mmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm

Theo Trung tâm thông tin Thương mại (Bộ Công thương), các loại hoa có xuất xứ từ Đà Lạt, Hà Nội và Hải Phòng đang được tiêu thụ mạnh tại khu vực thị trường Đông Nam Trung Quốc. Lượng xuất khẩu các mặt hàng này đã tăng mạnh trở lại. Kim ngạch xuất khẩu hoa từ đầu tháng 10 đến nay đã tăng từ 18- 20% so với cùng kỳ tháng 9/2007, đạt 90.000 NDT/tuần lễ.

Mặt khác, do nhu cầu rau xanh của Trung Quốc vẫn đứng ở mức cao trong khi nguồn cung mặt hàng này tại Việt Nam hạn hẹp đã khiến giá rau xanh xuất khẩu của nước ta đang tăng nhanh. Lượng xuất khẩu bưởi, chuối, mít, na đang có xu hướng tăng cao.

Bộ Công thương dự báo, xuất khẩu các loại hoa tươi sang thị trường khu vực Đông Nam Trung Quốc sẽ tăng trở lại sau gần một tháng khá trầm lắng. Các loại hoa của thành phố cao nguyên Đà Lạt như hoa hồng, hoa ly, hoa lan sẽ ngày càng được tiêu thụ mạnh tại các thành phố Quảng Châu, Chu Hải, Thâm Quyến.

Theo Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản tính đến tháng 10-2007 sẽ đạt ngưỡng 10 tỷ USD. Ngành sản xuất nông nghiệp nước ta đang có nhiều thuận lợi: giá nông sản trên thế giới liên tục tăng, nhu cầu nông sản của các nước ngày càng lớn (cung không đủ cầu), đặc biệt chất lượng gạo của nước ta được đánh giá rất cao thậm chí có những loại giá còn cao hơn của Thái Lan; về cà phê, giá cũng không ngừng tăng mà sắp đến mùa thu hoạch, cà phê của Brazil năm nay lại mất mùa...

Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều cà phê tươi nhất sang Tây Ban Nha, với 94.653 tấn, chiếm 39,21% lượng cà phê tươi nhập khẩu năm 2006 của Tây Ban Nha, xếp trên Braxin (44.323 tấn), Côlômbia (17.283 tấn), Đức (15.158 tấn), Uganđa (13.690 tấn) và Bờ biển ngà (12.483 tấn).

Liên đoàn cà phê Tây Ban Nha cho biết 39,18% lượng cà phê tươi mà nước này nhập khẩu năm ngoái là loại cà phê chè (arabica) và 60,82% còn lại là cà phê vối (robusta).^ Năm 2006, Tây Ban Nha đã nhập tổng cộng 261.412 tấn cà phê, tăng 1,7% so với năm 2005, trong đó có 241.387 tấn cà phê tươi, 15.001 tấn cà phê rang và 5.024 tấn cà phê tan; và xuất khẩu 49.028 tấn cà phê, giảm 7,4%, trong đó có 24.145 tấn cà phê tan, 15.697 tấn cà phê tươi và 9.186 tấn cà phê rang

Chiều 4-7, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, cho biết: Tính đến thời điểm này, các doanh nghiệp đã xuất khẩu trên 53.000 tấn hạt tiêu, đạt kim ngạch 146 triệu USD. Về sản lượng chỉ đạt gần 50% nhưng giá trị tới 97% so cùng kỳ năm ngoái. Ông Nam báo tin vui, sau thời gian sụt giảm thì hiện nay giá tiêu xuất khẩu đã tăng lên 3.500 - 3.600 USD/tấn^, giá tiêu trong nước tăng 55.000 - 57.000 đồng/kg. Hiện lượng tiêu tồn kho còn khoảng 30.000 tấn, trong khi nhu cầu tiêu thụ trên thế giới đang tăng cao. Dự báo giá tiêu tiếp tục tăng trong thời gian tới

Trong tháng 05/2007, Nhật Bản là thị trường chiếm tới 77 % tổng kim ngạch xuất khẩu hoa, cây cảnh của nước ta. Theo số liệu thống kê chính thức từ Tổng cục hải quan trong tháng 05/07 kim ngạch xuất khẩu hoa, cây cảnh của nước ta theo đường chính ngạch đạt gần 400 nghìn USD, trong đó Nhật Bản vẫn là thị trường có kim ngạch xuất khẩu hoa, cây cảnh lớn nhất của nước ta. ^Với kim ngạch xuất khẩu đạt trên 300 nghìn USD, chiếm 77% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Hiện nay, Nhật Bản có thể tự trồng và cung cấp hầu hết nhu cầu hoa trong nước. Tuy nhiên, do nhu cầu trong nước về các loài hoa khá phong phú và chi phí nhân công tại Nhật Bản khá đắt đỏ, không thể cạnh tranh với các nước khác, kim ngạch nhập khẩu hoa của Nhật Bản ngày càng tăng trong những năm gần đây. Hàng năm, nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản gần 500 triệu USD. Các thị trường nhập khẩu hoa chính của Nhật Bản là Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia. Có thể nhận thấy nhu cầu nhập khẩu hoa của Nhật Bản trong những năm gần đây ngày càng tăng. Đặc biệt là những loại hoa không được trồng phổ biến ở Nhật Bản hoặc rất khó trồng vào thời tiết thu và đông ở Nhật Bản như: hoa cúc, hoa hồng, cẩm chướng, loa kèn...

Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản trên 6,2 triệu USD, chiếm 1,4% thị phần nhập khẩu hoa của Nhật Bản. Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu hoa của ta sang Nhật Bản ước tính sẽ đạt 6,5 triệu USD. Hiện nay, các mặt hàng hoa xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam vào Nhật Bản là hoa phong lan, hoa cúc và cẩm chướng.

Về đơn giá xuất khẩu: Nhìn chung giá các loại hoa xuất sang thị trường này khá ổn định. Hoa cúc là loại có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ( trên 193 nghìn USD) có đơn giá trung bình là 0,18 USD/cái. Đáng chú ý, có 02 lô hàng xuất khẩu vào ngày 11 và ngày 25 có đơn giá lên tới 0, 43 USD/cái (cây thực vật) (CFR, Sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong khi giá cẩm chướng xuất khẩu trung bình sang tất cả các thị trường là 0,175 USD/cái thì xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản với đơn giá là 0,14 USD/cái. Riêng hoa kỳ lân có sự giảm nhẹ về đơn giá trung bình xuất khẩu. Cụ thể: trong tháng 05 đơn giá xuất khẩu trung bình của loại hoa này là 0,10 USD/cái, giảm so với mức 0,09 USD/cái trong tháng 04/07.

Tham khảo các loại hoa xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản trong tháng 05/2007

Chủng loại Đơn giá xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu (USD)

Cúc từ 0,14 đến 0,43 193.619,38

Cẩm chướng từ 0,13 đến 0,18 49.986

Hồng từ 0,15 đến 0,16 44.179,6

Lan từ 0,08 đến 1,00 13.944

Lys từ 0,77 đến 0,80 10.85

Kỳ lân từ 0,09 đến 0,10 879

Các chuyên gia phân tích dự báo từ nay đến cuối năm và sang cả năm 2008, các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tiếp tục gặp nhiều thuận lợi cả về thị trường, lượng và giá xuất khẩu, trong đó một số mặt hàng như gạo, cà phê và cao su có xu hướng tăng giá khá mạnh.

Nhu cầu gạo trên thế giới ở mức cao trong khi nguồn cung eo hẹp chính là nguyên nhân dẫn đến việc cả lượng và giá gạo xuất khẩu của Việt Nam chắc chắn sẽ còn nhiều lợi thế trong thời gian tới. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sang năm 2008 Việt Nam gần như nắm chắc hợp đồng xuất khẩu 4 triệu tấn gạo với giá bán ở mức cao.

Trong năm nay, nhu cầu gạo trên thế giới tăng đột biến lên 30 triệu tấn, tăng gần 3 triệu tấn so với dự báo. Nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới là Ấn Độ lại thiếu hụt về lương thực và phải nhập khẩu, trong khi Thái Lan - nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới - cũng giảm lượng gạo bán ra. Ngoài ra, Inđônêxia vốn không phải nhập khẩu gạo nay năm nay cũng nhập khoảng hơn 1,3 triệu tấn gạo.

Vì thế, giá gạo Việt Nam có đà bứt phá nhanh, tiến tới ngang bằng và vượt ngưỡng giá gạo của Thái Lan. Mới đây giá gạo loại 25% tấm của Việt Nam đã trúng thầu với giá 350 USD/tấn, cao hơn 8 USD/tấn so với giá gạo Thái Lan.

Tương tự như gạo, giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng từ đầu tháng 9 tới nay, do cung-cầu trên thế giới chênh lệnh lớn. Nguồn cung cà phê của Việt Nam trong năm nay dự kiến sẽ giảm 10-15%. Sản lượng cà phê của Braxin - nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới - cũng giảm 10 triệu bao xuống còn 32 triệu bao (loại 60 kg) so với năm ngoái.

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế, dự báo thâm hụt cà phê toàn cầu năm nay sẽ vào khoảng 10 triệu bao. Hiện giá FOB xuất khẩu cà phê robusta tại Thành phố Hồ Chí Minh đang ở mức 1.695 USD/tấn, tăng 20-35 USD/tấn so với cuối tháng 9.

Cao su xuất khẩu sang Trung Quốc cũng tăng cao cả về lượng và giá kể từ đầu tháng 10. Giá cao su xuất sang Trung Quốc đạt 16.450 NDT/tấn và lượng xuất bình quân đạt 600 tấn/ngày.

Theo Bộ Công Thương, trong thời gian tới các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ nâng lượng nhập khẩu cao su lên khoảng 800 tấn/ngày để cung ứng đủ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất săm lốp trong nước và do đó trong hai tháng tới giá xuất khẩu có thể tăng thêm 200-350 NDT/tấn

Thời cơ vàng cho hạt tiêu Việt Nam

Nguồn: DĐDN

Theo Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, Việt Nam đang nắm giữ 60 - 65% sản lượng hồ tiêu trên thế giới. Nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trong những năm qua tăng đột biến. Những ngày cuối vụ, cung không đủ cầu đã đẩy giá tăng cao. Hiện nay giá hồ tiêu đang giữ mức giá ổn định từ 70.000 - 73.000 đồng/kg. Đây là mức giá cao nhất trong nhiều năm qua. ^Nắm được nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới, nhiều hộ nông dân thu hoạch "găm" hàng không bán ra, trong khi các DN đang thiếu nguyên liệu trầm trọng để chế biến.

Vai trò điều tiết

Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu VN cho biết, hàng trăm hộ nông dân các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã thu về tiền tỷ khi giá đạt trên 70.000 đồng/kg. Nhiều nước trồng hồ tiêu mất mùa khiến sản lượng sụt giảm. Riêng năm 2006 VN xuất khẩu đạt 118.800 tấn, chiếm 60% sản lượng hồ tiêu trên thế giới. Có thể nói, thị trường hồ tiêu thế giới đang hết sức nóng. Vai trò cây tiêu VN đang đứng thế chủ đạo cho thị trường tiêu thế giới. Điều đó được thể hiện, trong tháng 5 vừa qua người trồng tiêu Đông Nam Bộ, Tây Nguyên đã bước vào mùa vụ thắng lợi về sản lượng cũng như giá cả trên thị trường. Có những thời điểm giá tiêu đã nhảy lên mức kỷ lục 77.500 đồng/kg. Lo người dân bán tháo trước khi giá tăng cao, Hiệp hội hồ tiêu VN khuyến cáo, các hộ trồng tiêu không nên vội vã bán ra gây ảnh hưởng cho thị trường. Theo ông Nam, điều đáng mừng là đến đầu tháng 6 giá tiêu thị trường trong nước vẫn giữ ổn định trên 70.000 đồng/kg. DN cũng như người trồng tiêu hết sức bình tĩnh trong giai đoạn giá tiêu được giá như hiện nay vì thị trường tiêu thế giới đang ở trong tình trạng khan hiếm. Từ thực trạng đó, giá hạt tiêu xuất khẩu liên tục đạt 3.200-3.450 USD/tấn. Tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ.

Tận dụng thời cơ

Điều đáng mừng cho hồ tiêu VN là những tín hiệu rất tích cực trên thị trường thế giới. Trong khi sản lượng hồ tiêu trên thế giới đều giảm chỉ còn chưa đến 1 tấn/ha thì sản lượng hồ tiêu VN vẫn giữ nguyên ở mức 2,5 tấn/ha. Năm 2006, sản lượng tiêu xuất khẩu đạt 110 tấn, chiếm hơn một nửa thị trường thế giới. Hạt tiêu VN đã thâm nhập vào thị trường của hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp các châu lục.

Đến tháng 7 năm nay, hồ tiêu VN sẽ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường thế giới. Bởi đây là thời điểm cây hồ tiêu đang vào mùa thu hoạch. Vì vậy, DN có thể phối hợp với người nông dân để chủ động dự trữ và chọn thời điểm tốt nhất, mức giá hợp lý nhất để bán ra thị trường. Nhìn trên bản đồ xuất khẩu hồ tiêu thế giới thì chuyên gia cho rằng, người trồng tiêu VN và các DN xuất khẩu đang nắm trong tay một thời cơ vàng. Để tận dụng và khai thác đạt hiệu quả tối đa cơ hội "vàng" này, không chỉ người nông dân mà quan trọng hơn là các DN cần có những chiến lược kinh doanh chắc chắn nhưng táo bạo.

Theo các chuyên gia, để cây tiêu VN có được thương hiệu riêng của mình trên thị trường quốc tế, trách nhiệm này không thể chỉ đặt lên vai người nông dân và các DN mà cần có sự hỗ trợ tích cực từ chính sách và những giải pháp đồng bộ trong tất cả các khâu như sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu cho cây hồ tiêu phát triển bền vững, của Nhà nước và Hiệp hội hồ tiêu VN.

Bio-protector

Chất bảo vệ sinh học

Bio-Pretty

Nước cắm hoa sinh học

Trung tâm Thông tin thương mại (Bộ Thương mại) cho biết: nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam như: gạo, nhân điều, lạc, vừng, chè sơ chế... đang "hút hàng" tại thị trường Trung Quốc.

Hiện các đối tác Trung Quốc nhập khẩu gạo 25% tấm theo đường tiểu ngạch với giá 1.800 NDT/tấn (tương đương 233 USD/tấn). Nhu cầu nhập khẩu nhân điều từ Trung Quốc cũng sẽ tăng dần từ nay đến tháng 6-2007, với lượng nhập mỗi tháng khoảng 800 tấn với giá khoảng 4.160 USD/tấn (tăng 38 USD/tấn so với tháng 4). Lạc, vừng là 2 mặt hàng nông sản thị trường Trung Quốc có nhu cầu nhập khẩu quanh năm với khối lượng 3.000 tấn/tháng. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 60% - 70% nhu cầu của phía đối tác. Theo thống kê sơ bộ, trong tháng 5, các đối tác Trung Quốc cần nhập 450 tấn nhân điều; 540 tấn lạc; 700 tấn đỗ; 650 tấn vừng; 600 tấn tinh bột sắn; 350 tấn chè sơ chế (đang là mặt hàng xuất khẩu đắt khách tại cửa khẩu).

Tình hình thị trường cao su tháng 3/2007

Nguồn: Viện Nghiên cứu thương mại

1. Thếgiới

Theo báo cáo của Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU), sản lượng cao su thiên nhiên thế giới dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 3% trong năm 2007 và 4,5% trong năm 2008, trong đó tăng trưởng của Thái Lan có thể sẽ đạt tương ứng 2,1% và 3,8%, Indonesia là 0,9% và 5,1% và Malaysia là 4,2% và 4%. Về sản lượng cao su tổng hợp, châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực có mức tăng cao nhất 6,8% so với 4,4% của Bắc Mỹ, 2,7% của Mỹ La tinh, 0,8% của EU, 2,1% của các nước châu Âu không thuộc EU trong khi sản lượng của Nam Phi giảm 8%. Tiêu thụ của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng 9% năm 2007 và 8% năm 2008, trong khi của Mỹ lần lượt chỉ ở mức 4,7% và 4,1% còn của EU đều ở mức 2,2%.

Giá cao su châu Á liên tục giảm trong từ đầu tháng 3/2007 nguyên nhân do giá giảm mạnh ở Sở giao dịch hàng hoá Tokyo. Đồng Yên tiếp tục vững lên trong khi đà giảm giá của các cổ phiếu lớn vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại đã gây ra tâm lý lo sợ cho các nhà đầu tư tại Sở Giao dịch Hàng hoá Tokyo (Tocom), khiến họ tăng cường hoạt động bán tháo cao su, đẩy giá mặt hàng này rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tuần qua, mặc dù nguồn cung lúc này hạn chế vì Thái Lan, nước sản xuất cao su lớn nhất thế giới, đang vào mùa khô, sản lượng mủ cao su giảm, trong khi mùa mưa ở Indonesia nước sản xuất lớn thứ 2 thế giới cũng không thuận tiện cho việc thu hoạch mủ.

Giá cao su kỳ hạn tại một số thị trường châu Á như sau:

+ Tại thị trường Nhật Bản ngày 13/3/2007 giá cao su kỳ hạn giao tháng 7/07 là 266,9 Yên/kg giảm 28,5 Yên/kg so với giá cao su ngày 12/2/2007 giao kỳ hạn tháng 7/07 là 295,4 Yên/kg.

+ Tại Singapore ngày 12/3/2007 giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 7/07 là 228,2 cent/kg giảm 10,3 cent/kg so với giá cao su ngày 12/2/2007 giao kỳ hạn tháng 6/07 là 238,5 cent/kg

+ Tại Thượng Hải (Trung Quốc) giá cao su RSS3 ngày 13/3/2007 giao kỳ hạn tháng 7/07 là 21495 NDT/tấn giảm 595 NDT/tấn so với giá cao su ngày 12/2/2007 giao kỳ hạn tháng 7/07 là 22090 NDT/tấn.

Giá cao su thế giới: dự báo tháng 3/2007 giá cao su thiên nhiên giảm nhẹ ở mức từ 1.800 - 2.200 USD/tấn FOB.

2. Trong nước

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tháng 2/07 cả nước đã xuất khẩu được 50 ngàn tấn cao su các loại, đạt kim ngạch 82 triệu USD, giảm 24,96% về lượng và giảm 23,36% về trị giá so với tháng 1/2007.

Trong tháng 2/2007 giá xuất khẩu cao su các loại sang hầu hết các thị trường đều tăng, cụ thể: giá xuất trung bình cao su khối SVR3L sang Trung Quốc tăng thêm 129 USD/tấn so với tháng 1/07 và tăng 6,4% so với tháng 2/06, đạt 1.939 USD/tấn. Giá xuất sang Hàn Quốc cũng tăng thêm 245 USD/tấn so với tháng 1/07 và tăng 273USD/tấn so với giá xuất cùng kỳ 2006, đạt 2.060 USD/tấn. Giá xuất sang Nhật Bản đạt 1.993 USD/tấn, tăng 229 USD/tấn so với tháng 2/06.

Giá xuất khẩu trung bình cao su SVR 10 trong tháng 2/07 tăng khá, đạt 1.773 USD/tấn, tăng 123 USD/tấn so với tháng 1/2007. Trong tháng 2/07, cao su SVR 10 được xuất khẩu tới 6 thị trường, mở rộng thêm 3 thị trường so với tháng 1/2007, trong đó Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu chính. Giá xuất khẩu trung bình cao su SVR 10 tới các thị trườngđều tăng khá, đạt 1.773 USD/tấn, tăng 123 USD/tấn so với tháng 1/2007. Đáng chú ý, xuất khẩu tới Đài Loan có giá xuất khẩu cao nhất đạt 1.865 USD/tấn.

Hiện giá xuất khẩu cao su SVR 10 tới thị trường Trung Quốc đạt 1.762 USD/tấn-DAF, tăng 125 USD/tấn so với tháng 1/2007; giá xuất khẩu tới Malaysia đạt 1.849 USD/tấn-FOB; sang Đức đạt 1.817 USD/tấn-FOB; tới Đài Loan đạt 1.865 USD/tấn-FOB; Ấn Độ đạt 1.774 USD/tấn-FOB; Thổ Nhĩ Kỳ đạt 1.664-FOB.

Giá cao su xuất khẩu: dự báo giá cao su xuất khẩu có thể giảm nhẹ trong thời gian tới ở mức từ 1.750 - 2.100 USD/tấn nguyên nhân do ảnh hưởng giá cao su tại thị trường châu Á giảm

Theo kết quả sơ bộ đợt giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu vào EU của Vụ Thực phẩm và Thú y thuộc Tổng vụ Bảo vệ Sức khỏe và Người tiêu dùng (Sanco - Ủy ban châu Âu), Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, thực hiện nghiêm túc các kế hoạch giám sát dư lượng chất kháng sinh đối với mặt hàng thủy sản.

Với kết quả này, Bộ Thủy sản dự báo năm 2007, nhiều khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường châu Âu sẽ tăng thêm 10% - 15%. Hiện tại, các doanh nghiệp chế biến cá tra, cá ba sa trong nước có rất nhiều đơn đặt hàng từ EU. Giá cá tra, cá ba sa nguyên liệu vì thế cũng đang tăng.

Nhìn lại năm 2006 đã qua, những người lao động ngành thủy sản đã gặp biết bao khó khăn, thách thức. Thiên tai khắc nghiệt, với 10 cơn bão liên tiếp trên Biển Ðông, kèm theo mưa, lũ đổ bộ vào miền trung, miền nam đã gây hậu quả nặng nề: Hàng trăm người chết và mất tích, hàng nghìn tàu, thuyền bị chìm, hàng vạn ngôi nhà trong các làng cá bị hư hỏng, hàng nghìn héc-ta nuôi trồng thủy sản bị phá hủy... Trên thị trường giá xăng dầu liên tục tăng, tác động tới toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu thủy sản 2006 phát sinh nhiều thách thức. Hậu quả của hai vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa và tôm vào thị trường Hoa Kỳ đã gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam và làm giảm đáng kể sản lượng và giá trị hàng thủy sản nhập vào Mỹ. Thị trường EU tiếp tục xuất hiện các hàng rào kỹ thuật, với yêu cầu cảnh báo và tăng cường kiểm tra các lô hàng thủy sản bị nhiễm dư lượng kháng sinh. Thị trường Nhật Bản sau nhiều năm mua, bán bình thường, năm nay cơ quan kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản đã yêu cầu kiểm tra dư lượng kháng sinh 100% các lô hàng thủy sản xuất xứ từ Việt Nam... Bên cạnh các khó khăn khách quan, về chủ quan thực trạng sản xuất thủy sản ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập.

Trong bối cảnh ấy những người lao động thủy sản đã vượt qua khó khăn, phát huy nội lực, khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng biển nhiệt đới, dũng cảm đương đầu với thử thách, mạnh dạn hội nhập toàn diện trên thị trường quốc tế, phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã vượt qua ba tỷ USD, giữ vững vị trí là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước.

Ðạt được kết quả đó, cộng đồng lao động nghề cá đã có một năm nỗ lực phấn đấu. Trên biển, các đoàn tàu đánh cá đã được tổ chức lại theo mô hình cộng đồng theo đoàn, theo đội, theo tổ hợp tác gắn kết với các mối quan hệ họ hàng, chủ tàu, chủ vựa. Các mô hình dịch vụ ngay trên biển phục vụ kịp thời cho các đoàn tàu đánh cá đã xuất hiện. Các tàu hậu cần dịch vụ đã bảo đảm thường xuyên cấp dầu, nước đá, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, thậm chí tại một số địa phương dịch vụ cơ khí sửa chữa cho các tàu cá cũng đã được thực hiện ngay trên biển. Nhờ đó, thời gian bám biển sản xuất của các tàu cá dài hơn, quãng đường chạy tàu được rút ngắn, chi phí nhiên liệu được tiết kiệm đáng kể. Ðồng thời với việc tổ chức lại mô hình sản xuất, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện kiêm nghề, đa nghề trên một con tàu, ngư dân đã rất sáng tạo cải tiến ngư lưới cụ, kéo dài lưới rê, tăng lượng chì cho các lưới chụp mực, cải tiến các vàng câu cá ngừ khơi... nên năng suất khai thác tăng đáng kể, không những có thể bù đắp chi phí do giá xăng, dầu tăng, mà vẫn có lãi, đời sống vẫn không ngừng được cải thiện.

Trong nuôi trồng thủy sản, nhờ các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, nhiều giống mới được đưa vào sản xuất đã phát huy hiệu quả trên cả ba vùng nước: nước mặn có nghêu, sò, vẹm, ốc hương, tu hài, ngọc trai, tôm hùm, cá giò, cá song, cá hồng, rong sụn... Nước lợ có tôm sú, tôm rảo, tôm he chân trắng, cua bể, cá vược, cá bớp, cá dìa, cá măng, rong câu... Nước ngọt, ngoài các giống cá truyền thống, như trôi, mè, trắm, chép, có cá tra, cá ba sa, rô phi, diêu hồng, thác lác, lóc bông, tôm càng, ếch, ba-ba, cá sấu... Việc đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản đã được kết hợp chặt chẽ với xây dựng các mô hình chuyển đổi sản xuất hình thành nên các vùng sản xuất hàng hóa lớn. Tại nhiều nơi trong cả nước đã hình thành các vùng nuôi tôm công nghiệp tập trung có quy mô hàng nghìn héc-ta như ở các tỉnh nam miền trung, đồng bằng sông Cửu Long..., các vùng nuôi cá tra, cá ba sa quy mô lớn ở An Giang, Ðồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang,... Các vùng nuôi nghêu ở Bến Tre, Tiền Giang, Nam Ðịnh, Thái Bình, Thanh Hóa,... Các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía bắc đã chuyển đổi mạnh mục đích sử dụng đất (kể cả những ruộng lúa đang cho năng suất cao vẫn quy hoạch chuyển sang nuôi trồng thủy sản, như tại Hải Hậu (Nam Ðịnh), xây dựng các mô hình nuôi cá nước ngọt theo phương thức cộng đồng, nuôi các đối tượng truyền thống, kết hợp nuôi thủy đặc sản, thủy cầm, động vật lưỡng cư, trồng cây ăn quả, cây cảnh cho hiệu quả kinh tế cao. Sản xuất tập trung là điều kiện để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng cường quản lý, giám sát cộng đồng, thực hiện các mô hình nuôi sạch, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, là điều kiện để nâng cao năng suất nuôi và giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, đồng thời tạo nên các vùng nguyên liệu tập trung phục vụ công nghiệp chế biến xuất khẩu. Trong cả nước đã có nhiều nơi nuôi tôm đạt năng suất 8 - 12 tấn/ha, nuôi cá nước ngọt đạt năng suất hơn 2-3 tấn/ha, vùng đồng bằng sông Cửu Long nhiều diện tích nuôi cá tra đạt năng suất 200 - 300 tấn/ha, đưa tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2006 đạt 1,7 triệu tấn và thu nhập trên một đơn vị diện tích đạt doanh số từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng trên một héc-ta.

Chế biến thủy sản có những tiến bộ vượt bậc về công nghệ, về mẫu mã, chủng loại mặt hàng, sản phẩm đa dạng, phong phú cả trong tiêu thụ nội địa, cả trên thị trường xuất khẩu. Riêng sản phẩm cá tra, cá ba sa đã được chế biến thành hơn 60 mặt hàng bán ra thị trường. Quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm được đặc biệt coi trọng. Năm 2006 đã có thêm 38 doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam được công nhận đủ tiêu chuẩn vào danh sách 1 của thị trường EU, đưa tổng số các doanh nghiệp có tên trong danh sách 1 vào EU lên 209 đơn vị. Ðây là kết quả rất đáng trân trọng, thể hiện trình độ của công nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đã tiếp cận, đáp ứng tốt về chất lượng, về kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Với hệ thống các nhà máy công nghiệp chế biến tiên tiến, cùng với lực lượng đông đảo đội ngũ doanh nhân đã qua tôi luyện trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của thị trường là cơ sở quan trọng để thủy sản Việt Nam có thể vững tin tiếp tục duy trì tốc độ phát triển xuất khẩu trên các sân chơi của thị trường quốc tế.

Trong những ngày Xuân Ðinh Hợi ấm cúng này, bên bếp lửa hồng, những người lao động nghề cá nhớ lại cách đây một phần tư thế kỷ, năm 1981, ngành thủy sản có giá trị kim ngạch xuất khẩu 11 triệu rúp - USD. Khi đó, những cán bộ, lao động nghề cá chỉ dám ước mơ có được doanh số xuất khẩu 100 triệu USD. Con số một tỷ USD thời đó thật xa vời... Thế nhưng, chỉ sau 20 năm phấn đấu theo con đường Ðổi mới của Ðảng, năm 2000, thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu vượt một tỷ USD và hai năm sau, năm 2002, vượt hai tỷ USD, và ba năm sau nữa, năm 2006, đã vượt ba tỷ USD.

Chào Xuân Ðinh Hợi, con thuyền kinh tế Việt Nam ra biển lớn, hội nhập kinh tế thế giới. Cùng với lao động cả nước, những người lao động nghề cá - những ngư dân dạn dày sóng gió, vững vàng, tự tin chèo, lái con thuyền của mình lướt sóng tiến ra đại dương bao la.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: