meo vat

Mẹo vặt

Bạn có thể sử dụng kem đánh răng vào những việc sau:

- Trẻ nhỏ thích vẽ lung tung trong nhà, thậm chí cả trên mặt bàn, tủ... bạn có thể dùng kem đánh răng để tẩy xóa những hình ảnh ngoài ý muốn kia bằng cách lấy miếng vải xô thấm kem đánh răng và chà nhẹ nhàng lên mặt vật dụng, bàn tủ sẽ sạch ngay. Không nên dùng xà bông để chùi vì sẽ làm bong lớp sơn vécni trên đồ.

- Đối với những vết bẩn xuất hiện trên trang phục, bạn hãy dùng kem đánh răng để chà lên, sau đó xả lại với nước lạnh để làm sạch.

- Khi cần tẩy xóa chữ viết bằng bút mực, bạn chỉ việc dùng kem đánh răng để phủ lên các chữ. Sau đó, có thể viết lại theo ý mình.

- Thay vì dùng xi để đánh bóng giày, bạn có thể thay thế bằng cách chà kem đánh răng lên mặt giày và dùng bàn chải như thường lệ để đánh. Giày sẽ trở nên bóng loáng chẳng kém gì dùng xi.

- Bôi kem đánh răng lên vết xước nhẹ trên thủy tinh, kem đánh răng có tác dụng mài mòn nhẹ và làm mịn các vết xước.

- Bạn có thể làm cho những vật dụng bằng hợp kim thiếc bị đen trở nên sáng bóng trở lại bằng kem đánh răng. Hãy dùng khăn ẩm để chà kem lên đồ dùng cần đánh bóng và để nguyên trong 15 phút, sau đó, chà bóng lại với vải khô mềm.

- Dùng vải mềm chấm kem đánh răng để chà lên các vết ố bẩn hoặc cặn của bình, chén trà. Chỉ trong phút chốc, bình sẽ trở nên sạch sẽ hơn.

- Nếu bàn là nhà bạn xuất hiện những vết sạm đen, thấm chút kem đánh răng và dùng vải mềm như vải nhung để chùi sạch là đủ. Nhưng bạn nhớ phải chờ đến khi bàn ủi nguội hẳn mới được xóa vết bẩn.

- Sau khi làm cá tươi, để khử mùi tanh trên tay bạn hãy rửa với xà bông trước rồi lấy chút kem đánh răng thoa đều lên bàn tay và rửa tay lại với nước lạnh. Mùi tanh sẽ nhanh chóng biến mất.

- Nếu dùng kem đánh răng để dán tranh trên tường, mối mọt sẽ tránh xa ngay. Khi cần lấy tranh xuống cũng sẽ dễ dàng hơn.

Mẹo nhà bếp

Lúc nhào bột, cán bột để làm bánh, bột hay bị dính vào bàn rất khó chịu. Khi ấy ngoài cách rắc một lớp bột áo trên bàn, bạn có thể làm theo cách sau: để bột vào trong một cái tô, đậy một lớp nylon kín rồi cho vào tủ lạnh khoảng 1 giờ. Lúc cán bột làm bánh bột sẽ không bị dính nữa.

Cách xào thịt bò

Khi xào thịt bò muốn cho thịt mềm, sau khi ướp thịt xong, bạn hãy cho 2-3 muỗng cà phê dầu ăn vào trộn đều ướp cùng, để khoảng 20-30 phút. Lúc xào thịt hãy để lửa to đảo nhanh tay. Xào xong cho thịt ra khỏi chảo ngay. Món thịt bò xào sẽ rất mềm, vị đậm đà mà lại không dai.

Luộc trứng không bị nứt

Khi luộc trứng gà, trứng vịt thường hay bị nứt vỏ làm cho nước vào trong trứng gây ra mùi tanh và không đẹp. Muốn chúng không bị nứt khi luộc bạn chỉ cần cho vào nồi luộc chút muối hoặc lấy chanh xát xung quanh vỏ trứng. Trứng sẽ chín ngon và không bị nứt nữa.

Rửa sạch bình thủy tinh

Những bình thủy tinh có miệng bé muốn rửa sạch bên trong rất khó. Xin mách bạn một cách để làm cho bình thủy tinh sáng bóng như mới. Bạn hãy cho vào bình một nắm gạo, đổ một ít nước sôi vào đậy nắp kín đóng lại và lắc mạnh. Sau vài lần, bình thủy tinh của bạn sẽ sạch bóng dễ dàng.

Dầu ăn trong nồi bốc lửa

Khi bạn xào nấu với ngọn lửa to có lúc dầu ăn trong nồi bị bốc lửa. Chỉ cần đậy vung lại hoặc đắp khăn ướt lên, lửa sẽ lập tức bị dập tắt. Trong trường hợp đó, không nên cho nước vào dầu ăn nhẹ hơn nước sẽ làm lửa bùng to hơn và dầu bắn ra bốn phía.

Cách vắt chanh được nhiều nước

Muốn vắt được nhiều nước chanh hơn thì trước khi vắt, bạn hãy đem chanh ngâm vào nước nóng vài phút.

Cách khử cay ở tay

Khi bạn cắt tỉa ớt, tay bị dính sẽ rất nóng, cay. Bạn hãy khử bằng cách: Lấy một ít đường cát xoa vào tay, rồi rửa sạch; hoặc xoa vào tay một ít giấm hay rượu; bạn cũng có thể ngâm tay vào nước ấm một lát rồi rửa sạch thì tay sẽ không bị cay, nóng nữa.

Cách làm chuối xanh không bị nát và thâm

Khi làm món ăn với chuối xanh, bạn gọt vỏ, bổ thành miếng nhỏ, rồi ngâm vào nước có pha chanh và muối, chuối sẽ trắng, không bị nhựa, không nát mà chất chát cũng giảm rất nhiều.

Cách chữa cơm sống

Khi bỏ cơm ra ăn mà cơm bị sống, nhiều người đổ thêm nước vào nồi và bắc lên bếp hong lại cho đến khi chín hoặc bỏ đi. Để tránh lãng phí và mất thời gian nhưng lại hiệu quả và đơn giản, bạn hãy làm theo cách sau: Xới cơm sống cho tơi ra, rưới rượu vào nồi theo tỷ lệ cứ nửa cân gạo là một phần ba chén rượu. Đun nhỏ lửa cho đến khi rượu bốc hơi hết, cơm sẽ chín mà lại không để lại mùi rượu.

Mẹo chữa lở miệng từ rau quả

1. Cùi dừa: Các sách Đông y có ghi: "Dừa có tính bình, vị ngọt, sinh tân, lợi niệu, sát trùng. Quả dừa có thể dùng để chữa các chứng bệnh viêm nhiệt, háo khát, tân dịch, bị tổn thương, lở loét, viêm da." Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

2. Cà chua: Các bài thuốc Đông y cho thấy cà chua là loại quả có tính bình, vị chua, hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên nhai cà chua sống là cách làm rất công hiệu trong trường hợp này. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 - 4 lần, sẽ có tác dụng rất tốt.

3. Vỏ dưa hấu: Theo Đông y, vỏ dưa hấu có tính hàn, thường để điều trị các bệnh nóng trong, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.

Lấy 50g vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ lở 1-2 lần/ ngày.

4. Lá ổi: Kinh nghiệm dân gian nhiều nơi đã dùng lá ổi giã nát hoặc nước sắc lá ổi để làm thuốc sát trùng, chống nấm, chữa các trường hợp lở loét lâu lành, làm giảm sốt, chữa đau răng, chữa ho, viêm họng.

- Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào chỗ lở.

- Thêm một chút nước ấm và một tí muối vào khoảng 7 búp ổi non. Giã nát. Dùng một que tăm có bông gòn ở đầu thấm vào nước thuốc đã giã ra để lăn hoặc chà nhẹ vào chổ lở.

- Lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra. Nhưng không nên áp dụng cách này với người bị táo bón.

5. Lá bồ ngót (rau ngót): Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lấy 100gr lá bồ ngót tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngậm một miếng nước cốt rau bồ ngót giữ 15 phút. Ngày ngậm 3-4 lần. Sẽ có tác dụng trong điều trị bệnh lở miệng, nhiệt miệng.

6. Xoài: Vỏ thân cây xoài chứa tanin và mangiferin 3%. Có tác dụng làm se niêm mạc, thu liễm, sát trùng, nên có tác dụng chữa các chứng lở miệng, đau răng: lấy 100gr vỏ cây xoài còn tươi, cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, chặt nhỏ rồi cho cùng 10gr muối hột đem nấu với 1 lít nước, nấu còn lại nửa lít, lọc kỹ, cho vào chai thủy tinh đậy kín. Ngậm 3-4 lần nước này một ngày, mỗi lần ngậm khoảng 15 phút

Công dụng của nước vo gạo

1. Làm tươi sắc hoa cảnh: Hằng tuần, lấy nước vo gạo tưới cho hoa lan và hoa cảnh, cây sẽ tốt tươi và hoa nở rực rỡ hơn.

2. Làm mau nhừ: Các loại măng, da heo, rong biển... khi nấu muốn cho mau nhừ, bạn hãy ngâm chúng trong nước vo gạo có thêm ít muối, sau đó tráng qua nước lạnh.

3. Làm da mịn màng: Mỗi ngày bạn dùng nước vo gạo rửa mặt nhiều lần, do trong nước vo gạo có vitamin B5, có tác dụng nuôi dưỡng tế bào da, làm cho da sạch, trắng và mịn.

4. Làm sạch, mượt tóc: Nước vo gạo để chua (đã chuyển sang dạng acid) dùng để gội đầu hằng ngày, sau đó xả lại bằng nước lạnh, không cần dùng xà phòng. Nó có công dụng làm sạch gàu, tóc đen mượt và mềm mại. Bạn có thể không cần để chua mà chỉ cần nhỏ vài giọt chanh vào nước vo gạo, khi gội cũng có tác dụng tương tự.

5. Làm nhuận da: Thường xuyên dùng nước vo gạo rửa tay chân, có tác dụng làm da tươi bóng, đồng thời còn phòng chống được chứng da lão hóa.

6. Dùng đánh răng: Những người thường sâu răng, hôi miệng nên dùng nước vo gạo đặc để đánh răng. Vì nước vo gạo có chứa vitamin PP sẽ làm tẩy sạch các chất dơ đóng quanh chân răng, làm sạch răng bị sâu, chống được chứng viêm quanh chân răng (nha chu) và sát khuẩn. Làm giảm mùi hôi ở miệng.

7. Khử mùi tanh: Khi làm các loại cá tươi có mùi tanh, bạn nên khứa ra từng lát, rửa với nước vo gạo, rồi rửa lại bằng nước muối. Cá sẽ bớt mùi tanh.

8. Khử độc và tẩy trắng khoai mì: Muốn khoai mì (sắn) được trắng và khử bớt chất độc, khi lột vỏ bạn nên ngâm vào nước vo gạo.

9. Khử mặn và làm mất mùi tanh: Các loại cá khô để lâu ngày thường có nhiều mùi tanh và mặn, để khử hết bạn hãy ngâm cá vào nước vo gạo trong vài giờ.

10. Khử vết mốc: Quần áo có nhiều vết mốc, bạn hãy ngâm chúng vào nước vo gạo một đêm, sau đó đem giặt sạch, vết mốc sẽ không còn.

11. Khử vết dầu: Muốn tẩy sạch các vết dầu còn lại trong chai, bạn hãy đổ nước vo gạo vào ngâm khoảng 5 - 10 phút. Sau đó lắc mạnh chai nhiều lần, vết dầu hòa tan trong nước vo gạo, chai sẽ được sạch.

12. Khử vết rỉ: Muốn khử vật dụng bị rỉ, bạn ngâm chúng trong nước vo gạo 4 giờ, rồi lấy ra lau sạch sẽ hết vết rỉ.

13. Tẩy chất bẩn: Dùng nước vo gạo rửa chén bát bẩn, vật dụng vẫn được sạch như thường mà không cần dùng đến nước rửa chén chuyên dùng.

Lấy nước vo gạo rửa dạ dày, lòng heo (lợn) rất sạch, khi chế biến món ăn lại không có mùi hôi.

Dùng nước vo gạo lau chùi các dụng cụ sơn sẽ sạch bóng.

Trước khi rửa dao thớt đem ngâm nó vào nước vo gạo khoảng 10 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch, vật dụng sẽ không còn mùi tanh hôi.

14. Kích thích khẩu vị vật nuôi: Trong nước vo gạo có chứa chất albumin, là chất kích thích khẩu vị đối với vật nuôi. Do đó, nên cho nước vo gạo vào khẩu phần ăn của gia súc, gia cầm sẽ làm chúng chịu ăn uống hơn.

15. Hạn chế ngộ độc rau tươi: Để hạn chế ngộ độc thuốc trừ sâu ở rau, bạn hãy ngâm rau vào nước vo gạo khoảng nửa giờ, sau đó rửa rau lại vài lần bằng nước sạch.

Chọn mua thịt cá

Thịt cá muốn ăn ngon thì thực phẩm phải còn tươi, nhưng làm sau có thể chọn được miếng thịt hay cá vừa ý. Đây là một vài bí quyết để bạn chọn lựa thịt cá được ngon.

Thịt bò: Sớ thịt phải khô, mịn,mầu đỏ hồng. Mỡ bò mầu vàng tươị Thịt bò cái ngon hơn bò đực.

Thịt bò con (từ 4 tháng đến 4 tuổi) rất mềm, mỡ trắng.

Thịt filet mềm là thịt ngon nhất trong con bò. Thường dùng làm "bít-tết" (steak), nhúng dấm hay xào.

Thịt bò con dùng làm thịt tái.

Thịt vai không được mềm lắm, nhưng cũng có thể làm steak được. Đùi bò có nhiều gân và bắp thịt, dùng hầm súp (soup), hay kho ăn rất ngon.

Bụng bò hay nạm có nhiều mỡ, dùng kho, hầm hay nấu "ra-gu" Xương bò, sườn bò, đuôi bò dùng nấu nước dùng cho ngọt.

Thịt heo: Thịt ngon mầu hồng, thớ thịt săn, da mỏng, ít mỡ.

Thịt có đốm trắng, mỡ vàng là thịt heo gạo, rất độc, đừng nên mua.

Giò heo phía sau ngon hơn, da mỏng, thịt và da dính liền.

Nên chọn thịt thăn hay đùi sau (thịt mỏng) khi làm chả lụa. Nên lựa sườn non còn dính chút thịt thăn và mỡ khi mua thịt sườn.

Nên chọn thịt nạc 2/3, mỡ 1/3 (thịt ba rọi) khi kho với trứng.

Gà, Vịt: Nên lựa con vừa ăn, không già quá.

Vịt mọc đủ lông, phao câu tròn, ức tròn. Da cổ, da bụng dầy, xách nặng tay là vịt béo.

Vịt già thì mỏ nhỏ và cứng. Vịt non thì mỏ to và mềm.

Vịt vừa ăn thích hợp để luộc, quay hay nấụ Nên lựa vịt đực vì thịt vịt đực ngon hơn vịt cái. Gà mái tơ gần đẻ là ngon nhất. Gà chân vàng và nhỏ, xách nặng tay là gà ngon. Nên chọn gà ức đầy thịt, phao câu no tròn, đùi chắc. Nếu mua gà còn sống nên chọn con nào mắt lanh, dáng không ủ rũ, cánh không xụ, mồng đỏ tươị Gà trống tơ là loại gà mới nhú cựạ Thường da gà mái mỏng hơn gà trống. Nên lựa gà mái tơ khi quaỵ Lựa gà giò nếu nấu cháo hay làm món gà rút xương. Gà mái bao giờ cũng ngon hơn gà trống. Gà trống thiến thì nấu món gì cũng thích hợp cả.

Cá: Nếu mua cá còn sống nên chọn cá còn mạnh, vẩy chưa bị sần, mắt còn trong, đầỵ Nếu mua cá đã chết, chọn con nào thịt còn cứng, ấn ngón tay vào không để lại dấu taỵ Đầu nhỏ hơn thân mình. Mắt còn trong, đầy, mang đỏ.Nên ướp muối và gia vị vào cá 15 phút trước khi đem khọ Nếu ăn món cá nhúng dấm, nên xắt mỏng và nhúng cá vào nước dấm đang sôi. Nên chiên cá trong chảo dầu nóng đã khử tỏi. Nếu làm món cá lăn bột, nên ướp gia vị trước cho thấm, rồi mới lăn bột trước khi chiên. Nên để nguyên vẩy khi nướng cá. Khi chín lột bỏ vẩy, nướng sơ lại, thoa mỡ hành cho ngon. Nếu nấu canh cá, nên đợi nước sôi hãy thả cá vào. Nhấc khỏi bếp khi vừa chín tới. Giá trị dinh dưỡng của cá rất cao, từ 15% đến 255 chất đạm, giúp xây dựng các mô mới trong cơ thể, thay thế tế bào cũ đã chết.

Tôm: Nên lựa loại đầu còn dính liền với thân. Thịt trong, còn cứng.

Cua: Nên chọn cua thịt nhiều, yếm còn cứng, gạch nhiều.

Trứng: Lựa quả nào đưa lên ánh sáng còn mầu hồng nhạt.

Chùi Cửa: Những cánh cửa mới sơn đẹp mà đã bị bẩn bởi những vết tay dơ vịn vào. Muốn làm cho sạch những vết bẩn đó mau chóng, hãy lấy khoai tây cắt đôi và xoa đều lên những cánh cửa, nhớ để nguyên củ khoai, đừng lột vỏ và xoa bằng mặt mới cắt. Nếu mặt khoai tây đã chà bị đen thì cắt bỏ một lớp mỏng cho hết chỗ đen ấy. Cứ tiếp tục chùi cho đến khi nào miếng khoai tây dùng vẫn trắng sạch thì cánh cửa cũng sạch.

Khử Mùi Hôi Của Keo Lọ

Cho một nhúm xát café vào keo, đậy chặt nút lại, một ngày sau đem súc lại cho sạch bằng nước lạnh.

Rửa Bình Trà

Bình đựng nước trà rất khó rửa vì chất trà thường bám chặt vào miệng bình. Khi đó chỉ cần cho vào một nhúm muối, xóc kỹ trong bình và chà miệng bình bằng muối, bình trà sẽ sạch.

Chữa Tủ, Hộp Bị Mốc, Ẩm Hôi

Cho vào tủ một chén đựng vài cục than củi rồi đóng cửa lại, than sẽ hút hết các mùi hôi và hơi ẩm.

Trường hợp hộp làm bằng kim loại có mùi hôi, có thể đốt vài que diêm trong hộp để làm mất mùi hôi đó.

Gỡ Ðinh Bị Sét Lâu Ngày

Ðinh vít đã đóng hay vặn vào gỗ lâu ngày bị sét thì khó gỡ ra được. Muốn gỡ đinh ra một cách dễ dàng, hãy lấy một cây sắt nung đỏ rồi đem áp vào đầu đinh vít một lát cho nóng, bạn sẽ nhổ ra được ngay.

Chữa Ngăn Kéo Khó Mở

Các ngăn tủ, ngăn bàn, nếu bị rít, khó mở, hãy dùng phấn viết bảng hoặc xà bông thoa lên hai bên cạnh, các ngăn kéo sẽ trơn tru dễ mở.

Trừ Kiến

Cách trừ kiến tốt nhất là pha 30gr chất Hyposulfite de soude trong 1 lít nước rồi đổ nước này vào trong ổ kiến trong vài ngày, mỗi ngày một lần. Nếu không có chất này thì có thể thay thế bằng dầu hôi hoặc xăng cũng được.

Cắt Cổ Chai Thủy Tinh

Muốn cắt một cái cổ chai làm bằng thủy tinh thật đều mà không bị nứt hoặc mẻ, hãy đổ nước vào trong chai đến mức ta muốn cắt rồi đổ một lớp dầu lên trên. Nung một cây sắt thật đỏ. Nhúng cây sắt vào trong lớp dầu, chai sẽ bị cắt ngay chỗ muốn cắt.

Nút Chai Cứng Không Ðậy Ðược

Nếu nút chai cứng và to hơn miệng chai không đậy được, hãy ngâm nút chai vào nước ấm, nút chai sẽ mềm và đậy được dễ dàng.

Sách Bị Gián Cắn

Nếu sách vở bị gián cắn, hãy lấy dầu thông bôi một lớp ở phía trong tủ. Mùi dầu thông hắc lên sẽ làm cho gián sợ không dám cắn sách vở.

Ngăn Ngừa Mối Cắn Ðồ Vật

Các đồ dùng, quần áo sách vở để ở những nơi ẩm thấp lâu ngày không dùng tới thường bị loài mối ăn hại. Ðể tránh tai nạn này, hãy đến tiệm thuốc mua một ít nụ đinh hương. Cắm những nụ đinh hương đó vào trong một trái cam tươi, để nguyên trái cam tươi đó vào những nơi có mối đang ăn hại đồ vật. Chính mùi nụ đinh hương tiết ra làm tiệt đường sinh sản của giống mối. Nến nhớ dùng cho đến khi bị khô héo thì lại tiếp tục làm như vậy.

Khi Bị Ong Và Muỗi Chích

Nên rửa ngay vết ong hoặc muỗi chích bằng nước muối thật mặn (càng mặn càng đỡ đau), sau đó dùng bông gòn thấm nước nóng có pha muối hoặc giấm chua đắp lên chỗ bị chích.

Bị muỗi chích, muốn hết ngứa và nổi đỏ, dùng bông gòn thấm nước Javel đắp lên chỗ bị chích.

Cách Gỡ Dằm Gai

Khi bị dằm gai đâm vào dưới móng tay, muốn lấy dằm gai đó ra, hãy dùng xà bông đem đắp chung quanh ngón tay và băng bó lại trong vài giờ rồi gỡ băng ra, dằm gai sẽ bị xà bông lấy đi và không còn đau đớn gì nữa.

Cánh Cửa Phòng Bị Kêu

Khi cánh cửa phòng bị kêu cót két, hãy thoa vào chỗ bản lề một chút bột viết chì trộn với vài giọt dầu đậu phộng, cửa sẽ rất êm không kêu nữa.

Công Dụng Của Nước Trà Tàu

Khi thái ớt bị dính vào tay, mùi ớt sẽ làm cho tay có mùi nồng nồng khó chịu, đôi khi ớt cay làm cho da nóng bỏng.

Nếu đã dùng nước rửa hoặc Alcool lau mà mùi ớt vẫn còn, hãy nhúng tay vào nước trà tàu pha đậm là mùi ớt trên tay ta sẽ hết.

Tự Nhiên Bị Mất Tiếng: Lấy trần bì sắc lấy nước ngậm rồi nuốt dần là khỏi.

Chữa Khan Tiếng: Khi bị khan tiếng, nếu không muốn uống thuốc, có thể làm bằng cách sau:

Hơ một con dao sạch làm bằng sắt thường lên lửa đỏ, sau đó vắt một trái chanh chảy qua con dao đang nóng đỏ hứng nước đó vào một cái ly, rồi dùng nước này ngậm từ từ . Giọng nói sẽ trong lai, bớt khan.

Nấu cháo: Muốn cháo không bị trào ra ngoài nồi khi sôi, cho vào cháo một ít dầu ăn, mùi vị càng thơm ngon hơn.

Nấu cơm: Nên đun sôi nước trước khi cho gạo vào vì trong nước máy có chất làm cho hao tổn vitamin B1 trong gạo.

Luộc mì sợi: Không nên để nước sôi sùng sục mới cho mì vào vì như vậy mì chín không đều. Nên cho mì vào lúc nước bắt đầu nổi bọt lăn tăn, đảo qua vài lần, đậy vung cho tới khi sôi rồi đổ thêm ít nước lạnh, sau khi nước sôi lại thì nhắc xuống.

Xào thịt, cá: Nên dùng dầu thực vật, vì trong dầu có chất khử mùi tanh, còn xào rau thì nên dùng mỡ heo, rau xào sẽ thơm, ngon và đẹp mắt hơn.

Nêm muối: Nếu là các loại củ thì nên nêm muối sớm hơn để muối thấm vào, còn nếu là rau thì nêm trước khi nhắc xuống để giữ được các chất dinh dưỡng và rau không bị nhũn.

Nêm xì dầu: Nếu nêm sớm món xào sẽ có vị chua vì lượng đường trong xì dầu bị phân giải khi gặp nhiệt độ cao, nên nêm xì dầu trước khi nhắc xuống.

Nêm bột ngọt hợp lý: Sau khi đã múc đồ ăn ra tô hoặc đĩa (còn nóng) thì mới nêm bột ngọt, nêm sớm sẽ gây ra chất độc hại cho sức khoẻ. Không nên cho trực tiếp bột ngọt vào thức ăn mà nên hoà tan vào một ít nước xào hoặc nước canh rồi mới trộn chung vào.

Cách nêm các gia vị: Theo nguyên tắc loại nào lâu thấm thì nêm trước. Ví dụ như phải nêm muối và đường thì đường nêm trước rồi mới tới muối, sau đó là giấm, xì dầu, nước mắm, cuối cùng là bột ngọt. Các gia vị có mùi hương đặc trưng như xì dầu, nước mắm thời gian nấu càng ngắn càng tốt.

Dùng nước khi chiên, xào: Khi xào thịt, phải đảo nhanh tay và chế thêm chút nước, thịt sẽ mềm và ngon hơn. Còn khi chiên có thể pha nước vào dầu theo cách: đun sôi 3 phần nước rồi đổ một phần dầu từ từ vào, chờ khi dầu đã nổi hoàn toàn trên mặt nước thì bỏ đồ cần chiên vào.

Cách chưng, hấp cá: Ðập một quả trứng và thoa đều lên cá, cá sẽ hấp thụ các chất trong trứng và thức ăn trở nên ngon, bổ hơn. Xử lý chanh héo: Nếu trái chanh để lâu ngày mới dùng đến, chắc hẳn chúng sẽ cứng và khó vắt nước. Đừng lo: hãy ngâm chanh vào nước ấm khoảng 5-10 phút, khi bổ ra vắt nước sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Hành: Nếu bạn không muốn... khóc khi giã hành củ, hãy bổ đôi củ hành, ngâm vào nước chừng 15 phút trước khi giã. Để bảo quản hành được lâu, ta nên bọc từng nắm nhỏ trong giấy báo, cất ở nơi nhiệt độ mát hoặc trong ngăn giữ lạnh của tủ lạnh, hành sẽ tươi được rất lâu mà không bị héo hoặc bị nhũn.

Khoai tây: Để luộc, nướng hoặc ninh khoai tây nhanh chín, nên ướp muối trước khoảng 15 phút. Dùng vỏ khoai tây đã luộc chín để chà kính, sẽ trả lại cho bề mặt kính độ sáng bóng. Không để khoai tây gần hành. Khoai tây sẽ rất nhanh hỏng nếu để gần hành.

Cà chua: Ngâm cà chua trong nước ấm 5-10 phút sẽ giúp ta bóc vỏ dễ dàng. Những trái cà chua quá chín, nếu cho vào nước lạnh có pha một nhúm muối, qua một đêm chúng sẽ cứng lại và trông có vẻ tươi mới. Để trái cây chín nhanh: Hãy gói trái cây vào giấy báo, đặt nơi khô ráo.

Giữ khoai tây trắng sau khi gọt vỏTránh bị thâm đen khi luộc cả củ:

Muốn giữ khoai tây được trắng, sau khi gọt vỏ phải ngâm khoai vào nước có pha chút muối, không cần phải vắt chanh khoai vẫn trắng.

Rửa sạch khoai trước khi luộc với nhiều nước, khoai không bị thâm đen khi luộc.

Tẩy mùi hôi của vịt trước khi nấu:

Dùng gừng giã nhỏ trộn với rượu trắng và muối, chà trong ngoài con vịt, sau đó xả sạch bằng nước lạnh vịt sẽ hết mùi hôi.

Cách làm cá trê sao cho được sạch hết nhớt và lấy máu tanh: Nên dùng tro đã sàng mịn để chà khắp mình cá, sau đó rửa lại bằng nước lạnh có pha chút ít rượu hay gừng. Dùng một con dao nhỏ, nhọn mũi moi hết máu tanh nằm trong lưng cá trê, cá sẽ hết mùi tanh và rất sạch (nên nhớ đừng rửa bằng muối vì như thế sẽ ra nhiều nhớt hơn).

Làm sao để trộn gỏi không bị chảy nước và giòn lâu: Muốn gỏi sau khi trộn được giòn lâu và không ra nước, chỉ cần bóp gỏi với đường (không dùng giấm, muối hay chanh). Nước mắm trộn gỏi phải thật đặc (nấu nước mắm+ đường với tỉ lệ 1 nước mắm +2 đường). Khi trộn mới cho chanh.

Chữa mặn trong thức ăn nấu chín: Nếu bạn lỡ tay nêm gia vị hơi mặn trong nồi canh hay nồi hầm, đừng quá vội lo lắng, hãy cho vào một củ khoai tây đã gọt vỏ, khoai sẽ rút bớt chất mặn trong canh. Trường hợp không có khoai sẵn ở nhà, bạn lấy một nhúm gạo, vo sạch, bọc vào một túi vải sạch rồi thả vào nồị Gạo nở dần lên cũng sẽ hút bớt chất mặn trong canh.

Muối cà trắng và giòn: Bạn muốn làm cho cà trắng và giòn, chỉ cần muối cà cho thêm riềng + tỏi Nước cốt riềng sẽ làm quả cà rất trắng và giòn tự nhiên.

Làm sao cho cá kho được chắc thịt: Phải ướp cá với các gia vị khoảng 2 giờ. Sau đó đặt lên bếp kho lớn lửa cho cá thật sôi, kho đến khi cạn nước. Cá sẽ rất chắc và thơm.

Tẩy mùi tanh của chảo bằng sắt: Chảo bằng sắt xào thức ăn rất ngon, lại nóng đềụ Nhưng nếu mua về, không làm hết mùi tanh thì rất khó dùng khi nấụ Đơn giản thôi, bạn mua một bó he.. Rửa sơ, để nguyên hay xắt khúc cũng được. Đặt chảo lên bếp, mở lửa thật lớn, bao giờ thấy chảo nóng bốc khói, lòng chảo chuyển sang màu xám xanh thì cho hẹ vào, cứ rang hẹ đều quanh lòng chảo cho đến khi hẹ cháy dòn là được.

Giữ táo còn trắng sau khi gọt: Pha vào nước sạch một chút chanh và một chút muối (pha loãng). Gọt xong miếng nào thả ngay vào tô nước đến đấy, ngâm khoảng 5 phút, vớt ra, để thật khô, xếp lên dĩa rồi dùng giấy nylon bọc kín lại. Táo sẽ trắng mãi và giữ được độ giòn.

Muốn pha một ấm trà thật ngon: Trà nên pha bằng nước lọc mua ở tiệm để tránh mùi của nước khử trùng. Tráng bình đựng trà bằng nước sôi cho nóng đều, bỏ trà vào bình, chế nước sôi vào và đổ ngay nước này đi, sau đó mới rót nước sôi khác vào từ từ, mỗi lần một ít cho trà thấm đủ và ra nước ngon.

Tẩy vết nghệ bám vào xoong, bát: Lấy một ít lòng trắng trứng chà mạnh vào những chỗ có nghệ, lớp màu vàng sẽ bong hết.

Chùi nylon bị mốc: Cắt nửa trái chanh chà xát lên chỗ mốc cho đến khi sạch, lấy giẻ khô lau lại.

Xóa vết rỉ sét trên dao: Lấy một miếng củ cải chà mạnh tay trên thân dao, dao sẽ sáng trở lại.

Làm sạch dao dính nhựa: Nên dùng miếng vải nhúng chút dầu ăn để chùi dao.

Chùi rửa xoong chảo bị đen: Với xoong nhôm bạn nên lấy nước lã pha chút giấm cho vào xoong rồi đun sôi. Nếu vẫn còn bẩn bên trong, có thể rắc muối lên vết bẩn và để yên trong vài giờ, sau đó cọ rửa nhẹ.

Tẩy vết dầu mỡ trên tường bếp: Cho một ít giấm vào nước để tẩy rửa những vết ố trên tường

Bí quyết nấu cơm

Nhiều người sẽ bảo cơm thì có khó gì để nấu. Vo gạo rồi cấm điện thế là xong. Nhưng những mẹo nho nhỏ sau đây sẽ giúp cho bạn có bữa cơm ngon hơn.

1. Nấu cơm bằng nước gì?

Nấu bằng nước sôi: thông thường chúng ta quen dùng nước máy để nấu cơm. Tuy nhiên nước máy có chất Clo đã làm tổn hao khoảng 30% vitamin B1 trong gạo. Nếu chuyển sang phương pháp nấu bằng nước sôi thì sẽ tránh được bao tổn ấy.

Nấu bằng nước trà: nếu dạ dày của bạn không tốt, chỉ cần vài bữa cơm nấu bằng nước trà, bệnh sẽ thuyên giảm. Bạn dùng 0,5 - 0,7g trà khô đun sôi với khoảng 500 - 1000g nước, sau khi sôi, lọc hết bã rồi cho vào nồi gạo đã vo sẵn.

Không được dùng nước trà đã qua đêm đem nấu cơm.

Nếu muốn cơm không bị thiu nhanh và trắng hơn, bạn nên cho vào 1 lượng giấm (5% so với lượng nước và gạo). Ví dụ: 1000g gạo thì dùng 1500g nước và khoảng 12g giấm.

2. Khử mùi cơm nguội.

Cơm nguội dù hấp thế nào cũng có mùi do đó trước khi hấp bạn nên cho vào cơm một ít muối ăn.

3. Khử mùi cơm khét.

Bỏ một cục than đỏ vào một cái chén, cho vào nồi cơm bị khét, đậy nắp lại trong 10 phút. Nếu chỉ mới chớm khét, bạn chỉ cần bỏ vào nồi cơm vài cọng hành, đậy nắp lại vài phút. Bạn có thể lấy một tờ giấy sạch gói một cục than củi đặt lên trên mặt nồi cơm, đậy nắp lại trong ít phút.

4. Cách chữa cơm bị sống.

Nếu trường hợp này xảy ra, bạn rưới vào cơm một ít rượu gạo và để lửa nhỏ một lúc, cơm sẽ chín như thường.

Bí quyết nấu lẩu mực ngon:

- Khi chọn mực, lưu ý mực có 3 loại là mực nang (mập tròn và vỏ dày, da cứng, thích hợp làm các món tươi sống hoặc món gỏi), mực ống (ốm và tròn dài, mình mỏng, dùng làm mực nhồi ngon nhất) và mực lá (ngắn hơn mực ống, dài hơn mực nang, làm các món chiên ngon nhất).

Chọn mực đúng loại sẽ giúp món ăn ngon hơn.

- Khi làm mực, nên để vừa chín, không nên để lâu, mực sẽ dai. Mực tẩm bột chiên trong dầu sôi chỉ để khoảng 5-10 phút, trong nước sôi nên nhúng.

- Khi ướp hải sản, đừng nên cho nhiều muối, dễ bị mặn.

- Nấu lẩu hải sản ngon cần làm dậy lên mùi đặc biệt của biển bằng cách cho một ít xương cá vào nấu trong nước dùng. Ðể át mùi tanh, nước dùng nên có vị hơi cay. Với nhiều kiểu và nhiều cách nấu khác nhau, nhưng tạo mùi thơm kích thích ăn ngon chủ yếu cho lẩu vẫn là các loại thảo mộc như sả, riềng, lá chanh...

Cá rán không nát, vỡ và dính chảo:

Bắc chảo lên bếp, để chảo thật nóng mới khử dầu mỡ. Ðợi dầu sôi, thả cá vào. Như vậy, da cá sẽ lành, không bị tróc hoặc dính vào chảo.

Khi chảo nóng, có thể dùng một lát gừng tươi xát mạnh vào đáy và thành chảo. Sau đó mới đổ dầu để rán cá. Chính dầu và gừng đã tạo ra giữa da cá và thành chảo một lớp màng trơn làm da cá không có khả năng bám dính nữa.

Trước khi rán loại cá đã ướp muối, nên rửa sạch muối, tránh cá cháy dính vào xoong. Khi rán cá, ngọn lửa to sẽ làm da cá có khả năng bám dính cao hơn.

Dùng dầu ăn làm sạch bếp ga:

Lấy giẻ khô hoặc giấy vệ sinh thấm dầu ăn để lau sạch mọi cáu bẩn xung quanh bếp ga. Dầu ăn sẽ hoà tan cáu bẩn nên bạn sẽ lau sạch một cách nhẹ nhàng.

Cách hầm thịt trâu, bò mau nhừ:

Thịt trâu, thịt bò được chế biến thành nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Nhưng khi nấu, hầm sẽ mất rất nhiều thời gian, nhất là đối với loại thịt của trâu bò già. Sau đây là vài mẹo nhỏ giúp bạn nấu nhanh hơn.

- Buối tối hôm trước, xoa lên miếng thịt bò cần nấu một lớp bột hạt cải khô (giá khoảng 5.000 đống/gr). Sáng hôm sau, trước khi nấu, rửa sạch. Thịt bò không những chóng mềm mà còn có hương vị rất ngon.

- Khi nấu thịt bò, bạn có thể cho một ít rượu hoặc dấm. Cứ 1kg thịt, cho khoảng từ 2-3 muỗng rượu hoặc 1-2 muỗng dấm.

- Chuẩn bị một túi vải xô, khi nấu, lấy bã chè khô nhét vào túi rồi cùng nấu với thịt. Bạn sẽ có một nồi thịt bò rất thơm ngon.

- Có thể thả vào nồi thịt vài miếng đu đủ non. Chất acide có trong đu đủ làm thịt chóng mềm.

Ðể ngâm măng khô mau nở: Bạn hãy sử dụng nước gạo để ngâm, măng sẽ rất mau nở và khi nấu măng lại chóng nhừ. Nếu muốn để lâu, cho măng vào nồi nước đun sôi 30 phút sau đó chuyển sang lửa nhỏ đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già rồi rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước sôi ngâm ăn dần. Cứ 2-3 ngày thay nước một lần khi nào nấu thì lấy ra, lúc này măng sẽ mềm và rất ngon.

Ðể táo, lê không sậm màu sau khi gọt vỏ: Táo, lê sau khi gọt vỏ thường chuyển sang màu sẫm nhìn không đẹp mắt. Bạn nên ngâm lê, táo sau khi gọt vỏ vào thau nước muối pha loãng, vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa tránh bị thâm đen.

Ðể cà chua mau nhừ: Khi làm sốt cà chua, muốn cho mau nhừ, bạn chỉ cần cho vào chảo một chút muối rồi đảo đều. Bạn sẽ tiết kiệm được 1/2 thời gian đấy!

Chọn lựa phủ tạng gia súc Đối với gan:

Gan gia súc lành mạnh có mầu đỏ sẫm hoặc mầu tím nhạt. Sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút ngón tay ra.

Gan của gia súc bệnh thường chuyển màu thành mầu gạch non, mầu vàng hay mầu bạc trắng.

Gan vật mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không được dùng loại gan này, phải hủy bỏ.

Gan vật bị ung nhọt đã lành bệnh hay đã trở thành mạn tính thì cứng, nếu cắt nghe sồn sột như cắt vải.

Gan vật bị bệnh sán lá (Fasciola hepatica) thường có lác đác một vài con kén sán lá (ấu trùng sán lá) cần hớt bỏ, loại chỗ bị nhiễm sán, nhưng phải đun thật kỹ mới dùng được, nếu nhiều kén thì phải hủy toàn bộ, vì ǎn vào sẽ lây nhiễm sán lá sang người.

Đối với tim:

Tim vật khỏe mạnh thường có mầu đỏ sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim.

Tim vật bệnh có mầu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu.

Tim vật bị phù thì giữa màng tim và tim có nước dịch tích tụ.

Tim vật mắc bệnh tụ huyết, xung quanh tim có nước vàng, nếu bổ tim ra có máu đông hay lỏng mầu vàng hoặc sẫm đen, nhiều khi tim sưng to gấp rưỡi, gấp đôi bình thường.

Tim vật bị bệnh gạo có những hạt như hạt gạo mầu trắng, chứa ấu trùng sán, nếu ǎn nhầm phải sẽ mắc bệnh sán từ vật truyền sang người.

Đối với bầu dục (thận): Bầu dục vật khỏe có mầu đỏ tươi hoặc mầu hồng ngả sang tím, mặt ngoài nhẵn bóng mềm mại.

Bầu dục lợn có hình hạt đậu, còn bầu dục bò đặc biệt có nhiều múi, nếu có bệnh thì thường tụ máu mầu đỏ sẫm hay tím nhạt.

Đối với lá lách (tụy tạng): Lá lách hình dài dẹt, hai đầu tròn, mầu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy xốp. Lách lợn cũng vậy nhưng mầu nâu.

Lá lách là một bộ phận cảm ứng dễ dàng với bệnh tật, nên khi con vật mắc bệnh truyền nhiễm lách sẽ sưng to, đọng máu, tím bầm, đổi dạng.

Đặc biệt lách vật bị bệnh than sẽ tím bầm nát như bùn, nhiều khi sưng to gấp 5-6 lần bình thường và đen như than.

Đối với dạ dày - ruột: Dạ dày, ruột gia súc lành mạnh có mầu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.

Các phủ tạng này vì tiếp xúc trực tiếp với phân, giun, sán,... nên việc chế biến nấu nướng phải hết sức thận trọng, vệ sinh.

Mẹo nhỏ với bia

Không chỉ là đồ giải khát, bia còn giúp các bà nội trợ khá nhiều trong chế biến thức ăn. Dưới đây là vài công dụng bạn có thể tham khảo.

- Trước khi luộc gà hãy rưới một cốc bia lên, để 10-15 phút mới luộc, thịt gà sẽ ngon và mềm.

- Trước khi cho dầu vào rán cá nên cho vào chảo ít bia, rán cá sẽ không dính chảo, dậy mùi thơm.

- Để tẩy mùi tanh của cá đông lạnh, trước khi chế biến bạn hãy tẩm bia và để chừng 10 phút, sau đó rửa sạch.

- Khi nấu thịt, cá có nhiều mỡ, nếu cho thêm chút bia sẽ khử được mùi hôi của mỡ.

- Khi om thịt bò, dùng bia thay nước sẽ làm thịt thơm ngon đặc biệt, thời gian đun sẽ rút ngắn.

- Nếu làm bánh rán, cho chút bia vào bột nhào kỹ, bánh sẽ ngon, thơm và giòn.

- Giặt quần áo màu đen, nước cuối cùng hoà vào một ít bia sẽ làm cho quần áo đen hơn.

- Các loại chai đựng bia, hãy mở nắp và đặt trong phòng nơi có muỗi, ruồi. Ngửi thấy mùi bia, loại côn trùng này sẽ bay đi hết.

Công dụng của chanh

Để bảo quản thịt, bạn hãy bôi nước chanh lên khắp bề mặt miếng thịt và để nơi thoáng mát.

Cho vài giọt nước chanh vào nồi nước thổi cơm, khi chín cơm sẽ trắng.

Vết vàng ở đầu ngón tay do chất nicotine của thuốc lá hay do chất tamin của rau quả sẽ được làm sạch nếu bạn lấy chanh sát vào.

Cho gương của phòng tắm khỏi mờ, bạn hãy thường xuyên lau bằng bông thấm nước chanh, sau đó lau lại bằng giẻ khô.

Muốn cho đồ trang sức bằng bạc sáng bóng, trước hết bạn hãy rửa bằng nước chanh quả, sau đó rửa lại bằng nước ấm rồi hong khô.

Khử mùi tanh của cá

Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon. Nhưng ở cá thường để lại mùi tanh nếu không biết cách chế biến.

Cách khử mùi tanh:

- Dùng nước muối để rửa hay dùng muối hột xát lên cá hoặc ngâm cá đã làm sạch vào nước lạnh có pha ít giấm, hoặc trộn vào cá một ít hạt tiêu hay lá nguyệt quế. Như thế, khi nấu nướng, cá không còn mùi tanh.

- Cá sau khi làm sạch, bạn dùng rượu nho ướp một lúc, mùi thơm của rượu sẽ làm mất mùi tanh.

- Trước khi rán, bạn cho cá vào ngâm cùng một ít sữa bò, như vậy sẽ làm cá hết mùi tanh và tăng thêm độ tươi.

- Sau khi làm sạch cá nước ngọt, bạn cho cá vào ngâm với rượu nếp khoảng 10-15 phút, sau đó tẩm bột để rán, cá sẽ thơm và hết mùi tanh của bùn.

- Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.

- Để khử mùi tanh ở tay sau khi làm cá, bạn chỉ cần dùng một ít kem đánh răng hay rượu trắng để rửa tay.

Ngoài ra, nếu bạn muốn đánh vảy cá được nhanh, sạch, trước hết, cho cá ngâm vào nước lạnh có pha giấm theo tỉ lệ một lít nước với hai thìa giấm, khoảng 2 giờ. Như thế, khi bạn đánh vảy, vảy cá sẽ rơi ra dễ dàng.

Khi hấp cơm, tốt nhất không nên đổ lẫn cơm mới và cơm cũ mà nên hấp chúng riêng. Để hấp cơm cũ, hãy pha vào nước sôi một chút muối và nước, nhiều hay ít tùy thuộc vào lượng cơm. Như vậy cơm hấp sẽ ngon và dẻo như cơm chín.

Dao dùng lâu ngày không được sắc, dù dao có bị cùn cũng không nên liếc trên thành xi măng, bởi làm vậy dao sẽ nóng lên dễ bị mẻ và rỉ. Trước khi mài, nên ngâm dao trong nước muối 20 phút, sau đó mài bằng đá mịn. Để tránh dao bị rỉ, khi dùng xong, hãy bôi lên mặt dao một lớp dầu ăn hoặc ngâm vào nước vo gạo.

Một số loại khoai sọ, khoai môn có thể làm người gọt khoai bị ngứa tay, khiến ta rất khó chịu. Muốn hết ngứa, hãy hơ tay lên bếp lửa, hoặc rửa tay trong dung dịch nước ấm pha chút giấm chua.

Cách uống rượu không say

1. Uống chậm: Để học cách uống rượu không say, trước hết bạn nên tìm hiểu qua về quá trình rượu thẩm thấu vào cơ thể: 5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu. 30 - 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn "ngấm" vào não và bạn sẽ có cảm giác bị say rượu. Khi đó cơ thể bạn cần đủ thời gian để đốt cháy hết lượng chất cồn này. Trung bình, cơ thể bạn cần khoảng 1 tiếng đồng hồ để "tiêu hủy" hết 30ml chất uống có cồn. Vì thế, nếu bạn uống càng nhanh, thì cơ thể bạn càng không có khả năng chống lại sự "tấn công" của rượu. Nhưng nếu bạn biết cách uống chậm rãi, từ từ, điều độ thì dù là người "tửu lượng" kém, bạn cũng khó lòng bị rượu " hạ gục".

2. Ăn trước khi uống: Trước khi uống rượu nên ăn một chút thức ăn. Đây chính là cách chống say hiệu quả nhất. Tuyệt đối không được để dạ dày trống, vì như thế không những ethanol càng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể, mà khi đi vào dạ dày, do không có vật gì cản trở, nên ethanol sẽ tiếp xúc trực tiếp với màng dạ dày, dễ gây ra các bênh về dạ dày như viêm loét dạ dày. Loại thức ăn thích hợp nhất trước mỗi "bữa nhậu" là sữa và gan lợn. Gan lợn không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn nâng cao khả năng đề kháng lại các chất cồn của cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên uống rượu sẽ bị thiếu hụt vitamin B, và gan lợn là nguồn bổ sung vitamin B dồi dào nhất.

Các thành phần prôtit và chất béo của sữa khi uống sẽ đọng lại ở thành dạ dày, làm hạn chế khả năng thẩm thấu chất cồn của thành dạ dày.

3. Ăn hoa quả ngay sau khi uống rượu: Một chút đồ ăn có vị ngọt hoặc một vài lát hoa quả sẽ giúp cho bạn duy trì được trạng thái tỉnh táo. Theo một kinh nghiệm cổ xưa, sau khi uống rượu, hãy ăn một vài quả hồng chín, hồng chín có thể át được mùi rượu, khiến bạn không bị say. Các loại hoa quả như quả hồng không chỉ có nhiều đường fructoza, không những có khả năng "tiêu hóa", mà còn đẩy nhanh quá trình đào thải chất ethanol ra khỏi cơ thể.

Công dụng mới từ dầu xả

Thoa một ít dầu xả lên vùng da túi hay áo khoác da của bạn rồi dùng một miếng vải mềm để đánh sẽ khiến chúng mềm mại và sáng bóng hơn.

Ngoài tác dụng trong việc chăm sóc để bạn có một mái tóc óng ả, mượt mà, dầu xả còn hiệu quả trong nhiều việc khác:

- Tháo chiếc nhẫn hay chiếc vòng đeo tay dễ dàng hơn. Chiếc nhẫn chật chội hay vòng đeo khít sát cổ tay không thể nào tháo ra được, bạn hãy bôi một chút dầu xả tóc vào. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì những chiếc nhẫn, vòng sẽ được tháo nhẹ nhàng.

- Tháo băng keo cá nhân đỡ đau hơn: Bôi một chút dầu xả xung quanh viền miếng băng trước khi gỡ ra. Chúng làm giảm cảm giác dính sát khó chịu vào vết thương.

- Giúp đồ bạc đẹp và sáng hơn: Bạn có thể thay thế bột đánh bóng đồ bạc bằng dầu xả. Chúng mang lại vẻ sáng bóng và mới hơn cho đồ bạc của bạn.

- Giúp làm mềm mại những đồ vải len: Trong lần xả giặt cuối, hãy cho dầu xả tóc vào nước giặt, sau đó vò nhẹ đồ len. Áo quần len của bạn sẽ không còn gây ngứa khi mặc vào mà mềm mại hơn rất nhiều.

Mẹo dùng xà phòng

Khi làm đồ mộc, vặn đinh vít vào gỗ thường rất vất vả. Muốn tránh điều này, bạn có thể bôi xà phòng vào vít, vặn vừa dễ, tháo ra cũng đỡ mệt.

Ngoài "nhiệm vụ" tẩy sạch các vết bẩn của quần áo, xà phòng còn có nhiều công dụng khác. Bạn có thể tham khảo những cách dưới đây:

- Thừng mới còn cứng, khó dùng, bạn hãy ngâm trong nước xà phòng 5 phút. Cách này làm thừng trở nên mềm dẻo, dễ dùng.

- Dưới đáy nồi có nhiều nhọ, khó chùi sạch. Nếu trước khi dùng bôi lên một lớp xà phòng, khi rửa đỡ vất vả.

- Đặt một bánh xà phòng thơm vào trong ngăn kéo, tủ áo có thể tránh được mùi mốc meo, khó chịu.

- Nếu cho một ít xà phòng vào trong hồ dán sẽ dễ dàng dán giấy vào tường. Hơn nữa, lâu ngày hồ cứng sẽ không làm bong giấy.

- Người đeo kính rất sợ hơi nước bám vào. Để tránh điều rắc rối này, bạn có thể lấy xà phòng bôi đều lên mặt kính rồi lau sạch.

- Khi sơn đồ dùng nên bôi một lớp xà phòng lên các đồ đạc trong nhà để khi sơn dính vào có thể lau sạch ngay.

- Muốn cưa gỗ nhanh, nhẹ nhàng thì bôi một chút xà phòng vào lưỡi cưa.

- Khi gửi bưu kiện bằng bao vải hoặc hộp gỗ, viết chữ lên rất khó, chỉ cần lấy bút lông đã chấm mực, chấm thêm vào xà phòng. Cách này giúp cho việc viết dễ dàng hơn, lại không bị bay màu mực.

- Chổi quét vôi ngâm trong nước xà phòng hơn 10 tiếng, sau đó đem rửa sẽ rất nhanh sạch.

- Nếu muốn vận chuyển đồ nặng trên sàn nhà, nên bôi một ít xà phòng lên mặt sàn, di chuyển sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.

Cách tỉa củ quả

1. Trái tim cà chua:Chọn trái cà chua bột, căng, mọng, bổ đôi trái, úp mặt cắt xuống thớt rồi xắt lát hai mặt bên giống như chữ V sao cho đều nhau khoảng 0,5cm, xắt khéo để không bị rời. Dùng tay đẩy nhẹ những lát cắt đó tạo thành những hình tim xếp liền nhau

2. Nơ hành:Lấy phần cọng trắng và xanh của hành tươi khoảng 5cm, lồng 1 lát ớt vào giữa rồi dùng kéo tỉa đều hai đầu, ngâm trong nước lạnh.

3. Vương miện hành: Chọn những củ hành to, tròn cắt bỏ phần 1/3 củ (tính từ phần gốc), tỉa đều các cánh sao cho giống như một chiếc vương miện. Khi bày ra đĩa, cắt bỏ phần cuộng.

4. Hoa ớt: Chọn trái ớt thẳng đều, xắt bỏ phần đầu, dùng kéo sắc cắt những đường thẳng gần đến cuống rồi ngâm trong nước lạnh. Bông hoa ớt này rất hợp trang trí cho món gỏi, nộm.

5. Lát chanh hình quạt: Chọn trái chanh vàng, xắt làm ba lát đều nhau, mỗi lát dày khoảng 0,5cm (xắt giống hình trái tim cà chua). Xếp ba lát thành hình quạt, có thể trang trí cùng một nhánh thơm.

Mẹo lau chùi với dấm

- Lau chùi tủ lạnh: Trộn một nửa nước với một nửa dấm. Dùng hỗn hợp này lau sạch các ngăn bên trong và bề mặt ngoài của tủ lạnh.

- Đánh bật vết dầu mỡ trong lò nướng: Với những vết dầu mỡ bám ở cửa lò, bạn có thể đổ trực tiếp một chút dấm lên vết bẩn. Để 15 phút rồi lau sạch lại với miếng bọt biển.

- Làm bóng đồ thủy tinh: Để tẩy bỏ những vết đục mờ trên đồ thủy tinh, hãy nhúng một chiếc khăn lau vào dấm. Tiếp đến, dùng khăn quấn quanh đồ thủy tinh. Để trong ít phút. Bỏ khăn ra và cọ lại bằng nước ấm.

- Loại bỏ những vệt ố trên ấm pha trà: Đổ dấm vào ấm trà rồi lắc đều. Cuối cùng, kỳ cọ lại với nước.

- Lau chùi vết ố trên cốc cafe: Trộn hỗn hợp dấm với muối trắng đều nhau. Dùng dung dịch này để cọ cốc.

- Xử lý vết bẩn ở đồ nhôm: Đổ 1 bát nước và 1 bát dấm vào đồ nhôm. Sau đó, đun sôi. Cọ lại bằng nước khi đồ nhôm đã nguội.

- Cọ rửa hộp thiếc (hoặc hộp sắt): Dùng dấm và một chiếc bàn chải cũ, chà nhẹ vào bề mặt kim loại.

- Làm bóng bồn sứ: 1 chút dấm và 1 chiếc bàn chải mòn sẽ khiến đồ sứ sáng và mới hơn.

- Làm mới toilet: Đổ 1-2 cốc dấm vào chỗ bẩn trong toilet. Để qua đêm trước khi cọ rửa toilet với bàn chải chuyên dụng.

- Làm sạch sàn nhà: Trộn ít dấm với nước rồi lau sàn nhà.

- Cọ sạch vỉ nướng chả: Vẩy ít dấm lên vỉ. Sau đó, cọ vỉ với một chiếc bàn chải cũ.

- Làm sáng đồ da: Dùng chiếc khăn nhúng dấm, chà nhẹ lên bề mặt đồ da.

15 mẹo dùng muối cho các bà nội trợ

1. Luộc trứng gà nứt, protein có thể chảy vào trong nước. Luộc trứng nứt vỡ trong nước muối, protein sẽ không bị mất đi.

2. Khi luộc trứng gà cho thêm ít muối và giấm, vỏ trứng không dễ bị vỡ. Khi cơm sôi, cho thêm ít nước muối, cơm sẽ không bị bay hơi.

3. Lá rau còn đọng nhiều sâu, khi rửa sẽ gặp khó khăn, Vì thế trước tiên ngâm rau trong nước muối rồi mới rửa sạch mới sạch.

4. Mướp đắng, củ cải có vị đắng và chát, sau khi cắt xong thêm ít muối để ngâm một chút, lọc bỏ đổ đi nước có thể giảm được vị đắng.

5. Rửa cá trong nước muối, có thể loại bỏ vị tanh, vị thơm ngon.

6. Không ăn cá tươi vừa đánh bắt, dùng muối để rửa cá, đợi 1 tiếng sau mới cho vào trong nồi để chiên, vị thơm ngon.

7. Khi chiên hoặc xào nấu thức ăn, trước tiên nên cho ít muối vào trong nồi.

8. Khi làm bánh bao cho thêm ít muối, khi chưng bánh mới mềm.

9. Những đồ đựng dụng cụ bằng thủy tinh mới mua, dùng nước muối để đun qua, khi gặp nước lạnh đột ngột mới không dễ bị vỡ.

10. Dùng một ít nước muối để tắm có thể điều trị viêm da mãn tính.

11. Cà chua ngâm muối 10 phút sau đó mới có thể tiết kiệm dầu lại vừa ngon miệng.

12. Khi rau héo mất màu, ngâm trong nước muối có thể giữ được màu sắc.

13. Những chiếc bát mới mua có thể dùng một chút nước muối để đun sôi không dễ bị vỡ.

14. Mùa hè đến, có một số rau và trái cây ăn sống, dùng nước muối ngâm 20 phút mới tẩy hết vi khuẩn ( chú ý chỉ nên dùng nước muối nhạt )

15. Khi làm đồ ăn ngọt cho thêm ít muối, vị thơm ngon đặc biệt.

Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top

Tags: #dunghang