MMT đề 2,3

Đề 2:

Câu 1:

Thiết bị Hub hoạt động ở lớp Vật lý.

Thiết bị bridge và switch làm việc ở lớp lien kết dữ liệu

Thiết bị router hoạt động ở lớp mạng

Câu 2:

Hub:

Bộ tập trung (concentrator) của mạng LAN. Hub có chức năng kết nối các trạm làm việc (workstation) trong một mạng LAN (Ethernet và Token Ring) lại với nhau theo cấu hình hình Sao (Star Configuration). Các đặc tính chính của Hub bao gồm: số cổng của Hub (phổ biến là 8 - 16 - 24 - 32 - 48 cổng), tốc độ kết mạng mà Hub hỗ trợ (10 - 100 -1000 - 10/100 - 10/100/1000 Mbps), khả năng kết nối với hub khác hoặc kết nối tốc độ cao (stackable - cho phép ghép chồng lên, uplink - cổng dành riêng kết nối với hub khác, Trunking - kết nối tốc độ cao tương đương với việc "gom" nhiều kênh tốc độ thấp lại với nhau...), khả năng hỗ trợ các tính năng cao cấp như: Mạng LAN ảo, mạng cho phép quản lý từ xa thông qua các giao thức mạng...

Passive Hub - Hub thụ động:

Là Hub chỉ làm chức năng kết nối các trạm làm việc trong mạng chứ không "tác động thêm" gì vào dữ liệu được truyền qua nó.

Active Hub - Hub tích cực:

Là Hub có khả năng tái tạo (regenerate) các tín hiệu dữ liệu nhằm khiến cho chúng "khỏe hơn" và tránh bị "suy hao" hay "rớt" trên đường truyền. Vì khả năng này nên đôi khi người ta còn gọi Active Hub là "Multiport Repeater" (Bộ lặp tín hiệu có nhiều cổng).

Intelligent Hub - Hub thông minh:

Là các Hub hỗ trợ nhiều tính năng cộng thêm giúp theo dõi, giám sát và thiết lập cấu hình cho Hub. Thông thường ta có thể sử dụng máy tính để xác lập cấu hình cho các Hub thông minh thông qua cổng truyền thông dành riêng.

Modular Hub:

Hub được thiết kế theo dạng từng khối đơn thể (gọi là các module hay các card mở rộng): Kiến trúc này cho phép mở rộng, thêm / bớt dung lượng cổng của Hub, thêm / bớt các card chức năng (functional module) một cách dễ dàng.

LAN Switch - Bộ chuyển mạch mạng cục bộ:

Là thiết bị mạng có nhiều cổng làm chức năng kết nối các trạm làm việc (workstation) trong một mạng LAN lại với nhau theo cấu hình hình sao (Star configuration) bằng cách chuyển mạch (Switching). LAN Switch còn được gọi là Switch Level 2 do LAN Switch nằm ở lớp thứ 2 trong mô hình mạng OSI gồm 7 lớp (tôi sẽ trình bày ở phần sau).

LAN Switch có chức năng tương tự như LAN Hub nhưng có tốc độ truyền tổng thể cao hơn nhiều bởi vì Switch là một thiết bị truyền dẫn tín hiệu mạng hữu hướng (connection-oriented network device), nó cho phép thiết lập các kênh truyền riêng giữa các cặp trạm làm việc với nhau.

Ví dụ: Switch 8-port (8-cổng) tốc độ 100Mbps cho phép tạo 4 đường truyền độc lập, mỗi đường có tốc độ đầy đủ là 100 Mbps. Nghĩa là nếu 8 máy tính "bắt thành 4 cặp" để truyền dữ liệu với nhau thì tốc độ đường truyền thực sự giữa mỗi cặp có thể đạt tới 100Mbps. Còn Hub là một thiết bị truyền dẫn tín hiệu mạng vô hướng (connectionless network device), nó cho phép các trạm làm việc (với số lượng tối đa phụ thuộc vào số cổng) "chia sẻ" chung một đường truyền dữ liệu.

Câu 3:

ACK: Bằng 1 nếu là segment báo nhận. Khi đó trường Acknowledgment Number mới có hiệu lực.

RST: xác định có lỗi, đồng thời để khởi động lại kết nối. Trong quá trình trao đổi dữ liệu, những sự cố bất thường có thể làm cho một trong hai phía đầu cuối của TCP bị đứt quãng phiên kết nối. TCP cung cấp khả năng khởi động lại kết nối trong những trường hợp như vậy. Để khởi động lại kết nối, TCP gửi đi segment có bit cờ (reset) RST = 1

Đề 3:

Câu 1:Ý nghĩa của Mặt nạ mạng con:

Mạng Internet sử dụng địa chỉ IP 32 bit và phân chia ra các lớp A,B,C,D , tuy nhiên, với một hệ thống địa chỉ như vậy việc quản lý vẫn rất khó khăn . Nếu như một mạng được cấp một địa chỉ lớp A thì có nghĩa nó chứa tới 16*1.048.576 địa chỉ ( máy tính ) .Với số lượng máy tính lớn như vậy rất ít công ty hoặc tổ chức dùng hết được điều đó gây lãng phí địa chỉ IP. Để tránh tình trạng đó các nhà nghiên cứu đưa ra một phương pháp là sử dụng mặt nạ mạng con ( Subnet mask ) để phân chia mạng ra thành những mạng con gọi là Subnet. Subnet mask là một con số 32 bit bao gồm n bit 1 ( thường là các bit cao nhất ) dùng để đánh địa chỉ mạng con và m bit 0 dùng để đánh địa chỉ máy trong mạng con với n+m=32 .

Câu 2:

Kết nối trong TCP được thiết lập qua thủ tục bắt tay ba bước như mô tả trong hình dưới đây. Để thiết lập kết nối, một bên (thường là máy chủ server), chờ thụ động một yêu cầu kết nối qua bằng các hàm nguyên thuỷ LISTEN hoặc ACCEPT.

Khi một máy tính (thường là máy khách) muốn kết nối với máy chủ, sẽ gửi hàm CONNECT, xác định địa chỉ IP và cổng muốn truy nhập, kích thước lớn nhất của segment (mss), hoặc một số dữ liệu khác (thí dụ password). Hàm CONNECT gửi đi một TCP segment với bit cờ SYN = 1 và ACK = 0 sau đó chờ báo nhận từ phía bên kia.

Khi segment này đến bên nhận, TCP kiểm tra xem có tiến trình nào đang sử dụng hàm LISTEN ở cổng đích đã chỉ ra không. Nếu không có nó sẽ trả lời với một segment với bit RST = 1.

Mỗi kết nối bắt đầu ở trạng thái CLOSED. Nó sẽ rời khỏi trạng thái đó khi chuyển sang trạng thái mở cổng thụ động (LISTEN) hoặc chủ động thiết lập kết nối (CONNECT). Nếu phía bên kia cũng đang ở chế độ tương tự, kết nối được thiết lập và chuyển sang trạng thái ESTABLISHED. Việc giải phóng kết nối cũng có thể bắt đầu từ bất kỳ bên nào. Khi kết thúc, mỗi bên trở về trạng thái CLOSED.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #24pgr#feb