meomeo31

Put your story text here..Câu 31. Làm rõ nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài trong bản đề cương nghiên cứu? Chỉ rõ sự giống, khác nhau và mối quan hệ của chúng? Ý nghĩa trong thực tiễn nghiên cứu khoa học kỹ thuật

3.2.5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Là công việc mà người thực hiện đề tài phải hoàn thành để đạt mục đích hoặc mục tiêu nghiên cứu.

Căn cứ để xác định nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Thông thường các đề tài phải tự xác định các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện về lý luận, về thực tiễn. Một đề tài có thể có nhiều nhiệm vụ nghiên cứu. Đó là các công việc khác nhau để đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau, tiến tới đạt mục đích nghiên cứu của đề tài.

Ví dụ: Đề tài: Nâng cao chất lượng học tập của học viên.

- Mục tiêu: Đề xuất được các biện pháp.

Vậy nhiệm vụ nghiên cứu:

- Khái quát lý luận về quá trình học tập và chất lượng học tập.

- Đánh giá thực trạng, chỉ ra mạnh, yếu; khái quát những nguyên nhân và kinh nghiệm.

- Đề xuất biện pháp, giải pháp khắc phục những yếu kém, hạn chế để nâng cao chất lượng học tập của học viên

- Kiểm nghiệm những giải pháp.

Khi xác định nhiệm vụ nghiên cứu cần căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu đã xác định; căn cứ yêu cầu của cơ quan quản lí và khả năng nghiên cứu của mình để xác định cho phù hợp.

3.2.6. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là giới hạn về đặc điểm, thành phần cấu trúc, thuộc tính.... của đối tượng nghiên cứu sẽ được nhà nghiên cứu khảo sát, xem xét để giải quyết vấn đề nghiên cứu.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài không phải phạm vi về không gian và thời gian để thực hiện đề tài. Phạm vi nghiên cứu đề tài trả lời câu hỏi: Nghiên cứu gì ở đối tượng nghiên cứu, tức là giải quyết mâu thuẫn nào ở đối tượng; là giới hạn lại những thuộc tính, tính chất, đặc điểm liên quan tới mục đích nghiên cứu.

Khái niệm này khác với phạm vi thực hiện đề tài trả lời câu hỏi: Nghiên cứu ở đâu? nghiên cứu sự vật nào? nghiên cứu ai?

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ntson