mẹo đi chợ
DATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIENDATDIEN
Chọn mua thịt
Người bán hàng thường tân trang lại bằng nhiều cách như bôi hàn the lên hoặc bơm nước. Để tránh bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn thịt. Dưới đây là một vài lưu ý.
1- Trạng thái bên ngoài: Nếu là thịt ngon, màng ngoài sẽ khô, màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Mặt thịt bóng láng, dịch hoạt trong. Thịt ôi thường có màu xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng. Màng ngoài thịt nhớt, mỡ màu tối, có mùi ôi. Dịch hoạt đục.
2- Vết cắt: Màu sắc bình thường, sáng và khô. Thịt ôi có màu tối, hơi ướt.
3- Độ rắn và đàn hồi. Thịt tươi độ đàn hồi rất cao, lấy ngón tay ấn xuống không để lại vết lõm, không bị dính. Thịt ôi ấn ngón tay xuống để lại vết lõm, phải rất lâu sau mới trở lại bình thường.
4- Tủy xương: Nếu tủy bám chặt vào thành ống, màu trong và đàn hồi là thịt tươi ngon. Nếu tủy bị long ra khỏi ống, màu nâu tối và mùi hôi là thịt để lâu.
Chọn cá
Các nhà dinh dưỡng học đã khuyên chúng ta nên ǎn nhiều cá, vì cá dễ tiêu, nhiều chất bổ dưỡng, nhất là đối với trẻ em, người cao tuổi, sản phụ, người bị bệnh tim mạch... Nhưng cá phải tươi, không được ươn ôi, vì cá ôi không những không bổ dưỡng mà còn đưa vào cơ thể những chất độc hại như ptômain (độc tố thối rữa), như histamin gây dị ứng. Vì thế người xưa đã đưa ra những lời khuyên trong cách chọn lựa cá là đúng khoa học. Để chọn cá ngon, tươi có thể cǎn cứ vào:
- Mắt cá tươi: Lồi và trong suốt, giác mạc đàn hồi. Còn mắt cá ươn, ôi thì lõm vào trong hốc mắt, có mầu đục và giác mạc mắt rǎn reo hoặc rách nát.
- Trôn cá (hậu môn) tươi thụt sâu vào bên trong, có mầu trắng nhạt và bụng cá lép. Còn cá ươn ôi thì hậu môn có mầu hồng hay đỏ bầm, và lòi ra ngoài, bụng cá phình to.
- Mang cá tươi: Có mầu đỏ hồng, dính chặt với hoa khế, không có nhớt không có mùi hôi, khó chịu. Còn mang cá ươn ôi có mầu xám, không dính chặt với hoa khế, có nhớt, có mùi hôi thối.
- Vẩy cá tươi, óng ánh, bám chặt với thân cá, không có niêm dịch, không có mùi hôi thối khó chịu. Còn vây cá ươn ôi thì mờ, không sáng óng ánh, dễ tróc khỏi thân cá, có mùi hôi khó chịu.
- Ngoài ra miệng cá tươi ngậm kín, còn cá ươn, ôi thì miệng hé mở.
- Thịt cá tươi rắn chắc, đàn hồi, không để lại vết ấn của ngón tay vào thịt cá. Còn cá ươn ôi thì trái lại.
Cách chọn lựa thức ăn đường phố
Heo quay, vịt quay:
Nên chọn thịt có mùi vị thơm đặc trưng, thớ thịt săn khô sính sát vào da, thịt vẫn còn nóng và treo trong tủ kính.
Không nên mua khi thấy màu da heo đỏ lòe loẹt, treo lộ thiên, thịt bời rời, có mùi lạ.
Lạp xưởng:
Nên mua lạp xưởng đựng trong bao bì đã được hút chân không của các nhà sản xuất đáng tin cậy.
Không nên mua lạp xưởng được treo cả dây, phơi bày ra nắng, gió bụi.
Bánh mì:
Nên mua tại lò càng tốt, tránh bị nhiễm bẩn qua khâu chuyên chở, cần xé đựng bánh mì.
Kem cây:
Nên mua kem có bao gói và có tên nhà sản xuất rõ ràng.
Yaourt:
Yaourt dạng đặc phải có khối đồng nhất, đồng đều có một màng mỏng trên mặt, dùng muỗng cắt ra thành vết cắt rõ nét.
Bánh tiêu, giò cháo quẩy, chuối chiên:
Dầu chiên trong chảo thường có màu đục không còn trong suốt do chiên đi chiên lại nhiều lần, bị oxy hóa sinh ra chất độc hại. Khó tiêu hóa và hấp thụ. Không nên mua ăn thường xuyên.
Cách chọn mua gia cầm
Khi chọn mua gia cầm bạn cần chú ý những điểm sau để tránh mua phải những con gà, vịt không ngon.
Khi chọn mua gà bạn cần để ý: Mua những con còn khỏe, mào đỏ tươi, chân thẳng, nhẵn, không đóng vẩy, ức dày. Nếu mua những con gà già quá hay non quá ăn sẽ không ngon. Tốt nhất nên chọn mua những con sắp đẻ.
Gà tơ da thường vàng, lông mềm mại, lỗ chân lông nhỏ, cổ và đùi to, cẳng chân nhỏ.
Gà mái già chân thường cứng, đóng vẩy, lông bù xù, không óng mềm, lỗ chân lông to, cổ nhỏ và trắng xám. Loại gà này thường nổi nhiều gai dần. Gà trống già có cựa dài.
Nếu chọn mua vịt bạn nên mua những con béo, ức tròn, da cổ và bụng dầy, mọc đủ lông. Bạn không nên chọn vịt non vì thịt hay bị hôi, mà nhổ lông rất lâu. Vịt non mỏ thường to và mềm, còn vịt già mỏ nhỏ và cứng. Khác với gà vịt đực thịt thường ngon hơn
Chọn lựa phủ tạng gia súc
Cũng như thịt, phủ tạng của gia súc dùng làm thực phẩm cần phải tươi tốt, không tật bệnh.
Ta có thể phân biệt phủ tạng vật lành mạnh với phủ tạng vật tật bệnh như sau:
Đối với gan.
Gan gia súc lành mạnh có mầu đỏ sẫm hoặc mầu tím nhạt. Sờ tay vào thấy mềm và mịn. Dùng ngón tay trỏ ấn vào mặt gan, gan lõm xuống và giữ nguyên vết lõm khi rút ngón tay ra.
Gan của gia súc bệnh thường chuyển màu thành mầu gạch non, mầu vàng hay mầu bạc trắng.
Gan vật mắc bệnh truyền nhiễm thường nhũn như bùn, tuyệt đối không được dùng loại gan này, phải hủy bỏ.
Gan vật bị ung nhọt đã lành bệnh hay đã trở thành mạn tính thì cứng, nếu cắt nghe sồn sột như cắt vải.
Gan vật bị bệnh sán lá (Fasciola hepatica) thường có lác đác một vài con kén sán lá (ấu trùng sán lá) cần hớt bỏ, loại chỗ bị nhiễm sán, nhưng phải đun thật kỹ mới dùng được, nếu nhiều kén thì phải hủy toàn bộ, vì ǎn vào sẽ lây nhiễm sán lá sang người.
Đối với tim.
Tim vật khỏe mạnh thường có mầu đỏ sẫm, mặt ngoài nhẵn bóng, mềm mại, màng bao tim dính liền với cơ tim.
Tim vật bệnh có mầu tím sẫm hoặc nhạt, mềm nhũn, mặt ngoài sần sùi hay tụ máu.
Tim vật bị phù thì giữa màng tim và tim có nước dịch tích tụ.
Tim vật mắc bệnh tụ huyết, xung quanh tim có nước vàng, nếu bổ tim ra có máu đông hay lỏng mầu vàng hoặc sẫm đen, nhiều khi tim sưng to gấp rưỡi, gấp đôi bình thường.
Tim vật bị bệnh gạo có những hạt như hạt gạo mầu trắng, chứa ấu trùng sán, nếu ǎn nhầm phải sẽ mắc bệnh sán từ vật truyền sang người.
Đối với bầu dục (thận).
Bầu dục vật khỏe có mầu đỏ tươi hoặc mầu hồng ngả sang tím, mặt ngoài nhẵn bóng mềm mại.
Bầu dục lợn có hình hạt đậu, còn bầu dục bò đặc biệt có nhiều múi, nếu có bệnh thì thường tụ máu mầu đỏ sẫm hay tím nhạt.
Đối với lá lách (tụy tạng).
Lá lách hình dài dẹt, hai đầu tròn, mầu đỏ sẫm, hơi xanh, sờ vào thấy xốp. Lách lợn cũng vậy nhưng mầu nâu.
Lá lách là một bộ phận cảm ứng dễ dàng với bệnh tật, nên khi con vật mắc bệnh truyền nhiễm lách sẽ sưng to, đọng máu, tím bầm, đổi dạng.
Đặc biệt lách vật bị bệnh than sẽ tím bầm nát như bùn, nhiều khi sưng to gấp 5-6 lần bình thường và đen như than.
Đối với dạ dày - ruột.
Dạ dày, ruột gia súc lành mạnh có mầu trắng đồng đều, không có các vết thâm tím, không có ung nhọt, vết loét, không bị cǎng phồng, đầy hơi, tức khí.
Các phủ tạng này vì tiếp xúc trực tiếp với phân, giun, sán,... nên việc chế biến nấu nướng phải hết sức thận trọng, vệ sinh.
Cách chọn một số thực phẩm ngon
Thịt bò:
Sớ thịt phải khô, mịn, mầu đỏ hồng. Mỡ bò mầu vàng tươị Thịt bò cái ngon hơn bò đực.
Thịt bò con (từ 4 tháng đến 4 tuổi) rất mềm, mỡ trắng.
Thịt filet mềm là thịt ngon nhất trong con bò. Thường dùng làm "bít-tết" (steak), nhúng dấm hay xào.
Thịt bò con dùng làm thịt tái.
Thịt vai không được mềm lắm, nhưng cũng có thể làm steak được.
Đùi bò có nhiều gân và bắp thịt, dùng hầm súp (soup), hay kho ăn rất ngon.
Bụng bò hay nạm có nhiều mỡ, dùng kho, hầm hay nấu "ra-gu"
Xương bò, sườn bò, đuôi bò dùng nấu nước dùng cho ngọt.
Thịt heo:
Thịt ngon mầu hồng, thớ thịt săn, da mỏng, ít mỡ.
Thịt có đốm trắng, mỡ vàng là thịt heo gạo, rất độc, đừng nên mua.
Giò heo phía sau ngon hơn, da mỏng, thịt và da dính liền.
Nên chọn thịt thăn hay đùi sau (thịt mỏng) khi làm chả lụa.
Nên lựa sườn non còn dính chút thịt thăn và mỡ khi mua thịt sườn.
Nên chọn thịt nạc 2/3, mỡ 1/3 (thịt ba rọi) khi kho với trứng.
Gà, Vịt:
Nên lựa con vừa ăn, không già quá.
Vịt mọc đủ lông, phao câu tròn, ức tròn. Da cổ, da bụng dầy, xách nặng tay là vịt béo.
Vịt già thì mỏ nhỏ và cứng. Vịt non thì mỏ to và mềm.
Vịt vừa ăn thích hợp để luộc, quay hay nấụ Nên lựa vịt đực vì thịt vịt đực ngon hơn vịt cái.
Gà mái tơ gần đẻ là ngon nhất. Gà chân vàng và nhỏ, xách nặng tay là gà ngon. Nên chọn gà ức đầy thịt, phao câu no tròn, đùi chắc. Nếu mua gà còn sống nên chọn con nào mắt lanh, dáng không ủ rũ, cánh không xụ, mồng đỏ tươị Gà trống tơ là loại gà mới nhú cựạ Thường da gà mái mỏng hơn gà trống.
Nên lựa gà mái tơ khi quaỵ Lựa gà giò nếu nấu cháo hay làm món gà rút xương. Gà mái bao giờ cũng ngon hơn gà trống. Gà trống thiến thì nấu món gì cũng thích hợp cả.
Cá:
Nếu mua cá còn sống nên chọn cá còn mạnh, vẩy chưa bị sần, mắt còn trong, đầỵ Nếu mua cá đã chết, chọn con nào thịt còn cứng, ấn ngón tay vào không để lại dấu taỵ Đầu nhỏ hơn thân mình. Mắt còn trong, đầy, mang đỏ.
Nên ướp muối và gia vị vào cá 15 phút trước khi đem khọ Nếu ăn món cá nhúng dấm, nên xắt mỏng và nhúng cá vào nước dấm đang sôi. Nên chiên cá trong chảo dầu nóng đã khử tỏi. Nếu làm món cá lăn bột, nên ướp gia vị trước cho thấm, rồi mới lăn bột trước khi chiên. Nên để nguyên vẩy khi nướng cá. Khi chín lột bỏ vẩy, nướng sơ lại, thoa mỡ hành cho ngon. Nếu nấu canh cá, nên đợi nước sôi hãy thả cá vào. Nhấc khỏi bếp khi vừa chín tới.
Giá trị dinh dưỡng của cá rất cao, từ 15% đến 255 chất đạm, giúp xây dựng các mô mới trong cơ thể, thay thế tế bào cũ đã chết.
Tôm:
Nên lựa loại đầu còn dính liền với thân. Thịt trong, còn cứng.
Cua:
Nên chọn cua thịt nhiều, yếm còn cứng, gạch nhiều.
Trứng:
Lựa quả nào đưa lên ánh sáng còn mầu hồng nhạt.
Mẹo vặt làm bếp
Đi chợ một tuần
Lên thực đơn rồi đi chợ cho cả tuần đang là xu hướng của nhiều bà nội trợ hiện nay. Đi chợ theo cách này giúp họ tiết kiệm thời gian, tuy nhiên cũng cần phải tính toán kỹ trong việc lựa chọn, bảo quản thực phẩm và bảo đảm nhu cầu dinh dưỡng của cả nhà.
Đi chợ mua sỉ!
Mỗi tuần, bà Lê Thị Thanh Lâm, phó giám đốc Công ty phát triển kinh tế biển Duyên Hải (TP Hồ Chí Minh) chỉ đi chợ một lần: mua nhiều loại thực phẩm trữ trong tủ lạnh và xài dần. Tiết kiệm thời gian, bà lên thực đơn sẵn để đi nhanh, dễ mua. Nhiều bà nội trợ cũng phổ biến cách này. Họ tính toán kỹ: vào chợ phải gửi xe tốn 1.000 - 2.000 đồng/lượt, bảy ngày: 7.000 đồng, coi như mất "trắng" 1-2 chục trứng vịt, một tháng hết 28.000 đồng. Trong khi đó, nhiều gia đình ít người đi chợ cũng không mua gì nhiều, người bán có muốn ưu đãi cho thêm cọng hành, miếng gừng cũng khó. Chi bằng đi một lần mua nhiều thứ.
Bà Nguyễn Thị Trúc Trâm (nhà ở đường Sư Vạn Hạnh, quận 10) cho biết kinh nghiệm: "Đi chợ một tuần sẽ giảm được chi tiêu phát sinh và có thể mua nhiều với giá rẻ".
Mua đúng, dùng lâu
Điều đắn đo nhất khi đi chợ là chọn được thực phẩm ngoài yêu cầu vệ sinh còn phải tính toán đủ lượng thực phẩm cần dùng trong tuần, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng thành viên và sắp xếp sử dụng thực phẩm hợp lý.
Thực đơn được thiết kế dựa trên những yếu tố đó, tùy thuộc vào sở thích của từng gia đình mà có đặc điểm riêng. Tuy nhiên, tất cả các thức ăn đều phải bảo đảm đủ lượng chất dinh dưỡng cho 4 nhóm: đường bột, đạm, béo và chất xơ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lượng calo phù hợp với nhu cầu lao động cho người lao động văn phòng từ 1.400 - 1.600 Kcal/ngày; lao động phổ thông, thợ may, công nhân xưởng sản xuất: trung bình 2.500 Kcal/ngày; lao động nặng (thợ hồ, thợ sắt.,. là 3.000 - 3.500 Kcal/ngày; lao động cực nặng (thủy thủ, vận động viên...) cần khoảng 4.000 - 5.000 Kcal/ngày. Với những nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt như trẻ em trong mùa thi, người già có bệnh cao huyết áp... cần bổ sung thêm một số loại thực phẩm tăng cường chất dinh dưỡng đặc trưng khác.
Bảo quản thực phẩm trong một tuần?
Theo kỹ sư Võ Thị Thu Hằng, trưởng bộ môn nữ công gia chánh trường kỹ thuật công nghiệp Hùng Vương: "Rau củ mua về cần phân theo thời gian chín tới mà bảo quản, xài rau ăn lá trước ăn củ sau, rau nhiệt đới trước, rau Đà Lạt sau. Trong đó, phải ưu tiên chế biến loại nào có khả năng giữ nước ít như giữa rau muống với cải xanh thì xài rau muống trước. Để bảo quản rau dài hơi, mua về lặt bỏ lá héo, chỗ dập úng, giũ bớt đất cát, không rửa mà gói trong tờ giấy báo để vào ngăn mát tủ lạnh. Cũng cần lưu ý tùy theo trọng lượng mà sắp xếp không để rau đè lên nhau dập gãy. Riêng thực phẩm tươi sống phải làm sạch, phân loại để hộp riêng".
Điều đáng lưu ý là bà nội trợ thường có thói quen để thực phẩm tươi sống chung với nước đá hoặc thực phẩm sơ chế biến. Đây là điều kiện dễ phát sinh lây nhiễm chéo, gây ngộ độc thực phẩm. Do đó nên tách biệt mọi thứ. Chẳng hạn trong cùng một ngăn cấp đông trữ thực phẩm tươi sống để nước đá phía trên, thịt bên dưới. Hạn chế mở tủ để giữ nhiệt độ ổn định, thời gian bảo quản sẽ dài hơi hơn.
Bà Thanh Lâm cho biết "Nên rã đông từ từ trong tủ lạnh trước hôm nấu một bữa, lấy thịt cho xuống ngăn mát nhưng vẫn phải đựng trong hộp đề phòng đá tan, chảy nước".
Theo trung tâm dinh dưỡng nếu thiết kế thực đơn mỗi tuần nên chọn món ăn để có hai ngày cá béo, hai ngày cá biển, hai ngày thịt. Các món xen kẽ nhau, riêng chủ nhật nên tổ chức bữa ăn tươi như làm món lẩu, món tiệc để cải thiện bữa ăn.
Làm sao chiên cơm cho ngon
Khi chọn gạo, không nên mua loại gạo cũ, gạo mới làm món cơm chiên có mùi thơm và độ dẻo.
Cơm chiên ngon phải được chiên trên cơm nấu thật ngon. Tức hạt cơm được nấu chín mềm, không nhão, không khô, có độ dẻo.
Không chiên cơm ngay sau khi nhắc ra khỏi nồi nấu. Mà phải để cơm nóng ra rổ, đảo nhẹ cho cơm nguội và thật tơi.
Chiên cơm cần dùng lửa lớn nhưng không lớn đến độ có lửa trong chảo như các quán ăn buổi tối trên vửa hè thường làm. Ðảo cơm chiên nên xào mạnh bằng cả hai tay hạt cơm mới vàng đều và khô rang.
Cơm chiên vị nêm ngon nhất là xì dầu và muối. Chính xì dầu làm cho cơm mềm và thơm, dễ phối hợp với các vị khác để làm các món cơm chiên hải sản, cơm chiên dương châu... hơn là nước mắm cho mùi vị nồng và khó pha trộn hơn.
Một vài mẹo khi nấu ăn
Xin giới thiệu với bạn một số mẹo trong khi nấu ăn sẽ giúp những món ăn được ngon hơn.
- Muốn khử mùi tanh của giá đỗ, khi xào bạn hãy cho một thìa dấm vào. Khi làm dưa góp bạn hãy cho một ít rượu vào món ăn sẽ hấp dẫn và ngon hơn.
- Muốn xào món gan ngon và trên món gan không bị dính các hạt cứng bạn chỉ cần làm như sau: Sau khi thái, hãy chần gan qua nước sôi khoảng 2 phút rồi mới ướp gia vị. Khi xào phải để lửa to và xào nhanh tay.
- Khi cắt hay tỉa ớt, nếu tay bạn bị dính cay, gây bỏng rát, bạn hãy lấy một ít đường cát xoa rồi rửa sạch. Bạn cũng có thể dùng dấm, sẽ đỡ rát tay hơn.
Mẹo vặt làm bếp
Lưu ý khi nấu món đậu
Với những món ăn có dùng đậu làm thành phần chính, bạn lưu ý đừng cho gia vị vào quá sớm, chỉ nên cho vào sau khi đậu đã mềm hẳn. Đặc biệt với những gia vị có chứa axít như giấm, nước chanh, cà chua hay nước xốt... chỉ nên cho vào khi phần đậu đã nấu xong, vì những chất axít này sẽ làm cho hạt đậu bị cứng lại.
Chọn mua cam và quít
Để mua được cam và quít ngon, bạn hãy chú ý chọn quả có những tính chất sau đây:
- Vỏ còn tươi, và không bị bầm. Bề mặt vỏ căng.
- Nếu 2 quả có kích thước bằng nhau, nhưng có 1 quả cân nặng hơn quả kia, bạn hãy chọn quả cân nặng. Nó sẽ cho nhiều nước và ngọt hơn quả kia.
Bớt độ béo của món canh
Bạn đã cho vào món canh hay món hầm của mình quá nhiều mỡ, và nó quá béo? Làm sao để cho thực khách không cảm thấy quá ớn với món này? Cách thông thường là người ta để cho nó nguội đi, hoặc thậm chí cho vào tủ lạnh để cho nó giảm bớt độ béo. Nhưng nếu bạn không có thời gian chờ cho đến khi nó nguội thì sao? Hãy đặt một vài lát bánh mì lên bề mặt của món canh, bánh mì sẽ hút bớt chất béo từ từ món ăn.
Đừng làm cho việc lau chùi cực khổ hơn...
Soong nồi, chảo hay đĩa sau khi dùng để làm món trứng (đập trứng, làm ốp-la, v.v...), thường dính một vài chất nhờn, khó rửa. Bạn lưu ý đừng bao giờ dùng nước ấm nóng để rửa, hoặc đổ nước nóng vào để "ngâm" chảo. Chính nước nóng sẽ làm cho các chất từ trứng bám chặt vào chảo hơn. Tốt nhất bạn hãy cho nước lạnh vào chảo, lắc (súc) mạnh để làm tróc các chất bám vào dụng cụ. Sau đó mới rửa lại với xà phòng.
Món nấm bị đen. Tại sao?
Có bao giờ món nấm của bạn bị đen, dù bạn không hề đậy nắp quá kỹ, hoặc đun bếp bằng củi than chưa? Thực ra thủ phạm không phải là những nguyên nhân nói trên, mà là do một yếu tố khác. Bạn hãy nhớ rằng: Đừng bao giờ dùng dụng cụ bằng nhôm để nấu món nấm! Đó chính là nguyên nhân khiến màu sắc món nấm của bạn không được tươi như bạn muốn.
Làm sao biết món tôm đã chín?
Nhiều người thường căn cứ vào sự biến đổi màu sắc của tôm để biết khi nào nó đã chín. Tuy nhiên tùy vào cách thực hiện của bạn, và tùy vào loại tôm, mà màu sắc khi chín có thể khác nhau. Nếu chỉ dựa vào màu của tôm, lắm khi bạn để cho món tôm mất bớt vị ngọt do nấu quá chín, hoặc vừa ăn vừa nghe... tanh vì tôm chưa chín tới.
Mách bạn thêm một mẹo nhỏ để biết bao giờ tôm chín. Khi chú tôm của bạn, dưới sức nóng của nhiệt, uốn mình lại giống hình một nữa vòng tròn, đó là lúc tôm vừa chín tới. Nếu bạn để cho cho chú tôm uốn mình đến độ đầu đụng vào đuôi, bạn đã nấu kỹ quá mức cần thiết rồi!
Đừng ướp thịt quá lâu!
Nếu bạn có thói quen dùng muối để ướp thịt thì hãy lưu ý: Đừng nên ướp thịt bằng muối quá lâu, trước khi thực hiện món ăn. Muối sẽ hút bớt chất ngọt của thịt, và sau đó khi bạn đang chế biến món ăn, muối cũng làm cho màu của thịt không đẹp như bạn mong muốn. Tốt nhất bạn chỉ ướp muối ngay trước khi thực hiện.
Và xin lưu ý thêm: Nếu bạn cần cho muối vào các món canh hay bất cứ món nào có nhiều nước, thì tốt nhất chỉ cho muối vào sau khi nước đã sôi. Vì nhiệt độ sôi của muối cao hơn nước, do vậy nếu bạn cho muối vào sớm sẽ làm mất thêm thời gian của bạn để chờ nước sôi mà thôi.
Đánh bóng đồ đồng
Các vật dùng bằng đồng khi mới thường rất đẹp vì có màu vàng chói tươi mắt. Sau một thời gian các vệt đen từ từ xuất hiện. Để đánh bóng loại vật dụng này, bạn không nên dùng xà phòng. Hãy cho vào một nhúm muối cùng với giấm, chùi bằng khăn giấy.
Cần bao lâu để làm chín món cá?
Bạn có biết, dù bạn đang dùng bất cứ phương pháp nào để làm món cá (nướng, rán, kho hay hấp...), đều có một khoảng thời gian chung để cho món cá chín. Trong điều kiện lửa vừa, thì 1 cm cá cần khoảng 4 phút để chín. Do vậy, bạn hãy ước lượng độ dày của miếng cá ở phần dày nhất, và sẽ biết được mình cần bao lâu cho việc thực hiện món này.
Và bạn lưu ý: Nhiều người nghĩ rằng khi thịt cá nứt ra, thì cá chín. Thực ra không phải vậy. Khi thịt cá nứt ra, có nghĩa là bạn đã nấu quá chín món cá của mình rồi đấy.
Chùi bóng đồ bằng gang
Dụng cụ làm bằng gang như soong, chảo... sử dụng lâu ngày rất dễ bị cũ, đổi màu. Khi lau chùi các dụng cụ loại này, bạn đừng bao giờ cho vào nước rửa. Tốt nhất là nên dùng một miếng vải ướt để lau sạnh, và sau đó cần phải làm khô kỹ toàn bộ dụng cụ (dùng quạt). Bạn cũng có thể dùng 1 ít xà phòng khi lau chùi, nhưng không nên dùng các loại chất tẩy khác. Một điều nữa bạn cần lưu ý: Khi không sử dụng, bạn không nên đậy hay gói bọc dụng cụ quá kỹ, vì loại dụng cụ này rất dễ bị ẩm và hen gỉ
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top