meomeo30

C©u 30. Làm rõ mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài trong bản đề cương nghiên cứu? Chỉ rõ sự giống, khác nhau và mối quan hệ của chúng? Ý nghĩa trong thực tiễn nghiên cứu khoa học kỹ thuật?

3.2.3. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu:

Đây là 2 khái niệm then chốt trong nghiên cứu khoa học đôi khi bị sử dụng lẫn lộn với nhau. Xác định đúng mục đích và mục tiêu nghiên cứu sẽ định hướng quá trình nghiên cứu đến kết quả mong muốn.

- Mục tiêu nghiên cứu: Là cái đích về nội dung mà nhà nghiên cứu phải xác định trước khi tiến hành nghiên cứu và phấn đấu để đạt cái đích về nội dung đó. Đây là các kết quả cụ thể cần đạt được. Mục tiêu trả lời cần hỏi: "Làm được cái gì".

Mục tiêu nằm trong quá trình nghiên cứu. Mỗi giai đoạn nghiên cứu có những mục tiêu bộ phận. Hoàn thành đề tài nghiên cứu sẽ đạt mục tiêu tổng thể.

- Mục đích nghiên cứu đề tài: Là các giá trị, các ý nghĩa mang lại khi đề tài nghiên cứu hoàn thành; là ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu, đồng thời là đối tượng phục vụ của sản phẩm nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu trả lời câu hỏi: Nghiên cứu đề tài này để làm gì, phục vụ cho cái gì?

Ví dụ: Đề tài cải tiến nòng pháo:

- Mục đích nghiên cứu: Nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội.

- Mục tiêu: Nâng cao được uy lực chiến đấu của khẩu pháo (tính năng, hiệu quả...).

3.2.4. Giả thuyết nghiên cứu của đề tài:

Là dự đoán khoa học về tình trạng của vấn đề nghiên cứu và cách giải quyết vấn đề của đề tài do nhà nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ trong quá trình nghiên cứu của mình.

Đây là cách phát biểu trước, có tính chất tiên đoán về kết quả nghiên cứu đề tài (sẽ được xem xét kỹ sau).

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: