Cảnh chị em Việt - Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm
Cảnh chị em Việt – Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm
1. Mở đoạn:
Nguyễn Thi là một người con của đất Bắc nhưng sống, chiến đấu và gắn bó sâu sắc với nhân dân Nam Bộ, do đó, làm nên một Nguyễn Thi trong nền văn học dân tộc không phải là cảm hứng về những gì lạ lẫm, xa vời, bay bổng, mà là Mẹ, là Đất, là Quê hương, làng xóm, những cái gắn bó ruột rà, thân thiết với đời sống thuần hậu và còn rất nhiều cực khổ của con người. Tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi ta phải kể đến tác phẩm ... được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng(2/1966). Sau đc in trong tập "Truyện và kí" Văn học giải phóng 1978. Nổi bật trong tác phẩm là đoạn văn vẫn được nhiều người cho là hay nhất truyện: đoạn tả chị em Chiến, Việt khiêng bàn thờ mẹ, sang nhà chú.
2. Ý nghĩa:
Cảnh ấy diễn ra trước khi 2 chị em lên đường tòng quân, được Việt nhớ lại khi anh ta Ngất đi tỉnh lại ở chiến trường.Trước tiên, nó cho thấy rằng,những đứa con trong một gia đình bây giờ mỗi người sẽ một nơi, không còn được chăm sóc cho bàn thờ má, đó là nỗi đau mà rất nhiều gia đình Việt phải chịu đựng, đó là hiện thực chiến tranh mà Nguyễn Thi không né tránh. Nó biểu thị sâu sắc mối quan hệ giữa GIA ĐÌNH và ĐẤT NƯỚC.
Khi khiêng bàn thờ,, cái không khí ấy biến anh thành con người khôn lớn. Lần đầu tiên Việt hiểu rõ lòng mình để thấy "thương chị lạ" và để thấy "mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai".Sắp xa chị Chiến, Việt thấy thương chị nhiều hơn: Việt thấy chị giống y như má, nhất là khi nghe tiếng chân chị "bịch bịch phía sau". Lúc này Việt thấy rõ lòng mình và ý thức được Lối kể chuyện lôi cuốn có sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ qua hình ảnh hai chị em khiêng bàn thờ má trên "con đường hồi trước má vẫn đi". Đó là con đường thân quen "men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam", gợi hình ảnh má đã tần tảo "lội hết đồng này sang bưng khác".
Người Việt Nam thao đạo thờ ông bà, cha mẹ và với họ bàn thờ là thiêng liêng nhất.Quê hương, đất nước, Tổ quốc trước hết thể hiện ở nơi bàn thờ. Phải chăng, đó còn là lời nhắn nhủ: Thế hệ trước đã hi sinh, nhưng "thác là thể phách còn là tinh anh" họ sẽ sống mãi trong những đứa con, sẽ luôn là lời nhắc nhở thế hệ sau phải tiếp nối truyền thống
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Chị em Chiến, dáng vóc khỏe, to, giang cả thân người lên nhấc bổng bàn thờ.Nghĩa là thế hệ sau đã cứng cáp, trưởng thành. Những đứa con trong gia đình đã đủ sức để bay xa, xa hơn cha mẹ. Để họ đưa truyền thống ấy hòa vào biển lớn của dân tộc.
3. Nghệ thuật
-Hiện thực cách mạng gay gắt cho thấy vận mệnh dân tộc, giai cấp trở thành vấn đề của mỗi gia đình, mỗi cuộc đời.
-Chất sử thi hiện lên ngay trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
- Ngôn ngữ giàu chất hiện thực, đậm màu sắc Nam Bộ, gọn gàng, giản dị, chắc nịch, thiên về mô tả hành động, thể hiện tích cách phóng khoáng, mạnh mẽ.
- Hiện lên trong dòng hồi ức của Việt --> Chi tiết đáng nhớ nhất, ấn tượng sâu đậm trong Việt
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top