HÀNH TRÌNH TÌM VỀ VỚI GIA ĐÌNH VÀ NHIỀU HƠN THẾ
"Gia đình không phải là việc cháu mang dòng máu của ai. Mà là việc cháu yêu thương, chia sẻ, cảm thong và quan tâm đến ai."
Con người chúng ta khi sinh ra trong cái nôi mang tên gia đình và cũng chính nơi đấy luôn mở rộng cánh cửa chào đón chúng ta về. Nhưng trong cuộc đời này, bạn đã bao giờ cảm thấy mình may mắn và hạnh phúc hơn nhiều người khi còn có gia đình để về, được lớn lên trong vòng tay cha mẹ chưa? Đã bao giờ trải qua bao nhiêu đau khổ bất hạnh? Đã bao giờ thấy thương cảm với những người chưa từng "nếm" qua tình thương máu mủ ruột thịt dành cho nhau? Dù câu trả lời là "có", "không" hay không trả lời được, bạn cũng nên đọc cuốn sách "Không Gia Đình" của tác giả Hector Melot. Một tác phẩm đã, đang và sẽ mang đến nhiều giá trị về giáo dục, con người, gia đình và xã hội qua nhiều khía cạnh; dù các câu chuyện trong tác phẩm không quá phức tạp nhưng cũng không tính là quá đơn giản. Chúng chứa đủ chất lượng dành cho người đọc.
Nhà văn Hector Malot là nhà văn nổi tiếng với nhiều tác phẩm được độc giả yêu mến đón nhận. Tác phẩm phản ánh được hiện thức xã hội mà còn giàu tính nhân văn , ca ngợi ý chí, nghị lực con người trong mọi hoàn cảnh khó khăn, gian khổ cuộc sống. Và " Không Gia Đình" là nổi tiếng hơn cả. Cuốn sách nhận giải thưởng Viện Hàn Lâm văn học Pháp, được dịch thành nhiều thức tiếng và phát hành trên nhiều quốc gia.
Câu chuyện xoay quanh nhân vật Rémi - một cậu bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, sống cùng mẹ nuôi Barberin tại làng Chavanon. Ở cái tuổi còn nhỏ, đánh lẽ Rémi nên chạy nhảy vui đùa như mấy đứa trẻ trong làng nhưng một lần lão chồng bà Barberin bị tai nạn cậu đã bị bán cho một rạp xiếc, chủ rạp là cụ Vitali từng trải và đầy đức độ; theo đó còn có 1 chú khỉ tinh ranh và 3 chú chó đáng yêu khác: Joli-Cœur, Capi, Zerbino và Dolce. Họ đã là người cùng cậu trải quả những ngày tháng gắn bó với cái nghề nghệ sĩ đường phố: ca hát làm trò rồi xin tiền rồi xin tiền người xem. Tuy có cực khổ, gian lao nhưng chưa bao giờ vì miếng ăn mà bất chấp đạo đức và tự trọng nghề nghiệp.
Cụ Vitali như một người thầy, người cha đối với Rémi khi nuôi nấng em, dạy chữ cho em hơn thế còn dạy em cách làm người. Để đến lúc cụ mất trong cái đêm tuyết tối tăm vừa đói vừa rét, khiến em sụp đổ thế nào. Với nội tâm mạnh mẽ, Rémi đã vực dậy, tự lập cùng với chú chó Capi; không chỉ lo cho mình mà Rémi còn cưu mang được cậu bạn Mattia - một cậu bé khôn ngoan, tháo vát, một bông hoa nghệ thuật nở muộn. Tình bạn giữa 2 người thật khiến người ta ngưỡng mộ, Mattia đã từ chối một cơ hội đề nghị ông Espinassous- từ chối sự yên bình, cuộc sống no ấm đầy đủ, học vấn - vốn là thứ xa xỉ với những đứa trẻ không nhà, không người thân như 2 đứa:
-"Xa bạn tôi sao? Không đời nào tôi làm thế! Thưa ông tôi xin cảm ơn ông."
-"Không bao giờ tôi rời bỏ Rémi."
Song cuộc đời em đâu đã hết gian truân, em từng bị kẹt dưới hầm mỏ đến 14 ngày đêm, rồi còn vào nhầm nhà vì ngỡ rằng người ta là cha mẹ mình. Rồi còn vào tù vì mắc án oan,... Dù có khổ sở thế nào, Rémi vẫn luôn noi theo nếp sống mà cụ Vitali dạy: giữ gìn nhân phẩm, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, nhớ ơn, trọng nghĩa; hơn thế em luôn có những người tốt bên cạnh giúp đỡ lúc em khó khăn. Cuối tác phẩm, cuối cùng mọi thứ tốt đẹp cũng đến với chàng trai nhỏ bé mà đầy nghị lực đấy, Rémi tìm thấy gia đình đúng nghĩa của mình, sống hạnh phúc bên cạnh người em yêu thương.
Qua cuộc phiêu ta thấy số phận đau khổ con người bị rẻ rúng, chà đạp đến thương tâm. Đầu tiên là em Rémi -nạn nhân cuộc tranh đoạt tài sản; mới sáu tháng tuổi đã bị tách khỏi mẹ rồi vứt ở gốc hoa nào đó ở Pari để người chú tham lam có thể lấy hết tài sản- thứ vốn thuộc về em. Rồi lớn lên Rémi phải gánh gồng áp lực mưu sinh, nuôi sống mình và cả đoàn xiếc trên đôi vai nhỏ nhắn gầy guộc.
Cuộc đời cụ Vitalis cũng giống một vở bi kịch. Cụ vốn là một người đức cao vọng trọng , đứng ở đỉnh cao đời người, bao người ngưỡng vọng thế mà sau khi bị rơi xuống tận cùng xã hội, phải làm nghề xiếc chó, xiếc khỉ rong ruổi để sống qua ngày. Chính cái cuộc sống khắc nhiệt chèn ép cụ già phúc hậu đấy phải lao tâm khổ cực, chịu cái đói, cái rét,.. để rồi cụ chết ngoài đường, trong khi chỉ cần cụ với tay gõ cửa xin giúp, người ta cũng sẽ sẵn lòng cứu cụ khỏi cái chết đầy đau khổ ấy. Nhưng cụ Vitali không gõ cửa vì cụ không tin rằng người dân Pari này sẽ chào đón 2 người áo rách khố ôm đến ở nhờ qua đêm. Cụ đã chết vì không có lòng tin vào lòng tốt con người; có phải cụ chứng kiến quá nhiều trường hợp như vậy để rồi mất hết niềm tin. Liệu còn số phận nào đáng thương hơn người đã mất lòng tin vào lòng yêu thương? Đôi khi ta nghe và thấy thế giới con người xung quanh ngày càng xấu xí. Chỉ là vì những điều đẹp đẽ thường lặng im, nên phải tin đời vẫn còn đẹp lắm ở những nơi bao la của tĩnh lặng.
Tiếp đến còn là chú bé Mattia- là nạn nhân của đồng tiền, cậu bé khắc khổ ấy đã bị gán cho lão thầu trẻ con Garopholi. Ở đấy, cậu sống không ra dáng người, ngày nào cũng đi ăn xin, dù xin được ít hay nhiều thì đều bị ăn đánh vào đầu đến mức đầu Mattia phình to ra vì bị tụ máu gần như dị hợm khi gắn nó vào cơ thể gầy tong teo do không được ăn cơm của cậu. Đau lòng là khi cậu bé còn mong lão ta đánh cậu nhiều vào; nếu chết thì là hết-chấm dứt chuỗi ngày đánh đập, ăn uống khan khổ đấy. Còn nếu lão Garopholi tiếc rẻ một đứa trẻ đi xin ăn thì rồi lão đưa Mattia vào viện thì quá tuyệt vời vì ở đấy được người ta chăm sóc tận tình - một thứ không bao giờ có ở con ngõ nhỏ đầy bóng tối đấy. Mattia đã phải sống khổ cực đến thế nào mà để một đứa trẻ thiện lương có những suy nghĩ kì dị đến xót xa như vậy? Và khi được Rémi cưu mang, gia nhập đoàn xiếc, cậu đã coi đó như gia đình mình rồi; cậu yêu quý Rémi, yêu quý Capi; cậu còn hoảng sợ khi nghĩ rằng Rémi sẽ bỏ mình lại mà ở lại Vares. Mattia quá trọng tình trọng nghĩa, hay nói cậu đã quá "khát" thứ tình cảm ấm áp đó nên không muốn buông tay.
-"Thế là mày không bỏ rơi tao thật à."
Cuốn tiểu thuyết không chỉ bị bao phủ bới những câu chuyện u tối mà ở đấy còn lóe lên những ánh lửa ấm áp sửa ấm lòng người - đó là tình yêu thương. Không có tình yêu thương thì không ai có thể sống và đi tiếp được. Tình gia đình- thứ tình cảm thiêng liêng. Cụ Vitali yêu Rémi như cách một người cha yêu đứa con của mình; cụ dạy cho Rémi mọi thứ, từ mặt chữ, cách đọc sách, cách kiếm sống hơn thế còn là cách làm người sao cho đúng. Cụ còn sẵn sàng chống lại viên cảnh sát ở Tuludo để bảo vệ em khi bị gã này đánh và đòi đuổi gánh xiếc đi. Bà Miligan và Arthur cũng đã bao bọc và chăm sóc Rémi lúc em xa cụ Vitali, họ cho Rémi mái ấm, mấy món ăn ngon, chỗ ngủ đẹp,.... Lise cũng yêu em, lúc đầu 2 em đến với nhau như người anh cả và em út, nhưng tình cảm ngày càng lớn dần, không chỉ vậy Lise cũng hết câm bởi bài hát Napoli của Rémi.
Không thể nào không kể đến tình bạn thắm thiết giữa Remi và Mattia. Gặp nhau khi cả 2 đều đang chật vật với cuộc sống, họ đùm bọc nhau, chia sẻ đắng cay ngọt bùi, không bao giờ bỏ lại nhau. Rémi dạy Mattia con chữ, cách đọc bản đồ, cho cậu bé cùng đi với gánh xiếc giống như tạo việc làm cho cậu bé; nhiều hơn là một mái ấm. Còn Mattia thì luôn tận tụy, không dám trái lời Rémi, không rời xa Rémi và luôn tin tưởng ủng hộ Rémi. Khi Rémi muốn mua cho mẹ Barberin con bò sữa, việc ấy đồng nghĩa với việc sẽ tốn rất nhiều tiền, 2 đứa trẻ cũng sẽ phải ăn rè sẻn, 2 đứa sẽ phải làm việc cực nhọc hơn để kiếm thêm tiền song Mattia vẫn sẵn sàng đồng hành với Rémi để mua biếu một người có ơn nuôi nấng với Rémi, nhưng là người không quen biết với Mattia. Rồi khi Rémi bị giam giữ trong nhà lao Anh thì Mattia cùng anh Bob cứu em một lần nạn lớn. Hai đứa trẻ luôn nghĩ cho đối phương, đối xứ với nhau bằng thứ tình cảm ấm áp là tình bạn; thật ngây ngô nhưng cũng thật chín chắn vì họ đã có một tình bạn đẹp, đắt giá khiến độc giả phải xúc động và hâm mộ. Chúng là những đứa trẻ không đúng tuổi sống trong thế giới người lớn nhưng thật may mắn khi gặp được nhau trên con đường trưởng thành; cùng vô tư, hồn nhiên trên nền đau khổ.
Hơn thế, tác phẩm còn ca ngợi lao động cũng như người lao động, tinh thần từ lập sớm của những đứa trẻ, khả năng chịu đựng gian khổ để sớm ngày hái quả ngọt. Biết bao đứa trẻ tự nhủ:
- "Ôi chao! Giá ta được ý làm cái gì thì làm tùy thích! Giá ta được tự do! Giá ta làm chủ lấy ta! Biết bao nhiêu đứa sốt ruột trông cho mau lớn tới cái ngày tuyệt sướng ấy, cái ngày mà nó được tự do làm những điều dại dột!"
Chúng muốn tự do làm điều mới lạ, điều mà chúng gọi là dại dột nhưng nhiều cha mẹ lại quá bao bọc con, không muốn đẩy đứa con thân yêu mình ra xã hội làm chúng cảm thấy chán nản và nảy sinh nhiều ham muốn được làm những điều "dại dột" ý thêm. Bởi đứa trẻ ý biết sau lưng chúng có người đưa tay ra cho chúng níu khi chúng trượt chân mà ngã; nhưng đối với đứa trẻ không có người sau lưng thì khi chúng ngã sẽ lăn đến cuối dốc, nhẹ là xây xước nặng thì gãy chân gãy tay. Và cũng chính vì điều đấy, đứa trẻ không có ai bên cạnh lại thận trọng và khôn ngoan hơn phần đứa trẻ cùng tuổi. Để có cái phần hơn đấy là phải trả cái giá khá đắt.
Câu chuyện này cũng đề cao tinh thần làm việc và tự tin của những người trẻ tuổi, nhất là thế hệ mầm non đất nước:
-"Tiếp tục! Thế giới mở ra trước mắt tôi, tôi có thể di chuyển đôi chân của mình về phía nam hoặc bắc, đông hoặc theo hướng khác tùy ý."
-"Tôi chỉ là một đứa trẻ, nhưng tôi chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình."
Nó phản ánh đời sống lao động của tầng lớp công nhân trong chế độ tư sản đó; công việc của họ bấp bênh và đầy may rủi: ví dụ như cụ giáo, chú Gaspard và rất nhiều thợ mỏ khác, sinh mạng họ mong manh chỉ một lần sụt hầm mà như bước qua cửa tử. Đọc tác phẩm, chúng ta phải viết ơn và trân trọng họ - những con người lao động tay lấm chân bùn để cống hiến cho đất nước.
Nhắc nhớ, đây không hẳn là một tác phẩm dành cho trẻ em, vì triết lý và ý nghĩa của cuốn sách dành cho mọi lứa tuổi. Dù bạn là ai, bạn bao nhiêu tuổi thì những bài học trong sách vẫn luôn có giá trị. Chính vì thế cuốn sách tồn tại được lâu và được chuyển thể thành phim cùng tên do đạo diễn Antoine Blossier dựng thành bản điện ảnh với các khung hình tuyệt đẹp song vẫn thấm đẫm tính nhân văn của tác phẩm. Để có được bản điện ảnh gây tiếng vang, tác giả Antoine mạnh tay thay đổi nhiều chi tiết so với tiểu thuyết gốc. Như việc đoàn xiếc chỉ còn 2 nhân vật hay Lise mới là người trên chiếc thuyền thiên nga chứ không phải Arthur. Nếu bạn muốn đọc một cách trọn vẹn "Không Gia Đình" không chỉ dừng lại là một tác phẩm văn học mà nó giống như một cách giáo dục con người trên nhiều mặt: từ tình gia đình, tình bạn, cách sống tự lập,... Nuôi dưỡng tâm hồn những ai còn gia đình và cả những ai không còn gia đình.
Mở cửa sổ ra, nhìn lên bầu trời tôi thấy mình còn rất may mắn khi bản thân vẫn còn gia đình, vẫn có thể suy nghĩ một cách tích cực hơn về cuộc đời đầy khó khăn thử thách này. Mở rộng lòng để đón những âm vang của cuộc đời, để ôm những ánh mai đầu ngày để thấy cuộc đời này vẫn còn đáng sống và đáng cố gắng.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top