MMT đề 4,5

Đề 4:

Câu 1-

TCP (Transmission Control Protocol): Giao thức kiểm soát truyền thông tin

Giao thức này cung cấp các dịch vụ hướng kết nối (connection-oriented) và thực hiện các công việc như kiểm soát thứ tự của các gói tin ,việc đánh địa chỉ các dịch vụ cũng như các chức năng kiểm tra lỗi.

Giao thức này ở lớp 4(Lớp Giao vận)

IP (Internet Protocol): Giao thức Internet

Đây là giao thức chính trong bộ giao thức TCP/IP. Đây là một giao thức phi kết nối (connectionless) có chức năng ra các quyết định trong việc định tuyến trong một liên mạng dựa vào các thông tin nó nhận được từ ARP. Ở mô hình OSI nó thuộc lớp 3(lớp mạng)

ARP (Adress Resolution Protocol): Giao thức phân giải địa chỉ

Giao thức này cung cấp địa chỉ Internet hoàn chỉnh bằng cách kết hợp một địa chỉ mạng (lôgíc) với một địa chỉ vật lý cụ thể. Giao thức này thuộc lớp mạng của mô hình OSI

ICMP (Internet Control Message Protocol): Giao thức kiểm soát thông điệp Internet

Giao thức này kết hợp chặt chẽ với giao thức IP trong việc cung cấp các thông tin kiểm soát và báo lỗi trong quá trình di chuyển các gói dữ liệu trong một liên mạng.

Giao thức này thuộc lớp giao vận.

HTTP (Hypertext Transport Protocol): Giao thức truyền tệp siêu văn bản

Các trình duyệt Web và máy chủ Web sử dụng giao thức này để trao đổi các tệp (ví dụ các trang Web) qua mạng toàn cầu WWW hay intranet. Giao thức này thuộc lớp ứng dụng.

FTP (File Transfer Protocol): Giao thức truyền tệp

FTP cung cấp một phương thức chung để truyền tệp trong một liên mạng. Nó có thể bao gồm các tính năng bảo mật tệp thông qua sử dụng một cặp tên/mật khẩu để xác thực.

Frame Relay

Frame Relay là một chuẩn của ITU-T ( Inernaional Telecommunication Union Telcommunication Standardization Sector ) và ANSI ( American National Standards Institute)..

Câu 2:

Địa chỉ IP được dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của

mô hình OSI, chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các

trạm đó trên một mạng cục bộ (Ethernet, Token Ring,...). Trên một mạng cục

bộ hai trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu chúng biết địa chỉ vật lý của nhau.

Như vậy vấn đề đặt ra là phải thực hiện ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bits) và địa

chỉ vật lý (48 bits) của một trạm. Giao thức ARP (Address Resolution Protocol)

đã được xây dựng để chuyển đổi từ địa chỉ IP sang địa chỉ vật lý khi cần thiết.

Ngược lại, giao thức RARP (Reverse Address Resolution Protocol) được dùng

để chuyển đổi địa chỉ vật lý sang địa chỉ IP. Các giao thức ARP và RARP

không phải là bộ phận của IP mà IP sẽ dùng đến chúng khi cần.

Giao thức ARP

Giao thức TCP/IP sử dụng ARP để tìm địa chỉ vật lý của trạm đích. Ví dụ khi

cần gửi một gói dữ liệu IP cho một hệ thống khác trên cùng một mạng vật lý

Ethernet, hệ thông gửi cần biết địa chỉ Ethernet của hệ thống đích để tầng liên kết dữ

liệu xây dựng khung gói dữ liệu.

Thông thường, mỗi hệ thống lưu giữ và cập nhật bảng thích ứng địa chỉ

IP-MAC tại chỗ (còn được gọi là bảng ARP cache). Bảng thích ứng địa chỉ

được cập nhật bởi người quản trị hệ thống hoặc tự động bởi giao thức ARP sau

mỗi lần ánh xạ được một địa chỉ thích ứng mới.

Data link type Network type

Hlen plen Opcode

Sender data link (6byte for Ethernet)

Sender network (4 byte for IP)

Tagret data link (6 byte)

Tagret network (4 byte)

Check sume

Mô tả khuôn dạng của gói ARP

Data link type: cho biết loại công nghệ mạng mức liên kết (ví dụ đối với mạng Ethernet trường này có giá trị 01).

Network type: cho biết loại mạng (ví dụ đối với mạng IPv4, trường

này có giá trị 080016).

Hlen (hardware length): độ dài địa chỉ mức liên kết (6 byte).

Plen (Protocol length): cho biết độ dài địa chỉ mạng (4 byte)

Opcode (operation code): mã lệnh yêu cầu: ; mã lệnh trả lời .

Sender data link: địa chỉ mức liên kết của thiết bị phát gói dữ liệu này.

Sender network : địa chỉ IP của thiết bị phát.

Tagret data link: trong yêu cầu đây là địa chỉ mức liên kết cần tìm

(thông thường được điền 0 bởi thiết bị gửi yêu cầu); trong trả lời đây là địa chỉ

mức liên kết của thiết bị gửi yêu cầu.

Tagret network : trong yêu cầu đây là địa chỉ IP mà địa chỉ mức liên

kết tương ứng cần tìm; trong trả lời đây là địa chỉ IP của thiết bị gửi yêu cầu.

Câu 3;

SYN bằng 1 trong khi thiết lập kết nối

FIN bằng 0 khi một bên TCP cần đóng kết nối.

Đề 5

Câu 1;

Địa chỉ riêng(Private IP address)

Trong một mạng biệt lập (không nối tới Internet), người quản trị có thể sử dụng bất kỳ địa chỉ nào mình muốn. Tuy nhiên, để tránh sự nhầm lần giữa một địa chỉ thực trên Internet và một địa chỉ dùng trong một mạng riêng, tổ chức cấp số Internet đã dành một số khối địa chỉ để sử dụng cho mạng riêng. Các khối địa chỉ này không được cấp cho các mạng tham gia vào Internet.

Các địa chỉ dùng cho mạng riêng như sau:

Lớp A: 10.0.0.0 (1 mạng)

- Lớp B: 172.16.0.0 đến 172.31.0.0 (16 mạng)

- Lớp C: 192.168.0.0 đến 192.168.255.0 (256 mạng)

Địa chỉ IP công công:

Là địa chỉ có thể sử dụng trên trên mạng Internet,nó dc quản lý bởi các tổ chức quốc gia và qte,Đ/c này đc cấp cho khách hang dưới dạng thuê bao.

Câu 2:

Collision domain: Miền xung đột được định nghĩa là các đoạn mạng Ethernet hay Fast Ethernet nằm giữa một cặp Bridge hay các thiết bị lớp 2 khác. Vì lý do đó toàn bộ lưu lượng chia sẻ chung đường tuyền kết nối đến thiết bị lớp 2. Trong miền xung đột một thiết bị gửi tín hiệu đến Hub (bộ tập trung) thì tất cả các thiết bị khác đều nhận được. Các Hub mở rộng Collision domain , trong khi đó các Bridge và Switch tạo ra các Collision domain.

Broadcast domain: Gọi là miền quảng bá, nó là một vùng trong đó thông tin được gửi tới tất cả các thiết bị được kết nối. Thiết bị giới hạn miền quảng bá là các Router. Và cũng chính Router tạo ra các miền quảng bá. Như vậy mỗi một giao diện của Router là một Broadcast domain. Một Broadcast domain có thể gồm nhiều Collision domain .

Ví dụ Ethernet LAN (Local Area Network) là các miền quảng bá, mọi thiết bị kết nối vào mạng LAN đều có thể gửi thông tin tới các thiết bị khác trong mạng. Ngoài ra các thiết bị như Repeater, Hub chúng mở rộng mạng LAN tức là mở rộng miền quảng bá. Các thiết bị như Bridge, Switch làm nhiệm vụ kết nối các LAN với nhau nên chỉ mở rộng miền quảng bá chứ không ngăn được các bản tin phát quảng bá.

Switch là một thiết bị lớp 2, khi switch nhận được gói quảng bá thì nó sẽ gửi ra tất cả các port của nó trừ port nhận gói vào. Mỗi thiết bị nhận được gói quảng bá đều phải xử lý thông tin nằm trong đó.

Câu 3:Flow Control

Việc quản lý cửa sổ trong TCP không đơn thuần là chỉ gửi báo nhận như ở lớp liên kết dữ liệu. Cửa sổ (window) tron TCP thực chất là phần bộ đệm còn trống không chứa dữ liệu. Dữ liệu sẽ lưu trữ trong bộ đệm cho đến khi chuyển lên lớp ứng dụng.

Trong quá trình nhận dữ liệu, kích thước cửa sổ nhận sẽ dần dần bị thu hẹp. Hình 3.9 minh hoạ quá trình hoạt động của cửa sổ nhận. Ban đầu, bộ đệm có kích thước 4K và không chứa dữ liệu. Khi nhận 1K dữ liệu đầu tiên, kích thước cửa sổ còn lại: 4-1=3K. Hai segment 1K tiếp theo đến làm kích thước cửa sổ còn lại: 3-1-1=1K. Sau đó, ứng dụng trên lớp TCP thu nhận toàn bộ dữ liệu hiện có trong bộ đệm và bộ đệm được xóa để tiếp tục nhận dữ liệu mới.

Khi nhận được một segment chứa dữ liệu từ đầu cuối bên kia, phần mềm TCP bên nhận gửi lại một segment thông báo kích thước cửa sổ nhận hiện thời trong trường Window của header. Quá trình điều khiển tốc độ truyền của bên gửi sẽ được điều chỉnh theo sự cập nhật của trường Window này. Cơ chế này gọi là điều khiển luồng trong TCP (flow control).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #24pgr#feb