Mô hình cơ bản về tỉ giá - Basic model of exchange rate

I. Những kiến thức cơ bản cần biết

  Bài viết này tôi viết ra với mục đích là hướng đến những người chưa có kiến thức nền về kinh tế. Chính vì vậy, ở phần đầu tiên của bài viết, tôi sẽ giới thiệu 1 số kiến thức cơ bản về môn học này.

 Đầu tiền, khi chúng ta đọc báo, xem bảng tin mà thấy rằng ngân hàng trung ương tuyên bố sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ, điều này nghĩa là ngân hàng trung ương đang có ý định TĂNG LÃI SUẤT và CẮT GIẢM LẠM PHÁT. Và 2 ý định trên sẽ ngược lại nếu ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thứ 2, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 chút về khái niệm xuất khẩu ròng (Net Export). Ký hiệu là NX. Xuất khẩu ròng của 1 quốc gia được tính toán bằng cách lấy Xuất khẩu trừ đi Nhập khẩu (Export - Import). Giả sử rằng nước Nga xuất khẩu khí đốt được 3000 ruble, nhưng phải nhập khẩu 2000 ruble súng ống từ các nước khác, xuất khẩu ròng nước Nga sẽ bằng 1000 ruble. Công thức này chỉ ra rằng NX của 1 quốc gia sẽ tăng lên khi Xuất khẩu tăng hoặc Nhập khẩu giảm và ngược lại.

 Thứ 3, chúng ta sẽ đến với khái niệm Tổng dòng vốn chảy ra nước ngoài của 1 quốc gia. Kí hiệu là CF(Capital outFlow). CF được tính bằng cách lấy Số vốn từ trong nước chảy ra nước ngoài trừ đi số vốn từ nước ngoài đổ vào trong nước. Hãy giả sử, quốc gia chúng ta đang xét là Nga, 1 người Nga cầm tiền của anh ta làm được ở Nga, mang số tiền đấy gửi về Việt Nam hoặc cầm số tiền đấy mua cổ phiếu của 1 công ty nước ngoài, tức nghĩa là dòng vốn của Nga chảy ra nước ngoài. Ngược lại nếu các nước Trung Quốc, Nhật bản mang rất nhiều tiền đến Nga để đầu tư, thì có nghĩa là vốn đang chảy vào trong nước Nga. CF= vế 1 của ví dụ trừ đi vế 2 của ví dụ tôi vừa nêu ra.

Thứ 4, tỉ giá hối đoái (Exchange rate), kí hiệu là e. Hiểu 1 cách đơn giản tức là tỉ lệ quy đổi 1 đồng nội tệ lấy 1 đồng ngoại tệ. Lấy ví dụ, 1 Ruble Nga = 1/46 $ Mỹ. Nếu tỉ giá hối đoái tăng, nghĩa là 1 Ruble Nga đổi được nhiều $ Mỹ hơn, giả sử 1/30$ Mỹ. Ngược lại nếu ta thấy tỉ giá hối đoái giảm, 1 Ruble Nga sẽ đổi được ít $ Mỹ hơn.

II. Mô hình phân tích tỉ giá hối đoái.

1. 2 sự thật làm mô hình hoạt động

Mô hình này dựa trên 2 sự thật, sự thật 1: Càng hiếm, càng nhiều người cần thì càng đắt và sự thật 2: Muốn tiêu sài ở nước ngoài thì phải đổi tiền của mình sang tiền của nước đó.

Trước hết, hãy cùng nhau làm sáng tỏ sự thật 1. Để sự thật 1 trở nên đơn giản, chúng ta hãy phân tích câu "chân dài và đại gia". Tại sao có câu này? Chính bởi vì ở Việt Nam, hầu như toàn mấy chị chân ngắn nên tất nhiên chân dài sẽ trở nên hiếm và chỉ có đại gia mới có tiền để đú cùng. Hoặc có thể, nhiều anh, anh nào cũng thích chân dài nên mấy em chân dài trở nên đắt khách và cũng chỉ đại gia mới chơi bời được. Giờ hãy giả sử, mấy bà chân ngắn tự nhiên chân dài hết ra, ai ai cũng cũng cao hết 1m80. Giờ chân dài sẽ không còn hiếm nữa, và chúng ta có thể khẳng định là câu nói trên sẽ không còn. Hoặc 1 trường hợp khác, giả sử mấy thanh niên không thích chân dài nữa, anh nào cũng thích mấy chị chân ngắn, chắc chẳng cần nói thêm Việt Nam sẽ lại có câu nói "Chân ngắn và đại gia". 

Ở sự thật 2, hãy giả định rằng bạn đang ở Nga muốn gửi tiền cho 1 người quen ở Việt Nam. Bạn có thể đưa luôn cả đống Ruble cho người bạn của mình không? Tất nhiên là không. Bởi vì ở Việt Nam, không ai tiêu Ruble mà mọi người chỉ tiêu Việt Nam Đồng. Chính vì sự thật này, bạn sẽ phải đổi số Ruble của bạn sang Việt Nam Đồng sau đó mới gửi cho người bạn của mình.

Ở phần trên tôi cố gắng giới thiệu 4 kiến thức cơ bản và 2 sự thật cần thiết trước khi vẽ mô hình phân tích tỉ giá hối đoái. Giờ chúng ta sẽ cùng nhau xem mô hình này hoạt động như nào.

2. Vẽ mô hình tỉ giá hối đoái.

- Bạn hãy vẽ 1 trục Oxy, ở đó trục Oy đại diện cho tỉ giá hối đoái e.

- Bạn hãy vẽ 1 đường thẳng song song trục Oy, đường thẳng bạn vừa vẽ ra. Đường thằng đó chính là đường CF.

- Vẽ tiếp 1 đường thẳng dốc xuống, đường thẳng này chính là đường thẳng NX.

- 2 Đường thẳng này sẽ cắt nhau ở 1 điểm, tọa độ y của điểm này chính là tỉ giá hối đoái hiện tại.

Nếu cảm thấy khó, hãy click vào link bên dưới. (xem comment)

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-12/10799264_846160722073453_604487603_n.jpg?oh=60f99a0a115c436d0a3a1745bb4ce786&oe=546029BE&__gda__=1415581603_5b38912c302f6bd09bfe3b8b36cf32cc

3. Cách mô hình hoạt động.

- Mô hình của chúng ta bao gồm 2 biến số NX và CF. Nếu biến số nào tăng sẽ làm đường thẳng biểu hiện biến số đấy dịch phải và ngược lại. Giao điểm mới của 2 đường thẳng sẽ là tỉ giá hối đoái mới. 

Giờ hãy khảo sát 1 vài ví dụ để xem mô hình của chúng ta hoạt động như nào.

a. Nhiều người nước ngoài muốn đầu tư vào nước Nga hơn.

- Giả sử, các nhà đầu tư thấy rằng, Nga là 1 đất nước có tiềm năng, họ sẽ mang cả đống tiền đầu tư vào nước Nga nhằm thu lợi sau này. Điều gì sẽ xảy ra? Chính vì nước ngoài tăng vốn đầu tư vào nước Nga, điều này tăng vốn nước ngoài chảy vào Nga và làm giảm CF. Khiến đường CF dịch trái. Và như hình vẽ chỉ ra, e sẽ tăng.

Hình vẽ : (xem comment)

https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-12/10799372_846179692071556_1847718494_n.jpg?oh=f504f2ac2f187de161536523970235de&oe=54605AFF&__gda__=1415591279_2bca9394729b619d44ecaa675a009445   (Hãy nhìn vào số 4, không cần quan tên đến số 5)

Lý giải bằng lời: Khi nhiều người muốn đầu tư vào Nga, họ sẽ phải đổi tiền của mình sang tiền Ruble. Nhớ đến sự thật 1, càng nhiều người cần, càng trở nên đắt. Tức nghĩa là tiền Nga trở nên đắt hơn hay nói cách khác, tỉ giá hối đoái sẽ tăng.

Giờ bạn hãy nghĩ thử xem nếu các nước rút vốn ra khỏi Nga thì điều gì sẽ xảy ra. Giả sử apple rút hết vốn khỏi Nga. 

b. Chính sách tiền tệ thắt chặt

- Nhớ đến 1 trong 4 điều cơ bản, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất sẽ tăng. Lãi suất tăng làm cho người dân muốn giữ tiền Nga gửi vào ngân hàng hoặc mang đi đầu tư nhằm thu được lợi từ lãi suất cao. Sự kiện này làm ít người muốn mang tiền của mình sang nước ngoài đầu tư hơn. Tức là làm cho CF giảm. Kết quả sẽ trùng với kết quả ở ví dụ a.

Lý giải bằng lời: Ít người muốn đầu tư sang nước ngoài hơn, tức là ít người cần tiền nước ngoài hơn, điều này làm cho tiền nước ngoài rẻ đi hay nói cách khác, tiền Nga sẽ tăng giá.

Hãy thử sức phân tích khi chính sách tiền tệ nới lỏng.

c. Giá cả ở trong nước Nga tăng, giá cả các nước khác không biến động nhiều

- Giả sử, giá cả trong nước Nga tăng đột biến. Khi giá cả trong nước Nga tăng, giá cả các nước khác vẫn không quá nhảy múa, người dân trong nước sẽ trở muốn mua hàng nước ngoài hơn. Điều này có nghĩa là người dân trong nước Nga muốn mua nhiều hàng nước ngoài hơn và khiến cho nhập khẩu tăng. Lại nhớ, nhập khẩu tăng làm giảm NX ( NX = Xuất khẩu trừ nhập khẩu). Đường NX sẽ dịch sang trái, khi bạn vẽ hình, e sẽ giảm. 

Lý giải bằng lời: Nhiều người muốn mua hàng nước ngoài, họ sẽ phải cần tiền nước ngoài để mua hàng hơn. Tức là làm cho tiền nước ngoài đắt lên hay Ruble rẻ đi. Nói cách khác e, giảm.

Hãy suy nghĩ nếu nước Nga sáng tác ra 1 thứ gì đó khiến cả thế giới muốn mua.

III. Nguồn (reference)

Mankiw, N. (2013). Macroeconomics. 8th ed. New York, NY: Worth.

IV. Đáp án

- câu hỏi 1: e giảm.

-câu hỏi 2: e giảm.

-câu hỏi 3: e tăng.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: