Mối quan hệ qua lại giữa đt với tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện như thế nào qua lý thuyết
Mối quan hệ qua lại giữa đt với tăng trưởng và phát triển kinh tế thể hiện như thế nào qua lý thuyết số nhân đt và lý thuyết gia tốc đt vân dụngk phân tích hd đt ở nước ta
Các lý thuyết kinh tế về đầu tư:
1. Mô hình số nhân đầu tư:
Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng 1 đơn vị.
Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau:
(1)
Trong đó:
ΔY : Mức gia tăng sản lượng.
ΔI : Mức gia tăng đầu tư.
k : Số nhân đầu tư.
Từ công thức (1) ta được:
(2)
Như vậy, việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuyếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là số dương lớn hơn 1. Vì, khi I = S, có thể biến đổi công thức (2) thành:
(3)
Trong đó: : Khuynh hướng tiêu dùng biên.
: Khuynh hướng tiết kiệm biên.
Vì 0 < MPS < 1 nên k >1
Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó độ khuyếch đại của sản lượng càng lớn → Sản lượng càng tăng, công ăn việc làm cũng tăng.
Theo Keynes, mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo sự gia tăng của cầu bổ sung công nhân, cầu về tư liệu sản xuất. Do vậy, làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá hàng, tăng việc làm cho công nhân. Tất cả điều đó làm thu nhập tăng lên. Đến lượt nó, tăng thu nhập lại là tiền đề cho sự gia tăng đầu tư mới. Quá trình số nhân đầu tư như vậy là biểu hiện dưới hình thức tác động dây chuyền: tăng đầu tư làm tăng thu nhập, tăng thu nhập làm tăng đầu tư mới, tăng đầu tư mới làm tăng thu nhập mới... từ đó làm phóng đại thu nhập lên, phát triển sản xuất, gia tăng sản lượng nền kinh tế.
2. Lý thuyết gia tốc đầu tư:
Theo Keynes, đầu tư cũng được xem xét từ góc độ tổng cung, nghĩa là, mỗi sự thay đổi của sản lượng làm thay đổi đầu tư như thế nào.
Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để đưa mức tư bản đạt mức mong muốn. Lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào mức sản lượng là điều dễ dàng chấp nhận được. Khi mức sản lượng cao hơn, các hãng có nhu cầu lớn hơn về tư bản vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sản lượng. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc dựa trên mối quan hệ đơn giản này.
Theo lý thuyết này, để sản xuất ra một đơn vị đầu ra cho trước cần phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Tương quan giữa sản lượng và vốn đầu tư có thể được biểu diễn như sau:
(4)
Trong đó:
K: Vốn đầu tư tại thời kì nghiên cứu
Y: Sản lượng tại thời kì nghiên cứu
x : Hệ số gia tốc đầu tư
Từ công thức (4) suy ra:
K = x.Y (5)
Như vậy, nếu x không đổi thì khi quy mô sản lượng sản xuất tăng dẫn đến nhu cầu vốn đầu tư tăng theo và ngược lại. Nói cách khác, chi tiêu đầu tư tăng hay giảm phụ thuộc nhu cầu về tư liệu sản xuất và nhân công. Nhu cầu các yếu tố sản xuất lại phụ thuộc vào quy mô sản phẩm cần sản xuất.
Theo công thức (5), có thể kết luận: sản lượng phải tăng liên tục mới làm cho đầu tư tăng cùng tốc độ, hay không đổi so với thời kì trước.
Lý thuyết gia tốc đầu tư và số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ qua lại giữa đầu tư và sản lượng. Mỗi sự gia tăng của đầu tư đều kéo theo việc gia tăng bổ sung lao động, nguyên vật liệu sản xuất,... dẫn đến gia tăng sản phẩm (giải thích qua số nhân đầu tư). Sản lượng gia tăng, dẫn đến gia tăng tiêu dùng (do thu nhập người tiêu dùng tăng), tăng cầu hàng hóa và dịch vụ nên lại đòi hỏi gia tăng đầu tư mới (giải thích qua mô hình gia tốc đầu tư). Gia tăng đầu tư mới dẫn đến gia tăng sản lượng, gia tăng sản lượng lại là nhân tố thúc đẩy gia tăng đầu tư. Quá trình này diễn ra liên tục, dây chuyền.
I. Đánh giá chung về tác động của đầu tư tới tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam:
Xem xét tốc độ tăng GDP và sự biến động của đầu tư trong GDP cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam gắn liền với sự gia tăng mạnh mẽ của đầu tư trong GDP. Trong giai đoạn 2001 - 2007, tỷ lệ đầu tư tăng mạnh lên 38,8% thì tốc độ tăng GDP là 7,62%. Năm 2008 - 2009, tỷ lệ vốn đầu tư đã lên tới trên 40% (41,3% năm 2008 và 42,8% năm 2009).
Theo lý thuyết số nhân đầu tư thì k luôn lớn hơn 1 tức là sản lượng luôn luôn tăng nhiều hơn sự gia tăng của vốn đầu tư. Tuy vậy năm 2007 thì đầu tư tăng đột biến lên tới 65811 tỷ đồng trong khi sản lượng chỉ tăng có 35971 tỷ đồng. Điều này cho ta thấy đc một hạn chế của mô hình số nhân đầu tư, bởi vì mô hình giả định rằng đầu tư bằng tiết kiệm (I = S). Tuy nhiên trong thực tế thì đầu tư không phải luôn luôn bằng tiết kiệm, bởi vì trong từng thời kỳ khác nhau, với nhưng mục tiêu kinh tế khác nhau mà chính phủ có nhưng chính sách đầu tư riêng phục vụ cho nhưng mục tiêu đó. Đồng thời trong nền kinh tế mở của thì một nguồn vốn quan trọng là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vì thế đã làm giảm mức độ chính xác của mô hình số nhân đầu tư.
Nhìn vào bảng số liệu, ta cũng thấy được hệ số k thường dao động trọng khoảng từ 1 đến 2, điều này nói lên hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở nước ta còn chưa thật sự cao, đầu tư còn giàn trải, việc quản lý sử dụng vốn đầu tư kém.
ICOR của Việt Nam qua các giai đoạn:
+ 2004-2006 :5,04
+2007-2008 : 6,15
+2009: 8
ta thấy chỉ số ICOR của VN tăng dần qua các giai đoạn. VN là nước có xuất phát điểm thấp, trong quá trình CNH-HĐH cần ĐT rất nhiều để XD cơ sở hạ tầng phục vụ cho các mục đích dài hạn. Việc ĐT này không thể thấy được kết quả ngay, mà phải sau một khoảng thời gian khá dài mới có thể nhận thấy. Chính vì vậy, chỉ số ICOR của VN tăng dần lên thể hiện quá trình XD và PT của nền KT đang trên đà CNH-HĐH. Tuy nhiên việc ICOR tăng liên tục, nhất là mấy năm gần đây tăng lên một cách nhanh chóng như 2007 - 2008 là 6,15; 2009 là 8,0 đang là dấu hiệu k thật sự khả quan. Điều này chứng tỏ knăng sử dụng VĐT chưa thật sự hquả khi mà để tăng 1 đồng sản lượng phải bỏ ra càng nhiều VĐT hơn.
ICOR càng cao đồng nghĩa với hquả ĐT trong nền KT càng thấp. Clượng tăng trưởng thấp kéo dài là tiền đề gây nên lạm phát, khủng hoảng và suy thoái KT. Hệ số ICOR cao là do hđ ĐT của nc ta vẫn còn những tồn tại:
- Tỷ lệ giải ngân thấp
- ĐT phân tán, dàn trải, chậm tiến độ
- Phân bổ vốn chưa hợp lý giữa các ngành và các khu vực được ĐT
- Những bất cập trong cơ chế ĐT
- Chất lượng nguồn nhân lực
Hạn chế trong tăng trưởng kinh tế
- Quy mô nền kinh tế nhỏ, tăng trưởng khá cao nhưng chưa bền vững
- Chưa có sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu KT
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top