Thói quen thứ 4: Nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ
Cuộc đời là bi kịch khi quay gần, nhưng là hài kịch khi quay xa.
- Danh hài Charlie Chaplin -
16. Nhìn nhận bản thân từ góc độ khác
"Lúc đó, trong đầu tôi cứ tự nhắc lại thực trạng của bản thân" Cầu thủ bóng chày Ichiro đã nói như vậy khi trả lời phỏng vấn về trạng thái tâm lý của bản thân thời điểm anh đập trúng bóng sau hai cú Strike out trong lượt đấu thứ 10 trận chung kết WBC giữa Nhật Bản và Hàn Quốc. Như phần đầu tôi có nói, trong trận đấu này, Ichiro không có phong độ tốt và tỉ lệ đập bóng chỉ là 10%. Nhưng trong giây phút quyết định thắng thua, anh đã đánh trúng bóng và ghi điểm. Tại sao lúc đó anh ấy lại tự mình thay đổi được tình trạng của bản thân?
Trong buổi phỏng vấn sau trận đấu, anh chia sẻ như sau: "Nếu tôi đập trúng bóng trong trận đấu này, tôi sẽ thật tuyệt vời. Nhưng nếu tôi không đập trúng bóng thì nó sẽ là một tội lỗi lớn. Lúc ấy, trong đầu tôi bắt đầu nổi lên những suy nghĩ tiêu cực, nếu không đập trúng bóng chắc tôi không về Nhật được mất. Và khi tôi nghĩ như vậy thì kết quả lại càng không tốt. Tôi không thể trốn tránh vào thời điểm ấy được, thế nên tôi cố gắng nghĩ một cách vui vẻ, lạc quan hơn." "Vâng, hiện tại cầu thủ Ichiro đang giữ một vị trí rất quan trọng trong trận đấu này. Cú đầu tiên, bóng ra biên. Lại tiếp tục ra biên...". Trong giây phút căng thẳng ấy, cầu thủ Ichiro đã quyết định giữ bình tĩnh cho mình bằng cách tự xem xét lại tình trạng đập bóng của bản thân. Kết quả là, bằng một cú đập bóng rất kịp thời, đội tuyển Nhật Bản đã chiến thắng và anh giành được danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất.
Có lẽ sẽ không quá lời khi nói rằng cầu thủ Ichiro có thể giữ vững thành tích trong nhiều năm liền, ngay cả trong các giải chuyên nghiệp, là nhờ khả năng kiểm soát tâm trạng một cách xuất sắc. Một cầu thủ Ichiro giảm sút phong độ trong giây phút phân định thắng bại ấy cũng bị những áp lực, suy nghĩ tiêu cực khống chế bản thân. Điều quan trọng của việc tự mình nhắc lại thực trạng của bản thân chính là "giữ cho bản thân bình tĩnh bằng cái nhìn lạc quan" Việc thuật laị tình trạng của bản thân khi đứng và vị trí đập bóng chính là cách để anh ấy nhìn nhận mọi việc một cách lạc quan hơn. Nói cách khác, anh đã rời khỏi vị trí của chính mình và nhìn lại bản thân dưới con mắt của một nhà bình luận. Nhờ đó mà anh có thể giữ được bình tĩnh trước những áp lực nặng nề.
Có thể nói việc nhìn nhận bản thân từ góc nhìn lạc quan chính là phương pháp chung được những nhân vật nổi tiếng sử dụng. Ngay cả Rickson Gracie, võ sư Judo nổi tiếng với 400 trận đấu thất bại cũng từng nói: "Khi thi đấu, bản thân tôi chia thành ba phần. Một người trên sàn đấu, một người ngoài sân sàn đấu và một người quan sát từ trên cao"
Áp lực và sự lo lắng sẽ tồn tại trong bạn ở những thời điểm khác nhau. Khi ấy, bạn sẽ bị lấn át bởi những cảm xúc thái quá, tầm nhìn hạn hẹp và chìm trong lo sợ. Và nếu bạn bị cuốn quá sâu vào sự việc lúc đó, bạn sẽ không thể nhìn nhận một cách khách quan rằng những việc rằng những việc ấy chỉ là một trong vô số sự việc xảy ra trong cuộc đời của mình. Nếu bạn có thể nhìn bản thân từ góc độ bên ngoài, nỗi sợ hãi đó sẽ giảm đi đáng kể. Những người có suy nghĩ tích cực là những người có thói quen tách rời khỏi chính bản thân mình và giữ cho mình một góc nhìn lạc quan, bình tĩnh.
Phương pháp Nhìn nhận bản thân từ góc độ khác
a. Tự thuật lại tình trạng bản thân
Hãy nhìn bản thân mình dước góc nhìn của một người thứ ba. Sau đó, hãy tự thuật lại tình trạng của bản thân như cầu thủ Ichiro đã làm. Bí quyết của bước này là khi tự thuật, bạn không nói "tôi đang hoảng sợ" mà hãy nói "ông Furukawa đang hoảng sợ", thay chủ ngữ từ "tôi" ành "ông Furukawa". Làm như vậy bạn sẽ dễ quan sát sự việc một cách khách quan hơn.
b. Giả sử bạn thân của mình đang gặp tình trạng tương tự
Giả sử không phải bạn mà là bạn thân của bạn đang rơi vào tình trạng tương tự, bạn sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào? Nói cách khác, đây là cách chuyển tình trạng, hoàn cảnh của bản thân sang vị trí của người khác và nhận xét một cách khách quan. Tự thuật lại tình trạng của bản thân!
- Nếu tự thuật lại tình trạng hiện tại của bản thân, bạn sẽ nói như thế nào?
- Nếu bạn thân của bạn bị rơi vào tình trạng tương tự, bạn sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào?
17. Đặt mình vào vị trí của người mà bạn ngưỡng mộ
Kunio Nakamura, Chủ tịch tập đoàn Panasonic thường được người ta biết đến với cái tên "người đàn ông phá vỡ huyền thoại Konosuke" Ông là người đã đổi tên công ty Matsushita Electric Industrial Co. thành
Panasonic, biến Matsushita Electric Works thành một công ty con, hủy bỏ chếđộ cha truyền con nối, thực hiện cài cách tái cơ cấu công ty, cải thiện hoạtđộng kinh doanh và khôi phục lại doanh số theo đồ thị chữ V.Mặc dù các phương tiện truyền thông đưa tin rằng ông không đi theo nhữngtư tưởng của Matsushita, nhưng thực tế, Nakamura đã dựa theo những tưtưởng ấy để cải thiện hoạt động của công ty.Những thay đổi của ông như hủy bỏ chế độ tuyển dụng suốt đời, đổi tên côngty... đã vấp phải nhiều sự phản dối từ mọi người cũng như mâu thuẫn trongchính bản thân ông. Thời điểm đó, Nakamura đã nghĩ rằng: "Nếu làKonosuke Matsushita thì ông ấy suy nghĩ như thế nào nhỉ?"Bằng việc đặt mình vào vị trí của nhà sáng lập công ty, Nakamura đã kế thừanhững tư tưởng của Matsushita và đưa ra những cải cách to lớn,Ngay cả trong nhc tình huống căng thẳng nhất thì trong con người ấy cũng cósức mạnh tạo nên những đột phá.Nếu bạn thay đổi góc nhìn, bạn sẽ tìm thấy những giải pháp đột phá.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top