Môn Triết học: Mối quan hệ giữa VC và YT. Ý nghĩa
CN Mác – Lê nin ra đời từ giữa thế kỷ XIX, tiếp thu những thành tựu vĩ đại của KHTN và những tư tưởng tiến bộ của lịch sử loài người từ thời cổ đại đến triết học cổ điển Đức, đã thống nhất CNDV và phép biện chứng tạo thành CNDVBC làm cho triết học thực sự trở thành một khoa học. Vì vậy, CNDV mác xít là cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học. Tính khoa học của CN Mác – Lê nin biểu hiện trước hết ở quan điểm về vật chất và ý thức. Đây là những phạm trù cơ bản của triết học; là nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ lẫn nhau; làm rõ nội dung vật chất và ý thức cũng như mối quan hệ của nó có ý nghĩa lớn lao về mặt lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn.
1. Về vật chất: Mác, Anghen và Lê nin là của những người sáng lập ra Chủ nghĩa duy vật biện chứng. Mác và Anghen đã kế thừa những gía trị tích cực của những người đi trước, đồng thời vạch ra những hạn chế trong quan niệm về vật chất của các nhà duy vật trước đó, đã tổng kết những thành tựu của khoa học hiện đại, khái quát và hình thành một quan niệm khoa học về vật chất. Trên cơ sở kế thừa những tư tưởng của Mác và Ăng ghen, phân tích và khái quát một cách sâu sắc những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, năm 1908, trong tác phẩm CN duy vật và CN kinh nghiệm phê phán, Lê nin đã nêu ra đ/n kinh điển về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem đến cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Trước hết, Lê nin tiếp cận vật chất với tính cách là một phạm trù triết học, để phân biệt với k/n vật chất của các khoa học cụ thể và do đó nó có ý nghĩa thế giới quan, phương pháp luận chung nhất. Vì vật chất là phạm trù khái quát nhất, rộng đến cùng cực, ko có một phạm trù nào rộng hơn nó, nên chỉ có một phương pháp đ/n duy nhất đúng là đặt nó trong mqh và phải thông qua phạm trù đối lập với nó là ý thức, mà ko thể đ/n = p2 thông thường. Còn ngược lại thì đều thuộc về tinh thần, ý thức. Nên tư tưởng này Lênin đã khắc phục được sự chật hẹp, siêu hình trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật trước Mác khi họ cho rằng vật chất là nước, lửa, nguyên tử..hay mộc, thuỷ, hoả, thổ...
- Thuộc tính cơ bản nhất của vật chất là thực tại khách quan và tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác. Đây chính là điều kiện cần và đủ để phân biệt những gì là vật chất và những gì ko thuộc vật chất. Cho nên, nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã, đang và sẽ tồn tại thực, bên ngoài ý thức con người. Vật chất là hiện thực chứ ko phải hư vô và hiện thực này là khách quan chứ ko phải là hiện thực chủ quan.
Trong sự tác động qua lại với chủ thể, thực tại khách quan là cái "được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh". Theo Lênin đây là đặc trưng tất nhiên của hiện thực khách quan. Tất cả những khách thể nào có đặc trưng như vậy đều có thuộc tính thực tại khách quan; ngược lại những hiện tượng nào không có đặc trưng đó thì thuộc tính tinh thần. Với đặc trưng này, Lênin đã giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của triết học, đồng thời khẳng định con người có khả năng nhận thức thế giới, từ đó bác bỏ "thuyết không thể biết" cho rằng con người không thể nhận thức được "vật tự nó". Vật chất luôn biểu hiện đặc tính thực tại khách quan của mình thông qua sự tồn tại phong phú sinh động của các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể. Tất cả các sự vật hiện tượng, quá trình đó khi tác động vào các giác quan thì cho ta cảm giác. Cho nên, vật chất là cái có trước, cảm giác, ý thức con người là cái có sau.
- Qua định nghĩa của Lê nin cho thấy các sự vật, hiện tượng trong thế giới rất phong phú và khác nhau, song chúng đều có thuộc tính chung đó là thuộc tính tồn tại khách quan ở ngoài và độc lập với ý thức của con người. Lên nin gọi đây là “ thuộc tính duy nhất” của vật chất mà chủ nghĩa duy vật gắn liền với sự thừa nhận thuộc tính đó. Phạm trù triết học về vật chất được khái quát từ thuộc tính chung đó, chỉ cái chung về mặt tồn tại của mọi cái riêng, cụ thể. Mọi đối tượng vật chất dù là vi mô hay vĩ mô, dù dưới dạng hạt hay dạng trường, dù tồn tại trong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, có nghĩa chúng đều là các dạng cụ thể của vật chất mà thôi.
Đ/n: VC của Lê nin đã góp phần đưa CNDV lên một tầm cao mới, làm cơ sở khoa học xd quan niệm DVBC trong lĩnh vực XH, đồng thời góp phần khắc phục sự khủng hoảng về mặt thế giới quan trong đội ngũ các nhà triết học và khoa học tự nhiên lúc bấy giờ, qua đó thúc đẩy họ tiếp tục đi sâu tìm hiểu thế giới vật chất, củng cố thêm mối liên minh chặt chẽ giữa KHTN và CNDV triết học.
2. Về ý thức : Ý thức là phạm trù triết chỉ những hoạt động tinh thần phản ánh thế giới vật chất, diễn ra trong bộ óc người, được hình thành trong qt lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ. Bản chất của ý thức thể hiện:
- “Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” (Lê nin). Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ não người trên cơ sở hoạt động thực tiễn. Ý thức có nguồn gốc tự nhiên và xã hội. Bản chất của ý thức chính là sự phản ánh các sự vật hiện tượng vào óc người một cách tích cực, năng động và sáng tạo.Ý thức là cái phản ảnh thế giới khách quan, nhưng nó là cái thuộc phạm vi chủ quan, là thực tại chủ quan, không có tính vật chất. Ý thức là hình ảnh phi cảm tính của các đối tượng vật chất có tồn tại cảm tính. Tuy nhiên, ý thức không phải là bản sao giản đơn, thụ động máy móc của sự vật. Ý thức phản ảnh thế giới khách quan trong quá trình con người tác động cải tạo thế giới
+ Thế giới khách quan là nguồn gốc của ý thức. Nội dung của ý thức do thế giới khách quan quy định, thế giới khách quan giống như “bản chính”, còn ý thức giống như “bản sao”. Ý thức không phải là thế giới khách quan, mà chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan được thể hiện trong bộ não con người.
+ Phản ánh của ý thức là tích cực, chủ động. Nghĩa là con người dựa trên cơ sở hoạt động thực tiễn, chủ động tác động vào sự vật, hiện tượng làm cho chúng bộc lộ thuộc tính, tính chất của mình, qua đó con người có hiểu biết về sự vật hiện tượng.
+ Ý thức là quá trình “cái vật chất” được chuyển vào bộ óc người và được cải biến trong đó, cho nên sự phản ánh của ý thức mang dấu ấn sâu sắc của chủ thể phản ánh.
Thứ 1, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào trình độ, năng lực của chủ thể. Đó là tri thức, sự hiểu biết của chủ thể về tự nhiên và XH. Trình độ của chủ thể càng cao thì khả năng xác định mục đích, phương tiện, phương pháp phản ánh càng chính xác và ngược lại.
Thứ 2, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể.
Thứ 3, sự phản ánh của ý thức phụ thuộc vào lợi ích của chủ thể. Lợi ích nhất là lợi ích giai cấp và lợi ích cá nhân chi phối trực tiếp tình cảm, ý chí, bản lĩnh của chủ thể phản ánh. Lợi ích có thể xuyên tạc, bóp méo nội dung phản ánh.
Thứ 4, ý thức tư tưởng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển xã hội.
- Xem xét, đánh giá nội dung của ý thức cần đặt trong mối quan hệ với tình cảm, ý chí, năng lực, lợi ích của chủ thể. Để ý thức ngày càng phản ánh chính xác hơn hiện thực khách quan cần ko ngừng nâng cao trình độ, năng lực, kinh no, bản lĩnh của chủ thể. Tránh tách rời nội dung của ý thức với chủ thể phản ánh.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa VC và YT
- VC và YT luôn có mqh bc với nhau, trong đó, VC qđ YT, còn YT có tác động trở lại đối với VC. Vai trò qđ của VC đối với YT:
+ VC qđ YT về nguồn gốc, nội dung, bản chất và sự vận động, phát triển. VC tồn tại khách quan, độc lập với ý thức, có trước ý thức, là nguồn gốc sinh ra YT. Những mục đích, chủ trương, nhiệm vụ mà chúng ta đặt ra cho hoạt động thực tiễn là đúng đắn, là hiện thực phải xuất phát từ điều kiện vật chất, thực tế khách quan và các quy luật khách quan.
Vật chất (xét đến cùng) là cái có trước, nó sinh ra và quyết định đối với ý thức. Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức (não người là dạng vật chất có tổ chức cao, là cơ quan phản ánh hình thành ý thức, ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não). Trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất đó vào con người. Thế giới vật chất tồn tại như thế nào thì ý thức của con người phản ánh như thế đó; thế giới vật chất luôn vận động biến đổi không ngừng dẫn đến ý thức con người cũng vận động phát triển theo. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng chủ trương, đường lối nhiệm vụ chúng ta phải đặt trong điều kiện hoàn cảnh hoạt động thực tiễn đúng đắn phù hợp với sự vận động của thế giới vật chất. Ý thức, tư tưởng chỉ có thể tồn tại và phát triển được trên cơ sở sự vận động biến đổi không ngừng của vật chất và trong những quan hệ vật chất nhất định.
+ Ý thức, tư tưởng chỉ có thể tồn tại và phát triển đc trên cơ sở những quan hệ nhất định, do đó tự nó không trực tiếp làm thay đổi hiện thực. Thế giới khách quan là nguồn gốc của YT, quyết định nội dung, sự vận động phát triển của YT. T/c năng động, sáng tạo có mục đích của YT bắt nguồn trực tiếp từ hoạt động vật chất – hoạt động thực tiễn của con người, nhưng suy đến cùng cũng do thế giới khách quan quy định.
- Khi YT ra đời có tính độc lập tương đối tác tác động trở lại thế giới vật chất:
+ Ý thức phản ánh vật chất có chọn lọc, tích cực, chủ động và do có tính năng động, sáng tạo và độc lập tương đối so với VC nên YT có vai trò, định hướng, chỉ đạo sự vận động và phát triển của nhân tố vật chất hay là mọi hoạt động thực tiễn của con người. Thông qua hoạt động thực tiễn, YT có thể tác động thúc đẩy hoặt kìm hãm sự vận động, biến đổi, phát triển các điều kiện VC, góp phần cải biến thế giới khách quan.
+ Muốn đề ra mục đích, chủ trương và bp hành động thực tiễn đúng, phải nhận thức đúng được điều kiện vật chất khách quan. YT phản ánh đúng giúp sẽ giúp con người cải tạo có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển của hiện thực khách quan.
Ngược lại, YT phản ánh ko đúng sẽ làm cho hoạt động của con người kém hiệu quả thậm chí phản tác dụng, kìm hãm, gây nguy hại cho chính bản thân con người và hiện thực khách quan.
+ Khả năng của YT tác động trở lại VC ko chỉ phụ thuộc vào năng lực phản ánh của ý thức, tình cảm, ý chí, bản lĩnh, kinh no ... của chủ thể mà còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khách quan.
+ Khi đã có mục đích, chủ trương và bp đúng, muốn cho những khả năng khách quan thành hiện thực, con người cần có ý chí, nghị lực quyết tâm thực hiện nó.
- Khi khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng đồng thời cũng vạch rõ sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức đối với vật chất. Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song ý thức có sự tác động trở lại vô cùng to lớn đối với vật chất. Trong quá trình hoạt động cụ thể của con người, chính trị, tư tưởng được hình thành từ những điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế, song chính trị, tư tưởng cũng có tác dụng và và ảnh hưởng trở lại đối với sự phát triển của bản thân những điều kiện vật chất, điều kiện kinh tế ấy. Ý thức, tư tưởng có thể thúc đẩy từ việc phản ánh vật chất có chọn lọc theo hướng tích cực hoặc kìm hãm trên một mức độ nhất định sự biến đổi của những điều kiện vật chất. Điều đó được thể hiện ở chỗ: Để những khả năng khách quan, quy luật khách quan được thực hiện và tác động phù hợp với lợi ích của xã hội, con người phải nhận thức, vận dụng đúng đắn những quy luật đó và phải có ý chí đầy đủ để tổ chức hành động. Cho nên, ý thức, tư tưởng trở thành nhân tố quan trọng, có tác dụng quyết định làm cho con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại khi thực hiện những khả năng khách quan nào đó. Nếu chúng ta cường điệu tính sáng tạo của ý thức sẽ rơi vào bệnh chủ quan, duy ý chí. Bệnh chủ quan duy ý chí là khuynh hướng tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, của ý chí xa thời hiện thực khách quan, bất chấp quy luật khách quan, lấy nhiệt tình Cách mạng thay cho sự yếu kém về tri thức khoa học.
4. Ý nghĩa phương pháp luận của mqh bc giữa VC và YT trong hoạt động thực tiễn. Với nội dung về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức giúp chúng ta rút ra được ý nghĩa về phương pháp luận trong nhận thức cũng như trong chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
Thứ nhất, phải nắm vững nguyên tắc khách quan. Vật chất quyết định, do đó chúng ta phải xây dựng nguyên tắc khách quan trong sự xem xét; đòi hỏi tư duy của chúng ta phải nhận thức sự vật với tư cách là cái khách quan, tồn tại và phát triển ngoài ý thức của con người, nó đòi hỏi khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng đó, đồng thời phải tôn trọng quy luật trong sự phản ánh, ko được lấy ý muốn chủ quan của ta làm điểm xuất phát.
Thứ hai, phải nhận thức được và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động, sáng tạo với ý chí kiên định theo nhu cầu tiến bộ của xã hội; chống thái độ tiêu cực, thụ động, ỷ lại ko dám hành động.
Ba là, để thực hiện nguyên tắc khách quan và phát huy tính năng động chủ quan của con người, phải nhận thức và vận dụng đúng đắn quan hệ lợi ích.
Tóm lại, Tóm lại, Trong nhận thức và hành động con người phải dựa vào điều kiện khách quan, lấy khách quan làm cơ sở, làm phương tiện cho hành động có mục đích của mình nhưng phải biết nhận thức và vận dụng quy luật khách quan một cách chủ động sáng tạo với ý chí không ngừng cải tạo hiện thực theo nhu cầu tiến bộ xã hội.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đảng ta luôn xác định: Một trong những điều kiện cơ bản để đảm bảo sự lãnh đạo của đúng đắn của mình là phải luôn luôn đề ra các chủ trương chính sách xuất phát từ các yêu cầu bức xúc cần giải quyết của thực tiễn, đồng thời trong quá trình thực hiện phải tôn trọng và thực hiện theo đúng quy luật khách quan.
Thực tiễn cho thấy ở đâu và khi nào, con người rơi vào chủ quan duy ý chí, coi thường thực tiễn khách quan thì ở đó việc xây dựng Chủ nghĩa xã hội sẽ gặp khó khăn, thậm chí thất bại. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu là minh chứng cho việc không đánh giá đúng thực tiễn. Thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã có lúc trước đây, trong một thời gian dài đã mắc phải sai lầm của bệnh chủ quan duy ý chí đã làm ảnh hưởng không nhỏ đế sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. Những sai lầm này thể hiện cụ thể ở việc xác định mục tiêu và bước đi trong quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế. Với suy nghĩ và hành động giản đơn, lại nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan”, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế- xã hội xa rời với thực tế khách quan, trong khi trình độ quản lý kinh tế xã hội còn hạn chế, bị các thế lực đế quốc và phản động bao vây, cô lập. Hậu quả làm nền kinh tế- xã hội bị khủng hoảng, trì trệ, và ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác, uy tín nước ta trên trường quốc tế bị giảm sút... Với quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Đại hội VI của Đảng đã thẳng thắn vạch rõ những nguyên nhân và bài học kinh nghiệm rút ra từ tực trạng trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh: “Khuynh hướng tư tưởng chủ yếu của những sai lầm ấy, đặc biệt là những sai lầm về chính sách kinh tế, là bệnh chủ quan, duy ý, lối suy nghĩ giản đơn, nóng vội chạy theo hành động chủ quan” ( Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,), đồng thời chủ trương đổi mới, trước mắt là đổi mới tư duy trên cơ sở kiên định và lấy nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động cách mạng. ĐCSVN khẳng định "luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện đảm bảo sự dẫn đầu đúng đắn của Đảng" là một bài học kinh nghiệm lớn rút ra từ thực tiễn Cách mạng nước ta. Đó chính là biểu hiện coi quan điểm vật chất, các quy luật khách quan có vai trò quyết định được ý thức đối với nhận thức. Tiếp theo, Đảng đã có nhiều chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, chủ động hội nhập với thế giới... Tất cả những chủ trương đổi mới này qua những thành tựu đạt được trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội đã khẳng định Đảng ta đã có bước đi thích hợp và chọn điểm xuất phát đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan, hoàn cảnh điều kiện thực tế của đất nước, vừa nắm vững và không chệch hướng với quan điểm nền tảng của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân ta. Điều đó đã là một minh chứng cho việc kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin.
Kết luận: Do nhận thức rõ mqh giữa VC và YT nên ĐCSVN bao giờ cũng coi trọng cả yếu tố vật chất và tinh thần. Cùng với việc khai thác những sức mạnh vật chất tiềm tàng của đất nước, của dân tộc, Đảng luôn chú trọng bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, giáo dục tinh thần cách mạng cho mọi tầng lớp nhân dân. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế, bao giờ đảng cũng chú trọng đến việc xây dựng đời sống văn hóa tinh thần. Với tinh thần đó VKĐH X đã khẳng định “Trong sự nghiệp xd đất nước, Đảng và NN ta luôn coi phát triển kt là nhiệm vụ trung tâm”, “giáo dục và đào tạo cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH-HĐH đất nước”. Những quan điểm đó là sự vận dụng mqh VC và YT vào điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay.
Phần Liên hệ:
Triết học: Mối quan hệ giữa VC và YT. Ý nghĩa trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Liên hệ thực tiễn: Quảng Trị là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, là dải đất hẹp ở miền Trung, được ví như là đòn gánh trĩu nặng hai đầu đất nước. Sau hơn 20 năm đổi mới và 19 năm tái thành lập tỉnh, bộ mặt KT-XH của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong những năm gần đây là 11-12% năm và tăng cao hơn mức bình quân chung của cả nước, tổng thu ngân sách trung bình 600-700 tỷ đồng, đời sống của nhân dân dần được cải thiện và có bước khởi sắc.
Trong những năm qua, QT đã tập trung đầu tư xd cơ sở hạ tầng cho khu .... Để khu ... hoạt động có hiệu quả, Thủ tướng Cp đã có QĐ 08/2002/QĐ-TTg (sửa đổi, bổ sung thay thế một số điều trong QĐ 219/1998) về quy chế hoạt động của khu thương mại LB, đã thực sự làm cho hoạt động xuất nhập khẩu, xúc tiến đầu tư và hợp tác khá sôi động. Nhiều doanh nghiệp đánh giá cao QĐ 08 về nhũng ưu đãi đầu tư vào khu TM. UBND tỉnh QT xác định LB sẽ trở thành vùng kt động lực cho sự phát triển kt của tỉnh nhà trong những năm tới. Trong nhiều năm qua UBND tỉnh đã tổ chức gặp gỡ các nhà DN đầu tư trong và ngoài tỉnh như Hà Nội, HCM, ĐN, DN Thái Lan, Lao .. đến tìm kiếm cơ hội đầu tư trên vùng đất mới này. Đến nay đã tập trung được nhiều vốn kinh doanh và dự án đăng ký tại khu KT, trong đó có 4 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, mức vốn trên 9 triệu USD, thời gian hoạt động trên 30 năm. Tuy dự án mới đi vào hoạt động nhưng nơi này đa hình thành nên một khu thương mại thực sự thu hút được đầu tư đi vào hoạt động bước đầu có hiệu quả. Điển hình như nhà máy sx nước uống tăng lực SP của công ty Chaicharcon Việt – Thái, nhà máy gạch, XN May xuất khẩu, xd khách sạn 4 sao, nhà máy théo của TCT xd Miền Trung ... Chính những DN này đã tạo được niềm tin cho giới đầu tư bỏ vốn kinh doanh, góp phần tăng khả năng tiêu thụ hàng hóa nông lâm sản của bà con làm ra trên địa bàn và mở rộng sx, hình thành vùng nguyên liệu, tạo động lực cho sự phát triển ktxh của vùng.
Có được những thành công như vậy chính là bắt nguồn từ sự tháo gỡ những cơ chế vướng mắc trong đầu tư, có chính sách ưu đãi đặc biệt phù hợp. Nếu trước đây theo QĐ 219 thì các DN trong khu ... được miễn thuế thu nhập DN trong 4 năm và được giảm 50% trong 4 năm tiếp theo thì nay các dự án có vốn đầu tư nước ngoài được miễn 8 năm TTNDN kể từ khi có thu nhập chịu thuế và áp dụng TTNDN 10% cho những năm tiếp theo. Các DA đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước được miễn TTNDN trong 4 năm đầu hoạt động, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo và được áp dụng thuế xuất TTNDN 15% cho các năm sau đó. Tương tự, các tổ chức, cá nhân có DA đầu tư vào khu ... được miễn tiền thuê đấy trong 11 năm đầu và từ năm thứ 12 trở đi mới chịu mức thuế bằng 30% giá áp dụng cho các huyện miền núi của tỉnh QT. Một ưu đãi mà các khu TM khác trong nước ko có được là “quan hệ hàng hóa dịch vụ giữa khu TM LB và trong nước là quan hệ xuất khẩu và nhập khẩu”. Như vậy, theo đó hàng hóa dịch vụ xs và tiêu thụ tỏng khu TM ko phải chịu thuế GTGT... ngoài những ưu đãi của CP theo quy chế, khu TMLB còn được UBND tỉnh tạo các đk thuận lợi cho các nhà đầu tư với cơ chế thông thoáng, chính sách hỗ trợ, thưởng cho các cá nhân, tổ chức gọi được vốn đầu tư.
Có thể nói rằng đây là kết quả của sự kết hợp nhuần nhuyễn mqh bc thống nhất giữa 2 vấn đề cơ bản của triết học là VC-YT.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top