meomeo27

Put your story text here..câu 27. Phân tích căn cứ chọn đề tài? cách phát biểu tên đề tài nghiên cứu? Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật?

2.4.1 Căn cứ chọn đề tài:

Có thể dựa vào các căn cứ sau đây:

- Từ khái quát các thành tựu nghiên cứu khoa học đã có để phát hiện ra vấn đề nghiên cứu. Đây là việc phân tích các nghiên cứu về vấn đề chúng ta đang xem xét để xem chúng đã được nghiên cứu như thế nào; đã giải quyết những mâu thuẫn nào, những mâu thuẫn nào chưa được giải quyết, từ đó phát hiện ra mâu thuẫn có thể hình thành đề tài nghiên cứu của mình.

- Từ phân tích kết quả nghiên cứu mới đối với thực tiễn. Đây là xem xét những kết quả nghiên cứu giải quyết vấn đề thực tiễn mới nhất liên quan tới vấn đề chúng ta đang quan tâm. Qua xem xét sẽ phát hiện ra vấn đề thực tiễn chưa được giải quyết hoặc giải quyết chưa thoả đáng để xác định cái chúng ta tiếp tục nghiên cứu.

- Từ phân tích các phương pháp nghiên cứu của các công trình trước đó để đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề ưu việt hơn. Đây là cách xem xét cách thực hiện giải quyết vấn đề của đề tài đã thực hiện để phát hiện phương pháp chưa hoàn thiện, tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề có hiệu quả cao hơn, từ đó hình thành đề tài nghiên cứu của mình.

- Từ thế mạnh của nhà nghiên cứu và lực lượng nghiên cứu (vốn hiểu biết). Đây là cách chọn mâu thuẫn giải quyết trên cơ sở khả năng của mình.

- Từ nhu cầu thực tiễn đặt ra (Thực tiễn có nhu cầu). Đây là cách chọn đề tài qua việc tìm câu trả lời, cách giải quyết vấn đề, biện pháp đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn đặt ra.

- Nguồn tài liệu tham khảo. Đây là việc xem xét các khả năng có thể xây dựng được cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu.

- Các phương tiện cần thiết cho thực hiện quá trình nghiên cứu. Đây là phân tích các điều kiện thực hiện đề tài của nhà nghiên cứu

2.4.2. Phát biểu tên đề tài.

Vấn đề nghiên cứu khi được nhà nghiên cứu lựa chọn làm đối tượng nghiên cứu, sẽ trở thành đề tài nghiên cứu và được phát biểu thành tên đề tài.

Tên đề tài: là lời văn diễn đạt mô hình tư duy về kết quả dự kiến của quá trình nghiên cứu, mong muốn của nhà nghiên cứu và cách tác động vào đối tượng nghiên cứu để đạt mục đích đề ra. Tên đề tài được diễn đạt thành một mệnh đề khoa học rất xúc tích, ngắn gọn, rõ, chính xác, phù hợp với nội dung cơ bản của công trình. Cách diễn đạt tên đề tài phản ánh trình độ khoa học; mức độ nắm bắt đối tượng nghiên cứu, khả năng thực hiện đề tài của chủ đề tài

Ngôn từ trong diễn đạt tên đề tài cần tránh sử dụng các từ có độ bất định cao trong tên đề tài như: Về, thử bàn về; suy nghĩ về; tìm hiểu; vấn đề; một số vấn đề; bước đầu....

Hạn chế các từ chỉ mục đích trong tên đề tài như: Để, nhằm, góp phần....

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #ntson