Mở bài nâng cao

1. Sóng - Xuân Quỳnh.

Thế giới hình tượng trong thơ Xuân Quỳnh không chỉ đa dạng và phong phú phong phú, mà còn rất gần gũi, quen thuộc trong cuộc sống thường ngày. Hồn thơ ấy đã đưa vào trang thơ của mình nét dân dã của cuộc sống, đó là ao bèo, là chùm hoa xoan tím ngắt gắn liền với ký ức tuổi thơ của Xuân Quỳnh ... Đó là những con sóng tràn bờ, để mãi ngân vang lên bản tình ca mà gần như suốt một đời chị đã Tự hát về thân phận của mình. Sóng là bài thơ tình hay nhất của nhà thơ, viết năm 1967 in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968). Nổi bật trong trang thơ là hình tượng con Sóng.
Sóng biểu tượng về tình yêu, về hạnh phúc; về cả sự tan vỡ và lo âu cùng một khát vọng dâng hiến trọn vẹn trái tim mình.

2. Đất Nước - Nguyễn Khao Điềm

Nguyễn Khoa Điềm xuất thân từ một gia đình trí thức cách mạng ở Huế, bản thân ông lại trực tiếp tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng của sinh viên Huế, nên thơ Nguyễn Khoa Điềm rất giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén mang tâm tư của một người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tổ Quốc là một đề tài phong phú của thơ ca Việt Nam, trước Nguyễn Khoa Điềm đã có nhiều bài thơ hay, nhiều tác giả thành công về đề tài này. Đất nước anh hùng trong kháng chiến chông Pháp
Đất nước mang hồn thu Hà Nội trong thơ Nguyễn Đình Thi, Đất nước cổ kính dân gian mang hồn quê Kinh Bắc trong thơ Hoàng Cầm, đất nước hóa thân trong dòng sông xanh đầy ắp kỷ niệm trong thơ Tế Hanh, đất nước hài hòa trong hình dáng quê hương và tình yêu đôi lứa trong thơ Giang Nam. Nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã tìm được một cách nói riêng để chương thơ đất nước của ông đem lại cho bạn đọc những rung cảm thẩm mỹ mới về đất nước, Đất Nước của Nhân Dân.
Đoạn trích dưới đây thâu tóm ý nghĩa của cả chương V, sự cảm nhận về Đất Nước một cách toàn diện, cụ thể, sâu sắc, cốt lõi là tư tưởng Đất Nước của Nhân Dân. Từ đó nhà thơ bộc lộ lòng yêu quý, niềm tự hào, sự gắn bó và trách nhiệm với đất nước thân yêu, Tư tưởng chủ đạo này đã được Nguyễn Khoa Điềm triển khai ở nhiều bình diện: địa lý, lịch sử, văn hóa và thể hiện bằng hình thức thơ trữ tình chính luận, giọng thơ tâm tình, lời thơ đậm đà giàu sắc thái dân gian nhưng đặc biệt gợi cảm, để lại ấn tượng rất sâu sắc trong lòng bạn đọc.

3. Rừng xà nu

Văn học viết về chủ đề miền núi càng ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Những tác phẩm viết về chủ đề miền núi đã đem đến cho văn học nước nhà một màu sắc riêng – một màu sắc đậm đà chất dân tộc. Nhiều tác phẩm viết về miền núi đã có những thành công lớn, đã đạt giải thưởng cao về văn học nghệ thuật. Nhớ lại giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1954-1955, cả hai tác phẩm viết về đề tài miền núi đã giành được giải thưởng về mảng văn xuôi. Đó là tuyện ngắn "Vợ Chồng A Phủ" nằm trong tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài đạt giải nhất về truyện và ký. Đó là tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" của nhà văn Nguyên Ngọc (Nguyễn Trung Thành) đã giành giải nhất về tiểu thuyết. Tiếp theo "Đất nước đứng lên" một lần nữa nhà văn Nguyễn Trung Thành lại thành công với một truyện ngắn viết về đề tài chiến tranh cách mạng, đó là truyện ngắn "Rừng xà nu". Truyện ngắn rừng xà nu đã từng được nhận giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965. Viết truyện ngắn "Rừng xà nu" cũng với cảm hứng sử thi nhưng với dung lượng một truyện ngắn thì truyện ngắn "Rừng xà nu" đã gây một sự ngỡ ngàng, đem đến một thành công hết sức lớn trong dung lượng một truyện ngắn mà phản ánh được cả một cuộc đấu tranh Mỹ ngụy của người dân cách mạng Tây Nguyên. Tính chất sử thi đã được dồn nén trong một tác phẩm truyện ngắn, vì vậy mà tính sử thi càng đậm đặc hơn được thể hiện qua chủ đề, qua nhân vật, qua hình tượng cây xà nu và qua ngôn ngữ của tác phẩm.

4. Vợ nhặt.

Mỗi một nhà văn thường khẳng định vị trí của mình trên diễn đàn văn chương bằng một mảnh đất nghệ thuật. Khi bắt gặp mảnh đất nghệ thuật này, ngòi bút của người nghệ sĩ sẽ thực sự thăng hoa. Nếu như mảnh đất thơ mộng trữ tình Tây Bắc được xem là một "miền đất hứa" với biết bao văn sĩ như Nguyễn Tuân, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải... thì Nam Bộ lại là mảnh đất nghệ thuật của Nguyễn Thi, Đoàn Giỏi với những con người giàu nghĩa tình . Nếu nhà văn Nguyên Ngọc cả đời trung thành với mảnh đất đỏ badan, với tiếng cồng chiêng âm vang, hạt bụi vàng lóng lánh thì Kim Lân lại luôn đi về với cái thuần hậu, nguyên thủy, với đất và con người trên mảnh đất nông thôn. Vợ Nhặt của nhà văn Kim Lân là truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài nông thôn, được viết ngay sau cách mạng, in trong tập Con chó xấu xí năm 1962. Ở truyện ngắn này nhà văn Kim Lân đã phản ánh xuất sắc hiện thực khốc liệt của đời sống lúc bấy giờ đồng thời khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của người dân nông thôn vẫn trường tồn bất diệt dù trong nghịch cảnh đói kém.

5. Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu được xem là một trong những "người mở đường tinh anh và tài năng nhất" (Nguyên Ngọc) của công cuộc đổi mới văn học. Trước thập kỷ 80, ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn; sau thập kỷ 80, ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lý nhân sinh. Chiếc thuyền ngoài xa (1983) thuộc giai đoạn sáng tác thứ hai của Nguyễn Minh Châu, đó là sự nhạy cảm cắc cớ, là niềm khắc khoải sâu xa, là sự trăn trở trung thực của nhà văn về những thăng trầm, chuyến biến phức tạp của đời sống xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: