miren phân tích bản chất của hiện tượng tâm lý người
BẢN CHẤT CỦA HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NGƯỜI
Có nhiều quan niệm khác nhau về bản chất hiện tượng tâm lý người:
* Quan niệm duy tâm khách quan: tâm lý người là do thượng đế tạo ra và “thổi” vào thể xác con người. Tâm lý người không phụ thuộc vào thế giới khách quan cũng như điều kiện thực tại của cuộc sống, tâm lý người là hiện thân “ý niệm tuyệt đối” của thượng đế.
* Quan niệm duy tâm chủ quan: tâm lý con người là một trạng thái tinh thần sẵn có ở trong mỗi con người, không gắn gì với thế giới bên ngoài và cũng không phụ thuộc vào cơ thể. Bằng phương pháp nội quan, mỗi người tự quan sát, tự thể nghiệm tâm lý của bản thân, rồi suy diễn chủ quan về tâm lý người khác. Quan niệm đó không giải thích được bản chất hiện tượng tâm lý người, dẫn tới chỗ thần bí hóa tâm lý người, cho nó là cái không nghiên cứu được (bất khả tri).
* Quan niệm duy vật tầm thường: tâm lý cũng như mọi sự vật hiện tượng đều được cấu tạo từ vật chất, do vật chất trực tiếp sinh ra giống như gan tiết ra mật. Quan niệm này đồng nhất cái vật lý, cái sinh lý với cái tâm lý, phủ nhận vai trò chủ thể, tính tích cực năng động của tâm lý, ý thức, phủ nhận bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý con người.
* Quan niệm của tâm lý học macxit về bản chất hiện tượng tâm lý người: tâm lý người là chức năng của bộ não, là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ não người thông qua chủ thể mỗi con người, tâm lý người bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
1. Tâm lý người là chức năng của bộ não
+ Não người là tổ chức vật chất phát triển cao nhất có khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Từ các dấu vết này nảy sinh những hình ảnh tâm lý/hình ảnh tinh thần trên não.
+ Não người hoạt động theo cơ chế phản xạ. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể nhằm đáp lại các kích thích từ ngoại giới vào cơ thể con người. Phản xạ có ba khâu:
- Khâu thứ nhất - nhận cảm: Cơ thể nhận kích thích từ bên ngoài tạo thành hưng phấn theo đường hướng tâm dẫn truyền vào não.
- Khâu giữa: Quá trình thần kinh diễn ra trên não và tạo ra hoạt động tâm lý. Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình sinh lý của não, hoạt động tâm lý thực hiện chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi của cơ thể.
- Khâu kết thúc: Xung động thần kinh được dẫn truyền từ trung ương thần kinh theo đường ly tâm (dẫn ra) gây nên phản ứng của cơ thể.
Như vậy, các hiện tượng tâm lý người đều có cơ sở sinh lý là hệ thống chức năng thần kinh cơ động của toàn bộ não. Tâm lý người là chức năng của não. Nói cách khác, về mặt cơ chế, thì tâm lý hoạt động theo cơ chế phản xạ của bộ não. Điều đó cũng cho thấy hoạt động bình thường của não là một trong những điều kiện tất yếu đảm bảo cho hoạt động tâm lý diễn ra bình thường. Hoạt động tâm lý và hoạt động sinh lý gắn bó chặt chẽ với nhau, chi phối lẫn nhau.
2. Tâm lý người sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua chủ thể
+ Trong quá trình vận động không ngừng của thế giới, các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan sẽ tác động lẫn nhau để lại dấu vết tác động trên cả vật tác động và vật chịu tác động. Dấu vết đó gọi là sự phản ánh. Như vậy phản ánh là sự ghi lại dấu vết (hình ảnh) tác động qua lại giữa hai hệ thống với nhau (hệ thống tác động và hệ thống chịu tác động).
+ Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và có sự chuyển hóa lẫn nhau: từ phản ánh cơ, lý, hóa, sinh vật đến phản ánh xã hội, trong đó có phản ánh tâm lý.
+ Phản ánh tâm lý là một loại phản ánh đặc biệt. Cụ thể:
- Phản ánh tâm lý được tạo ra một cách đặc biệt, không giống như các dạng phản ánh vật chất khác. Khi có sự vật, hiện tượng từ hiện thực khách quan tác động vào não sẽ tạo ra các dấu vết vật chất trên nó (các quá trình sinh lý - sinh hóa diễn ra trong các tế bào não). Tại các dấu vết vật chất này nảy sinh những hình ảnh tâm lý (hình ảnh tinh thần) về sự vật, hiện tượng đang tác động. Khả năng nhận tác động từ hiện thực khách quan để tạo ra dấu vết vật chất, từ đó tạo ra phản ánh tâm lý là khả năng riêng có của não.
- Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý như một “bản sao” về thế giới. Tuy nhiên, hình ảnh tâm lý khác về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật... ở chỗ:
Tính sinh động, sáng tạo cao. Thí dụ: Hình ảnh tâm lý về bông hoa§ trong trong đầu một người trồng hoa khác xa với hình ảnh vật lý “chết cứng” của bông hoa đó trước một cái gương.
Tính chủ thể (tính riêng, tính cá nhân). Mỗi cá nhân khi tạo ra hình§ ảnh tâm lý về thế giới bao giờ cũng đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm của mình... vào trong hình ảnh đó, làm cho nó mang đậm màu sắc chủ quan. Con người phản ánh thế giới thông qua “lăng kính chủ quan” của mình. Tính chủ thể trong phản ánh tâm lý thể hiện ở những điểm sau:
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào những chủ thể khác nhau sẽ tạo ra trong đầu óc mỗi chủ thể những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể duy nhất nhưng ở vào những thời điểm khác nhau, những hoàn cảnh khác nhau, trạng thái cơ thể và tinh thần khác nhau cũng sẽ tạo ra những hình ảnh tâm lý có mức độ, sắc thái khác nhau.
Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, thể hiện nó rõ nhất.
Tính chủ thể trong tâm lý thể hiện rõ nhất trong sự khác biệt về hành vi của mỗi cá nhân. Hành vi của mỗi cá nhân mang tính độc đáo, không lặp lại thể hiện rõ “cái tâm lý” điều khiển nó mang tính riêng biệt.
Nguyên nhân của tính chủ thể:
Sự khác biệt cá nhân về cơ thể, hệ thần kinh, não bộ.w
Sự khác biệt cá nhân hoàn cảnh sống, điều kiện giáo dục.w
Sự khác biệt cá nhân về tính tích cực hoạt động.w
Bài học: Khi nghiên cứu, tìm hiểu tâm lý người khác phải chú ý tới các nhân tố tác động sự hình thành bộ mặt tâm lý đó. Trong các hoạt động, quan hệ cần quán triệt nguyên tắc sát đối tượng.
3. Tâm lý người có bản chất xã hội - lịch sử
+ Loài vật cũng có tâm lý nhưng tâm lý người khác xa về chất so với tâm lý của loài vật ở chỗ tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
+ Bản chất xã hội và mang tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau:
- Nơi trú ngụ của tâm lý người là não người. Não người không chỉ là sản phẩm tiến hóa của giới tự nhiên mà còn là kết quả của quá trình tiến hóa về mặt xã hội của loài người. Hoạt động lao động với tư cách là cái riêng có của loài người là điều kiện xã hội để chuyển hóa vượn thành người, não vượn thành não người.
- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Ở đây, hiện thực khách quan không chỉ là những sự vật, hiện tượng tự nhiên mà còn có cả các quan hệ đặc thù của xã hội loài người (các quan hệ kinh tế, đạo đức, pháp quyền, văn hóa...). Những quan hệ này quyết định bản chất xã hội của tâm lý người. Mọi trường hợp trẻ em bị cách ly khỏi các quan hệ xã hội của loài người (do loài vật nuôi từ bé) sẽ chỉ có tâm lý của loài vật nuôi nó chứ không có tâm lý của loài người.
- Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa biến thành cái riêng của mỗi con người. Vì vậy, trong tâm lý cá nhân vừa có cái chung của loài người, vừa có cái riêng của từng cá nhân.
- Tâm lý của mỗi người hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, cộng đồng và dân tộc. Vì vậy, tâm lý cá nhân chịu sự chế ước của lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. Mỗi thời đại có con người của riêng mình. Mỗi cá nhân vừa là sản phẩm của chính mình, của cộng đồng nơi mình sống và của thời đại mình sống.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top