MỞ ĐẦU BÀI NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG

I. MỞ ĐẦU BÀI NÓI CHUYỆN TRƯỚC CÔNG CHÚNG


1. Tính cách cần thiết của nhập đề.
Mới gặp một ngừời lạ, tính bàn một vấn đề nào đó, bạn thấy khó bắt đầu một câu chuyện phải không? Khó chứ phải không bạn? Mình chưa biết họ đối với mình ra sao? Nhất là mình ngại ở chổ không biết điều sắp nói có làm đẹp lòng họ không. Giá điều mình nói là hay đi, liệu cách mình nói có duyên dáng không sợ người ta thích nghiêm nghị mà mình hớn hơ hay người ta ưu vui cười mà mình có thái độ buồn rầu. Liệu người ta có cảm tình với mình không? Khó quá. Trong câu chuyện thường mà khó mở đầu như vậy huống hồ bạn phải nóilàm hài lòng hàng trăm, hàng nghìn, vạn người xa lạ hoàn tòan đối với bạn. Mà mới cất tiếng bạn làm phật lòng htính giả thì diễn văn của bạn kể như trái cây bị ong đốt. Nó xèo. Còn nếu bạn nhập đề hấp dẫn thì người ta ngơm ngớp nhìn bạn, mong bạn nói hay mãi để nghe, chực hờ như nhắc bạn nếu bạn quên, sẳn sàng tha thứ cho bạn nếu bạn sai lầm. Vì nhập đề quan trọng như vậy nên Victor Muurdock nói chí lý: “Nhập đề hay, kết đề khéo, còn lại bạn nhét gì vào đó cũng được”.
2. Có hai cách nhập đề cơ bản sau:
Bản chất của nhập đề là giới thiệu vấn đề cho thính giả biết ta sẽ nói gì. Đọc những diễn văn bất hủ cổ kim ta thấy thường có hai lối nhập đề. Trực khởi và Lung khởi.
A. TRỰC KHỞI
Lối mở trực tiếp vấn đề chứ không nói xa gần hoặc nói qua một trung gian. Trong nhập đề trực khởi, người ta nhận thấy có 2 phần.
- Khai vấn đề
- Chuyển vấn đề
Ngày nay vì tinh thần khoa học thích cái gì nhanh lẹ, ngắn gọn, trực tiếp nên lối vô đề trực khởi được thịnh hành.
Khai vấn đề là dọn đường cho vấn đề đặt ra bằng cách trình bày một vài ý tưởng tổng quát mà liên hệ đến vấn đề.
Chuyển vấn đề là báo cho thính giả trong thân đề ta sẽ bàn mấy phần của vấn đề.
B. LUNG KHỞI
Là lối vào đề một cách tổng quát gián tiếp, dựa vào một điểm nào liên hệ với vấn đề mà đặt vấn đề rồi chuyển vấn đề để bàn luận rộng tiếp. 
Nếu xét kỉ một nhập đề lung khởi có ba phần rõ rệt.
- Khai vấn đề
- Đặt vấn đề
- Chuyển vấn đề
Trong khai vấn đề, diễn giả nói bao quát về vấn đề, nêu sơ qua vài điểm quan hệ đến vấn đề.
Trong đặt vấn đề, diễn giả dựa vào các điểm liên hệ trên mà giới thiệu ngay vấn đề.
Trong chuyển đề, diễn giả phân đoạn các điều mà mình sẽ quảng diễn.
Thường có bốn phương pháp nhập đề lung khởi
+ Phương pháp quy nạp: tức là đi từ cái riêng đến cái chung
+ Phương pháp suy diễn: đi từ chung đến riêng
+ Phương pháp tương phản: Đối chiếu 2 ý trái ngược nhau
Ví dụ: 
Vấn đề: “ Đời là một giấc mộng lớn”. ( Tản Đà)
Nhập đề:
- Khai vấn đề: Theo tinh thần hiếu động và ghét yếm thế cầu nhàn của phương Tây, có người chủ trương sống là tranh đấu.
- Đặt vấn đề: Còn theo tinh thần hiếu hòa và ưu vô vi hưởng nhàn của cổ Đông phương, nhiều người đồng ý với Lý Bạch “ Xử thế nhược đại mông”. Nhiểm tinh thần chán đời ấy Tản Đà chủ trương đời sống là một giấc mộng lớn”.
- Chuyển vấn đề: Ta hảy phân tích ý tưởng ấy coi có lợi hay có hại cho cuộc sống nhân sinh
+ Phương pháp tương đồng:lấy ý khác tương tự củng cố ý của mình.
Ví dụ: 
Vấn đề: “ Đừng làm cho kẻ khác điều mà bạn không muốn kẻ káhc làm cho bạn”.
Nhập đề:
- Khai vấn đề: để bảo vệ hạnh phúc của mình và kính trọng hạnh phúc của người, Khổng tử khuyên: “ Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”
- Đặt vấn đề: Cũng chủ trương đại khái giống Khổng Tử, Chúa Giêsu dạy: “ Đừng làm cho kẻ káhc điều mà bạn không muốn kẻ khác làm cho bạn”.
- Chuyển đề: Ap dụng vào cuộc sống gia đình, quốc gia, lời nói ấy cho ta những bài học cao quý nào?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: