Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại
Vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong 2 đoạn thơ dưới đây:
- Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
...- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu)
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Trích Sóng, Xuân Quỳnh)
---Hết---
*Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm Việt Bắc
Cảm nhận đoạn thơ Việt Bắc
*Nội dung:
+Đoạn đầu : Lời hỏi của người ở lại Cán bộ về xuôi cán bộ có nhớ "ta" ( nhân dân VB, cuộc kháng chiến ở VB, thiên nhiên VB, tình quân dân thắm thiết ở VB, có nhớ VB là cái nôi, ngọn nguồn của cuộc kháng chiến...).
+ Đoạn sau: Lời đáp của người ra đi: Lời hứa chung thủy của người cán bộ về xuôi
Nghệ thuật: Thể thơ lục bát, cách dùng đại từ "mình –ta", hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, kiểu câu đối đáp, tập Kiều...
Cảm nhận về 2 đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh
Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm bài Sóng
Cảm nhận nội dung và nghệ thuật 2 đoạn thơ trong bài Sóng
+ Khổ thơ đầu: Nhà thơ nhắc đến nhiều hình ảnh có tính ẩn dụ, âm điệu thơ dạt dào, nhịp thơ gấp gáp...Nhân vật trữ tình đang da diết nhớ người yêu Khẳng định đặc điểm nổi bật nhất của tình yêu là nỗi nhớ.
+ Khổ thơ sau : Tác giả đề cập đến tính chất quan trọng nhất của tình yêu là lòng chung thủy. Hình ảnh ẩn dụ, đối lập nhau (Bắc, Nam), Lối nói trực tiếp, tứ thơ sáng tạo mới mẻ ( Hướng về anh-một phương)
*Cảm nhận vẻ đẹp truyền thống và hiện đại trong 2 văn bản
-Về vẻ đẹp truyền thống:
+ Giống nhau: Đề tài, hình ảnh quen thuộc; Âm điệu trầm lắng; Nhân vật trữ tình có tâm hồn tinh tế, hòa nhập với thiên nhiên; Tả cảnh ngụ tình; Thể thơ quen thuộc, Cách diễn ý, lập ý quen thuộc...
+ Khác nhau:
. Việt Bắc: Viết bằng thể thơ lục bát. Tác giả ghi lại lời đối đáp của người đi kẻ ở trong một buổi chia tay để miêu tả cảnh thiên nhiên và cuộc sống. Qua đó bộc lộ tư tưởng tình cảm quân dân , chủ đề tác phẩm "hãy sống chung thủy, nghĩa tình, uống nước nhớ nguồn".
. Sóng: Đề tài "Tình yêu". Viết bằng tiếng Việt, thể thơ 5 chữ. Tác giả mượn hình tượng sóng để bày tỏ nỗi nhớ nhung của người con gái đang yêu và tình cảm chung thủy của người con gái khi yêu. Từ việc khẳng định đặc điểm, tính chất của tình yêu là nỗi nhớ và lòng chung thủy, tác giả kín đáo nhắc nhở mỗi người về những giá trị cao đẹp của tình yêu từ xưa đến nay.
- Về tinh thần hiện đại:
+ Giống nhau: Nhân vật trữ tình đều có bản lĩnh, ung dung tự tại, vượt lên trên hoàn cảnh để sống chung thủy, trọng tình nghĩa, giữ được những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam
+ Khác nhau:
. Việt Bắc: Nhân vật trữ tình thể hiện rõ chất chính trị, khuynh hướng sử thi, viết về tình quân dân, về kháng chiến, về mối quan hệ trên phương diện công dân, thể hiện rõ phong cách thơ Tố Hữu mang đặc điểm phong cách thơ Tố Hữu: Trữ tình- chính trị, khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạng, giọng thơ ngọt ngào tha thiết, đậm đà tính dân tộc
. Sóng: Viết về đề tài tình yêu, tình cảm lứa đôi, kể lại diễn biến tâm trạng, khao khát của người con gái đang yêu ... Mang dấu ấn của phong cách thơ Xuân Quỳnh: luôn hồn nhiên, tươi mới,da diết,sôi nổi, nống nàn, trăn trở về hạnh phúc đời thường.
Hai văn bản trên đã thể hiện được phong cách nghệ thuật sáng tác thơ của từng tác giả, thể hiện rõ vẻ đẹp truyền thống và hiện đại của con người Việt Nam, có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện rõ đạo lý làm người, góp phần làm phong phú hơn nền văn học Việt Nam.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top