mn22-30

Câu 22 :Dòng mật độ và xâm nhập mặn ở vùng cửa sông.

+)Phân loại dòng mật độ :

+ Dòng chảy phân tầng:(dòng chảy 2 lớp)

- Dòng phân tầng gồm dòng chảy của 2 lớp chồng lên nhau,mỗi lớp có mật độ không đổi bị ngăn cách mặt phân cách nhất định. Chúng xảy ra khi có ít or không có năng lượng sẵn có thể gây ra sựa xáo trộn theo phương thẳng đứng giữa 2 lớp.

+ Dòng chảy xáo trộn 1 phần :

- Hệ thống dòng chảy xóa trộn 1 phần được đặc trưng bởi mật độ chất lỏng biển đổi 1 cách dần dần theo cả phương ngang và phương thẳng đứng. chúng xảy ra khi có đủ năng lượng để có thể gây ra 1 chút xáo trộn theo phương thẳng đứng,nhưng không đủ khả năng để gây ra sự xáo trộn hoàn toàn. Khi nghiên cứu dòng xáo trộn 1 phần thì sự tác động của phân tầng đến sự xáo trộn theo phương thẳng đúng là 1 yếu tố quan trọng.

+ Dòng xáo trộn hoàn toàn :

- Dòng xáo trộn hoàn toàn được đặc trưng bởi mật độ chất lỏng ko đổi theo phương thẳng đứng trong khi mật độ vẫn biến đổi theo phương ngang. Chúng xảy ra khi có đủ năng lượng để gây ra sự xáo trộn hoàn toàn. Xáo trộn là hoàn toàn có nghĩa rằng tác động của sự phân tầng lên xáo trộn theo phương thẳng đứng đã bị loại trừ.

+) Sự Xâm nhập mặn vào vùng cửa sông:

- Hoàn lưu trọng lực được hình thành là do quá trình xâm nhập mặn vào cửa sông gây nên. Dù việc xáo trộn là toàn phần hay 1 phần đều phụ thuộc vào cường độ thủy triều cung cấp năng lượng cho sự xáo trộn. sự xáo trộn 1 phần thì sự lệch mật độ,nguyên do sâu xa là chênh lệch độ muối ở lớp mặt nước và sát đáy bị loại bỏ.

- Nước muối có thể xâm nhập vào xa hơn khi độ sâu lớn hoặc dòng chảy nước sông là nhỏ.

Ở vùng xâm nhập mặn,do hoàn lưu trọng lực mà dòng chảy trung bình theo thời gian ở đáy hướng về thượng lưu. Đối với nước ngọt ở vùng thượng lưu, dong chảy trung bình theo thời gian ở đáy có hướng chảy ra biển. Hai vùng nước này đc phân tách bằng điểm ngưng triều với dòng chảy trung bình theo thời gian trên toàn độ sâu trừ phần sát đáy bằng 0.

- Qua thời gian kết quả độ đục lớn nhất của phù sa lơ lửng tìm được ở đáy gần điểm ngưng triều ở đây quá trình sa bồi xả ra .

Câu 23: Khái niệm cơ bản, phân loại dòng chảy biển

sự di chuyển của nước biển từ nơi này đến nơi khác trong biển hay đại dương gọi là dòng chảy biển hay hải lưu. dòng chảy biển có vai trò to lớn trong đời sống của đại dương làm tăng sự trao đổi nước, phân bố lại nhiệt độ, độ muối, gián tiếp biến đổi đường bờ biển, di chuyển băng biển đồng thời ảnh hưởng mạnh tới hoàn lưu khí quyển và khí hậu các vùng trên trái đất. chính nhờ có các dòng hải lưu mà nước trên biển và đại dương lưu thông và nước trở nên đồng nhất.

ở ngoài khơi đại dương, dòng chảy biển di chuyển và lôi cuốn những khối nước lớn, sự chuyển động này diễn ra với khoảng cách trên hàng nghìn kilomet. ở những vùng có độ sâu lớn hoặc gần đáy, chuyển động của nước chậm hơn và có hướng thường ngược với hướng hải lưu tầng mặt. các dòng chảy ngang cùng với chuyển động thẳng đứng của nước tạo thành chu trình hoàn lưu nước trên đại dương thế giới. ở biển và thềm lục địa, dòng chảy có quy mô nhỏ hơn

dòng chảy biển cùng với sóng và thủy triều là 3 yếu tố động lực quan trọng của môi trường biển. những hiểu biết về hệ thống dòng chảy đại dương vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn to lớn đối với mọi hoạt động liên quan đến biển

hải lưu là dạng chuyển động của nước được xác định bởi các đặc trưng chính là tốc độ và hướng chảy. những đặc trưng này có thể ổn định trong 1 khoảng thời gian nhất định nào đó. như vậy có thể thấy dòng chảy là sự chuyển động có hướng của các hạt nước. vận tốc của dòng chảy ngang thường được biểu diễn bằng nút. đối với các dòng chảy có vận tốc nhỏ người ta sử dụng đơn vị hải lý/ngày. trong các nghiên cứu lý thuyết người ta quy ước dùng cm/s

*) phân loại dòng chảy

dòng chảy biển đc phân loại theo các đặc tính cơ bản sau

- theo các nhân tố hay các lực gây nên dòng chảy

- theo độ ổn định

- theo tính chất chuyển động

- theo tính chất hóa lý của khối nước

trong các lý thuyết dòng chảy biển thì việc phân loại dòng chảy theo các nhân tố hay các lực gây nên dòng chảy đc xem là cách phân loại chính

1. theo các lực gây nên dòng chảy thì dòng chảy có thể chia làm 3 nhóm

a) dòng chảy gradien là dòng chảy gây nên bởi sự chênh lệch theo phương ngang của áp suất thủy tĩnh xuất hiện khi mặt nước biển nằm nghiêng so với mặt đẳng thế. tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên độ nghiêng của mặt biển có thể chia các dòng gradien thành : dòng chảy dâng rút là dòng chảy gây nên bởi sự dâng và rút của nước dưới tác dụng của gió. dòng gradien áp lực là dòng chảy gây nên bởi thay đổi áp suất khí quyển. dòng chảy bờ là dòng chảy gây nên bởi sự dâng mực nước ven bờ và các vùng cửa sông do nước sông chảy ra. dòng chảy mật độ là dòng chảy gây nên bởi gradien ngang của mật độ nước. nếu sự phân bố không đều của nhiệt độ nước và độ muối gây nên, thì dòng chảy sinh ra sẽ đc gọi là dòng chảy nhiệt muối

b) dòng chảy gió và dòng chảy trôi: dòng chảy trôi do tác động kéo theo của gió gây nên còn dòng chảy gió thì do tác động của nguyên nhân nói trên và độ nghiêng mặt biển tạo nên dưới tác dụng trực tiếp của gió và sự phân bố lại mật độ do dòng chảy trôi

c) dòng triều là dòng chảy do lực tạo triều gây nên

dòng chảy quan trắc thấy sau khi các lực tác dụng gây nên chúng đã ngừng tác động đc gọi là dòng chảy quán tính

2. theo độ ổn định người ta chia ra: dòng chảy cố định, dòng chảy tuần hoàn, dòng chảy tạm thời

a) dòng chảy có hướng và vận tốc ít biến đổi trong mùa hay trong năm đc gọi là dòng chảy cố định vd dòng chảy tín phong ở các đại dương ...tuy nhiên nói một cách chặt chẽ thì ko có dòng chảy cố định tất cả dòng chảy đều biến đổi. vì vậy người ta xem dòng chảy cố định là dòng chảy luôn luôn quan trắc đc ở 1 vung nào đó của đại dương. dòng chảy này phụ thuộc vào tính chất phân bố của mật độ và phân bố ưu thế của trường gió

b) dòng chảy tuần hoàn là dòng chảy biến đổi định kỳ. dòng triều thuộc loại dòng chảy này

c) dòng chảy tạm thời( ko tuần hoàn) là dòng chảy biến đổi ko có tính chất định kỳ. dòng chảy này trước tiên được gây nên bởi gió. về phương diện tính toán thì đây là loại dòng chảy phức tạp nhất

3. theo độ sâu phân bố chia thành

a) dòng chảy mặt là dòng chảy quan trắc được trong lớp nước hàng hải tức lớp nước tương ứng với phần ngập dưới nước của tàu

b) dòng chảy tầng sâu là dòng chảy quan trắc đc ở độ sâu giữa dòng chảy mặt và dòng chảy sát đáy

c) dòng chảy sát đáy là dòng chảy quan sát đc ở lớp nước dưới đáy. ma sát đáy ảnh hưởng mạnh đến loại dòng chảy này

4. theo tính chất chuyển động chia thành các dòng chảy : dòng uốn khú, dòng chảy thẳng và dòng chảy cong. các dòng chảy cong chia thành dòng chảy xoáy thuận , dòng chảy xoáy nghịch

5. theo tính chất hóa lý của khối nước trong dòng chảy người ta chia thành : các dòng chảy nóng và lạnh, mặn và nhạ

Câu 24: các lực sinh ra dòng chảy biển

các lực sinh ra dòng chảy biển

căn cứ vào sự hình thành các dòng hải lưu người ta chia ra làm 2 loại

- lực chủ yếu ( xác định nguyên nhân hình thành các dòng chảy biển)

- lực thứ yếu ( không gây nên chuyển động mà chỉ tác động khi các dòng hải lưu đã hình thành, mà chỉ làm cho nó trở nên phức tạp)

1) Những lực chủ yếu sinh ra dòng chảy biển

dựa vào nguồn gốc ta có các lực

- lực khí tượng ( gió , áp suất , nhiệt độ...)

- lực thủy văn ( sự không đồng đều về mật độ nước)

- lực thiên văn ( sức hút thủy triều)

trong những lực khí tượng gây nên chuyển động của các dòng hải lưu trước hết phải kể đến những tác động của gió . Gió là 1 nhân tố khác phổ biến gây nên chuyển động của các phần tử nước ở cả dạng dao động và tịnh tiến. hải lưu gió thường xảy ra ở những vùng có gió tín phong, gió mùa vì loại gió này hướng thổi ổn định trong 1 thời gian khá dài. quá trình hình thành dòng hải lưu gió là quá trình truyền năng lượng từ gió cho nước. loại hải lưu này thường thấy ở vùng gần xích đạo

ngoài gió các nguyên nhân khí tượng khác sinh ra hải lưu còn phải kể đến sự chênh lệch của áp suất khí quyển giữa 2 khu vực gây nên chênh lệch mực nước biển và dòng hải lưu được sinh ra chảy từ nơi có khí áp thấp đến nơi có khí áp cao

nước trên biển và đại dương ko đồng nhất về tỷ khối mà nguyên nhân sâu xa là do sự phân bố ko đồng đều về nhiệt và muối hay nói cách khác là do bức xạ mặt trời không đồng đều trên đại dương thế giới nên phát sinh các dòng hải lưu chuyển động từ nơi có tỷ khối thấp đến nơi có tỷ khối cao và ngược lại. ngoài ra hải lưu cũng có thể hình thành do nước của các cửa sông lớn thường xuyên đổ ra biển

do sức hút của các thiên thể chuyển động trong không gian đặc biệt mặt trăng mặt trời đã tạo nên hiện tượng nước chảy theo phương ngang - hải lưu

các dòng hải lưu trên thực tế trên các đại dương không phải đơn thuần chỉ do 1 nguyên nhân sinh ra mà là 1 tổ hợp các nguyên nhân khác thí dụ dòng gulfstream là tổ hợp của các dòng hải lưu gió, tỷ khối và dòng chảy từ lục địa ra

2) các lực thứ yếu

- lực coriolis

- lực ma sát

- lực ly tâm

các lực này chỉ phát sinh và tác dụng khi dòng hải lưu đã được hình thành nên nó chỉ có thể ảnh hưởng đến dòng chảy biển

câu 25: Lý thuyết ekman

hải lưu gió và hải lưu trôi hình thành là do kết quả của ma sát giữa gió và mặt nước và sự chênh lệch áp suất giữa mặt khuất gió và đón gió của sóng làm cho các phần tử nước chuyển động theo phương gió thổi. nếu trái đất không quay dưới tác dụng của lực coriolis hướng của các phần tử nước chuyển động lệch dần về bên phải (ở bắc bán cầu) về bên trái (ở nam bán cầu).

+ Giả thiết ekman

- mật độ nước là không đổi, hệ số nhớt không thay đổi theo chiều sâu.

- Nước chỉ chuyển động theo phương ngang, thành phần thẳng đứng của vận tốc W=0

- Nước chuyển động ổn định (vận tốc không thay đổi theo thời gian) còn trường gió là đều. như vậy, các thành phần vận tốc dòng chảy thỏa mãn du/dt = dv/dt = 0

- Biển rộng vô hạn, không diễn ra hiện tượng dâng và rút nước, mặt biển nằm ngang. Như vậy gradien toàn phần của áp suất dp/dn chỉ có thành phần thẳng đứng, các thành phần nằm ngang bằng không.

Lấy hệ trục tọa độ OXYZ sao cho mặt phẳng XOY trùng với mặt biển không nhiễu động, trục OZ hướng thắng xuốn dưới, OX về phía đông, OY lên phía bắc. các tính toán được tiến hành cho bắc bán cầu. ở nam bán cầu sẽ tính được tương tự. với các điều kiện và giả thiết trên thì hệ phương trình chuyển động có dạng.

(*)

Trong đó: : thể tích riêng của nước biển

: hệ số nhớt

: Vận tốc quay của trái đất

: vĩ độ địa lý

u,v: các thành phần vận tốc ngang thwp phương trục x,y trong hệ tọa độ XYZ

trong điều kiện gió trên mặt biển là đều và không đổi thì các thành phần vận tốc chỉ phụ thuộc vào độ sâu nên hệ phương trình trên được viết lại dưới dạng

Với a =

Bài toán này được giải cho hai trường hợp:

1) biển sâu vô hạn ( z= )

các điều kiện:

-gió thổi theo hướng trục OY, điều kiện biên ở trên mặt biển

- =0

- =

: ứng suất tiếp tuyến của gió, và vận tốc sẽ triệt tiêu ở độ sâu vô cùng có nghĩa là u= v =0 khi Z

+ khi Z=0 thì

U0 =

Và dẫn đến U= U0

V = U0

2) biển sâu hữu hạn

phương trình chuyển động * được giải với các điều kiện sau:

- trên mặt biển Z=0

=0

= -

- tại đáy biển sử dụng điều kiện dính của vận tốc

Z=H; u/z=h =0 v/ z=h=0

Nhiều tác giả đã nghiên cưa hệ số A ở các vùng khác nhau của đại dương thế giới và với các vận tốc gió khác nhau, một trong số đó kết quả:

U0 =

Trong đó: W tốc độ gió (m/s)

0.0127 hệ số kinh nghiệm

Tất cả các hệ thưc thực nghiệm đã tiến hành chỉ được xem là xấp xỉ bậc nhất. vì rằng nước biển do các lớp nước có các đặc trưng khác nhau tạo nên, do đó sẽ có sự biển đổi khác nhau của qua các lớp đó, khi đó mô hình của ekman chỉ được xem là gần đúng.

Câu 26:cơ chế hình thành dòng chảy do gió

gió được tạo ra do năng lượng mặt trời chiếu đến bề mặt trái đất ko đồng đều. Lượng nhiệt mặt trời cung cấp cho bề mặt ở vùng xích đạo lớn nhất và nhỏ nhất ở vùng cực

do ảnh hưởng của lực coriolis dòng chảy không khí trên quả cầu bị lệch cong đi, về phía bên phải ở bắc bán cầu và về bên trái ở nam bán cầu. khi chúng ta tổng hợp 1 chu trình đối lưu đơn với ảnh hưởng của lực coriolis thì dạng tương tư xuất hiện : gió tín phong ở vùng nhiệt đới, dòng gió tây ở vĩ độ vừa. đó là gió chủ đạo tạo nên dòng chảy mặt đại dương

khi kết hợp gió tín phong dòng gió tây và đường xoắn ốc ekman, sẽ có dòng chảy ở phía xích đạo về phía tây và dòng chảy về phía đông ở vĩ độ vừa

ảnh hưởng của địa hình đất liền, dòng chảy sẽ chảy dọc theo thềm lục địa. ở phía xích đạo, dòng chảy sẽ rẽ nhánh đi về phía 2 cực dọc theo đường bờ cho đến khi gặp dòng chảy về phía đông ở vĩ độ vừa. khi dòng chảy về phía đông gặp bờ lục địa chùng bị hắt ngược về phía xích đạo, gặp đường xích đạo và tạo thành 1 vòng kín

Câu 27 Hiện tượng nước trồi, nước chìm

nước trồi

+ là 1 qt chuyển động theo phương thẳng đứng của nước trong biển, nước dưới sâu sẽ dâng lên mặt, phạm vi của vùng nước dâng có giới hạn nhưng nước dâng lên và ảnh hưởng của nó đến các điều kiện đại dương có thể lan truyền đến hàng trăm hải lý

+ có thể quan trắc thấy ở nhiều nơi trên đại dương thế giới nhưng thể hiện rõ nhất ở dọc bờ biển phía tây các lục địa

+ có thể do gió rút nước gây ra, nước mặt từ bờ bị dòng chảy cuốn ra khơi. ở bắc bán cầu khi gió ổn định và thổi song song với bờ, nước mặt bị đẩy ra phía biển khơi và gây hiện tượng nước trồi. ở nơi nào nước chảy theo chiều hướng khác nhau thì nước dưới sâu cũng dâng lên. các dòng xoáy nghịch lớn và nhỏ đều có thể gây ra hiện tượng nước trồi. kích thước của sự dâng nước do gió gây ra tùy thuộc vào đặc trưng của gió

+ nước trồi là qt rất chậm

+ nước trồi ven bờ được gây ra bởi gió mùa ĐNA (vịnh bengan)

+biến đổi theo độ sâu : khi gió ổn định lâu dài trên mặt biển, lực coriolis tác động làm di chuyển nước trên mặt 1 góc so với hướng gió về bên phải ở phía bắc bán cầu và phía trái ở nam bán cầu, khi gió đẩy nước đi xa khỏi bờ thì nước lạnh sẽ bị đẩy dần lên thay cho nước mặt, hiện tượng trồi làm giảm nhiệt độ bề mặt

nước chìm

+ dòng chảy ở tầng thấp theo dòng xoắn ốc ekman chủ yếu là do chênh lệch mật độ. mật độ nước lớn sẽ chuyển dịch xuống dưới sát đáy biển => nước đại dương bị phân tầng theo phương thẳng đứng. dòng biển nóng gulfstream bị lạnh đi ở vĩ độ cao dẫn đến mật độ tăng, nước này chìm xuống bắt đầu 1 chu trình hoàn lưu ngược theo kinh độ trên phạm vi toàn cầu từ bắc băng dương

hoàn lưu ngược kinh độ: nước mặn, lạnh chìm xuống và hình thành nước tầng sâu ở bắc đại tây dương, dòng chảy này chảy theo các hướng về các đại dương phía nam, nơi nó có thể rẽ sang phía đông. do dòng chảy tầng sâu di chuyển về phía đông nên 1 phần rẽ theo hướng bắc đi lên ấn độ dương, phần còn lại tiếp tục đi sang thái bình dương và rẽ lên phía bắc. dọc đường đi nước biển sâu này hòa nhập với nước biển ở 1 số biển khác trở nên ấm hơn, ít mặn hơn. tại phía bắc của thái bình dương và ấn độ dương, nước trồi xuất hiện đẩy dòng lên phía mặt, dòng chảy sau đó quay trở lại phía tây ở vĩ độ thấp. vì nước ấm hơn, bốc hơi nhiều, độ mặn tăng lên. sau khi chạy qua móm phía nam của châu phi nước đi ngang qua đại tây dương tiến lên phía bắc của dòng gulfstream, dòng này quay trở lại phía bắc đại tây dương, nơi nước ấm, mặn bị lạnh đi chìm xuống và lại bắt đầu 1 chu trình mới

Câu 28: dòng chảy trên đại dương

trên các đại dương do ko chịu ảnh hưởng của lục địa nên các lực chủ yếu hình thành dòng chảy do gió và sự chênh lệch mật độ. gió là lực tạo ra dòng chảy trên bề mặt, trong khi dòng chảy do chênh lệch mật độ xảy ra dưới tầng sâu.

Câu 29: dòng chảy ven bờ

Sự khác nhau giữa dòng chảy vùng nước nông và dòng chảy ngoài đại dương.

• Vùng nước nông bị ảnh hưởng mạnh mẽ ma sát đáy và địa hình ven bờ.

• Thủy triều là động lực chủ yếu tác động đến dòng nước.

• ảnh hưởng dòng nước ngọt tạo nên sự chênh lệch mật độ theo phương ngang và theo phương thẳng đứng.

• dòng chảy thường xuyên bị chế ngự bởi biên bờ biển hay các điều kiện địa hình vùng nước nông.

• Kiểu thời tiết vùng ven bờ ảnh hưởng yếu đến dòng chảy khác nhiều so với đại dương.

Các yếu tố chính quyết định hình thành dòng chảy.

Gồm ảnh hưởng của thủy triều, gió và chênh lệch mật độ. Theo phương ngang, các lực chủ yếu làm biến đổi dòng ven bờ là điều kiện địa hình. Ảnh hưởng của lực Coriolis và ma sát đáy. Do ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố này mà dòng chảy vùng ven bờ biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian.

1. Theo không gian

Biến đổi dòng chảy diễn ra theo chiều ngang thềm lục địa nhiều hơn dọc thềm lục địa, đặc biệt gần cửa sông, vịnh triều, hẻm núi ngầm.

2. Theo thời gian

Dòng chảy biến đổi hang giờ do dòng bán nhật triều đến hàng ngày bởi điều kiện thời tiết tạo dòng chảy trôi do gió đến hàng tuần do ảnh hưởng của nước ngọt tạo dòng mật độ. Ảnh hưởng gió không chỉ biến đổi về tốc độ thời gian gió thổi mà còn ảnh hưởng cả về hướng gió.

Do biến đổi mạnh mẽ theo không gian và thời gian nên việc đo đạc mô phỏng dòng chảy trở nên phức tạp hơn. Hệ thống quan trắc yêu cầu mật độ cao và bước thời gian đo ngắn. Mô hình toán yêu cầu độ phân giải cao hơn và bước thời gian ngắn hơn để mô phỏng chính xác hơn dòng ven bờ.

Dòng dọc bờ:

Khi sóng vỡ ở vùng ven bờ tạo ra dòng chảy song song với đường bờ gọi là dòng dọc bờ. Dòng dọc bờ thường xảy ra khi mà hướng sóng tạo với bờ một góc nghiêng. Góc này gây ra sóng vỡ làm nước dịch chuyển theo đường bờ và dòng dọc bờ có cùng hướng với sóng vỡ và mở rộng ra toàn bộ vùng sóng vỗ.

Dòng ngang bờ: (Dòng tiêu hay dòng tách bờ)

+ Dấu hiệu nhận biết:

-kênh nước bị khuấy nổi sóng.

-Có sự khác biệt về mày nước (có thể bùn cát lơ lửng di chuyển ra phía biển theo dòng tiêu.

-Đường bọt, rong biển hay mảnh vụn di chuyển ra phía biển

- Làm yếu đi các loại sóng tới.

+ Vị trí dòng ngang bờ.

Thường ở những bãi có độ dốc tương đối thoải vì ở đây có vùng sóng vỗ (surf zone) rộng hơn. Cho phép sóng vỗ trong khoảng thời gian dài hơn và do đó chuyển tải nhiều nước vào phía bờ hơn.

+ Khoảng cách giữa các dòng tiêu

Xảy ra khi: -Một dòng được tạo ra khi dòng khác bị tiêu tan gần ngay vị trí đó.

-có nhiều khoảng trống gồm các bãi cát ở khu vực đó.

- Góc sóng tới khá gần với pháp tuyến trên các bãi có mũi nhọn.

+ Thời gian duy trì dòng ngang bờ:

Tồn tại tạm thời, mỗi dòng tiêu động thường khoảng 10-20 phút, rất hiếm khi đến 1h.

+Vận tốc dòng ngang bờ:

Thường gián đoạn và có thể tăng nhanh trong phút chốc do nhóm sóng tới lớn hơn hoặc do sự không ổn định hoàn lưu gần bờ. Sự thay đổi vận tốc dòng ngang bờ xảy ra tương ứng với sự thay đổi chiều cao sóng, chu kỳ sóng tới cũng như thay đổi mực nước, vận tốc trung bình 1-2 ft/s (0,3-0,6 m/s) dòng mạnh có thể lên tới 8ft/s (2,44 m/s)

Câu 30: Hoàn lưu biển Đông.

Đặc điểm quan trọng của các nhân tố tác động lên mặt biển Đông là sự biến động mạnh mẽ của chúng theo không gian và thời gian. Sự biến đổi theo thời gian chủ yếu là do gió mùa gây nên, còn nguyên nhân biến đổi theo không gian là do địa hình và các quá trình hoàn lưu khí quyển nhiệt đới- xích đạo quy mô lớn. Cùng với nhân tố tác động lên mặt biển, các quá trình trao đổi giữa biển đông với thủy vực biển kề cận và đất liền cũng có sự biến động lớn theo không gian và thời gian. Điều này ảnh hưởng đến chế độ thủy văn và hoàn lưu biển.

Thực chất hoàn lưu biển Đông là hoàn lưu mùa, bao gồm 2 bức tranh hoàn lưu cơ bản đối lập nhau tương ứng với 2 mùa: Gió mùa Đông và gió mùa hạ.

a/ Mùa Đông: hoàn lưu nước trên mặt biển Đông hình thành một xoáy thuận chính kèm theo hiện tượng cường hóa dòng chảy dọc bờ biển miền Trung tại vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, xoáy thuận bị thu hẹp theo chiều ngang tạo thành xoáy nam biển Đông với dải hội tụ theo hướng kinh tuyến mùa đông trên biển Đông. Tồn tại một xoáy thuận lớn bao gồm hai xoáy thuận vừa. Xoáy nghịch tại khu vực Đông- Bắc biển bao gồm dòng chảy Kuroshio xâm nhập vào và dòng chảy ấm biển Đông.

b/ Mùa hè: dòng chảy có xu thế theo hướng ngược hẳn với mùa đông, trên vùng biển phía Nam tồn tại một xoáy nghịch dọc kinh tuyến 110oE. Với hoàn lưu chung, một bộ phận của dòng chảy từ phía Nam vẫn tiếp tục đi lên phía Bắc với tốc độ dần mạnh lên, chảy dọc theo ven bờ Trung Quốc và thoát ra biển Đông Trung Hoa qua eo biển Đài Loan.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: