Mọc răng ở trẻ sơ sinh

Mọc răng ở trẻ

Thứ ba, 15 Tháng mười một 2005, 09:02 GMT+7

.b-blq { border: 1px solid rgb(233, 233, 233); display: inline; float: left; margin: 0px 10px 2px 0px; padding: 10px; width: 360px; border-spacing: 2px; border-collapse: separate; color: rgb(51, 51, 51); font: 14px/150% 'Times New Roman',Times,serif; text-align: left; }.b-blq .tr { color: rgb(51, 51, 51); float: left; font: bold 20px 'Times New Roman',Times,serif; width: 260px; display: block; border-spacing: 2px; border-collapse: separate; text-align: left; }.b-blq .l-blq p a { background: url("http://www3.vietbao.vn/images/sprice_bg.gif") no-repeat scroll 0px -344px transparent; float: left; font: 12px Arial; padding-bottom: 10px; padding-left: 10px; width: 350px; border-collapse: separate; }.b-blq .l-blq p:hover { color: rgb(51, 51, 51); text-decoration: none; }

Tags: hỏi ý kiến, mọc răng, một số, có thể, phát triển, lo lắng, trẻ, bạn, con, đường, làm

Mọc răng là một bước phát triển tự nhiên bình thường giống như mọc tóc vậy. Thế nhưng, nó cũng là một nguyên nhân gây lo lắng ở một số trẻ.

* Những vấn đề về mọc răng

Có một số đứa trẻ sinh ra đã có răng, một số mọc chiếc răng đầu tiên (răng sữa) từ khoảng tháng thứ sáu, trong khi có những đứa không mọc chiếc nào cho tới tận lúc 1 tuổi. Khác nhau là vậy, nhưng tất cả trẻ con sẽ mọc đủ răng sữa khi chúng được 2 tuổi rưỡi và bắt đầu thay răng khi lên 6.

Các nghiên cứu đều cho thấy trẻ con thường bị sốt nhẹ khi răng nhú lên khỏi lợi. Đối với một số đứa, mọc răng làm chúng trở nên cáu kỉnh, hay thức dậy và khóc vào ban đêm, chảy nước dãi và chúng cần được quan tâm một cách nhẹ nhàng.

Mọc răng đôi lúc cũng gây ra những phiền toái cho trẻ như tính khí cáu giận, chảy nước mũi ròng ròng, hay quấy khóc và còn cả đi tướt nữa. Nếu lo lắng về những hành động của con mình, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hay các nhà tư vấn sức khoẻ, và cũng đừng quy hết những hành động khác thường đó là do mọc răng. Mọc răng không làm cho trẻ ốm.

Bạn có thể nhận biết trẻ mọc răng khi thấy lợi của bé sưng đỏ lên, một bên má đỏ hồng và bé dường như khó tính hơn. Chảy nước dãi và hay gặm thứ gì đó cũng là những biểu hiện thường thấy.

* Biện pháp giúp đỡ trẻ

- Âu yếm, an ủi, vỗ về trẻ để tạo cho trẻ cảm giác yên tâm, làm bất cứ điều gì bạn thấy cần thiết để làm dịu đi cái đau của trẻ.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về chất gel hay bột không đường có thể bôi lên lợi của trẻ. Nhưng nên nhớ không được sử dụng các chất này cho trẻ dưới 4 tháng tuổi.

- Thuốc paracetamol không đường có thể hữu ích nếu con bạn bị sốt. Hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để chắc chắn rằng thuốc có thể dùng cho trẻ ở độ tuổi của con bạn.

- Vòng mọc răng - một vài bậc phụ huynh thường dùng những cái vòng này cho trẻ nhai. Một số khác lại để cho trẻ nhâm nhi những ngón tay đã được rửa sạch của chúng hay cho chúng gặm những mẩu bánh mì khô hoặc những miếng cà rốt gọt sạch vỏ.

Có bà mẹ than phiền: "Tôi không nghĩ là mọc răng lại làm con tôi khó chịu đến vậy, thế mà nó bị đau má và cằm vì nước dãi chảy xuống, sau đó nó bôi khắp mặt khi mút tay Tôi đã phải dùng nhớt bôi vào để giữ cho mọi việc không trở nên tồi tệ hơn".

* Đánh răng

Con bạn sẽ có khoảng 20 chiếc răng đầu tiên - 10 cái ở hàm trên và 10 cái ở dưới. Kể cả khi con bạn chỉ có 1 hay 2 chiếc răng thì chúng cũng cần được chăm sóc cẩn thận. Hãy chải răng cho con bạn ngay khi chiếc răng mọc lên, và cố gắng chải răng cho chúng ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Bạn nên sử dụng một loại kem đánh răng có chứa fluorua cho con mình. Kem đánh răng trẻ em có thể có mùi vị hấp dẫn nhưng đừng chọn loại có nhiều flourua. Hỏi ý kiến nha sĩ nếu bạn thấy nghi ngờ điều gì đó về laọi kem bạn đã chọn.

Hãy là một tấm gương tốt cho con bạn noi theo vì chúng sẽ học tập thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.

* Đường và gia vị

Khẩu phần ăn của trẻ cũng rất quan trọng đối với việc hình thành và phát triển những chiếc răng khoẻ mạnh. Khi cho chúng ăn hay uống hãy tránh những thứ quá ngọt vì đường làm cho răng bị sâu.

Nên cung cấp lượng đường cho chúng bằng những thứ thay thế hợp lý như hoa quả tươi, rau xanh và nước. Tránh cho chúng ăn uống các loại nước có ga, xiro và kẹo.

- Tạo cho chúng thói quen ăn uống ngon miệng mà không có nhiều đường.

- Hạn chế đồ ăn và đồ uống chứa nhiều đường trong bữa ăn.

- Tránh các thức uống ngọt trước khi đi ngủ.

Nói với bạn bè và người thân không cho trẻ ăn bánh quy ngọt và snack nhiều đường mà thay vào đó là nho khô hay bánh quy nhạt chẳng hạn.

(Theo VTV)

Việt Báo (Theo_24h)

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: