mô tả qtrinh truyền nhiễm of bệnh lây đường tiêu hóa
Câu 29:Mô tả được quá trình truyền nhiễm của các bệnh lây theo đường tiêu hoá.
a.guồn truyền nhiễm
*Bệnh truyền từ người sang người
- Người bệnh: Đối với các bệnh lây qua đường tiêu hoá thì nguồn truyền nhiễm nguy hiểm là người bệnh ở thời kỳ phát bệnh, lúc các biểu hiện lâm sàng của người bệnh đang phát triển cao độ. Người bệnh giải phóng vi sinh vật gây bệnh ra cùng với phân và chất nôn với một số lượng rất lớn.
+ Bệnh thương hàn: Người bệnh giải phóng vi khuẩn gây bệnh theo phân là chủ yếu, ngoài ra còn theo nước tiểu, chất nôn. Thải qua phân ở tất cả các giai đoạn của bệnh, kể cả giai đoạn nung bệnh, thải nhiều nhất vào tuần 2 - 3 của bệnh.
+ Đối với bệnh tả, nguy hiểm là người mắc bệnh thể nhẹ, thường khó phân biệt với ỉa chảy thông thường nên không được sự kiểm soát của y tế và sẽ gieo rắc mầm bệnh cho những người xung quanh. Đây là nguồn lây nguy hiểm. Hơn 90% trường hợp bệnh nhân tả là thể nhẹ, vì vậy việc phân biệt với những thể khác của những bệnh nhân ỉa chảy cấp tính là một vấn đề khó khăn.
+ Lỵ trực khuẩn: Sự nguy hiểm của người bệnh tùy thuộc vào tính chất diễn biến lâm sàng của bệnh và điều kiện sống của người bệnh. Người bệnh là nguồn truyền nhiễm nguy hiểm nhất ở giai đoạn cấp tính.
- Người khỏi bệnh mang trùng: Ở một số bệnh thuộc nhóm này người ta còn quan sát thấy có người khỏi bệnh mang trùng, hoặc ngắn hạn (dịch tả) hoặc dài hạn (thương hàn). Người mắc bệnh mạn tính hoặc người khỏi mang trùng giải phóng ra các tác nhân gây bệnh không phải thường xuyên mà từng đợt đơn phát, đôi khi cách nhau một khoảng thời gian dài.
+ Đối với thương hàn sau khi hết triệu chứng lâm sàng, đa số người khỏi bệnh vẫn tiếp tục giải phóng tác nhân gây bệnh trong 2 - 3 tuần, một số nhỏ hơn (2 - 20%) trong 2- 3 tháng. Khoảng 3-5% những người đã mắc thương hàn vẫn còn thải tác nhân gây bệnh trong phân và nước tiểu trong một thời gian dài hàng chục năm, đôi khi suốt đời. Người mang trùng mạn tính đóng vai trò quan trọng như là ổ chứa và ổ lan truyền vi khuẩn thương hàn trong việc duy trì sự lan truyền dịch sốt thương hàn tản phát. Những nghiên cứu ở Mỹ trong những năm của thập niên 90 cho thấy người mang trùng tham gia chế biến thực phẩm là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thương hàn tản phát ở vùng này.
+ Đối với bệnh tả: người khỏi bệnh còn giải phóng phẩy khuẩn tả trong một thời gian ngắn thường là từ 10 ngày đến 1 tháng. Trong những trường hợp cá biệt, tình trạng mang vi khuẩn có thể kéo dài 2 - 5 tháng và thậm chí 1 năm. Tình trạng mang Vibrio Eltor thường lâu hơn Vibrio cổ điển.
+ Đối với bệnh lỵ: nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính, tác nhân gây bệnh chỉ được giải phóng ở những đợt kịch phát.
- Người lành mang trùng: Ở một số bệnh lây qua đường tiêu hoá như tả, thương hàn có tình trạng người lành mang vi khuẩn là những người có thải vi khuẩn trong phân mà chưa bao giờ mắc bệnh.
Trong thời gian có dịch tả, tại những ổ dịch người ta đã thấy những người lành mang khuẩn trong số những người tiếp xúc với người bệnh. Thời gian mang vi khuẩn là 7 ngày, chỉ một số ít người tiếp xúc giải phóng ra vi khuẩn đến 2 - 3 tuần lễ sau. Khi điều tra ổ dịch, người ta đã phát hiện 10 - 12% người lành mang vi khuẩn tả.
*Bệnh truyền từ súc vật sang người:
Nguồn truyền nhiễm là những gia súc ốm.
b)Đường truyền nhiễm - Cơ chế truyền nhiễm
Cơ chế truyền nhiễm là vi sinh vật gây bệnh chỉ có một lối ra là theo phân ra ngoài và chỉ có một lối vào là qua mồm vào cơ thể. Cơ chế giải phóng tác nhân gây bệnh ở người mắc bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá là ỉa chảy. Vi khuẩn gây bệnh còn được giải phóng ra môi trường bên ngoài cùng với chất nôn (bệnh tả), cùng với nước tiểu (bệnh thương hàn). Các động vật ốm giải phóng tác nhân gây bệnh cùng với phân, nước tiểu, cùng với sữa.
Tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể qua mồm, cùng với nước uống hoặc thức ăn. Phân có thể trực tiếp nhiễm bẩn nguồn nước hoặc gián tiếp nhiễm bẩn thức ăn, qua ruồi hoặc tay bẩn. Như vậy vi sinh vật gây bệnh phải ngừng lại ở môi trường bên ngoài tương đối dài, nên có sức chịu đựng tương đối mạnh.
Sau đó, vi sinh vật gây bệnh qua ống thực quản và dạ dày trước khi theo máu vào những chỗ nhất định trong ruột để sinh sản. Trên con đường đi này ở một mức độ nhất định, dạ dày là hàng rào ngăn chặn vì độ chua của nó có tác dụng diệt khuẩn.
Cơ chế phân - miệng của sự truyền bệnh được thực hiện với sự tham gia của những yếu tố khác nhau: nước uống, thức ăn, tay bẩn, vật dụng, ruồi nhặng.
Trong các yếu tố truyền nhiễm thì nước giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh tả, lỵ, thương hàn. Trong các vụ dịch do nước, mức độ mắc bệnh tăng lên mạnh ngay tức khắc.
Thường thức ăn tham gia nhiều hơn nước trong việc làm lan truyền các bệnh nhiễm khuẩn đường ruột. Phạm vi của đợt bệnh bôc phát tuỳ thuộc vào loại thức ăn bị nhiễm khuẩn, nếu là thức ăn rắn (như bánh ngọt, thịt) thì có thể hạn chế ở những trường hợp mắc bệnh riêng biệt, nhưng nếu là sữa thì có thể phát triển thành một đợt bộc phát lớn nhiễm độc thức ăn, thương hàn, lỵ. Thức ăn nguội có thể bị nhiễm bẩn bởi tay của những người mang vi khuẩn mạn tính làm ở nhà ăn, người bán hàng và những người chuyên chở sản phẩm. Các loại hải sản như trai, sò, ốc, hến...bị nhiễm vi khuẩn từ nguồn nước bị nhiễm bẩn mà chưa được nấu chín.
Ăn sống rau quả được bón bằng phân tươi.
Ruồi đóng vai trò quan trọng trong việc làm nhiễm khuẩn thức ăn. Một số bệnh đường ruột tăng lên theo mùa là do ruồi tham gia vào việc làm lan truyền bệnh.
Đồ chơi và những vật dụng hằng ngày cũng có thể là những yếu tố truyền bệnh.
c)khối cảm thụ
Mọi người đều có thể mắc các bệnh lây qua đường tiêu hoá. Một số bệnh sau khi mắc có miễn dịch lâu bền như bệnh lỵ do Shigella dysenteria, thương hàn, tả. Không có miễn dịch chéo giữa các typ.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top