mmmm1111mm1111

quá trình pháp xâm lược việt nam:

* chiến sự ở đã nẵng năm 1858:

- ngày 31/5/1858 liên quân P'. tyây ban nha dàn trận bước vào trước cửa biển đà nẵng

- nhà ng cử ng tri phương làm tổng chỉ huy quân đội

-> kế hoách đánh nhanh thắng nhanh của pháp bước đầu bị thất bại.

- T2/1859 P' đánh vào gia định

- nd đã chủ động kc ngay từ đầu, chăn đnáh quấy rối, và tiêu diệt làm thất bại kế hoạch đanh nhanh thắng nhanh của pháp buộc chúng phải chuyển sang loói đánh lâu dài

* từ gia định P' đánh lan sang và chiếm đc 3 tỉnh miền đông nam kì, chiếm đc quyền tự do buôn bán ở nc ta,..

* sau khi chiếm đc 3 tỉnh miền đôgn, p' bắt tay ngay vào việc tổ chức, cai trị và chiếm đóng.

- năm 1863, p' dùng vũ lực áp đặt nên bảo hộ lên đất cam pu chia=> vui cáo triều đình huế vi phạm hiệp ước 1962 để yêu cầu chúng jao nốt quyền kiểm soát 3 tỉnh mittnf tấy nam kì.

*thực dân p' đánh chiếm bắc kì lần 1:

-sau khi chiễm đc 3 tỉnh mìên tây nam kì, p' từng bước thiết lập bộ máy cai trị, để làm bàn đạp chuẩn bị mở rộng chiến trnah ra cả nc( chúng phái ján điệp ra bắc, diều tra tình hình bố phòg của ta); chúng lôi keo1 số tín đồ tôn giáo lầm lạc để kích động họ đứng lên chống triều đình

-lợi dụng cơ hôi nhà nguyên nhờ giải quyết vụ đuy puy, gây rối ở hà nội, p' cử ng tri phương đưa quân ra bắc+.

- 5/11/1873, tàu chiến cxủa gacniê đến hà nội

- 10/11/1873gacni e tuyên bố mở cửa sông hồng. áp dụng biểu thuế quan khác

- 19/11 hắn gưỉo tối hậu thư đề nghị ng tri phương yêu cầu jải tán quân đội, nộp khí giới.

- 20/11/1873, p' nổ súng chiếm thánh hà nội, và một số tỉnh thành như(hd, hy, nđ,..)

*thực dân p' chiếm hà nội và băc kì lần 2:

-năm 1882, p' tấn công HN lần 2. đồng thời lúc đó nhà ng cử hoàng diệu làm tổng chỉ huy qđ ở HN

3/4/1882, p' do đại tá hải quan rivie chỉ huy đã dổ bộ lên HN

25/4, sau khi đc tăng viện binhchúng gửi tối hậu thư đề nghị HD yêu cầu qđ hạ vũ khí, jao t5hành trog 3h

-chưa hêt hạn p' đã nổ súng chiếm thành. HD chi huy quan doi chien dau bao ve thành--> thanh mat --> hoang dieu tu van. trieu dinh hoang mang cau cuu nha thanh.

- o ha noi dien ra tran cau giay lan 2

- p' chiem mo than hoan gai, quang yen, nam dinh(t3/1883)

*p' tan cong o cua bien thuan an

- loi dung vua tu duc mat trieu dinh luc duc, p' quyet dinh danh hue

-18/8/83, p tan cong cua bien thuan an

20/8/1883. chung da lam chu thuan an/// /:)

Ngày 31 tháng 8 năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Hải quân Pháp do Genoully (phía Pháp) và Palnanca (phía Tây Ban Nha) chỉ huy tấn công cảng Đà Nẵng bằng thuyền chiến và tập kết quân ở Sơn Trà.

Ngày 1 tháng 9 năm 1858, Genoully gửi tối hậu thư buộc trấn thủ Trần Hoàng đang giữ Đà Nẵng trong hai giờ phải giao nộp cho quân Pháp tỉnh này. Nhưng chưa tới hạn, Genoully ra lệnh bắn phá đồn Điện Hải, An Hải. Triều đình Huế nghe tin căng thẳng ở Đà Nẵng, Tự Đức cử ngay Nguyễn Tri Phương tổng chỉ huy mặt trận đem quân giải quyết căng thẳng. Nguyễn Tri Phương cho quân đào hào, sơ tán dân, lập một hàng rào vây ở mé biển để quân Pháp ở Sơn Trà bí ở Sơn trà. Suốt 5 tháng vây hãm, cái đói và nóng nực đã khiến quân Pháp mệt mỏi, Pellerin khuyên Genoully đưa quân ra Bắc sẽ có giáo dân giúp nhưng luận điệu giáo dân giúp chỉ làm Genoully bực bội.

Ngày 2 tháng 2 năm 1859, Genoully để lại một số tiểu đoàn chống cự quân Nguyễn Tri Phương ở Đà Nẵng còn lại theo đường biển từ Vũng Tàu ven theo tiến vào Gia Định.

Gia Định

Vũng Tàu: Ngày 9 tháng 2 năm 1859, quân Pháp tiến vào Vũng Tàu. Sáng ngày 10 tháng 2, quân Pháp nổ súng, công phá các đồn ven biển và dùng quân bộ có trợ giúp tàu chiến tấn công đồ Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mĩ, Danh Nghĩa có nhiệm vụ bảo vệ đường sông hướng vào Gia Định. Sau đó, các tàu chiến Pháp đi một cách chậm chạp men theo sông Cần Giờ tiến vào cửa thủy Gia Định

Nhà Bè: Cửa thủy Gia Định có chặng sông Nhà Bè với 12 đồn ven sông chặn đánh với tàu chiến Pháp suốt 6 ngày đêm. Đặc biệt, các lính thủy đồn Giao Khẩu và Hữu Bình đột kích đánh đắm hai thuyền La Dragon va Avalanche của Pháp. Sáng ngày 16, quân Pháp chậm rãi vào đậu sát sông Bến Nghé.

Gia Định: Ngày 17 tháng 2 năm 1859, tàu chiến Pháp tập trung hỏa lực bắn phá cửa thành Gia Định rồi đem quân đánh mạnh vào mặt thành tới trưa. Tàu chiến Pháp sau đó chuyển hướng bắn nát các lỗ châu mai quân trong thành khiến thế bị vỡ, trấn thủ Võ Duy Ninh xấu hổ tự sát.

Tháng 3 năm 1859, Genoully cho phá thành rồi cùng quân vào tàu tiến vào tiếp tế Đà Nẵng.

Ngày 8 tháng 5 năm 1859, quân Pháp đánh phá các đồn Điện Hải, Phúc Ninh, Thạch Giản khiến Nguyễn Tri Phương phải rút quân cố thủ phía sau nhưng Genoully cũng thiệt hại nặng phải rút về Gia Định không dám tiến sâu thêm.

Pháp đánh với Áo ở Ý, Genoully được triệu về nước và thay ông là Page. Page táo bạo cho quân đánh dọc phía bắc Đà Nẵng và làm chủ đèo Hải Vân, rồi đánh thẳng vào Huế. Nhưng Page thất bại, quân Pháp thiệt hại tới 300 quân. Năm 1860, Page đành cho quân Pháp rút hoàn toàn vào Gia Định.

Quân Pháp dành thế chủ động ở Trung Quốc và cử Page đánh Hoa Bắc. Quân Pháp ở Gia Định chỉ có 1000 quân phải trải dài chiến tuyến 10 km lúc này Channer được thay tới. Nguyễn Tri Phương từ Đà Nẵng tiến vào phía Nam lập đồn Chí Hòa để quân Pháp không thể tiến ra ngoài Gia Định.

Ngày 25 tháng 10 năm 1860, Pháp tiếp viện cùng sự giúp sức của hải quân ngoài Thái Bình Dương tập trung ngoài đồn Chí Hòa.

Ngày 7 tháng 2 năm 1861, cùng 4000 quân và 50 thuyền chiến tập trung đông đủ được chính phủ Pháp giao quyền Đô đốc Channer cho tập dợt, bắn pháo thị uy đồn.

Ngày 24 tháng 2 năm 1861, hơn 8000 quân Pháp nổ súng cả pháo bắn tới tấp vào đồn, quân bộ được yểm trợ bằng súng cối chạy vào đồn đánh xáp lá cà với quân trong đồn. Thế yếu, quân Nguyễn Tri Phương chống cự tới kiệt sức đành tháo chạy, lỗ châu mai trong đồn bắn vào quân Pháp đủ để quân rút lui an toàn. Đồn Chí Hòa chỉ trong phút chốt thất bại nặng nề. Nguyễn Tri Phương đem quân trú đồn Thuận Kiều.

Ngày 28 tháng 2 năm 1861, quân Pháp công kích đồn Thuận Kiều, Nguyễn Tri Phương rút về Biên Hòa. Pháp thừa thằng xông tới đánh tan quân Huế, chiếm được Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long

Hiệp ước Nhâm Tuất

Phan Thanh Giản với vai trò là Chánh sứ và Lâm Duy Hiệp là Phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký kết hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn.

Hiệp ước gồm 12 khoản, theo đó, 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn (Côn Đảo) được nhượng cho Pháp (khoản 3 Hiệp ước); triều đình phải trả cho Pháp và Tây Ban Nha một khoản bồi thường chiến phí là 4 triệu piastre trong 10 năm, mỗi năm 400.000 đồng (quy ra bạc là 288 nghìn lạng - khoản 8 Hiệp ước); đổi lại, người Pháp sẽ trả lại tỉnh Vĩnh Long cho triều đình Huế, nhưng kèm theo điều kiện là triều đình Huế phải có biện pháp chấm dứt các cuộc khởi nghĩa chống lại người Pháp ở các tỉnh (khoản 11 Hiệp ước). Do hành động này mà dân gian có câu truyền "Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân" (Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp bán nước; triều đình coi thường dân chúng).

Tấn công Hà Nội lần thứ nhất

Năm Quý Dậu 1873, thiếu tướng Dupré ở Nam Kì lấy cái cớ loạn Jean Dupuis ở Hà Nội nên sai đại úy hải quân Françis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội. Chỉ một giờ thì thành vỡ, tướng Nguyễn Tri Phương bị thương nặng. Bị Pháp bắt, ông không cho băng bó và nhịn ăn đến chết. Trong 20 ngày, Bắc Kỳ mất 4 tỉnh.

Khi ấy có Lưu Vĩnh Phúc là đầu đảng của giặc Cờ Đen về hàng triều đình Huế, vua Tự Đức phong cho chức Đề đốc để phụ đánh quân Pháp. Lưu Vĩnh Phúc đem quân ra đánh thành Hà Nội. Françis Garnier đem quân ra nghênh thì bị phục kích chết ở cầu Giấy. Paris biết chuyện nên triệu thiếu tướng Dupré về Pháp. Dupré tìm cách đỡ tội, sai đại úy hải quân Paul-Louis-Félix Philastre ra Hà Nội để trả lại thành và 4 tỉnh bị chiếm. Hai bên ký hoà ước năm Giáp Tuất 1874, trong đó triều đình Huế công nhận cả miền Nam là thuộc về Pháp và Pháp cũng bồi thường lại cho Việt Nam bằng tàu bè và súng ống.

Tấn công Hà Nội lần thứ hai

Năm 1882, thống đốc Le Myre de Vilers gởi thư cho triều đình Huế nói rằng vua ngu tối, bất lực, đất nước loạn ly, Pháp phải trấn an miền Bắc để bảo vệ quyền lợi của dân Pháp. Một mặt Le Myre de Vilers gửi đại tá hải quân Henri Rivière ra Hà Nội, đưa tối hậu thư cho quan Tổng đốc Hoàng Diệu bắt phải hàng. Đúng 8 giờ sáng thì quân Pháp tấn công, 11 giờ thành đổ, ông Hoàng Diệu treo cổ tự tử.

Khâm sai Pháp ở Huế là Rheinart sang thương thuyết, trong đó đòi nước Việt Nam phải nhận nước Pháp bảo hộ và nhường thành thị Hà Nội cho Pháp. Triều đình cho người sang cầu cứu Trung Quốc. Triều đình nhà Thanh được dịp bèn gởi quân qua đóng hết các tỉnh Bắc Ninh và Sơn Tây. Quân Pháp và quân Trung Quốc giao tranh. Đại tá Henri Rivière bị quân Cờ Đen giết tại cầu Giấy.

Thân thế

Phan Châu Trinh còn có hiệu là Tây Hồ, Hi Mã , tự là Tử Cán. Ông sinh năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ nay thuộc Xã Tam Lộc Huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thân sinh là Phan Văn Bình, một võ quan nhỏ, từng tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm chuyển vận sứ phụ trách việc quân lương, nhưng về sau trở thành nạn nhân của sự chia rẽ nội bộ.

Năm 1885, thân phụ ông mất khi ông mới 13 tuổi. Năm 1892, ông đi học và nổi tiếng học giỏi. Bạn cùng học với ông là Huỳnh Thúc Kháng (kém ông 4 tuổi).

[sửa] Hoạn lộ và con đường đấu tranh

Năm 1900, ông đỗ Cử nhân. Năm 1901, ông đỗ Phó bảng, đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và Nguyễn Sinh Sắc. Năm 1902, ông vào học Trường Hậu bổ, sau ra làm Thừa biện Bộ Lễ. Ít lâu sau ông bỏ quan, hoạt động cứu nước. Ông kết giao vơi nhiều sĩ phu yêu nước như Huỳnh Thúc Kháng và Phan Bội Châu. Ông và Phan Bội Châu tâm đắc về nhiệt huyết cứu nước, nhưng ông không tán thành đường lối của Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đấu tranh vũ trang chống Pháp. Ông cùng các bạn đi khắp Việt Nam cổ vũ đấu tranh và liên kết trí thức, văn sĩ yêu nước. Năm 1905, ông sang Nhật Bản rồi sang Pháp chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách, thực hiện tự do dân chủ, lật đổ chế độ phong kiến, làm cho dân giàu, nước mạnh, tiến lên giải phóng dân tộc.

Năm 1906, ông bí mật sang Nhật Bản gặp Phan Bội Châu, khởi xướng duy tân, cải cách nước nhà. Sau khi về nước, ông ra sức tuyên truyền chủ trương cải cách của mình và đã trở thành một trong những người lãnh đạo xu hướng cải lương hồi đầu thế kỷ 20.

Tháng 7-1907, Phan Châu Trinh ra Hà Nội tham gia giảng dạy ở Đông Kinh nghĩa thục, những buổi diễn thuyết của ông có rất đông người đến nghe. Ông mở rộng giao du với cả một số người Pháp.

[sửa] Bị giam lần thứ nhất

Năm 1908, vụ Hà thành đầu độc ở Hà Nội và phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ nổ ra và bị thực dân Pháp đàn áp, ông bị bắt đày ra Côn Đảo. Đến năm tháng 8 năm 1910, nhờ có Hội Nhân quyền Pháp can thiệp, ông được trả lại tự do, nhưng bị quản thúc tại Mỹ Tho. Tuy nhiên, ông viết thư cho Toàn quyền đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Đảo, nhất định không chịu cảnh bị giam lỏng ở Mỹ Tho. Vì vậy, nhân dịp có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật.

[sửa] Sang Pháp và bị giam lần thứ hai

Sang Pháp, ông ở nhà luật sư Phan Văn Trường, mở một hiệu sửa ảnh, sống thanh bạch (Nguyễn Tất Thành cũng từng làm việc tại cửa hiệu của ông). Ông tìm cách liên hệ với những người trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp. Ông cũng có những cuộc tiếp xúc với các nhóm Việt kiều và các đảng phái tiến bộ, thảo luận vấn đề độc lập, tự do, dân chủ. Năm 1914, ông lại bị bắt giam vì tình nghi có liên hệ với nước Đức. Nhờ sự can thiệp của Đảng Xã hội Pháp, nên ông mới được thả ra.

Ngày 19 tháng 6 năm 1919, ông cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là Nguyễn Ái Quốc, làm nổ ra "quả bom chính trị" chấn động tại nước Pháp.

Năm 1922 khi vua Khải Định sang Pháp dự đấu xảo Marseille, ông viết một bức thư dài buộc tội Khải Định 7 điều và khuyên vua về nước gấp, đừng làm nhục quốc thể (quen gọi là Thất Điều Trần hay Thư Thất Điều).

[sửa] Về nước và mất

Năm 1925, ông về Sài Gòn tiếp tục hoạt động theo xu hướng cải lương, kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí.

Ông mất ngày 24 tháng 3 năm 1926 tại Sài Gòn. Sau khi mất, tinh thần yêu nước của ông vẫn cổ vũ phong trào trong nước, đặc biệt là trong thanh niên, học sinh đã dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và để tang Phan Châu Trinh. Lễ tang ông được nhân dân tổ chức rất trọng thể ; bất chấp sự ngăn cản của thực dân, cả nước dấy lên phong trào làm lễ truy điệu Phan Châu Trinh, là một sự kiện chính trị nổi bật lúc bấy giờ.

Đám tang ngày 4 Tháng Tư ở Sài Gòn có 60.000 người tham dự đi hàng bốn đưa tiễn linh cữu từ đường Pellerin ở trung tâm thành phố ra nghĩa trang gần Tân Sơn Nhứt.[1]

Trong bài thơ thương tiếc ông của Phan Bội Châu có đọan:

Cờ xã hội những toan lên thẳng bước

Gánh giang sơn chẳng chút chiụ nhường ai

Đau đớn thay! Trời chẳng chìu người,

Người bước tới mà trời giằng kéo lại

Công nghiệp sống chưa ra vòng thất bại

Tuổi chết nay đã trải chẵn muời năm

Nhớ bạn xưa khôn nỡ khóc thầm

Một hàng chữ gởi thôn tâm cùng thiên cổ!

Kẻ tiền đạo ấy ai là người hậu lộ? [2]

Lăng mộ của ông hiện ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Nhiều đường phố, trường học đã mang tên ông: phố Phan Chu Trinh ở Hà Nội, phố Phan Chu Trinh ở Hội An; gần đây có Đại học Phan Châu Trinh tại số 2 Trần Hưng Đạo-Hội An-Quảng Nam. Năm 2006, một quỹ xã hội có mục đích nối tiếp chủ trương canh tân văn hóa được các trí thức tâm huyết thành lập mang tên Quỹ dịch thuật Phan Chu Trinh, sau đổi thành Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, do cháu ngoại của ông là bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam làm chủ tịch.

[sửa] Chủ trương cách mạng

Mặc dù rất đau xót trước cảnh người Pháp ngược đãi người Việt Nam, quan điểm của Phan Châu Trinh trước mắt chưa nên đặt nhiệm vụ khôi phục chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc, mà nhiệm vụ cấp bách là phải:

• Khai dân trí: bỏ lối học tầm chương trích cú, mở trường dạy chữ Quốc ngữ, kiến thức khoa học thực dụng, bài trừ hủ tục xa hoa.

• Chấn dân khí: thức tỉnh tinh thần tự lực tự cường, mọi người giác ngộ được quyền lợi của mình, giải thoát được nọc độc chuyên chế.

• Hậu dân sinh: phát triển kinh tế, cho dân khai hoang làm vườn, lập hội buôn, sản xuất hàng nội hóa...

Phan Châu Trinh yêu cầu chính quyền thuộc địa sửa đổi chính sách cai trị hiện hành để có thể giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến đến văn minh. Ông đề cao phương châm "Tự lực khai hóa", vận động những người cùng chí hướng thức tỉnh dân chúng, tuyên truyền tư tưởng dân quyền.

Phan Châu Trinh rất hoan nghênh việc Phan Bội Châu đã vận động được một số học sinh ra nước ngoài học tập và phổ biến những tài liệu tuyên truyền giáo dục quốc dân trong nước. Song, ông phản đối chủ trương bạo động và tư tưởng bảo hoàng của Phan Bội Châu.

Trong thư gửi cho Toàn quyền Beau đề ngày 15 tháng 8 năm 1906, Phan Châu Trinh chỉ trích chính phủ Pháp không lo mở mang khai thác hóa cho dân mà chỉ lo thu thuế cho nhiều, do đó dân đã khổ càng khổ hơn. Ông đề nghị chính phủ Đông Dương nên thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, cải tổ mọi chính sách cai trị. Bức thư đã gây tiếng vang lớn trong nhân dân, công khai nói lên tâm trạng bất mãn của dân chúng và khẳng định quyết tâm cải biến hiện trạng của đất nước.

Ông cũng viết bản điều trần về cuộc đấu tranh chống sưu thuế năm 1908 ở miền Trung Việt Nam gửi Liên minh Nhân quyền.

Cũng trong thời gian này, ông viết Pháp-Việt liên hiệp hậu chi Tân Việt Nam, cho rằng không thể nhìn Việt Nam một cách cô lập mà phải đặt trong mối quan hệ với thế giới, trước nhất là với các nước mạnh và với nước Pháp, cũng như không thể chỉ nhìn hiện tại mà phải nhìn lại lịch sử đã qua và phải tìm hiểu xu thế phát triển sắp tới, tạo nên cách nhìn cả thời lẫn thế.

[sửa] Nhận định

Phan Châu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào Duy tân đầu thế kỷ 20. Ông là một nhà nho yêu nước có nhiều suy nghĩ tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ.

Đặc biệt hơn nữa là con đường ông chọn là con đường dấn thân tranh đấu nhưng ôn hòa, bất bạo động. Đây là điểm khác biệt giữa ông và Phan Bội Châu.

Phan Châu Trinh xem vấn đề dân chủ còn cấp bách hơn độc lập và tin rằng có thể dùng luật pháp, cách cai trị có quy củ theo kiểu Âu Mỹ để quét sạch những hủ bại của phong kiến.

Với tinh thần yêu nước nồng nhiệt, suốt đời gắn bó với vận mệnh đất nước, với cuộc sống sôi nổi, gian khổ và thanh bạch, ông xứng đáng để hậu thế ngưỡng mộ.

[sửa] Thân thế

Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San (潘文珊)[1], tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam (巢南)[2], Thị Hán (是漢), Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v. Theo gia phả họ Phan, ông sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cha là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Ông nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện. Thuở thiếu thời ông đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885) ông cùng bạn Trần Văn Lương lập đội nghĩa quân Cần Vương chống Pháp nhưng việc không thành.

Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội "hoài hiệp văn tự" (mang văn tự trong áo) án ghi "chung thân bất đắc ứng thí" (suối đời không được dự thi). Năm 1896, ông vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan xin vua Thành Thái xóa án "chung thân bất đắc ứng thí". Khi được xóa án, ông dự khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ và đậu Giải nguyên[3]. Có tài liệu cho rằng bài làm của ông quá xuất sắc đến nỗi khi yết bảng, trường thi đã làm 2 bảng, 1 bảng ghi 5 chữ to "Giải nguyên Phan Bội Châu", bảng kia ghi tên những người thi đỗ còn lại. Câu "Bảng một tên lừng lẫy tiếng làng văn" từ đó mà ra.

[sửa] Hoạt động Cách mạng

[sửa] Phong trào Đông du

Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, ông bôn ba khắp nước Việt Nam liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.

Năm 1904, ông cùng 20 đồng chí họp mặt tại Quảng Nam để thành lập Hội Duy Tân.

Năm 1905, ông cùng Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản để gặp gỡ các nhà cách mạng Nhật và Trung Quốc và cầu viện trợ tài chính cho phong trào do ông thành lập. Tại Trung Quốc ông gặp Lương Khải Siêu, và được khuyên nên dùng thơ văn để thức tỉnh lòng yêu nước của dân Việt. Nghe lời khuyên, ông viết nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước (xem bên dưới). Cùng thời điểm này chiến thắng của Nhật Bản tại trận Tsushima trong Chiến tranh Nga-Nhật đã tạo nên nhiều lạc quan trong các phong trào chống thực dân ở châu Á. Do đó, các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp.

Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và một số học sinh người Việt khác sang Nhật. Cũng trong năm đó ông mời được Phan Chu Trinh, một nhà cách mạng nổi tiếng khác, đến thăm ông tại Tokyo. Sau hai tuần thảo luận, hai người không giải quyết được bất đồng chính kiến về cách chống Pháp. Trong khi Phan Bội Châu muốn giữ thể chế quân chủ, Phan Chu Trinh muốn hủy bỏ chế độ này để tạo một quốc gia dân chủ.

Năm 1907, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Cống Hiến Hội, một phong trào gồm có 100 học sinh du học ở Nhật. Việc này có ý nghĩa tượng trưng vì những học sinh có được cơ hội để cộng tác với nhau với tư cách là những người Việt, không phải người Bắc Kỳ, Nam Kỳ hay Trung Kỳ mà người Pháp đã chia ra. Tuy nhiên, dưới áp lực của Pháp, Nhật Bản đã trục xuất họ trong năm sau.

Trong năm 1907, trường Đông Kinh Nghĩa Thục được thành lập để huấn luyện các nhà cách mạng chống Pháp. Các tác phẩm của ông được nghiên cứu và Phan Chu Trinh giảng dạy tại trường này. Nghi rằng Phan Bội Châu có liên quan đến trường này, Pháp đã đóng cửa trường trong vòng gần một năm. Họ cũng cho rằng ông có trách nhiệm trong các cuộc biểu tình chống thuế tại các tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi cũng như tại Huế vào đầu năm 1908. Ngoài ra, họ còn cho rằng ông có dính líu đến một cuộc nổi dậy bị thất bại tại Hà Nội vào tháng 6 năm 1908. Pháp đã xử tử 13 người tham gia cuộc nổi dậy này và bỏ tù hàng trăm người khác tại Côn Đảo (trong đó có Phan Chu Trinh).

[sửa] Hoạt động ở Trung Quốc

Sau Chiến tranh Nga-Nhật, nước Nhật dù thắng trận nhưng nền kinh tế cũng phải chịu nhiều gánh nặng. Nhật cần rất nhiều vốn để tái thiết, đầu tư vào kinh tế. Chính phủ Pháp đồng ý cho Nhật vay 300 triệu franc, nhưng đổi lại, về mặt chính trị Nhật phải hợp tác với Pháp chống lại phong trào Đông Du. Vì lý do đó, tháng 3 năm 1909, Phan Bội Châu bị Nhật trục xuất. Sau đó, ông đến Hồng Kông, Bangkok và Quảng Châu. Trong những năm này, các tác phẩm cách mạng của ông ảnh hưởng đến phong trào chống Pháp ngay tại Việt Nam.

Năm 1912, nức lòng vì thành quả của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc của Tôn Dật Tiên, Phan Bội Châu cùng một số nhà cách mạng quốc gia Việt Nam lưu vong tại Quảng Châu thành lập một tổ chức cách mạng thay thế cho Hội Duy Tân. Tôn chỉ của tổ chức mới với tên Việt Nam Quang phục Hội (VNQPH) là đánh đuổi người Pháp ra khỏi đất nước, khôi phục chủ quyền của Việt Nam, và thành lập "Việt Nam Cộng hòa Dân quốc".

Trong thời điểm nầy, Phan Bội Châu đã thay đổi chính kiến của ông về thể chế quân chủ. Tuy nhiên, ông vẫn duy trì Kỳ Ngoại Hầu Cường Để trong vai trò chủ tịch chính phủ lâm thời VNQPH. Nhằm gây tiếng vang, tạo ủng hộ trong quần chúng quốc nội, năm 1913 ông cho tổ chức ám sát và đặt chất nổ phá hoại nhiều nơi trong nước. Nhà cầm quyền Pháp đã phản ứng gay gắt. Nhân cơ hội Viên Thế Khải lên cầm quyền tại Trung Quốc, chính quyền Pháp đã nhờ ông này bắt giam Phan Bội Châu cùng các đồng chí. Có sách chép Lương Tế Quang, không phải Viên Thế Khải, đã bắt Phan Bội Châu[4].

Đệ Nhất Thế Chiến bùng nổ, Pháp đưa 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt sang châu Âu tham chiến. Pháp còn buộc người dân Việt Nam phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp. Nhiều cuộc nổi loạn chống thực dân bộc phát tại Việt Nam nhưng đã bị Pháp đàn áp dễ dàng. Năm 1916, vua Duy Tân xuất cung tham gia cuộc nổi dậy do Thái Phiên và Trần Cao Vân tổ chức. Người Pháp được mật báo kế hoạch nổi dậy nên đã bắt giam và xử chém những người lãnh đạo cuộc nổi dậy. Vua Duy Tân bị truất ngôi và bị đày ra đảo Réunion ở Ấn Độ Dương.

Một trong những cuộc nổi dậy kháng Pháp hữu hiệu nhất năm 1916 là cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên. Khoảng 300 binh lính người Việt đã nổi dậy, phóng thích và cấp súng ống cho 200 tù binh chính trị cùng vài trăm dân địa phương. Nghĩa quân đánh chiếm và làm chủ Thái Nguyên trong nhiều ngày liền, với hy vọng được tiếp viện bởi Trung Quốc Quốc Dân Đảng. Khi không ai đến giúp họ, Pháp đã đánh chiếm lại Thái Nguyên và truy bắt hầu hết các nghĩa quân.

Năm 1917, Phan Bội Châu được phóng thích. Ông lưu lạc tại Trung Quốc suốt tám năm sau đó, ông học tập và viết báo sinh nhai ở Hàng Châu, làm biên tập viên của tờ Bình sự tạp chí, nhưng không còn trực tiếp ảnh hưởng đến các cao trào cách mạng tại Việt Nam. Trong thời gian từ 1921 đến 1924, sự kiện Cách mạng tháng Mười Nga, liên minh Quốc - Cộng tại Trung Quốc... đã có ảnh hưởng lớn đến Phan Bội Châu. Giữa năm 1924, phỏng theo Trung Quốc dân đảng của Tôn Trung Sơn, ông đã cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng. Tháng 12 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc (khi đó là thư ký và thông dịch viên cho Borodine, người Nga, cố vấn cao cấp cho Quốc dân đảng Trung Quốc) đã có cuộc tiếp xúc với Phan Bội Châu, cùng trao đổi về xu hướng Quốc - Cộng hợp tác cho cách mạng Việt Nam, vốn đang thịnh hành tại Trung Quốc bấy giờ.

[sửa] Bị Pháp bắt và an trí

Ngày 30 tháng 6 năm 1925, ông lại bị Pháp bắt tại Hàng Châu, ông bị dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Các nguồn sử liệu và nghiên cứu khác nhau đã đặt nghi vấn về người tiết lộ cho Pháp tung tích của ông[5]. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.

Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.

Trong thời gian này, tư tưởng chống Pháp của Phan Bội Châu đã ôn hòa hơn. Vào tháng 3 năm 1927, trong dịp kỷ niệm ngày giỗ một năm của Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu đã viết:

"Than ôi! Ông có thứ cho tôi chăng? Lúc ông [từ Nhật Bản] về nước [1906], tôi tiễn chân ông đến Hương Cảng, ông cầm tay tôi dặn mấy lời sau hết: 'Từ thế kỷ 19 về sau, các nước tranh nhau ngày càng dữ dội, cái tính mạng một nước, gửi trong tay một số người đông, chứ không thấy nước nào không có dân quyền mà khỏi mất nước bao giờ. Thế mà nay Bác lại còn dựng cờ quân chủ lên hay sao?' Ông nói thế, lúc bấy giờ tôi chưa có câu gì đáp lại, nay đã hơn 20 năm rồi, lời ôn càng lâu, càng nghiệm. Tôi mới biết cái óc suy nghĩ cùng cái mắt xem xét của tôi thiệt không bằng ông! Phỏng ngày nay ông còn sống thì cầm cờ hướng đạo cho chúng ta, hẳn phải nhờ tay ông mới được. Than ôi! Ngày nay những kẻ cúng vái ông, kính mến ông, có phải là chỉ ngắm tượng ông, đọc văn ông góp nhặt năm ba câu làm bộ ái quốc, ái quần đầu miệng mà thôi ư? Phải biết rằng ông Hy Mã mà được danh tiếng lưu truyền với sử xanh là vì ông có chủ trương thiệt, tinh thần thiệt."

Phan Bội Châu mất ngày 29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.Tên ông đã được đặt cho trường chuyên của quê nhà-tỉnh Nghệ An và một con phố lớn tại Hà Nội,gần Ga Hà Nội,nối từ đường Trần Hưng Đạo đến đường Điện Biên Phủ(Cửa Nam).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #mãnh