Chương 43
Từ ngày được nghỉ lễ, tôi với Minh Vũ lao đầu vào công việc. Chúng tôi phải làm nhanh nhất có thể, để có thời gian nghỉ lễ bên gia đình nhiều hơn.
"Người tiếp theo đi."
"Xin chào, tôi là..."
Bây giờ là 8 giờ tối, người đến phỏng vấn vị trí trợ lý vẫn còn rất đông. Buổi sáng dậy sớm, trưa không được ngủ khiến tôi mệt mỏi, liên tục ngáp ngắn ngáp dài, sắp không mở nổi mắt. Muốn nhanh chóng về nhà nghỉ ngơi.
"Hôm nay tạm thời đến đây thôi. Ngày mai chúng ta lại tiếp tục." Thấy tôi sắp không trụ nổi, chị Ly Ly đành kết thúc buổi phỏng vấn sớm hơn, phát nước cho người đến phỏng vấn, mời họ ra về.
Ngồi mấy tiếng đồng hồ, lưng và mông tôi tê mỏi. Thầy mọi việc đã kết thúc, đứng dậy giãn gân cốt. Tiếng khớp xương phát ra, kêu lục cục.
Chị Ly Ly cầm danh sách những người đã được phỏng vấn, hỏi chúng tôi: "Những người vừa nãy thế nào? Hai đứa đã ưng ai chưa?"
Minh Vũ: "Em thấy cậu Mã Văn kia khá được, nhưng còn phải xem những người sau như nào rồi mới đưa ra quyết định. Tiểu Nhi, cậu thấy thế nào?"
"Tôi chưa chọn được ai ưng ý."
"Còn nhiều người nữa chưa phỏng vấn. Cứ từ từ chọn cho kĩ. Vất vả cả ngày rồi, hai đứa về nghỉ đi."
Vừa bước chân vào đến nhà, tôi tùy tiện ném túi xách sang một bên, ngã người vào sofa, nằm dài ở đó không muốn ngọ nguậy.
Minh Khánh thấy tôi đã về, xuống bếp nấu nướng. Mùi thơm của đồ ăn nhanh chóng từ bếp lan ra ngoài. Dù đang mệt mỏi, nhưng sức hấp dẫn của đồ ăn quá lớn, tôi lại đang đói bụng vội bật dậy vào bếp ngồi đợi.
Minh Khánh tay liên tục xóc cái chảo trông vô cùng điêu luyện, không quay đầu lại, hỏi: "Hôm nay thế nào?"
"Chắc phải hết ngày mai mới phỏng vấn xong. Tôi cũng chưa thấy ai thích hợp."
"..."
"Nốt ngày mai, chúng ta về nhà đi. Sắp đến tết rồi, phải về nhà nghỉ lễ chứ."
Minh Khánh nghe tôi nói vậy có chút đắn đo, nhưng sau cùng vẫn đồng ý.
Dù sao hai cha con họ mới giải quyết hiểu lầm cách đây không lâu, cộng thêm xa cách nhiều năm, khó tránh ngại ngùng. Lần này cậu ấy đồng ý, xem ra trong lòng đã nghĩ thoáng hơn, muốn gắn kết tình cảm cha con.
"Mà sao cậu không ăn cơm trước đi? Tôi về muộn như vậy, không cần phải đợi đâu."
Mãi một lúc sau Minh Khánh mới lên tiếng: "Ăn một mình không quen."
...........
Phải đến chiều muộn ngày hôm sau chúng tôi mới phỏng vấn hết số người đến đăng ký. Cuối cùng chọn ra sáu người, ba nam ba nữ, thực tập một thời gian, sau đó mới quyết định sẽ chọn ai. Dù sao năng lượng làm việc cần có thời gian mới biết được, không thể thông qua bài phỏng vấn liền đánh giá ngay.
Chị Ly Ly gọi những người được chọn ở lại, giới thiệu về công việc trong kỳ thực tập, vừa nói vừa phát tờ giấy ghi lại lịch trình sắp tới cho họ.
"Mọi người đọc kỹ những gì được ghi trong đây, theo đó mà làm. Vì không thể dẫn theo tất cả ra ngoài cùng, nên sẽ có hai người được sắp xếp lịch giống nhau, cùng hai cô cậu đây ra ngoài. Bốn người còn lại ở trong studio làm việc khác. Nếu có gì thắc mắc có thể hỏi tôi, không có thì buổi hôm nay kết thúc ở đây."
Tuy buổi phỏng vấn đã kết thúc, nhưng công việc của tôi với Minh Vũ còn rất nhiều. Làm đến 9 giờ tối mới về.
Minh Khánh hôm nay cũng đợi tôi về mới ăn cơm, tranh thủ rảnh rỗi xếp hành lý ngày mai mang theo. Tôi đi đến, nhìn vào số quần áo trong vali, hỏi:
"Cậu định mang nhiều quần áo vậy sao?"
"Ở đấy một thời gian, sắp nhiều mới đủ dùng."
"Đằng nào tết chúng ta đều mua đồ mới, mang theo làm gì cho nặng."
"Mua một hai bộ thôi. Không đủ mặc."
"Ây da, chỗ quần áo này đều cũ cả rồi, nên thay thôi. Dù sao với thân phận của chúng ta, làm gì, ăn gì, mặc gì đều có người nhìn vào. Không thể tùy ý mặc gì cũng được. Cậu là con trai trưởng Minh Thị, có biết bao nhiêu người ngoài kia để ý. Phải chú ý một chút. Đừng vì tiếc mấy bộ đồ cũ đó mà ành hưởng đến bộ mặt gia tộc mình."
Đối với con cháu nhà có quyền có thế như chúng tôi, bộ mặt của mình đại diện cho cả gia tộc phía sau. Sẽ luôn có người nhìn vào để đánh giá. Vậy nên mỗi lần ra ngoài đều phải trông sao cho lịch sự thanh lịch. Người như chúng tôi cũng không muốn bị bắt gặp trong tình trạng quần áo cũ kĩ, đầu xù tóc rối đâu.
Tôi biết, cuộc sống khó khăn trước kia đã khiến cho Minh Khánh trở thành con người đơn giản, tiết kiệm. Cậu ấy không giống tôi với Minh Vũ, tùy tiện tiêu pha. Nhưng dù sao cũng là con của gia đình lớn, ra ngoài phải chú ý một chút. Cậu ấy như vậy, khó tránh người ngoài cho rằng Minh Thị thiên vị con út Minh Vũ.
"Nếu cậu thấy tiếc mấy bộ đồ này thì cứ để lại mặc ở đây, mang theo vài bộ mặc tạm thôi. Về đấy rồi đi mua sau."
Minh Khánh hiểu ý tôi, bỏ bớt mấy bộ đồ cũ ra.
Sáng sớm hôm sau, xe riêng đã đợi sẵn ở khu đỗ xe. Thấy chúng tôi xuống, anh Tiêu nhanh chóng chạy đến cầm hành lý. Mấy thứ cần dùng trong nhà tôi đều có hết, quần áo mua mới, lần này trở về tôi không cần mang theo gì. Hành lý có mỗi vali đồ của Minh Khánh, cậu ấy không quen có người thay mình làm việc, từ chối sự giúp đỡ của anh Tiêu, tự mình kéo vali.
Ngồi trên xe được hơn 30 phút, tôi có thể thấy dinh thự Vương Thị lấp ló từ đằng xa.
Dinh thự được xây dựng từ lúc ông nội tôi đảm nhận vị trí chủ tịch tập đoàn. Với thiết kế đậm nét cổ điển phương Tây. Khi xây dựng nó ông đã mời hẳn kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp về thiết kế. Không chỉ có bên ngoài, ngay cả các chi tiết và nội thất bên trong cũng được người Pháp chọn lựa sao cho toàn bộ dinh thự phải giống y như một tòa lâu đài. Phía trước là sân vườn lớn, đặt chính giữ là đài phin nước sư tử thể hiện sức mạnh và quyền lực của một gia tộc lớn lâu đời.
Sau này, khi bố tôi kế nhiệm vụ trí của ông nội, ông đã giao nơi này lại cho bố tôi, dọn về một căn nhà khác ở vùng ngoại ô.
Cạnh dinh thự Vương Thi là dinh thự Minh Thị. Tuy không sa hoa tráng lệ, nhưng rộng lớn không kém gì nhà tôi. Được thiết kế theo lối đơn giản vẫn không hề mất đi sự sang trọng nên có.
Nói là cách vách, muốn sang được nhà đối phương vẫn phải đi xe.
Đến trước cửa nhà, bảo vệ nhìn thấy biển số xe của tôi, lập tức mở cửa cho xe vào. Từ sân vào đến nhà cách một quãng, tôi lại lười đi bộ, đành để xe đưa mình về trước rồi mới đưa Minh Khánh trở về.
Vì sáng sớm đã dậy để về nhà, bây giờ tôi chỉ muốn đi ngủ. Thay được bộ quần áo thoải mái, leo lên giường đánh một giấc đến trưa. Phải đến lúc người làm gọi dậy ăn trưa, tôi mới rời giường.
Hôm nay bố tôi cùng lão nhị Vương Đình Duệ ra ngoài dùng bữa với đối tác, có mỗi Vương Đình Mặc trở về ăn cơm. Thấy sự có mặt bất ngờ của tôi, anh hỏi:
"Sao không nói với anh một tiếng, anh đến đón em."
"Anh cứ tranh việc với anh Tiêu như vậy, anh ấy biết làm cái gì. Thím Trương, tôi muốn uống nước ép nho."
"Vâng, tiểu thư."
"Nhìn cái mắt kia của em xem, sắp biến thành gấu trúc rồi. Công việc dạo này bận rộn lắm sao?"
"Được hôm nay thảnh thơi thôi, còn lại đều bận đến tối mắt tối mũi. Nếu không vì nhà chúng ta không có tiền, em gái anh có cần phải cực khổ vậy không." Tôi làm bộ đáng thương, đưa tay lên lau mắt dù chẳng rơi một giọt nước mắt nào.
Lão tam nhìn tôi, thở dài. "Sức khỏe là quan trọng nhất, đừng cố gắng gượng. Mau ăn cơm đi rồi nghỉ ngơi."
...............
Hàng năm cứ gần đến tết, hai bên gia đình sẽ đến cô nhi viện thăm bọn trẻ và đóng góp chút tiền. Năm nay cũng vậy.
Lần trước khi đến thăm mấy đứa, tôi với Minh Vũ đã hứa, lần sau đến sẽ mang qua cho chúng. Nhân tiện buổi chiều hôm nay rảnh rỗi, tôi cùng cậu ấy ra ngoài chọn quà. Minh Khánh ở nhà không có việc gì, bị tôi kéo đi theo.
Để món quà có ý nghĩa, cả ba đã tự tay chọn, đóng gói và ghi thiệp, không nhờ người làm giúp đỡ, nên mất khá nhiều thời gian, đến tối muộn mới xong xuôi.
Sang ngày hôm sau, Vương Đình Mặc nghỉ việc, đưa chúng tôi đi. Tôi ngồi đằng trước với anh trai, Minh Khánh và Minh Vũ ngồi phía sau xe. Đằng sau là một xe lớn chở rất nhiều đồ chơi.
Vì muốn tạo bất ngờ cho đám trẻ, chúng tôi không hề gọi điện báo trước, lại đi bằng xe riêng của Vương Đình Mặc, khiến bọn trẻ không nhận ra. Lúc xe vừa tiến vào sân, đám trẻ thấy lạ, không lại gần, cứ đứng tại chỗ nhìn ngó. Bước xuống xe, chúng nhanh chóng nhận ra, chạy ùa ra đón.
"Bọn em rất nhớ anh chị đó."
"Xe quà kia lớn quá, là cho bọn em sao?"
"Lần nhày cả anh Vương Đình Duệ cũng đến nữa, anh Vương Khởi Phong có đến không ạ?"
Bọn trẻ vây xung quanh, nhao nhao bắt chuyện. Làm chúng tôi không kịp trở tay,
"Không biết mọi người đến nên tôi không kịp ra đón." Một người đàn ông trung niên, trông mặt vô cùng phúc hậu, từ trong nhà thờ bước ra. Ông ấy chính là linh mục ở đây. Đi cùng linh mục còn có vài nữ tu.
"Mấy đứa tập trung lại đây nào." Một nữ tu trong số đó gọi bọn trẻ, chúng nhanh chóng tản ra, tập trung lại một bên.
Chào hỏi xong, Vương Đình Mặc cùng thư ký vào phòng riêng của linh mục nói chuyện. Ba người chúng tôi giúp mọi người chuyển đồ chơi vào trong phòng.
Dưới sự nhắc nhở của các nữ tu, đám trẻ ngồi ngay ngắn thành 4 hàng, mặt đứa nào đứa nấy mặt đầy háo hức, đợi phát quà.
"Anh, chị đã đặc biệt chuẩn bị riêng cho mỗi em một phần quà, sẽ không có ai giống ai. Giờ chị gọi đến tên ai thì người đấy lên, hai anh đây phát quà cho."
"Vâng ạ." Đàm nhỏ đồng thanh trả lời.
"Em nào nhận được quà rồi thì khoan hãy mở ra. Đợi các bạn đều nhận được quà thì chúng ta mới cùng mở ra nhé."
"Vâng ạ."
"Được, vậy chị bắt đầu gọi tên nhé. Trước tiên mời Tiểu Bạch nào."
Trẻ em ở đây có đến hơn một trăm đứa, mất gần một tiếng đồng hồ mới phát hết số quà. Cầm quà trong tay, đứa nào cũng vô cùng mong chờ món quà bên trong hộp, nhưng không vội mở ra xem. Tôi tò mò không hiểu tại sao. Bỗng một bé gái cầm theo một túi nhỏ, chạy đến chỗ tôi.
"Chị mở ra đi. Đây là quà đáp lễ của chúng em chuẩn bị cho anh chị đó." Tiểu Liên đưa túi quà, bảo tôi mở ra.
"Bọn chị cũng có quà sao. Mấy đứa chu đáo quá." Tôi nhận lấy món quà, mở ra xem. Đựng ở trong là những chiếc bánh quy với đủ loại hình dáng. Tôi cầm lấy một miếng lên cắn thử.
"Ngon quá. Đây là bọn em làm sao?"
"Hôm qua mẹ Maria đã dạy bọn em làm đó ạ."
"Vậy sao. Mấy đứa giỏi quá. Anh chị cảm ơn mấy đứa nhé." Tôi cầm túi bánh chia cho Minh Khánh, Minh Vũ cùng ăn.
Buổi chiều còn có việc, nên sau khi xong việc chúng tôi phải trở về, không nán lại dùng cơm trưa. Đám trẻ theo nữ tu đến nhà ăn dùng bữa, không thể ra tiễn chúng tôi. Chỉ có xơ Maria gác lại bữa trưa, đưa chúng ta ra ngoài cổng.
"Nếu không nhờ có mọi người hàng năm đều đóng góp, đám trẻ mới có cuộc sống đầy đủ như vậy. Thực sự, tôi không biết nói gì hơn ngoài cảm ơn."
Vương Đình Mặc: "Có thể đem lại cho những đứa trẻ ở đây cuộc sống tốt hơn, chúng tôi cảm thấy rất vui."
"Lâu lắm không thấy Vương Khởi Phong đến. Thằng bé bận gì sao?"
"Anh ấy ở trong quân đội không thể thường xuyên ra ngoài. Tết này trở về chắc chắn sẽ đến thăm người."
Vương Khởi Phong, được nhà chúng tôi nhận nuôi từ thăm cô nhi viện. Tôi vẫn còn nhớ rõ, lần đầu tiên gặp anh ấy là khi tôi theo đám trẻ đi chơi trong cô nhi viện, không cẩn thận bị kẹt lại trong nhà kho, Vương Khởi Phong là người đầu tiên tìm thấy tôi, đưa tôi ra khỏi đó. Lần thứ hai gặp lại, tôi bắt gặp anh bị đám trẻ lớn hơn bắt nạt. Từ chỗ xơ Maria, người phụ trách chăm lo cho anh ấy, biết được hoàn cảnh của Vương Khởi Phong. Bố là quân nhân, mẹ y tá, hai người vì đi cứu trợ khu vực xảy ra lũ lụt không may bị tai nạn không ai qua khỏi. Vương Khởi Phong lúc ấy là Trương Khởi Phong trở thành cô nhi, được đưa vào cô nhi viện năm bảy tuổi. Thời gian sống ở đây thường xuyên bị những đứa trẻ lớn bắt nạt.
Vì thương cảm cho số phận của Trương Khởi Phong, bố tôi quyết định nhận anh ấy làm con nuôi. Ý kiến này ban đầu bị mẹ tôi phản đối kiệt liệt, nhưng ý bố tôi đã quyết, bà không thể thay đổi được. Cứ thế Trương Khởi Phong được đưa về nhà tôi, đổi họ thành Vương Khởi Phong, danh chính ngôn thuận trở thành con cháu họ Vương.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top