Fate n Beauty VNese women
QUA NHÂN VẬT 1.MỊ; 2. VỢ NHẶT. TRONG "VỢ CHỒNG A PHỦ" CỦA TÔ HOÀI, "VỢ NHẶT" CỦA KIM LÂN NÓI VỀ SỐ PHẬN VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
1. Mở bài
Phụ nữ là đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam, nhất là những phụ nữ có số phận nhỏ bé, chịu nhiều đắng cay, tủi nhục. Đặc biệt trong giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX, đề tài này đã được thể hiện khá đặc sắc qua nhiều nhân vật. Nổi trội hơn cả là hiện tượng Mị trong "vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài, nhân vật "vợ nhặt" trong tác phẩm cùng tên của Kim Lân. Mỗi nhân vật đều mang mỗi hoàn cảnh, số phận đáng thương nhưng ở họ vẫn toát lên những phẩm chất đáng quí của người phụ nữ Việt Nam. Những nhà văn này đã góp lên tiếng nói chung- tiếng nói nhân đạo đối với họ. Không những thể hiện sự quan tâm, thông cảm , đồng cảm với những số phận bất hạnh này mà những nhà văn còn trân trọng, ngợi ca những phẩm chất cao quý của người phụ nữ.
2. Thân bài
2.1. Số phận bất hạnh
a. Mị
Mị vốn là một cô gái dân tộc Mèo, con nhà nghèo. Nhưng tương lai tươi sáng, tuổi trẻ với biết bao hạnh phúc, và tình yêu đã không đến với cô gái nghèo khổ này. Mị mang bi kịch một cô gái với niềm khao khát tự do, hạnh phúc nhưng phải rơi vào nghịch cảnh trớ trêu, bị dồn vào bước đường cùng không lối thoát. Chỉ vì món nợ truyền kiếp - ngày trước bố mẹ Mị cưới nhau phải vay nhà thống lý Pá Tra và cho đến lúc già, mẹ cô chết, vẫn chưa trả được nợ nên Mị phải đem thân làm dâu trừ món nợ ấy.Kể từ khi làm dâu cho nhà thống lý,Mị phải sống những chuỗi ngày đau thương,tủi nhục tăm tối. Danh nghĩa là con dâu nhà quan, nhưng thực chất Mị là một thứ nô lệ không công. Dưới nhiều tầng áp bức của cường quyền, thần quyền và hủ tục phong kiến miền núi, Mị phải sống kiếp sống như một con vật, thậm chí không bằng con vật. Thật không ở đâu mạng sống, nhân cách con người lại bị rẻ rúng như vậy. Bị giam hãm đày đoạ trong cái địa ngục khủng khiếp của cả nhà thống lý, Mị đang chết dần, chết mòn với năm tháng. Thân xác héo khô, tâm hồn lạnh lẽo, trống vắng. Mị gần như tê liệt sức sống. Mị mất hết ý thức về thời gian, sự chuyển biến thời gian sớm hay tối đối với Mị chẳng có ý nghĩa gì nữa: không dĩ vãng, không hiện tại và không cả tương lai. "Ở lâu trong cái khổ Mị quen với nó rồi", "cô ngày càng không nói, lùi lũi như con rùa trong xó cửa". Cuộc đời Mị chỉ còn thu lại qua cái khung cửa sổ bằng bàn tay "mờ mờ, trăng trắng không biết là sương hay là nắng". Mị hầu như mất hết ý thức về bản thân và những mong muốn đổi thay cho số phận của mình, thậm chí Mị cũng không có cả ý thức về cái chết nữa.
b. Người vợ nhặt
Thật vậy, dường như sự rẻ rúng, tủi nhục là hằng số chung cho tất cả những người phụ nữ phải sống trong cái xã hội cổ hủ lúc bấy giờ. Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân. Đây là một thiên truyện ngắn đặc sắc với những tình huống độc đáo, hấp dẫn, mang đầy tinh thần nhân đạo. Tác phẩm " Vợ nhặt" được rút từ tập truyện ngắn "Con chó xấu xí". Anh Tràng vừa xấu xí, nghèo túng lại là dân cư ngụ không có khả năng lấy vợ thế mà "nhặt" được vợ một cách dễ dàng, không cần phải cưới hỏi gì. Thật tủi nhục thay cho thân phận người "vợ nhặt" - vợ theo không, ngay cả cái tên thị cũng không có. Chỉ với bốn bát bánh đúc người đàn bà nghèo khổ chấp nhận theo người đàn ông chưa từng quen biết. Ngoại hình người vợ nhặt được phác hoạ bằng một vài đường nét thiếu nữ tính: "cái ngực lép nhô lên", "áo quần tả tơi như tổ đỉa", "thị gầy sọp" trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt "hai con mắt trũng hoáy". Những chi tiết đó không thể không khiến ta nghĩ đến một cơ thể thiếu sức sống, thậm chí như một bóng ma vật vờ. Cái đói, cái khổ không chỉ làm thay đổi đi vẻ bề ngoài của con người mà còn làm mất đi cái bản tính hiền hậu, dịu dàng đáng quí vốn có của người phụ nữ. Lần thứ hai gặp lại anh Tràng, thị "rách quá", "quần áo tả tơi gầy xọp hẳn đi". Khi được mời ăn, thị sà xuống "cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc, chẳng chuyện trò gì". Cái đói đã đẩy lùi sĩ diện, nhân cách, và thị đã không băn khoăn theo Tràng về làm vợ chỉ với một ý nghĩ "cho khỏi đói" để sống cái đã. Xưa nay trong truyền thống đạo lí Việt Nam, chuyện tỏ tình vốn mang màu sắc tình tứ, duyên dáng, e lệ. Ấy thế mà giờ cũng chỉ trần trụi là câu chuyện lăn xả vào miếng ăn, để sau đó trở thành "vợ nhặt" của người đàn ông xa lạ kia. Thế mới biết cái đói ghê gớm như thế nào!
Kết: Như vậy, hình tượng người phụ nữ đã xuất hiện trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX đầy ấn tượng và đặc sắc. Đó là những số phận đáng thương, những cuộc đời nghiệt ngã và đầy bất hạnh. Nhưng không dừng lại ở việc khai thác những nỗi đau khổ, những bất công của xã hội, của cuộc sống đã đẩy cuộc đời họ vào những bế tắc cùng cực. Mà ở đấy, các nhà văn đã tô đậm lên tất cả đó là những vẻ đẹp phẩm chất thật đáng trọng- thứ ánh sáng đẹp đẽ của tâm hồn người phụ nữ.Bằng tình yêu cuộc sống, khát vọng được sống mãnh liệt và với những phẩm chất tốt đẹp vốn có của người phụ nữ họ đã vượt qua những rào cản, những bất công xã hội, vượt qua số phận bất hạnh để tìm đến hạnh phúc.
2.2. Phẩm chất tốt đẹp
a. Mị (tập trung vào sức sống tiềm tàng)
Mị vốn là một cô gái Mèo xinh đẹp, trẻ trung hồn nhiên và có tài thổi sáo cô "uốn chiếc lá trên môi , thổi lá cũng hay như thổi sáo có bao nhiêu người mê , ngày đêm thổi sáo đi theo Mị ". Đấy là dấu hiệu về một vẻ đẹp tâm hồn phong phú và lãng mạn, biểu hiện của một sức sống trẻ trung, rạo rực ... Mị cũng đã từng đựơc yêu và cô cũng đã từng yêu. Điều quan trọng là nhà văn đã phát hiện ra rằng bên trong tâm hồn người con gái ấy vẫn còn ẩn chứa một sức sống tiềm tàng, chỉ chờ có dịp là bùng nổ mạnh mẽ . Và trong tác phẩm của mình nhà văn đã miêu tả thành công sự trỗi dậy sức sống tìm tàng đó bằng một quá trình phát triển tâm lí, hành động khá sâu sắc và hợp lý. Với tấm lòng nhân hậu đầy cảm thông, nhà văn vẫn nhận ra rằng khát vọng hạnh phúc trong Mị có thể bị vùi lấp, lãng quên đâu đó nhưng không thể bị tiêu tan . Trong tâm hồn trẻ trung sớm bị chai sần vì đoạ đày, đau khổ kia vẫn còn âm ĩ đâu đó một ngọn lửa ham sống và chắc chắn nó sẽ bùng cháy mạnh mẽ hơn khi gặp những điều kiện thuận lợi.Và điều ấy đã đến, đó là vào một đêm tình mùa xuân trong ngày Tết. Những yếu tố ngoại cảnh đó là những nhân tố cực kỳ quan trọng dẫn đến sự diễn biến tâm lý nhân vật nó đóng vai trò của nhân tố gợi hứng đánh thức kí ức và gợi lại kỉ niệm yêu đương bị lùi vấp bấy lâu trong tâm hồn lầm lũi thường ngày, trở thành tiếng gọi của sự sống mỗi lúc một rõ , một tha thiết. Thế là từ ngoại cảnh đã tác động đến cảm xúc , tâm trạng và cuối cùng là hành động . Năm đó Mị đã uống rượu "uống ừng ực từng bát" rồi say lịm người, cái say vừa gợi nhớ, vừa gây lãng quên . "lòng Mị đang nhớ về ngày trước tai Mị văng vẳng tiếng gọi bạn đầu làng".Quá khứ dồn dập trở về rất sống động , rất rõ , thiết tha ... nhưng quan trọng hơn là cái say đã mơ hồ nhớ rằng :Mị vẫn còn là một con người, Mị vẫn còn trẻ và cái quyền của một con người trong ngày tết. "Mị phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng trở lại như những đêm tết ngày trước. Mị trẻ lắm, Mị muốn đi chơi, bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi tết huống chi , A sử với Mị không có lòng với nhau nhưng phải ở với nhau ...", dẫn Mị đến một hành động chưa từng thấy kể từ khi cô bước chân vào nhà thống lý Pá tra "cô quấn lạ tóc và với tay lấy váy mới , chuẩn bị đi chơi". Vừa lúc A Sử về biết ý định của Mị ,hắn lấy dây trói nghiến cô vào cột nhà rồi bỏ đi chơi . Suốt cái đêm đen tối bị trói đứng cái cột giữa nhà thống lí đó Mị hết thiếp đi rồi chợt tỉnh dậy , nhưng hình như cả đêm ấy, tiếng sáo dìu dặt của đám bạn trai vẫn đưa tâm hồn Mị sống lại những ngày đẹp đẽ ở quê nhà , tiếng sáo vẫn đưa cô đi theo những cuộc chơi của đám trai làng . Tâm hồn cô vẫn sống với không khí của ngày hội xuân. Cô định bước đi nhưng tay chân đã bị trói chặt cứng, không tài nào cựa quậy được... Sau cái Tết ấy , những năm tháng nặng nề trong phân thận nô lệ tủi nhục của Mị tưởng lại cứ âm thầm lặng lẽ trôi đi....cho đến khi Mị chứng kiến cảnh A Phủ bị bắt trói vì tội để mất trâu của nhà thống lí. Cái cảm giác ban đầu của Mị thật thản nhiên. Nhưng khi Mị lé mắt trông sang thấy mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại..."thì Mị lại chợt bừng tỉnh "trông người lại nghĩ đến ta". Hình ảnh ấy khiến Mị bỗng nhớ đến câu chuyện rùng rợn về những người đàn bà bị trói đứng cho đến chết trong nhà thống lí cũng trên cái cọc này và hồi ức đưa cô về với những lần chính mình bị đánh, bị trói trước đây... Ý thức đó đã thôi thúc Mị đứng dậy cắt dây trói cho A Phủ và bất giác chạy theo anh, cùng trốn khỏi Hông Ngài. Hành động bộc phát nhưng thật quyết liệt đó của Mị một phần là do sự thúc bách của tình thế khiến cô không thể làm khác, bởi cô hiểu rõ " ở đây thì chết mất". Nhưng mặt khác, đó cũng là quá trình tất yếu của một quá trình dồn nén, bức xúc cả về thể chất lẫn tinh thần đối với Mị. Đồng thời đó cũng vừa là biểu hiện, vừa là kết quả của một sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ đã được trỗi dậy trong con người Mị, kết thúc cả quãng đời đày ải, tối tăm của cô trong nhà thống lí để bắt đầu một cuộc đời mới. Đó chính là cái nhìn nhân đạo của Tô Hoài đối với những kiếp người bất hạnh, đau thương- một cái nhìn luôn hướng về ánh sáng, hướng về cái đẹp trong mỗi con người.
b. Người vợ nhặt (tập trung vào khát vọng sống)
Là một người đàn bà bị cái đói xô đẩy đến cảnh ngộ thật éo le và thương tâm, phải rơi vào tình huống trở thành "vợ nhặt" nhưng chị không mất đi vẻ chất phát, thuần hậu của người phụ nữ lao động .Bị hoàn cảnh xô đẩy, dồn nén đến chỗ có nguy cơ bị chết đói nên có lúc bên ngoài thành ra trâng tráo, trơ trẽn .Nhưng đó không phảỉ là bản chất vốn có của chị phải đến lúc cùng đường , bị rơi vào tình thế phải theo không một nguời đàn ông xa lạ thì bản chất con người thật của thị mới được bộc lộ rõ . Cả đến lúc đã gặp cụ Tứ và đã được chấp nhận, được cảm thông, thương yêu thì trong bóng tối của căn nhà, chị vẫn không khỏi e dè khép nép. Nhà văn dường như đã hiểu thấu đến tận cùng nỗi lòng của chị và thể hiện được một cách thật tinh tế những gì đang xảy ra trong lòng người đàn bà kể từ khi chị đặt bước trên con đường xa lạ về nhà chồng. Chắc là với, chị con đường âý dài dặt và xa lắm, bởi không biết cái gì đang chờ đợi chị, liệu chị có được đón nhận một cách đễ dàng ? Liệu cái hạnh phúc "thử liều nhắm mắt đưa chân " này có cho chị được một chút ấm áp hay lại còn khốn nạn, cay đắng hơn ? Liệu cái anh chàng xa lạ có vẻ cũng dễ mến này có giúp chị thoát khỏi những cảnh chết đói hãi hùng trước mặt ? Bao nhiêu câu hỏi, bao nhiêu lo lắng, phấp phỏng khiến sự sốt ruột trong lòng chị đã phải bật lên thành tiếng , chị đã mấy lần sót ruột hỏi Tràng: "sao lâu thế" "sắp đến chưa" "vẫn chưa đến à?"rồi "nhà có ai không ?" ...Chị hỏi vào tình cảnh phải theo không Tràng cũng chẳng qua chỉ là bất đắt dĩ cần tìm một nơi nương tựa qua ngày, hi vọng có thể may ra tránh được sự chết đói. Nên khi tận mắt chứng kiến gia cảnh của Tràng chỉ là một cái nhà vắng teo, trên mảnh vườn mọc lỗn nhổn những bụi cỏ dại thì chị không nén nỗi một tiếng thở dài. Hoá ra cái gia cảnh của anh mới ban chiều còn vỗ vỗ vào túi khoe: "rich bo cu hả" là thế này đây. Nhưng chị còn biết sao được nữa, chị cảm thấy thất vọng , buồn tủi, chua sót quá nên mặt cho Tràng lăng săn đôn đả, "thị nhép mép cười nhạt nhẽo [...], hai tay ôm khư khư cái thúng mặt bần thần. "Tại sao đứng giữa căn nhà của mẹ con Tràng rồi mà người phụ nữ kia vẫn ôm khư khư cái thúng thế ?" Phải chăng vì căn nhà rúm ró của mẹ con Tràng quá ư chật chội, chị phải biết để nó ở đâu ? Hay vì giờ đây cái thúng là tài sản duy nhất chị có nên chị không thể xa rời.
Không tìm được sự no đủ nhưng dẫu sao, chị cũng bớt được một nổi lo trong dạ khi biết nhà tràng chỉ có một mẹ già. Dĩ nhiên, chị hiểu đấy là đỡ phức tạp , khả năng bị xua đuổi hắt hủi bị giảm xuống mức thấp nhất , mà đấy chẳng phải là một nửa sự sống đó sao? Cho nên lúc ấy chỉ đã có thể "tủm tỉm cười" rồi lại đùa với Tràng "đà mỗi một mình tôi lại còn mấy u. Bé lắm đấy". Và mặc dù vẫn còn rất buồn vì thất vọng chua chát,nhưng hầu như chị chẳng nói năng gì kể từ khi chứng kiến gia cảnh của mẹ con Tràng. Nhưng trước sự cảm thông , yêu thương đùm bọccủa những người xung quanh trong một mái ấm gia đình. Sáng hôm sau, chị đã săm sắn quét dọn cùng với mẹ chồng thu vén lại nhà cửa, vườn tược như một cô con dâu thực sự trong nhà. Và chính điều ấy đã đem đến cho chị những thay đổi đến nỗi chính Tràng cũng không khỏi ngạc nhiên "Tràng nôm thị hôm nay khác lắm. Rõ là người đàn bà hiền hậu đúng mực, không có vẻ gì chua chát như mấy lần Tràng gặp ngoài tỉnh "
Đặc biệt là trong bửa ăn của một ngày mới, người nói đến "toàn chuyện vui chuyện sung sướng về sau này " lại là bà cụ gần đất xa trời, con người nói đến đấu tranh " phá kho thóc của Nhật chia cho người đói lại chính là chị người vợ nhặt - nhân vật duy nhất không có tên trong tác phẩm . Từng đoàn người " những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê sộp[...]cờ đỏ bay phấp phới" do câu chuyện của chị gợi ra có ĩe cũng là một dụng ý nghệ thuật , nhằm khẳng định khát vọng và sức sống manh mẽ của những con người như chị.
Như vậy, một sức sống tiềm tàng mãnh liệt, một niềm khao khát sống, niềm tin yêu và đức hi sinh cao cả đã phát họa nên bức chân dung về vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người phụ nữ trong nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945 đến hết thế kỉ XX.
3. Kết bài
Người phụ nữ đã đến và để lại cho nền văn học Việt Nam bức tượng đài bất hủ của những con người không bao giờ chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn đi tìm, hướng tới những gì tốt đẹp, tươi sáng trong cuộc đời. Họ luôn là những mẫu hình lí tưởng về người phụ nữ Việt Nam thời kì đó, cho hôm nay và cả về sau.Họ luôn trường tồn trong tâm thức người đọc là "Những con người đáng thương nhưng đáng trọng."
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top