu hỏi đơn giản, câu hỏi phức tạp.
- Dựa theo mục đích dạy học có thể phân ra câu hỏi định hướng, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nhắc nhở.
- Dựa theo chức năng có thể phân ra câu hỏi phân tích – tổng hợp, câu hỏi so sánh, đối chiếu, câu hỏi hệ thống hoá tri thức,
câu hỏi đòi hỏi cụ thể hoá tri thức.
- Dựa theo mức độ tính chất hoạt dộng nhận thức của học sinh có thể phân ra câu hỏi đòi hỏi giải thích, minh hoạ, câu hỏi tái
hiện, câu hỏi có tính vấn đề.
Câu hỏi tái hiện là câu hỏi mà câu trả lời chỉ cần nhớ lại những tri thức đã được lĩnh hội trước đây.
Câu hỏi có tính vấn đề là câu hỏi tạo cho học sinh gặp phải một tình huống có vấn đề, nghĩa là gây nên trạng thái tâm lý giữa
điều đã biết và điều chưa biết, nhưng muốn biết. Câu trả lời trong câu hỏi có tính vấn đề chưa có trong câu trả lời trước đó của
học sinh, mà đòi hỏi phải cần có tri thức mới. Để có tri thức đó, cần phải có hành động trí tuệ, có một quá trình tư duy có chủ
đích nhất định.
Câu hỏi có tính vấn đề trong dạy học nêu và giải quyết vấn đề thường gọi là vấn đề.
Vậy với những điều kiện nào thì câu hỏi trở thành có tính vấn đề?
Đó là những điều kiện sau:
1) Câu hỏi phải có mối liên hệ logic với những khái niệm đã lĩnh hội trước đây và những tri thức phải ở trong tình huống nhất
định.
2) Câu hỏi phải chứa đựng mâu thuẫn nhận thức; câu hỏi phải gây lên sự ngạc nhiên, điều nghịch lý khi đối chiếu điều đã biết
từ trước với điều đang học và cảm thấy không thoả mãn với tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trước đây và xuất hiện nhu cầu phải lĩnh
hội tri thức mới để giải quyết câu hỏi đang đặt ra.
+) nghệ thuật đặt câu hỏi: Việc sử dụng phương pháp vấn đáp phụ thuộc vào nghệ thuật đặt câu hỏi của giáo viên. Biết đặt câu
hỏi và tăng dần tính phức tạp, tính khó khăn của câu trả lời là một ttrong những thói quen sư phạm quan trọng và cần thiết
nhất.
Nghệ thuật đặt câu hỏi phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Trong tình huống học tập nhất định giáo viên phải đặt câu hỏi như thế nào đòi hỏi học sinh phải tích cực hoá tài liệu đã lĩnh
hội trước đây, vạch ra ý nghĩa cơ bản của tri thức đã học.
- Câu hỏi không đơn thuần đòi hỏi học sinh tái hiện tài liệu đã lĩnh hội mà phải vận dụng những tri thức đã nắm trước đây để
giải quyết vấn đề mới. Lẽ tất nhiên có những trường hợp câu hỏi đòi hỏi tái hiện trực tiếp tài liệu không chỉ đúng lúc mà là cần
thiết.
- Câu hỏi phải hướng trí tuệ của học sinh vào mặt bản chất của những sự vật, hiện tượng phải nghiên cứu, phải hình thành tư
duy biện chứng cho họ.
- Câu hỏi phải đặt như thế nào để đòi hỏi học sinh xem xét những sự kiện, hiện tượng trong mối liên hệ với nhau, nhìn nhận
hiện tượng, sự vật không chỉ theo những thành tố, theo từng bộ phận mà còn theo tính chỉnh thể toàn vẹn của chúng.
- Câu hỏi đặt ra phải theo những quy tắc logic.
- Việc biểu đạt câu hỏi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá nhân, trinh độ hiểu biết và kinh nghiệm của học sinh.
Khối lượng những khái niệm trong những câu hỏi của giáo viên không được vượt quá khả năng tìm ra câu trả lời đúng của học
sinh.
- Câu hỏi phải có nội dung chính xác, rõ ràng, dễ hiểu, thống nhất, không thể có hai câu trả lời đều đúng, về hình thức phải gon
gàng, sáng sủa.
+) Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp vấn đáp:
- Cần phải đặt câu hỏi cho toàn lớp rồi mới chỉ định học sinh trả lời. Khi một học sinh trả lời xong, cần yêu cầu những học sinh
khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa câu trả lời nhằm thu hút sự chú ý lắng nghe câu trả lời của bạn với tinh thần phê phán. Qua
đó mà kích thích hoạt động chung của cả lớp.
- Khi học sinh trả lời, giáo viên cần lắng nghe. Nếu cần thiết đặt thêm câu hỏi phụ, câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh trả lời câu
hỏi chính.
- Cần có thái độ bình tĩnh khi học sinh trả lời sai hoặc thiếu chính xác, tránh thái độ nôn nóng, vội vàng cắt ngang ý của họ khi
không thật cần thiết. Chú ý uốn nắn, bổ sung câu trả lời của học sinh, giúp họ hệ thống hoá lại những tri thức đã thu được trong
quá trình vấn đáp.
- Không chỉ chú ý kết quả câu trả lời của học sinh mà cả cách diễn đạt câu trả lời của họ một cách chính xác, rõ ràng, hợp logic.
Đó là điều kiện quan trọng để phát triển tư duy logic của họ.
- Cần chú ý sử dụng mọi biện pháp nhằm thúc đẩy học sinh mạnh dạn nêu thắc mắc và khéo léo sử dụng thắc mắc đó để tạo
nên tình huống có vấn đề và thu hút toàn lớp tham gia thảo luận, tranh luận để giải quyết vấn đề đó. Qua đó có thể góp phần
lấp lỗ hổng, chữa những sai lầm hoặc hiểu chưa chính xác những nội dung học tập của học sinh.
9.2.2.Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan:
Phân nhóm này bao gồm phương pháp trình bày trực quan và phương pháp quan s
DAT VAN DE PHUONG PHAP GIAO DUC
Con người khác con vật là ở chỗ chịu sự giáo dục để làm nên “cái tôi” đẹp đẽ trongmắt mọi người, đó chính là nhân cách. Không
chịu sự giáo dục con ngườikhông khác con vật là bao, càng được giáo dục tốt , người ta càng bớt hànhđộng theo bản năng. Một
nền giáo dục tốt sẽ tạo ra những nhân cách tốt, mộtnền giáo dục khiếm khuyết, lệch lạc sẽ làm nên những nhân cách què quặt.
Mộtnền giáo dục tốt hiển thị ở ba mặt :- Nhà trường: đào tạo con người nắm vững KHKTcủa thời đại , đồng thời có 5đức tính :
nhân , nghĩa, lễ, trí, tín. Và năm đức tính đó phải nằm trong một thânthể khỏe mạnh- Xã hội: Trong đó con người ta đối xử với
nhau thẳng thắn trung thực chứachan tình người- Gia đình : Nơi nuôi dưỡng tình yêu ông bà, cha mẹ, anh em , xóm giềng,
quêhương đất nước.Con người ta ai được hưởng một nền giáo dục trọn vẹn đó , chắc chắn sẽ làngười có nhân cách lớn. Nền
giáo dục tốt phải có một phương pháp giáo dục hiệu quả, nó có vai trò quantrọng có ý nghĩa quyết định trong việc hình thành
những phẩm chất và nhân cáchcho học sinh. Vì vậy người giáo viên cần nắm bắt một cách chính xác những kháiniệm, những
nhóm phương pháp giáo dục để vận dụng một cách linh hoạt trongcông tác giảng dạy để thực hiện tốt quá trình giáo dụ
PHUONG PHAP VAN DAP
. Phương pháp vấn đáp
*
Khái niệm: Phương pháp vấn đáp là phương pháp mà giáo viên và học sinhtrao đổi, trò chuyện với nhau về 1 chuẩn mực xã hội nào đó nhằm mục đíchgiáo dục học sinh.
*
Ý nghĩa: Giúp học sinh hiểu kỹ hơn,năng động hơn về một chuẩn mực đạođức nào đó.
*
Phân loại: Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt cácloại
phương pháp vấn đáp-
Vấn đáp tái hiện:
giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thứcđã biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiệnkhông được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp đượcdùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học
Vấn đáp giải thích – minh hoạ
: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó,giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ đểhọc sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn.-
Vấn đáp tìm tòi
: giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý đểhướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luậtcủa hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáo viêntổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khigiữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìmtòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại,học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bướcvề trình độ tư duy.
*
Cách tiến hành:- Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể tranh luận vớinhau và với cả giáo viên; qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.- Giáo viên nhận xét, đánh giá và kết luận.
*
Ưu và nhược điểm của phương pháp vấn đáp: _ Kích thích tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh _ Bồi dưỡng cho học sinh năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học 1cách chính xác, đầy đủ và súc tích. _ Giúp giáo viên thu được tín hiệu ngược từ học sinh nhanh, kịp thời điều chỉnhhoạt động học tập- nhận thức của mình. _ Nếu vận dụng không khéo léo, phương pháp vấn đáp sẽ làm mất thời gian ảnhhưởng đến kế hoạch dạy học, biến vấn đáp thành một cuộc đối thoại giữa giáoviên và một vài học sinh mà không thu hút toàn lớp tham gia vào hoạt độngchung, nhất là những câu hỏi chỉ cần nhớ lại một cách máy móc sẽ làm ảnhhưởng đến sự phát triển tư duy logic, tư duy sáng tạo ở học sinh.
*
Cách thức tiến hành để phương pháp vấn đáp có hiệu quả trong giảng dạy:- Chuẩn bị vấn đáp:+ Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại+ Xây dựng hệ thống những câu hỏi phù hợp với chủ đề, mục tiêu, nội dungvấn đáp đã được xác định
+ Thông báo trước cho học sinh chuẩn bị- Tổ chức đàm thoại:+ Nêu lại chủ đề, mục tiêu, nội dung vấn đáp và nêu ra câu hỏi đàm thoại.+ Tổ chức trò chuyện với học sinh, sau đó học sinh trao đổi thảo luận vớinhau và phát biểu ý kiến với giáo viên, giáo viên lắng nghe ý kiến của học sinh,lật đi lật lại ý kiến kích thích học sinh suy nghĩ và phát biểu ý kiến liên tục chođến khi hoàn thành mục tiêu của chủ đề vấn đáp,- Kết thúc vấn đáp:+ Kích thích học sinh rút ra những kết luận cần thiết+ Tổng kết, đánh giá chung.
*
Ví dụ :
Khi dạy cho học sinh về 1 chuẩn mực xã hội như “cần phải có tráchnhiệm về việc làm của mình”, để ứng dụng tốt phương pháp vấn đáp tronggiảng dạy người giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
_
Nêu ra chủ đề cần giải quyết trong bài học bằng cách đặt ra các câu hỏi gợi mở :+ Em đã làm việc gì để xứng đáng là một công dân tốt chưa và việc làm đómang lại kết quả như thế nào?
+
Vì sao chúng ta cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình?+ Em hãy nêu một vài ví dụ thể hiện thái độ có trách nhiệm về hành động,việc làm của mình. _ Đưa ra một số ví dụ, mẫu chuyện liên quan đến nội dung bài học, đặt ra nhữngcâu hỏi để học sinh trao đổi thảo luận và phát biểu ý kiến, giáo viên đánh giá câutrả lời _ Sau khi thảo luận xong, giúp học sinh tự rút ra bài học cho bản thân
=>
Điểm cần lưu ý nhất trong phương pháp này khi dạy học cũng như khi hướngdẫn học sinh làm bài tập là giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi rất ít đủ để học sinhhiểu, tư duy để nắm được nội dung bài và làm bài tập
b) PP vấn đáp
* ĐN: Là PPDH trong đó GV tổ chức, thực hiện quá trình hỏi và đáp giữa GV và HS nhằm sáng tỏ những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ tài liệu đã học, hoặc từ kinh nghiệm trong thực tiễn. Yếu tố quyết định trong sử dụng các PP này là hệ thống các câu hỏi.
* Các loại câu hỏi trong vấn đáp
- Theo nhiệm vụ dạy học, có: Câu hỏi tái hiện, gợi mở, củng cố kiến thức, câu hỏi ôn tập hệ thống hóa kiến thức.
- Theo mức độ khái quát của vấn đề, có: Câu hỏi khái quát, câu hỏi theo chủ đề bài học, câu hỏi theo ND bài học.
- Theo mức độ tham gia hoạt động nhận thức của người học, có: Câu hỏi tái tạo, câu hỏi sáng tạo.
* Ưu – Nhược điểm của PP vấn đáp
+ Ưu điểm:
- Vận dụng khéo léo sẽ có tác dụng điều khiển hoạt động nhận thức của HS, kích thích HS tích cực độc lập tư duy.
- Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời các vấn đề khoa học
- Giúp GV thu tín hiệu ngược một cách nhanh chóng, tạo không khí sôi nổi trong giờ học.
+ Nhược điểm: Sử dụng không khéo sẽ làm mất thời gian, ảnh hưởng đến kế hoạch lên lớp.
* Một số yêu cầu
+ Yêu cầu xây dựng câu hỏi:
- Câu hỏi chính xác thể hiện trong hình thức rõ rang, đơn giản
- Tránh sử dụng câu hỏi đa nghĩa, phức tạp
- Xây dựng câu hỏi theo hệ thống logic chặt chẽ
- Thiết kế câu hỏi theo quy luật nhận thức và khả năng nhận thức của đối tượng cụ thể.
+ Yêu cầu khi đặt câu hỏi:
- Câu hỏi được đưa ra một cách rõ ràng
- Câu hỏi hướng tới cả lớp
- Chỉ định một HS trả lời, cả lớp lứng nghe và phân tích câu trả lời.
- GV cần có kết luận rõ ràng.
hương pháp vấn đáp trong đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học
Phương pháp vấn đáp trong đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu họcPhương pháp vấn đáp là phương pháp, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và cả GV, qua đó HS lĩnh hội đuợc nội dung bài học. Phương pháp vấn đáp là phương pháp, trong đó giáo viên đặt ra những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và cả GV, qua đó HS lĩnh hội đuợc nội dung bài học.Căn cứ vào tính chất hoạt động nhân thức, người ta phân biệt 3 hình thức vấn đáp sau:- Vấn đáp tái hiện: GV đặt ra những câu hỏi chỉ yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã biết và trả lơì dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Đó là hình thức được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa kiến thức đã học với kiến thức sắp học hoặc khi cần củng cố kiến thức vừa mới học.- Vấn đáp giải thích – minh hoạ: Nhằm mục đích làm sáng tỏ một vấn đề nào đó, GV lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để HS dễ hiểu, dễ nhớ. Hình thức này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe nhìn.- Vấn đáp gợi mở (hay còn gọi là vấn đáp tìm tòi): GV dùng một hệ thống câu hỏi được sắp xếp hợp lý để dẫn dắt HS từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết.Trong quá trình dạy học, GV có thể sử dụng cả 3 hình thức, tuy nhiên cần khuyến khích GV sử dụng hình thức vấn đáp tìm tòi.2. Quy trình thực hiệnỞ Tiểu học, GV thường tổ chức hoạt động của HS trong phương pháp vấn đáp theo các bước sau:Bước 1: GV đặt câu hỏi nhỏ, riêng rẽ.Bước 2: GV chỉ định từng HS trả lời hoặc để học sinh tự nguyện trả lời (mỗi học sinh trả lời một câu hỏi và trước mỗi câu hỏi nên để thời gian cho HS suy nghĩ câu trả lời)Bước 3: GV tổng hợp ý kiến và nêu ra kết luận dựa trên những câu trả lời đúng của HS 3. Ưu điểm- Kích thích tính tích cực, độc lập sáng tạo trong học tập của HS- Bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt những vấn đề học tập bằng lời.- Giúp GV thu thập thông tin từ phía HS để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy học.- Tạo không khí học tập sôi nổi trong giờ học. 4. Hạn chếNếu người giáo viên chưa có nghệ thuật tổ chức, điều khiển phương pháp đàm thoại thì mang một số hạn chế sau:- Dễ làm mất thời gian, ảnh hưởng tới việc thực hiện kế hoạch bài học.- Có thể biến đàm thoại thành cuộc tranh luận giữa GV và học sinh, giữa các thành viên của lớp với nhau. 5. Một số lưu ý- Giáo viên cần chuẩn bị thật tốt hệ thống câu hỏi. Các câu hỏi có liên quan chặt chẽ với nhau, câu hỏi trước là tiền đề cho câu hỏi sau, câu hỏi sau là sự kế tục và phát triển kết quả của câu hỏi trước. Mỗi câu hỏi là một cái “nút” của từng bộ phận mà HS cần lần lượt tháo gỡ thì mới được kết quả cuối cùng.- Để tăng thêm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp vấn đáp, GV cần tổ chức đối thoại theo nhiều chiều: GV " HS, HS "HS; và HS "GV. 6. Ví dụ minh hoạ6.1. Lớp 1Để giúp HS nhận biết lợi ích của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa sạch rau trước khi chế biến – Bài 22 (SGK môn Tự nhiên Xã hội 1) GV có thể tiến hành như sau:Bước 1,2: GV lần luợt nêu từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số HS trả lời, các học sinh khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi có thể sử dụng là:- Kể tên một số loài rau mà các em thường ăn?- Theo các em, ăn rau có lợi ích gì?- Trước khi dùng rau làm thức ăn người ta phải làm gì?- Tại sao người ta phải làm như vậy?Bước 3: Tổng kết ý kiến rút ra kết luận: rau là loại thực phẩm tốt cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng…Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều bụi, đất và còn được bón phân, phun thuốc…vì vậy cần phải rửa sạch rau trứoc khi làm thức ăn.6.2. Lớp 2Để giúp HS biết tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường giao thông – bài 19 (SGK môn Tự nhiên và Xã hội 2) GV có thể sử dụng phương pháp đàm thoại và tiến hành các bước sau:Bước1, 2: GV lần lượt nêu từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số học sinh trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi sẽ có thể sử dụng là:- Các em hãy nhắc lại tên của 4 loại đường giao thông?- Dựa vào các hình trong SGK và vốn hiểu biết của mình, em hãy kể tên những phương tiện giao thông theo các loại đường sau:+ Đường sắt+ Đường bộ+ Đường thủy+ Đường hàng không- Ở địa phương em có các loại phương tiện giao thông nào? Chúng đi trên những đường giao thông nào?Bước 3: GV mời 1 HS (hoặc một số HS) nếu ý kiến tổng kết về các phương tiện giao thông.6.3. lớp 3Để giúp HS biết được vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe – Bài 16 (SGK tự nhiên và Xã hội), GV có thể sử dụng phương pháp vấn đề đáp và tiến hành các bước sau:Bước 1, 2: GV lần lượt nêu từng câu hỏi, sau mỗi câu hỏi mời một số HS trả lời, các HS khác bổ sung ý kiến. Các câu hỏi có thể sử dụng là:- Theo em, trong khi ngủ những cơ quan nào có thể được nghỉ ngơi?- Đã có đêm nào em ngủ ít chưa? Nêu cảm giác của em ngay đêm hôm đó.- Theo em, để ngủ ngon giấc chúng ta cần những gì?- Hàng ngày em thức dạy và đi ngủ vào lúc mấy giờ?- Để đảm bảo sức khoẻ, ở tuổi các em cần ngủ một ngày mấy tiếng?Bước 3: GV nêu kết luận về vai trò của giấc ngủ (hoặc mời 1 HS khá nêu)
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top