Hồi ức nhân dân TT VB
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
(Tây Tiến - Quang Dũng)
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo
(Việt Bắc- Tố Hữu)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp qua hai đoạn thơ
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và hai đoạn thơ
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: vừa làm thơ, viết văn, vừa vẽ tranh, soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ lãng mạn, tài hoa. Là nhà thơ của "xứ Đoài mây trắng", thơ Quang Dũng giàu chất nhạc, chất hoạ. Ông rất thành công với những bài thơ viết về người lính, trong đó có bài "Tây Tiến". Bài thơ được viết tại làng Phù Lưu Chanh vào năm 1948. Lúc đầu có tên là "Nhớ Tây Tiến", sau đổi thành "Tây Tiến", in trong tập "Mây đầu ô".
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu thể hiện lẽ sống, tình cảm cách mạng của con người Việt Nam hiện đại nhưng mang đậm chất dân tộc, truyền thống. Tố Hữu có nhiều tập thơ với nhiều bài thơ có giá trị, trong đó có bài thơ "Việt Bắc". Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (Thủ đô kháng chiến) về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác "Việt Bắc".
- Tây Tiến và Việt Bắc là thành công xuất sắc của thơ cách mạng Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. Cả hai tác phẩm đều khắc họa nỗi nhớ về một thời kháng chiến gian khổ mà vẻ vang, thể hiện rõ nét ở 2 đoạn thơ sau ( trích thơ)
2. Đoạn thơ trong bài Tây Tiến là hồi ức của nhà thơ về đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân.
a/ Về nội dung:
- Đoạn thơ trở lên lung linh với hội đuốc hoa, tiếng khèn và điệu múa của cô thiếu nữ miền sơn cước.
- Động từ "bừng" diễn tả không khí lễ hội và tâm trạng thăng hoa của người lính. "Đuốc hoa" chỉ niềm vui lan tỏa làm ấm lòng người chiến sĩ.
- Cô gái trong bộ xiêm áo lộng lẫy với dáng vẻ "nàng e ấp". Cùng lúc là tiếng khèn man điệu nổi lên cuốn hút người lính hòa vào không khí đêm hội.
- Tất cả đã góp phần xây hồn thơ bồi đắp tinh thần lãng mạn và hào hoa của tâm hồn người lính trẻ.
b/ Về nghệ thuật: thể thơ thất ngôn mang đậm chất nhạc và chất thơ. Tác giả đã vẽ ra khung cảnh thiên nhiên và con người miền Tây Bắc thật mĩ lệ, thơ mộng và trữ tình.
3. Đoạn thơ trong bài Việt Bắc là nỗi nhớ của tác giả về những ngày tháng gắn bó với con người nơi căn cứ địa kháng chiến.
a/ Về nội dung:
+ Điệp từ "nhớ" được lặp lại nhiều lần đã tạo nên sự da diết trong tâm hồn người đi và kẻ ở. Mỗi nỗi nhớ lại gắn với một kỉ niệm: nhớ lớp bình dân học vụ, nhớ nhưng đêm liên hoan văn nghệ đậm tình quân dân. Hay đó chính là nỗi nhớ những ngày sinh hoạt ở cơ quan. Đó là những ngày đầy gian nan và vất vả vì:
+ Phải chống chọi với thiên nhiên và thời tiết khắc nghiệt "mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù".
+ Những khó khăn thiếu thốn về vật chất "miếng cơm chấm muối" hay "bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng".
Tuy nhiên, sự gian khổ ấy không ngăn được tinh thần lạc quan bởi tất cả đều hướng đến nhiệm vụ chung là giải phóng dân tộc. Có được tinh thần lạc quan ấy là cũng bởi tất cả cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đều đồng lòng để hướng đến nhiệm vụ cao cả ấy.
b/ Về nghệ thuật: điệp từ nhớ được nhắc lại nhiều lần, thể thơ lục bát ngọt ngào, cảm hứng lãng mạn cách mạng bay bổng, dào dạt niềm tin.
4. Những điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.
a/ Tương đồng: cả hai đều là những hoài niệm đẹp về quá khứ. Nỗi hoài niệm đều hướng về tình quân dân. Tất cả đều thể hiện tinh thần lạc quan của người chiến sĩ.
b/ Khác biệt:
+ Đoạn thơ trong Tây Tiến được nhìn qua lăng kính hào hoa, lãng mạn của người lính. Hình ảnh thơ hiện lên sống động tươi đẹp.
+ Đoạn thơ trong Việt Bắc hiện lên với âm điệu nhẹ nhàng. Hình ảnh thơ bình dị. Gửi gắm trong đó là tình cảm của nhà thơ sâu nặng, vương vấn và lưu luyến.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top