Mi 45-7
I. Nước Mĩ từ 1945 - 1973
* Về kinh tế
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ.
- Biểu hiện :
+ Sản lượng công nghiệp chiếm 56,5% sản lượng công nghiệp thế giới (1948).
+ Sản lượng nông nghiệp 1949 bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật cộng lại (1949).
+ Nắm trên 50% tàu bè đi lại trên biển ; ¾ dự trữ vàng của thế giới.
+ Kinh tế Mĩ chiếm tới gần 40% tổng sản phẩm kinh tế thế giới.
® Khoảng 20 năm sau chiến tranh, Mĩ là trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới.
- Nguyên nhân :
+ Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào, có trình độ kĩ thuật cao, năng động, sáng tạo.
+ Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu, thu lợi từ buôn bán vũ khí.
+ Ứng dụng thành công thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất.
+ Tập trung sản xuất và tư bản cao, các công ti độc quyền có sức sản xuất lớn và cạnh tranh có hiệu quả.
+ Do chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước.
* Về khoa học kĩ thuật
- Mĩ là nơi khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại và đạt được nhiều thành tựu lớn.
- Thành tựu : Mĩ đi đầu trong các lĩnh vực :
+ Chế tạo công cụ mới : máy tính điện tử, máy tự động.
+ Chế tạo vật liệu mới : pôlime, vật liệu tổng hợp.
+ Tìm ra năng lượng mới : nguyên tử nhiệt hạch.
+ Chinh phục vũ trụ : đưa người lên Mặt Trăng.
+ Đi đầu trong cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp.
* Về chính trị - xã hội :
- Chính sách đối nội chủ yếu của Mĩ đều nhằm cải thiện tình hình xã hội, khắc phục những khó khăn trong nước.
- Xã hội Mĩ không hoàn toàn ổn định, chứa đựng nhiều mâu thuẫn : giai cấp, sắc tộc, nạn thất nghiệp, nhiều tệ nạn xã hội khác.
* Chính sách đối ngoại
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
- Mục tiêu :
+ Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt CNXH.
+ Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.
+ Khống chế, chi phối các nước Đồng minh.
- Thực hiện : khởi xướng cuộc Chiến tranh lạnh, gây chiến tranh xung đột ở nhiều nơi, tiêu biểu là chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975), can thiệp lật đổ chính quyền ở nhiều nơi trên thế giới.
- Mĩ còn bắt tay với các nước lớn XHCN : 2/1972 Tổng thống Mĩ thăm Trung Quốc, 5/1972 thăm Liên Xô nhằm thực hiện hòa hoãn với 2 nước lớn để dễ bề chống lại phong trào cách mạng thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top