mn11-20

câu11:Chế độ thủy triều và dòng triều dọc ven biển Việt Nam

Bờ biển VN dài 3260km, ở hai đầu bắc và nam là những vùng biển nông thềm lục địa rộng lớn , có vịnh bắc bộ rộng 140000-160000 km2 ở phía bắc và vịnh Thái Lan rộng 293000km2 ăn sâu vào đất liền ở phía nam bán đảo Đông Dương , khu vực ven biển miền trungcos địa hình dốc và ăn sâu kéo dài trên 1500km và thông thoáng với vùng ven biển trung tâm rộng lớn tạo nên chế độ thủy triều rất đa dạng có đủ 4 kiểu triều chính trên thế giới , đó là nhật triều đều , nhật triều ko đều , bán nhật triều đều và bán nhật triều ko đều . Trong đó nhật triều chiếm ưu thế, đồng thời biên độ triều cũng thay đổi liên tục từ bắc vào nam . Vùng ven biển từ Quảng Ninh - Hà Tĩnh - bắc Quảng Bình thể hiện tính ưu thế của nhật triều . Trong đó tại khu vực Hòn Dáu- Hồng Gai chế độ nhật triều thuần khiết rất rõ, với hầu hết các ngày trong tháng có 1 lần nc lên và 1 lần nc xuống đều đặn , độ cao thủy triều trong kỳ nc cường có thể đạt tới 3,6m đặc biệt cực đại của chu kỳ 19 năm có thể đạt tới 4,35m . Tính thuần khiết cảu nhật triều giảm dần đều về 2 phía nam và bắc của Hòn Gai - Hòn Dáu, chuyển sang nhật triều ko đều , đồng thời độ cao mực nc cũng giảm theo.

Khu vực từ nam Quảng Bình tới bắc Quảng Nam chuyển sang chế độ bán nhật triều với biên độ nhỏ nhất . Trong đó tại của Thuận An tồn tại chế độ bán nhật triều đều đặn kỳ lạ. Các ngày trong tháng có 2 lần nc lên và 2 lần nc xuống, độ lớn thủy triều trên dưới 0,5m và không có sự khác biệt rõ rệt giữa nc cường và nc kém trong chu ky nửa tháng mặt trăng. Song chế độ bán nhật triều đều chỉ tông tại trong 1 phạm vi rất hẹp của cửa Thuận An . Chế độ thuần khiết bán nhật triều đều ở đây nhanh chóng biến đổi dần khi xa trung tâm cửa Thuận An và biên độ mực nước triều lại tăng lên

Khu vực từ Quảng Nam - Quy Nhơn - Nha Trang và Ninh Thuận đặc trưng cho chế độ nhật triều ko đều . Hàng tháng có từ 18-22 ngày nhật triều . Thời gian triều dâng lơn hơn triều rút,độ lớn thủy triều trong thời kỳ nước cường chỉ đạt 1,2-1,6m , Tiếp theo từ Bình Thuận tới mũi Cà Mau lập lại chế độ bán nhật triều ko đều . Hầu hết các ngày trong tháng tại các trạm quan trắc mực nc ở Hàm Tân và Vũng Tàu co 2 lần nc lên và 2 lần nc xuống. Độ lớn triều lên và triều xuống ko chênh nhau nhiều , độ lớn thủy triều trung bình trong các thời kỳ triều cường khoang 2-3,5m . Khác với khu vực Thuận An ở đây ko quan trắc thấy bán nhật triều đều , độ lớn thủy triều rất lớn và phạm vi ảnh hưởng rộng lớn hơn. Khu vực từ Cà Mau - Ha Tiên chuyển sang chế độ nhật triều ko đều . Độ lớn thủy triều trong thời kỳ nc cường dao động xung quanh 1m

Những đặc tính nêu trên cho ta 1 bức tranh biến đổi tính chất thủy triều từ nhật triều đều ( Hòn Dáu) , bán nhật triều đều ( Thuận An ) rồi lại nhật triều ko đều ( Quy nhơn) tiếp theo bán nhật triều ko đều ( Vũng Tàu ) rồi lại nhật triều ko đều tại Rạch Giá- Hà Tiên. Biến trình của độ cao mực nc triều dọc theo bờ biển có dạng tựa hình Sin có 2 đỉnh cực đại tại Hòn Dáu và Vũng Tàu, hai đỉnh cực tiểu tại Thuận An và Rạch Giá , đương nhiên biên độ của các cực triều ko giống nhau.

Câu12 : Khái niệm, phân loại sóng thần

KN:Sóng thần là loại sóng dài đc tạo ra do sụ dịch chuyển đột ngột của 1 khối nc lớn . Nó có thể đc gây ra do động đất , núi lửa phun trào dưới biển , sạt lở 1 khối đất lớn, tác động của các thiên thạch và thậm chí sự sạt các mái dốc gần bờ xuống biển hoặc vịnh

Phân loại: ST đc phân loại theo các đặc trưng nhất là ST gần và ST xa, tùy thuộc vào việc ST tiến đến vùng quan tâm trong bao lâu. STgần có thể đến vùng bờ trong vài phút, trong khi ST xa có thể đến trong vài giờ sau khi nó đc xảy ra

Câu 13: đặc điểm của sóng thần

ST truyền đi xa khỏi phạm vi nguồn theo tất cả các hướng . ST đập vào vùng ven bờ với sức tàn phá khốc liệt thậm chí cả những vùng rất xa phạm vi nguồn

+ Tốc độ của ST tuy thuộc vào độ nc sâu

+ ST đc phân biệt với các sóng thông thường trên đại dương bởi nó có chiều dài giữa các đỉnh sóng rất lớn , thông thường trên 100km hoặc hơn thế nữa ở đại dương sâu .

+ Năng lượng của ST mở rộng từ bề mặt tới đáy kể cả vùng nc sâu nhất khi ST tấn công vào đường bờ năng lượng sóng bị dồn nén vào 1 khoảng cách gần và nông hơn nhiều , tạo ra những sóng có sức phá hoại lớn

+ Chiều cao của ST ở vùng nc sâu có thể biến đổi từ 30-60cm, làm cho mặt biển chỉ lên xuống nhẹ nhàng và thường ko quan sát thấy. Chiều cao thực của ST có thể đo đạc đc từ biên độ tín hiệu sóng nhìn thấy trên mực nc biển hay thiết bị đo mực nc triều.

+ Đăc điểm hình dạng của đường bờ , hình dạng của đáy đại dương và đặc trưng của sóng tiến về phía trước đóng vai trò quan trọng trong sức phá hủy của sóng. 1 sóng có kích cỡ ko đáng kể tại 1 điểm này nhưng lại có kích thước lớn hơn nhiều tại 1 điểm khác.

+ Trong lúc tiến vào vùng bờ, sóng bị bị phản xạ và sau đó quay trở lại về phía bờ như là 1 chuỗi sóng. Như vậy thì mỗi ST tạo ra rất nhiều sóng mà nó có thể đến sau sóng đầu tiên hàng giờ

+ Dấu hiệu có thể thấy đầu tiên của 1 ST tiến lại gần có thể là sự rút đi nhanh chóng của đại dương. Đặc biệt vs ST gần , nc có thể dâng vào lúc đầu

Câu 14:Trung tâm cảnh báo sóng thần

+ Việc dự báo ST phụ thuộc vào độ chính xác của dự báo động đất, mà dự báo khi nào thì động đất xảy ra khó có thể xác định chính xác khi nào ST xảy ra. Tuy nhiên bằng cách xem xét lịch sử và sự trợ giúp của mô hình số thì các nhà khoa học biết đc các nơi có kn xảy ra ST

+ Nghiên cưu ST các nhà khoa học tìm kiếm bùn cát đc nắng đọng do trận ST khổng lồ để lại , giúp mở rộng tư liệu ghi lại ST trong lịch sử . khi mà nhiều dữ kiện đc tìm thấy thì có thể ước tình tần suất xuất hiện của ST tại 1 vùng

Câu 15 : Khái niệm nước dâng do bão

- Nước dâng do bão là sự chuyển động của khối nước theo quy luật sóng dài, chu kỳ của sóng này cỡ khoảng từ 103s đến 105s, nằm giữa chu kỳ của triều thiên văn và của sóng thần

- Các yếu tố gây nước dâng

+ Do khí áp thay đổi : áp suất khí quyển giảm 1mb thì mực nước biển dâng 1cm. Đối với vùng biển khơi, nước dâng do hiệu ứng thay đổi khí áp là đáng kể .

+ Gió trong bão : trong bão gió có thể đạt tới vận tốc 50m/s hoặc hơn nữa. Gió mạnh gây dòng chảy lớn ở biển. Đối với vùng biển ngoài khơi nước dâng cao không đáng kể. Nhưng ở vùng gần bờ thì ngược lại, dòng chảy do gió gây ra từ ngoài khơi đi vào vùng bờ bị ma sát của biển nông và bờ ngăn chặn làm cho mực nước dâng cao. Mực nước dâng cao do gió lớn hơn nhiều so với mực nước dâng cao do giảm khí áp trong bão.

+ Hiệu ứng của sự quay của trái đất : đó là lực sinh ra khi nước chuyển động. Tác động hướng sang phải ở bắc bán cầu, sang trái ở nam bán cầu

+ Hiệu ứng cộng hưởng : thủy vực có chu kỳ dao động riêng. Nước dâng có thể gây ra cộng hưởng với sự dao động riêng của thủy vực, làm cho độ cao của nước dâng tăng lên

+ Hiệu ứng của địa hình và dạng của đường bờ : địa hình và dạng của đường bờ có thể gây ra các hiện tượng khi sóng nước dâng truyền vào như sóng đổ, khúc xạ, phản hồi...

Câu 16: ảnh hưởng của nước dâng do bão tới vùng ven bờ:

Nước dâng do bão là hiện tượng thứ cấp, nghĩa là có bão mới có nước dâng. Như vậy, bão và nước dâng luôn đi kèm với nhau. Thiệt hại về người và vật chất khi có bão khó có thể xác định chính xác một cách định lượng đâu là do bão (gió mạnh) gây ra, và đâu là do nuớc dâng gây ra. Ngoài ra, khi có bão thường có các hiện tượng khác đi kèm như mưa to, sóng lớn... cũng góp phần gây thiệt hại đáng kể.

Tuy nhiên, về mặt định tính, có thể nêu ra một số tác hại do nước dâng trực tiếp gây ra như sau:

Nước dâng do bão có thể đạt độ cao rất đáng kể, nếu gặp pha nước lớn của thuỷ triều thì còn đáng kể hơn nữa. Mặt khác, nước dâng lại thuộc loại sóng dài, giá trị lớn của nước dâng còn có thể tồn tại trong nhiều giờ và trải dài hàng chục km dọc theo bờ biển. Vì vậy nó có thể gây ra ngập lụt đối với vùng ven biển trầm trọng trên 1 diện tích lớn và tác hại của nó dễ dàng nhận thấy.

Khác với ngập lụt do sông ngòi, ngập lụt do nước biển sẽ làm cho đồng ruộng bị nhiễm mặn. Điều này không những tàn phá mùa màng tức thời mà có tác hại lâu dài về sau và phải mất một thời gian dài mới có thể rửa mặn được. Hơn nữa, do ngập lụt mà nhà cửa và một số công trình ven biển kém bền vững, dễ hư hại. Cùng với mưa lớn và gió mạnh, có thể gây ra tử vong cho dân cư sinh sống ở vùng xảy ra lụt bão. Sự nhiễm mặn cũng góp phần đáng kể với việc tàn phá các công trình kiên cố ở vùng bị ngập lụt. Tất nhiên đối với vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ tổn thất do ngập lụt là khó có thể tránh khỏi. Hơn nữa gió lớn trong bão có thể gây ra dòng chảy ven bờ lớn, nhất là những vùng sát bờ; dòng chảy tốc độ lớn (>= 200 cm/s) và có hướng phức tạp, dễ gây ra xói lở đê đập và các công trình xây dựng ven bờ.

Đối với các công trình ở ven biển này, nước dâng không chỉ gây hại lớn trực tiếp, nhất là dòng chảy lớn; nó còn tạo điều kiện cho các hiện tượng khác phát triển, có sức tàn phá trực tiếp lớn hơn.

Do quá trình dâng lên chậm nên nước dâng không gây ra va đập mạnh vào các công trình, mà chính sự va đập này mới gây ra sự tàn phá trực tiếp như sóng gió. Mặt khác, nếu như mực nước không thay đổi thì sóng lớn (trong bão) chỉ có thể gây ra va đập ở miền ngoài xa bờ khó có thể tới các công trình xây dựng. Nhưng do nước dâng làm nền nên sóng biển có thể tiến sâu vào bờ được. Sóng biển trong trường hợp này có thể với tới các công trình ở cao hơn, các đê kè biển bị vỡ cũng do nguyên nhân tổng hợp loại này.

Thực tế quan trắc những vùng bờ biển kém bền vững cho thấy, sau một hoặc 2 lần có bão và nước dâng đáng kể xảy ra, địa hình bờ biển ở đó thường có thay đổi nhiều và những thay đổi này sẽ có tác động đến các hoạt động kinh tế xã hội. Ở đây không phải theo 1 chiều, ở mặt nào đó có khi là có ích. Nhưng phần lớn, nếu ở đó có quy hoạch trước thì thường là có hại vì nó sẽ phá vỡ sự quy hoạch trước, như luồng lạch cho tàu thuyền ra vào các cảng chẳng hạn. Những trường hợp cả thuận và nghịch như vậy xảy ra dọc bờ biển VN là rất nhiều.

Trên đây chỉ đưa ra những điểm chính, định tính về tác động của nước dâng do bão. Những điều sơ bộ kể trên cho ta thấy tác động của nước dâng do bão là nghiêm trọng như thế nào đối với các hoạt động kinh tế xã hội với các vùng ven biển.

Câu 17 Tính toán nước dâng do bão

- Có nhiều phương pháp tính toán nước dâng : pp thống kê số liệu thực đo, pp tính toán theo công thức kinh nghiệm, pp đồ giải, pp mô hình toán, suy diễn quá trình nước dâng.

- pp kinh nghiệm dựa vào việc xác lập quan hệ kinh nghiệm từ số liệu lịch sử giữa các yếu tố khí tượng, mực nước triều trong bão ở địa điểm nghiên cứu. Theo pp kinh nghiệm, cực trị và quá trình nước dâng đc dự báo :

a) dự báo cực trị:

cực trị nước dâng trong bão là trị số nước dâng lớn nhất xảy ra trong bão

pt đơn giản nhất để tính cực trị nước dâng

Trong đó - mực nước dâng cao nhất trong gió bão

Wmax - vận tốc gió cực đại

- góc giữa hướng gió cực trị và hướng gió chính

a,b - hệ số hồi quy, xác định theo số liệu thực đo

Ở Vn có thể dùng các công thức sau để tính toán nước dâng

+ công thức quy phạm 0.1.078

+ công thức hà lan

+ công thức nguyễn xuân trường

Trong đó - chiều cao nước dâng

Wx - tốc độ gió

F- đà gió

- góc giữa hướng gió với đường bờ

htb - độ sâu trung bình vùng ven bờ khu vực tính toán

b) dự báo quá trình

khi cần dự báo toàn bộ quá trình nước dâng, dùng phương pháp hồi quy từng bước tìm ra pt kinh nghiệm

Trong đó - mực nước dâng ở thời điểm t

- hiệu số khí áp giữa 2 điểm có khoảng cách thích hợp ở thời điểm t-t0

a,b - hệ số kinh nghiệm

Câu 18: Phân bố nước dâng do bão dọc ven biển Việt Nam

- Vùng bờ biển miền bắc, nước dâng do bão có nhiều đặc điểm quan trọng: có số lượng bão đổ bộ vào bờ nhiều nhất, cường độ gió mạnh nhất, có nước dâng lớn nhất(360cm). Nếu xem rằng nước dâng có độ cao lớn( 200cm) là nước dâng nguy hiểm thì suốt dải bờ này đều xảy ra nước dâng đó nhưng với tần suất khác nhau. Nước dâng đặc biệt nguy hiểm ( 250cm) cũng xảy ra hầu hết các nơi trên dải bờ này

- vùng bờ bị tác động (ngập mặn...) nhiều hay ít tùy thuộc vào cao trình bờ và độ cao nước dâng. Dải bờ thuộc tỉnh quảng ninh, dù đây là vùng có nhiều cửa sông đổ ra, nghèo phù sa, không phải vùng bồi tụ nhưng vùng này được phát triển trên vùng kiến tạo sụt chìm nên bãi triều khá rộng. Tại đây do yếu tố địa hình nên nước dâng không lớn như ở nơi khác. Tuy vậy vì có bãi triều rộng, biên độ triều lớn lên nước dâng tác động lên một diện tích tương đối lớn. Dải bờ thuộc châu thổ sông Hồng sông Thái Bình đều có bãi triều rộng, bờ thoải nên đều tác động mạnh của nước dâng bão. Càng đi vào phía Nam do cao trình bờ cao nên tác động của nước dâng bão càng giảm

- Dải bờ miền trung được cấu tạo xen kẽ giữa các bờ đá cao hoặc các bờ cát. Dọc theo bờ cát, về phía trong thường hình thành các đầm phá kéo dài. Miền Trung là miền nhiều đầm phá nhất : phá tam giang , đầm cầu hai với chiều dài 70km nằm dọc ven bờ cửa biển thuận an và tư hiền, đầm thị nại, đầm cù nông, đầm ô loan, đầm nha phu, đầm thủy triều. Tác động nước dâng thủy triều ở đây như sau: nước biển ít khi vượt qua dải cồn cát chắn trước đầm mà qua cửa sông chảy vào đầm và làm cho đầm bị nhiễm mặn. Nước đầm có thể được rửa sau 1 trận lụt từ sông. Đồng thời do cấu tạo đường bờ như vậy nên các vùng bị tác động bởi nước dâng nằm rải rác, không thành 1 dải liên tục như ở dải bờ miền bắc. Từ quy nhơn trở vào do bờ cao nên hầu như không bị ngập

- Dải bờ miền nam do biển nông, độ dốc nhỏ nên rất thuận lợi cho việc phát triển nước dâng bão. từ phía lục địa cũng vậy, ĐBSCL bằng phẳng thấp, hệ thống đê biển thấp, kém bền vững và thưa thớt cho nên nước biển rất dễ tràn vào đồng bằng. Hàng năm vào mùa tháng 4, tháng 5 nước mặn từ các kênh rạch có thể tràn rất sâu làm nhiễm mặn khoảng 1.6-2 triệu ha tức 50% diện tích đồng bằng. Tuy nhiên nước dâng do bão thường xảy ra vào mùa mưa, khi mực nước sông lớn. Hơn nữa nước dâng chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn, truyền qua hệ thống kênh rạch chằng chịt nên không lên được sâu vào phía đồng bằng. Việc xác định ranh giới ảnh hưởng của nước dâng ở đây rất khó khăn

Câu 19: Khái niệm, phân loại cửa sông

*) định nghĩa cửa sông

- theo định nghĩa rộng cửa sông được hiểu như là khu vực có sự tương tác giữa nước mặn và nước ngọt hay đó là nơi sông đổ nước ra biển. tuy nhiên cũng có nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm

+ theo Cameron và Pritchard (1963) cửa sông là vùng nước nửa kín duyên hải có quan hệ tự do với biển và chịu ảnh hưởng của chuyển động thủy triều, nước biển được pha loãng bởi nước ngọt từ trong nội địa ra

+ từ quan điểm xét ảnh hưởng của thủy triều, Dionne (1963) đã định nghĩa cửa sông là lạch biển ăn sâu vào lũng sông đạt tới giới hạn trên cùng của mực nước triều, thông thường cửa sông chia làm 3 đoạn: (a) vùng hạ lưu cửa sông là vùng có sự trao đổi nước hoàn toàn tự do với biển mở, (b) đoạn trung lưu là đoạn có sự pha trộn mạnh của nước ngọt từ thượng nguồn và nước mặn của biển, (c) đoạn thượng lưu là đoạn trên cùng được đặc trưng bởi nước ngọt từ thượng nguồn là chính nhưng hàng ngày vẫn chịu ảnh hưởng của thủy triều

+ theo fischer (1979) : cửa sông có chế độ dòng chảy phức tạp, ko ổn định và biến đổi theo ko gian dưới tác dụng của thủy triều và mật độ nước

+dalrymple (1992) định nghĩa cửa sông dưới dạng chuyển tải bùn cát là phần tiếp giáp với biển của lũng sông bị ngập nước chứa đựng phù sa từ trong sông ra, bùn cát ven biển dưới tác dụng của thủy triều, sóng và các quá trình sông. cửa sông được xem như phần kéo dài từ đất liền nơi không còn ảnh hưởng của thủy triều, về phía biển là nơi không còn ảnh hưởng của sông

+ dyer(1996) định nghĩa cửa sông là phần nước duyên hải bán kín có sự trao đổi nước do với biển mở, được kéo dài vào sâu trong sông đến giới hạn ảnh hưởng triều trong đó nước biển được pha loãng bởi nước sông

*) phân loại

a) phân loại cửa sông theo thủy triều

Căn cứ vào biên độ triều davies (1964) đã phân cửa sông thành

cửa sông có thủy triều nhỏ <2m

cửa sông có thủy triều trung bình 2m< <4m

cửa sông có thủy triều lớn 4m< <6m

cửa sông có thủy triều rất lớn >6m

b) phân loại theo hình thái học

fairbridge(1980) đã đưa ra sự phân loại dựa trên các đặc điểm địa lý thủy văn. các đặc điểm này là kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa lịch sử địa mạo, lưu lượng nước sông và trầm tích, dòng triều, sóng và các quá trình ven bờ

c) phân loại cửa sông theo quan hệ giữa các yếu tố dòng chảy sông, sóng và triều

w.e.galloway đã căn cứ vào quan điểm giữa các yếu tố dòng chảy sông, sóng và thủy triều đề xuất tam giác phân loại cửa sông delta. cửa sông delta được chia thành 3 loại: loại chịu tác dụng của dòng chảy sông là chủ yếu, loại chịu tác dụng của sóng là chủ yếu và loại chịu tác dụng của triều là chủ yếu

căn cứ vào tổ hợp 3 yếu tố trên để phân chia chi tiết hơn các cửa sông thành 5 loại:

+ loại cửa ưu thế sông

+ loại cửa sông - sóng

+ loại cửa ưu thế sóng

+ loại cửa sông- sóng - triều

+ loại cửa sông triều

d) phân loại theo hình dạng lòng sông ( trên mặt chiếu bằng)

đây là cách phân loại phổ biến nhất. căn cứ vào hình dạng trên mặt bằng, các cửa sông được phân biệt thành 2 loại: cửa sông tam giác châu(delta) và cửa sông hình phễu( estuary)

e) phân loại theo cấu trúc độ mặn

căn cứ vào mức độ xáo trộn giữa nước mặn và nước ngọt, Cameron và pritchard(1963) đã dựa vào tham số phân tầng để phân loại cửa sông. các tham số phân tầng có thể ứng dụng như tỷ số simmons ( là tỉ số của thể tích dòng chảy nước sông và thể tích của hình lăng trụ triều chi phối sự xáo trộn nước cửa sông trong 1 chu kỳ triều ) hay dùng chỉ số ippen và harlenman ED (đo bằng tỷ số năng lượng tổn thất do sóng triều trên cột nước xáo trộn)

Câu 20: Đặc điểm các cửa sông dọc ven biển Việt Nam

1) Các cửa sông estuary

a. các cửa sông đổ vào vịnh hạ long :

nằm ở rìa đồng bằng bắc bộ, đỉnh vùng nằm gần kinh môn, đáy từ cát bà sang bán đảo đồ sơn, ranh giới ngoài gần trùng với đường đẳng sâu 6m. Các cửa sông chính của vùng là cửa lạch huyện( sông chanh), cửa nam triệu( sông bạch đằng), cửa sông cấm(sông cấm), cửa sông lạch chay( sông lạch chay). thủy triều tuân theo chế độ nhật triều điển hình, biên độ cực đại đạt đến 4,5m tốc độ dòng triều trung bình là 30-50cm/s, cực đại tới 150-180cm/s. thời gian triều rút xấp xỉ hoặc ngắn hơn 1-2h so với thời gian triều dâng, dòng triều thuận nghịch , elip triều rất đẹp. khi có bão sóng ở ngoài vùng cửa sông cao tới 3m phía trong tới 1m. khối nước vùng cửa cơ bản là lợ và lợ nhạt vào mùa mưa, lợ và lợ mặn vào mùa khô. độ mặn trong năm dao động khoảng 5-25 o/oo. khối nước lợ xâm nhập sâu vào lục địa tới 58km. vùng cửa sông này có cấu trúc nửa kín. ngoài đảo cát bà chắn phía ĐB, bán đảo đồ sơn chắn phía TN, còn các hệ thống đảo cát phù long, long vũ, cát hải chắn vùng cửa. hệ thống lạch triều phát triển dày đặc

b. các cửa sông đổ vào vịnh gềnh cái

vịnh gềnh cái là 1 vịnh nông có độ sâu biến đổi từ vài mét đến 32m. phía đông vịnh giáp thành phố vũng tàu, phía tây giáp huyện cần giờ - thành phố HCM, phía bắc giáp đảo long sơn, cửa ra biển đông ở phía nam vịnh

cũng giống trường hợp các cửa sông estuary ở vịnh hạ long, yếu tố triều ở đây có ảnh hưởng rất lớn đến trường động lực toàn vùng. thủy triều ở đây thuộc loại bán nhật triều không đều, biên độ đạt gần tới 4m. độ lớn thủy triều trong các tháng 6,7,8 là lớn nhất phù hợp với thời kỳ gió tây nam thịnh hành, hiệu ứng nước rút khá mạnh. dòng triều trong khu vực vịnh gềnh rái thường đạt 100cm/s và cực đại 20cm/s . yếu tố dòng chảy sông có thể nói là không đáng kể.

2) các cửa sông vùng châu thổ (delta)

a. cửa sông hồng

sau khi hội lưu 3 dòng sông lớn sông đà, sông thao, sông lô, sông hồng chia ra nhiều chi lưu để thoát nước ra biển trong đó có 4 cửa sông thoát nước trực tiếp ra biển là cửa sông trà lý (sông trà lý ), cửa ba lạt ( lạch chính sông hồng), cửa lạch giang( sông ninh cơ) , cửa đáy ( sông đáy và sông đào) . phù sa sông hồng đổ ra cửa ba lạt và phù sa sông thái bình ở cửa thái bình chảy lan ra trên mặt biển tụ tập lại thành dòng phù sa ven bờ chảy ra ngoài khơi theo hướng ĐB-TN đến đây thì có điều kiện để bồi tụ. vì vậy mà rìa ĐN của châu thổ bắc bộ tiến ra rất nhanh, mỗi năm được đến gần 100m. diện tích các bãi phù sa từ biển tính từ ninh bình đến nam đồ sơn là khoảng 130km2. bờ biển loại này là rìa châu thổ có chỗ đang bồi tụ, có chỗ đang bị mài mòn. nhân tố chủ yếu hình thành nên các bãi phù sa biển và bờ biển ở đây là sóng với tác dụng hỗ trợ của thủy triều . mực chênh lệch của thủy triều ở đây chỉ vào khoảng 1,90-2,40m trong khi sóng lại rất lớn

cửa ba lạt là 1 cửa sông delta điển hình, trong đó yếu tố sông chiếm địa vị quan trọng, đặc biệt bùn cát của sông hồng. đảo chắn cửa là yếu tố hình thái đặc thù của cửa ba lạt, là sản phẩm của tác dụng tương hỗ dòng chảy sông mang nhiều bùn cát va sóng bão trong mùa lũ

b. cửa sông mêkông

- Vùng sông mêkông còn gọi là sông cửu long vì có 9 cửa đổ ra biển : 6 cửa của sông tiền là cửa tiều, cửa ba lai, cửa hàm luông, cửa cổ chiêu, cửa cung hầu; 3 cửa của sông hậu là cửa định an, cửa cửa bassac và cửa tranh đề. đồng bằng hạ châu thổ thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển: mực nước trong cac cửa sông lên xuống rất nhanh, dòng sông hoạt động như 1 lạch triều khổng lồ. cửa mêkông vừa chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều của vịnh thái lan thông qua hệ thống kênh rạch dày đặc . khác với sông hồng, sông mêkông không có đảo chắn cửa ở phía xa bờ mà tồn tại đảo chắn lớn nhỏ ngay trong các cửa sông kết quả của sự hội tụ phù sa là sự tranh chấp không ngừng giữa sông và biển.

3) các cửa sông phẳng miền trung

dọc theo chiều dài miền trung là các cửa sông của các sông chảy từ dãy núi cao miền tây theo hướng đông ra biển. hầu hết mỗi sông chỉ có 1 cửa : cửa hới sông mã TH, cửa hội sông lam NA , cửa gianh sông gianh QB...

các cửa sông miền trung đổ ra biển có chế độ nhật triều chuyển tiếp từ nhật triều không đều sang bán nhật triều không đều với biên độ triều thấp dần , đạt cực tiểu ở cửa thuận an rồi lại lớn dần. rõ ràng ở miền trung yếu tố triều không đóng vai trò quan trọng bằng yếu tố sóng vì đây là vùng hoạt động phức tạp của các loại gió mùa và các cơn bão TBD. dòng ven bờ do sóng và các yếu tố khác tạo thành các doi cát ngầm giữa sông. nhìn chung đường viền các cửa sông tạo với đường bờ 1 vệt thẳng, không lồi như kiểu delta nhưng cũng không lõm như kiểu estuary .cửa sông miền trung thường được ngăn bởi các dải cồn cát cao trên 10m

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: