meomeo32
Put your story text here..C©u 32. Trình bày khái niệm và thuộc tính cơ bản của giả thuyết nghiên cứu đề tài? Cho ví dụ minh hoạ?
1. Giả thuyết nghiên cứu khoa học.
1.1. Khái niệm.
Để khám phá bản chất của đối tượng nghiên cứu người ta sử dụng những kiến thức khoa học để đưa ra dự đoán về bản chất đó rồi tiến hành chứng minh giả thuyết đó. Nếu chứng minh được, giả thuyết được xác nhận trở thành hiểu biết mới của con người về đối tượng.
Vậy, giả thuyết khoa học là những nhận định trên cơ sở các lập luận, các suy đoán khoa học của nhà nghiên cứu đưa ra để từ đó làm xuất hiện vấn đề hoặc đề tài nghiên cứu; làm nảy sinh những phát minh khoa học.
Thực chất của giả thuyết nghiên cứu là sự định hướng ngay từ đầu về cách giải quyết vấn đề của đề tài tương ứng với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.
Giả thuyết nghiên cứu của đề tài bao giờ cũng phải được kiểm nghiệm bằng cách nào đó (lý luận hay thực tế hoặc cả hai) để xác nhận hay bác bỏ. Có thể nói, nghiên cứu khoa học là quá trình liên tục xây dựng
giả thuyết, chứng minh giả thuyết cho tới khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
1.2. Các thuộc tính cơ bản của giả thuyết.
Để hiểu rõ hơn về giả thuyết trong nghiên cứu khoa học chúng ta cần xem xét các thuộc tính cơ bản của nó. Giả thuyết nghiên cứu khoa học về một đề tài nào đó có các thuộc tính chủ yếu như sau:
- Có tính giả định: Tức là điều đó chưa xảy ra, nhưng có thể xảy ra. Để khẳng định có xảy ra hay không, nhất định phải khảo nghiệm, kiểm nghiệm. Tính giả định trong giả thuyết nghiên cứu không giống như giả định thông thường do giả định nghiên cứu khoa học được xây dựng trên cơ sở những căn cứ khoa học (Lí thuyết hay thực tiễn), vì thế bao giờ cũng hiện thực hơn.
- Có tính đa phương án: Tức là điều dự đoán này mới chỉ có thể xảy ra. Trên thực tế là chưa xảy ra và xảy ra như thế nào thì chưa thể khẳng định. Ví dụ, để phân tích nguyên nhân vi phạm kỉ luật về chậm giờ điểm danh của một học viên, có thể đưa ra nhiều giả định: ý thức kỉ luật kém; tác phong chậm chạp; chưa hiểu đẩy đủ về kỉ luật quân đội; do các yếu tố khách quan: chậm xe, sự cố kĩ thuật...
- Tính dễ biến đổi ( tính dị biến): Đó là tính chất có thể thay đổi của giả thuyết nghiên cứu. Sự thay đổi này là do kết quả của các suy đoán, các lập luận trong nhận thức của nhà nghiên cứu. Đặc biệt là, khi kiểm nghiệm phát hiện giả thuyết không phù hợp thì phải xây dựng giả thuyết mới
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top