mmmmmmmmmmmmmeeeeeeeeee1

kinh tế chủ yếu. Kinh tế nông nghiệp với trình độ sản xuất thô sơ, năng suất lao động thấp, sức lao động là lực lượng sản xuất chủ yếu và nông nghiệp đóng vai trò nền tảng xã hội. Kinh tế công nghiệp đạt trình độ sản xuất cao hơn, máy móc trở thành lực lượng sản xuất chủ yếu và các ngành công nghiệp là nền tảng của xã hội. Một số nhà khoa học cho rằng sau khi thực hiện thành công công nghiệp hoá, các nước phát triển đã chuyển sang nền kinh tế phân phối với sự phát triển mạnh mẽ của giao thông vận tải và các loại hình dịch vụ làm gia tăng giá trị sản phẩm. Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, sự tương tác giữa tin học, vi điện tử và sinh học đã tạo ra những tiến bộ thần kỳ trong kinh tế và sẽ tiếp tục cung cấp nhiên liệu cho sự tăng trưởng của thế giới trong vòng hai hoặc ba mươi năm tới. Sự phát triển không ngừng có tính bùng nổ của lực lượng sản xuất trong đó tri thức đóng vai trò như lực lượng sản xuất chủ yếu đã dẫn đến sự hình thành một nền kinh tế mới, nền kinh tế tri thức (Knowledge Based Economy hoặc Knowledge economy).

Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế tri thức là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất ở trình độ cao, áp dụng những thành tựu tiên tiến nhất về công nghệ và kỹ thuật. Theo các chuyên gia thì những trụ cột chính của nền kinh tế tri thức bao gồm công nghệ thông tin, sinh học, năng lượng và vi điện tử. Những sản phẩm của nền kinh tế thông tin có hàm lượng tri thức cao và giá trị gia tăng lớn. Trong nền kinh tế tri thức, dịch vụ có tỷ trọng lớn, vượt xa cả các ngành công nghiệp truyền thống. Kinh tế mạng (Network Based Economy) đóng vai trò vô cùng quan trọng. Internet là động lực mạnh mẽ nhất và con đường nhanh nhất của tự do thương mại và toàn cầu hoá. Trong phần lớn các ngành, xu thế sát nhập tạo ra những công ty có tiềm lực khổng lồ như các ngân hàng, công ty sản xuất ô tô, máy tính. Các công ty lớn đã hợp tác với nhau để nâng cao sức cạnh tranh. Lực lượng lao động cũng có thay đổi đáng kể. Nhu cầu về lao động chuyên môn kỹ thuật ngày càng tăng lên. Sự thiếu hụt lập trình viên kỹ thuật là vấn đề của toàn thế giới từ những nước phát triển như Mỹ, Canada tới những nước đang phát triển như Việt nam. Các khu kỹ thuật cao cũng được coi như là một nét đặc trưng của nền kinh tế tri thức. Tại Mỹ, chỉ riêng Thung lũng Silicon tập trung hơn 7000 công ty kỹ thuật cao và có doanh số khoảng 450 tỷ USD, tổng số Mỹ có hơn 300 khu công nghệ cao, Nhật có 32, Pháp có 35. Những khu công nghệ cao là nơi tập trung trí tuệ và sức sáng tạo của lực lượng sản xuất tiên tiến. Một nét đặc trưng đáng chú ý khác là các quy luật kinh tế truyền thống như lợi ích cận biên giảm dần, chi phí cận biên tăng dần có thể không còn chỗ đứng trong nền kinh tế tri thức. Một ví dụ điển hình là số người sử dụng thông tin càng nhiều thì thông tin càng có giá trị.

Không nên hiểu một cách máy móc kinh tế tri thức là công nghệ thông tin thuần tuý. Nền kinh tế tri thức bản thân nó được ra đời trong lòng một xã hội công nghiệp phát triển. Sản phẩm của nền kinh tế tri thức không chỉ là những sản phẩm dịch vụ và thông tin mà còn là sản phẩm công nghiệp truyền thống được sản xuất với trình độ công nghệ cao và có giá trị gia tăng lớn. Mặt khác thì những dịch vụ hoặc sản phẩm thông tin phần lớn cũng nhằm phục vụ và phân phối các sản phẩm công nghiệp. Do vậy, không thể có nền kinh tế tri thức với một lực lượng sản xuất của cải vật chất ở trình độ thấp. Trung Quốc và Ấn Độ là sự tương phản rõ nét nhất, Ấn Độ mặc dù là cường quốc số 2 trên thế giới về công nghệ phần mềm, nhưng sức sản xuất thì thua xa so với Trung quốc.

Kinh tế tri thức, đặc biệt là công nghệ thông tin là xu thế phát triển tất yếu của xã hội loài người trong tương lai. Nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ có tốc độ tăng trưởng kinh tế là 4,1% năm 2000, thặng dư ngân sách năm 2000 dự kiến là 211 tỷ USD. Công nghệ thông tin chỉ chiếm khoảng 8,3% GDP, nhưng đã đóng góp gần 1/3 sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ và 1/2 sự tăng năng suất của nước này từ 1995 đến 1999. Số người làm việc liên quan đến Internet tăng gấp đôi trong năm 1999 và thu nhập hàng năm của ngành này tăng 74%. Có thể khẳng định sự dẫn đầu trong công nghệ thông tin đã tạo ra một cơ hội ngàn vàng cho các doanh nghiệp Mỹ chiến thắng trong các cuộc cạnh tranh. Các doanh nghiệp Mỹ trong quá trình xây dựng lại (restructuring) đã không chỉ thay đổi phương thức chính sách quản lý làm việc mà đã ứng dụng một các tối đa những thành tựu của khoa học thông tin. Năng suất lao động và chất lượng tăng trong khi chi phí giảm đi đã tạo ra một ưu thế cạnh tranh tuyệt đối của các doanh nghiệp Mỹ. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin, mà phần lớn là của Mỹ, như Yahoo, Nescape, Dell, đã phát triển nhanh chóng, trở thành những công ty khổng lồ với tài sản hàng chục tỷ USD trong vòng chưa đầy một chục năm, vượt xa những công ty công nghiệp truyền thống. Một ví dụ điển hình khác là chuỗi siêu thị lớn nhất và thành công nhất nước Mỹ và thế giới là "WalMart" đã sử dụng hệ thống thông tin để quản lý và phân phối các mặt hàng với tổng chi phí lưu thông là 10% trong khi các đối thủ cạnh tranh khác phải chịu mức chi phí này là 25%. Điều này góp phần giải thích sự lớn mạnh của WalMart trong vòng gần 15 năm qua, vượt qua những đối thủ lớn nhất từ Sear tới K. Mart. Giá trị của WalMart đã đạt tới hơn 80 tỷ USD trong năm 1999. Wal Mart cũng đi đầu trong việc bán hàng thông qua Internet với việc xây dựng một siêu thị (Cyber Mall) trên mạng.

Để tránh tụt hậu với Mỹ, tất cả các nước phát triển cũng đang đầu tư rất mạnh vào công nghệ thông tin và xây dựng nền kinh tế tri thức. Chính sự đầu tư này đã dẫn đến công nghệ thông tin và thương mại điện tử phát triển mạnh tới mức mà người ta khó có thể dự đoán trước. Nếu năm 1999 có 280 triệu người đã nối mạng Internet thì dự kiến năm 2000 con số đó sẽ là 375 triệu. Thị trường điện thoại di động đang tăng trưởng với mức 45% năm. Đến năm 2000 sẽ có khoảng một tỷ người hay 1/6 dân số thế giới sử dụng điện thoại di động. Sự kết hợp giữa các công ty điện thoại di động và các công ty dịch vụ Internet đã tạo ra những dịch vụ mới thúc đẩy một cách mạnh mẽ các giao dịch thông qua mạng Internet. Trao đổi kỹ thuật và công nghệ giữa các nước đạt 500 tỷ USD năm 2000. Với việc áp dụng thương mại điện tử, các ngân hàng có nhiều thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ và thực hiện các giao dịch liên ngân hàng trong lĩnh vực thanh toán, thương mại quốc tế, quản lý luồng tiền. Tổng giá trị giao dịch hàng ngày trên thế giới lên tới 3500 tỷ USD. Thương mại điện tử phát triển với một tốc độ ghê gớm từ tổng giá trị 17 tỷ USD năm 1997 lên đến 70 tỷ năm 1999 và dự kiến đạt 1.000 tỷ vào năm 2002. Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng Internet sẽ là con đường giao dịch kinh doanh chủ yếu trong tương lai. Tất cả các doanh nghiệp đều phải chấp nhận con đường này nếu họ không muốn đứng ngoài cuộc.

Kinh tế tri thức không phải là sân chơi riêng biệt của các nước phát triển, các nước đang phát triển cũng có những cơ hội thuận lợi để có thể rút ngắn những khoảng cách hy hữu. Trong bối cảnh tự do hoá thương mại và toàn cầu hoá, các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển cũng có khả năng áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ. Ngay tại khu vực Đông Nam á, phát triển công nghệ thông tin và thiết lập hệ thống thương mại điện tử "E - ASEAN" luôn là chủ đề của các cuộc họp các bộ trưởng kinh tế ASEAN. Năm 1999, ASEAN đã thành lập một đội đặc trách do cựu Ngoại trưởng Philippines R. Romulo đứng đầu để xây dựng kế hoạch thực hiện "E - ASEAN". Những dấu hiệu này chứng tỏ các nước Đông Nam á đang dần dần hoà nhập vào nền kinh tế tri thức của thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực đang tăng nhanh đầu tư vào công nghệ thông tin.

Công nghệ thông tin ở Việt Nam mới đang ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Năm 1999, toàn thị trường Việt Nam tiêu thụ khoảng 115.000 chiếc máy tính, trong đó máy tính lắp ráp trong nước chiếm thị phần lớn hơn, khoảng 65%. Năm 2000, IDC dự báo sẽ tiêu thụ khoảng 130.000 chiếc. Đến năm 2004 con số là 405.000 chiếc. Riêng về phần mềm, với xu hướng phát triển nhanh chóng như hiện nay (khoảng 39%), IDC dự báo doanh số sản xuất phần mềm của Việt Nam trong năm 2000 sẽ đạt 50 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm 1999 là 21 triệu USD. Dự kiến sẽ phấn đấu đạt mức xuất khẩu phần mềm là 500 triệu USD trong năm 2005. Tuy nhiên, nếu Việt Nam đạt được những chỉ tiêu trên thì đó mới cũng chỉ là những con số hết sức khiêm tốn ngay cả đối với các nước trong khu vực. Mặt khác, lực lượng sản xuất ở Việt Nam cũng còn ở mức phát triển khá thấp sẽ là rào cản đối với việc xây dựng một cơ sở cần thiết cho việc áp dụng các thành tựu của công nghệ thông tin. Như Giáo sư Đặng Hữu đã nhận định, Việt Nam phải "đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ lớn lao: chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức". Tất cả những điều đó đòi hỏi một định hướng đúng đắn và một sự cố gắng vượt bậc.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: