máy đo sâu FE 600 dktb2E
FE 600.
Chi tiết kỹ thuật của máy FE-600
1. Vùng đo sâu.
2. Giấy ghi
3. Tốc độ băng giấy ghi
4. Nguồn ra
5. Máy biến đổi năng lượng
6. Độ sâu tối đa có thể đo được (Chỉ hướng dẫn)
7. Nguồn
8. Các cách điều khiển
a. Bên ngoài: thang đo sâu, đường trắng, khuyếch đại, nguồn, tốc độ giấy, kiểm tra chỉ báo độ sâu.
b. Bên trong: Độ sáng mặt máy, thay đổi độ khuyếch đại theo thời gian và theo mức độ, nguồn, đề Zero line
9. Danh sách trang thiết bị
a. Chuẩn:
i. Băng giấy ghi 305 x 250 x 120 mm
ii. Máy biến đổi năng lượng
b. Tùy chọn:
i. Chỉnh lưu cho điện thế xoay chiều 110/220V
Chương 1 Cài đặt
1.1 Thiết bị ghi:
Trước khi lắp đặt, chọn nơi dễ dàng và thích hợp cho việc khai thác, lá chắn của buồng lái. Lắp đế đỡ máy ở nơi thích hợp bằng 4 đinh ốc hay bù lông, ốc. Chú ý thiết bị ghi phải được gắn với máy biến đổi năng lượng, nguồn và kết cấu tàu (nối đất).
Trong trường hợp thiết bị ghi cộng hưởng với độ rung của tàu, làm đứt miếng lót bằng cao su được gắn dưới gầm thiết bị ghi. (Xem hình)
1.2 Nguồn cung cấp năng lượng:
Nguồn chuẩn dùng cho hoạt động của máy là nguồn 1 chiều 11 – 15V. Sử dụng nguồn 1 chiều 19 – 40V phải sử dụng adaptor. Cẩn thận các đầu điện cực khi cắm nguồn.
1.3 Bộ biến đổi năng lượng
Hình trên ví dụ về lắp đặt máy biến đổi năng lượng. Máy biến đổi năng lượng phải luôn được lắp qua cái lỗ nhỏ ở đáy. Cảnh báo khi lắp đặt
1. Chọn nơi để lắp đặt càng xa máy tàu và máy phát càng tốt. Tàu nhỏ, vị trí giữa tàu là nơi tốt để lắp đặt máy.
2. Làm một cái lỗ có đường kính 25mm ở vỏ tàu. (Theo chỉ dẫn 1-5).
3. Luồn cáp máy biến năng qua miếng đệm.
4. Cố định máy biến năng bằng cái nút vặn bằng tay..
5. Nếu vỏ tàu nghiêng (hình b) thì thêm khối lót để đảm bảo máy biến năng thẳng xuống.
Chú ý: khi thêm khối lót phải tạo lỗ nhỏ hơn vì lỗ này có độ dãn nở trong nước.
Ví dụ về lắp máy biến đổi thế năng bên mạn tàu.
Chương 2: Khai thác
2.1 Các nút điều khiển và công tắc:
POWER (nguồn): xoay cái nút này đến vị trí I để khởi động máy, làm cho dây curoa ghi tín hiệu quay. Đưa nút này sang vị trí O sẽ tắt máy
Chú ý: Trước khi mở công tắc nguồn phải xác định rằng dây cáp của máy biến năng đã được nối với thiết bị ghi. Khi khai thác mà không nối với máy biến năng có thể gây nguy hại cho mạch của máy phát.
DEPTH RANGE(thang đo sâu): Độ sâu muốn đo được chọn bằng công tắc giữa những độ sâu cho sẳn trên bảng
Ví dụ: FE 600A
(a)
(c)
1
0 – 40m
20 – 60m
40 – 80m
2
0 – 80m
20 – 120m
80 – 160m
3
0 – 160m
80 – 240m
160 – 320m
MARKER (Kiểm tra chỉ báo độ sâu): Nhấn cái nút này sẽ vẽ một đường thẳng lên giấy ghi. Nó được dùng để xem xét tình trạng của bút ghi hoặc dây curoa và tham khảo hình dạng đường đo sâu.
GAIN (khuếch đại): Độ nhạy của bộ khuếch đại được điều chỉnh bởi nút này.Vặn nút này sẽ có được hình ảnh rõ ràng dễ phân biệt.
WHITE-LINE: Vặn nút này theo chiều kim đồng hồ sẽ làm xuất hiện đường trắng sát đường viền của đáy biển giúp ta dễ dàng phát hiện ảnh của đàn cá hay các sinh vật ở gần đáy biển.
PAPER-SPEED (Tốc độ băng giấy ghi): Để điều chỉnh tốc độ băng giấy ghi, thay đổi từ 5mm/phút – 30mm/phút.
POWER REDUCTION (Điều chỉnh công suất): Có thể giảm công suất đầu ra của máy biến năng bằng cách điều chỉnh nút này từ vị trí ”B” (125W) đến”A” (10W). Công suất phát 10W thường được khuyến cáo sử dụng cho sự dò tìm (khảo sát) ở phạm vi rộng kể cả trong vùng nước nông. Trong trường hợp với công suất máy phát cao, mà bộ phận tự ghi của máy đo sâu hoàn toàn bị bôi đen và sự nhận biết mục tiêu là khó khăn, thì công suất nên được giảm xuống. Việc này giúp làm giảm sự giao thoa.
ILLUMINATION (Độ sáng mặt máy): Khi cần chiếu sáng, vặn nút này đến vị trí ON.
TVG LEVEL POT & TVG TIME POT:
Chức năng của TVG Time Varied Gain (bộ khuếch đại biến đổi thời gian) dùng để khử nhiểu bề mặt khi bị che khuất bởi đàn cá hoặc nhoè băng giấy ghi. Trong quá trình sản xuất chúng được đặt ở vị trí nhỏ nhất .Do đó khi cần thiết chúng được điều chỉnh đến với bề mặt đáy biển hoặc theo yêu cầu của người sử dụng.
TVG Level Bộ khuếch đại biến đổi thời gian theo cấp độ: Điều khiển cấp độ tác động của TVG. Vặn nó theo chiều kim đồng hồ sẽ làm giảm độ nhạy ở tầm gần
1.Đặt TVG ở vị trí này khi nhiễu là không đáng kể
2. Đăt giống như thế này trong mọi trường hợp.
3. Khi nhiễu bề mặt lớn.
TÁC ĐỘNG CỦA TVG (Hình 2–4)
(a) TVG LEVEL đặt quá thấp
(b) TVG LEVEL đặt thích hợp
(c)TVG LEVEL đặt quá cao.
(D) TVG TIME đặt quá thấp.
Khi bề nhiễu bề mặt không thể được loại trừ như hình 2.4 ,điều chỉnh TVG TIME POT (bộ khuếch đại biến đổi thời gian theo thời gian), cho tầm sâu TVG thích hợp. Xem hình 2.5(a).Xoay nó theo chiều kim đồng hồ sao cho tầm sâu của TVG mở rộng hiệu quả.
Hình 2.5(b) biểu diển ví dụ về cách đặt TVD TIME.
2.2 Trình tự cho máy hoạt động:
1. Mở công tắc nguồn, và dây curoa bắt đầu quay.
2. Chọn độ sâu.
3. Xoay núm điều chỉnh bộ khuếch đại theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nhiễu vừa xuất hiện trên giấy ghi, sau đó vặn lại một chút.
4. Nếu đường zeroline nằm bên ngoài vạch số 0 của thang đo sâu (như hình a), điều chỉnh vị trí của nó đến giống như các hình ở hình 2.3
5. Xoay núm WHITE LINE theo chiều kim đồng hồ khi muốn tìm đàn cá gần hay ở đáy biến. Khi không cần thiết thì vặn nó ở vị trí Off.
6. Điều chỉnh núm PAPER SPEED để thay đổi tốc độ của băng giấy ghi.
7. Nhấn nút MAKER khi cần thể hiện mục tiêu liên quan hoặc kiểm tra, xem xét điểm tiếp xúc của bút ghi.
8. Khi nước cạn tránh nhiễu giao thoa thì có thể giảm công suất máy phát bằng nút POWER REDUCTION.
2.3 Điều chỉnh đường Zeroline:
Khi đường Zeroline nằm ngoài vạch số” 0 “của thang đo sâu, thì điều chỉnh đường Zeroline.
Ta làm như sau:
1. Mở tấm nhựa phía trước bằng cách mở cái đinh ốc( xem hình 2.7).
2. Nới lỏng con ốc của thiết bị điều chỉnh Zeroline bằng tay và xoay nó cho đến khi đường Zeroline về đến vạch “0”.
3. Vặn chặt đinh ốc và đặt tấm nhựa trở lại chổ củ.
Chú ý: Đường Zeroline có thể di chuyển lên đến nửa tờ giấy ở những tầm sâu cơ bản, bắt đầu ở vị trí 0. Với đặc tính này giấy ghi có thể sử dụng nhiều lần.
Khi sử dụng lại giấy đã ghi, cuộn nó chặt lại bằng ống cuộn bằng tay, sau đó đặt nó trở lại.
Chương 3: Quan sát việc đo sâu:
3.1 Khu vực dò tìm: khu vực dò tìm biến đổi phụ thuộc vào búp phát chính (khoảng mở của sóng dưới trục ngang tàu) như trình bày bên dưới. Những mục tiêu nằm ngoài búp phát nhưng gần búp phát cũng sẽ được thể hiện nhưng kích cỡ và mật độ kém hơn. Thường thì búp phát phụ thuộc vào tần số truyền sóng, tần số cao thì cho búp phát hẹp hơn.
3.2 Hình ảnh quan sát được:
1. Đường số 0:
Đường Zeroline xuất hiện ở mép trên giấy ghi độ sâu được đặt ở (1)–a, (2)–a hoặc (3)-a. Đường Zeroline sẽ không xuất hiện khi đặt ở những độ sâu khác. Đường này thể hiện vị trí của máy thu được đặt ở trên đáy tàu hoặc ở bên mạn tàu
2.Tín hiệu phản xạ từ đàn cá :T
Tín hiệu phản xạ từ đàn cá thường nằm giữa đường Zeroline (không có đường này nếu độ sâu đặt ngoài những độ sâu cơ bản mặc định) và tín hiệu phản xạ của đáy biển đầu tiên. Thường thì hình ảnh của tín hiệu phản xạ từ đàn cá thì yếu hơn hình ảnh của tín hiệu phản xạ từ đáy biển vì bề mặt phản xạ của cá thì nhỏ hơn và tín hiệu phản xạ thì yếu hơn so với đáy biển. Kích cỡ của đàn cá được xác định từ mật độ của hình ảnh. Bộ khuếch đại sẽ điều chỉnh để ghi được những hình ảnh rõ hơn.
3. Đáy biển :
Tín hiệu phản xạ mạnh nhất được thu từ đáy biển, ở những vùng nước cạn, sự phản xạ lần thứ 2 hoặc 3 có thể xuất hiện ở những khoảng thời gian tuần hoàn. Cường độ của tín hiệu phản xạ từ đáy biển có thể được sử dụng để xác định các đặc điểm của đáy biển (ví dụ: chất đáy mềm hay cứng). Chất đáy cứng hơn thì vết của đáy sẽ rộng hơn. Búp phát và bộ khuếch đại cũng ảnh hưởng đến hình ảnh phản xạ từ đáy biển.
Thỉnh thoảng hình dạng đáy biển xuất hiện trên giấy ghi với một kích cỡ được thu nhỏ rất nhiều. Điều này phụ thuộc mối quan hệ giữa vận tốc tàu và tốc độ ghi của giấy. Với một tốc độ ghi giấy không đổi, hình ảnh của tín hiệu phản xạ sẽ biến đổi theo sự thay đổi tốc độ tàu. Như hình bên dưới:
Khi tần số đo sâu khác nhau, thì tín hiệu phản xạ từ đáy biển cũng cho những hình ảnh khác nhau nhưđược biểu diễn ở hình sau:
4. Nhiễu bề mặt:
Nhiễu xuất hiện gần đường Zeroline được gây ra bởi vết lằn đi của tàu khác hoặc sự thong gió .Các nhiểu giống nhau thường xuất hiện khi có một địa tầng(tầng đất) planctônhặc ở khu vực mà tồn tại đồng thời nhiệt độ nước khác nhau. Chức năng của TVG là phải loại trừ nhiễu ẩn trên bề mặt cá ,để cho những hình ảnh của những tín hiệu phản xạ từ đàn cá được nhận diện rỏ ràng.
5.White Line:
Thường các đàn cá ở trên hoặc rất gần đáy biển được thể hiện trên giấy ghi như thể chúng là những sinh vật sống của đáy biển . Để nhận biết đàn cá này thi chức năng của đường trắng thì rất hữu ích.Khi các đường màu trắng vận hành , thì hình ảnh tín hiệu phản xạ từ đáy biển được phát hiện (phân biệt) , ở những nơi mà đàn cá rất gần hoặc tiếp xúc với đáy biển đuợc ghi nhận thông qua một dây curoa màu trắng theo sau đó là nét vẻ mỏng và mờ.Nếu đường đáy biển được vẽ như hinh 3-7(a), thì rất khó khăn đẻ phán đoán cái gì bên dưới ; đá , xác tàu đắm hay bottom fish .Chức năng của đường màu trắng sẽ cho một sự đề nghị để đưa ra sự phán đoán chính xác.Nếu phần bên dưới là cả đá , tầu đắm hoặc các phần nhô ra của đáy biển, thì đường đáy biển sẽ giống như hình 3-7(b).Nếu nó là một nhóm của bottom fish ,hình dạng của đáy biển giống như hình 3-7(c)
6. Giao thoa và hiện tượng cảm ứng:
Nhiễu gây ra bởi tác động của âm thanh, bởi sự dao động của tàu, nhiểu chân vịt, hiện tượng cảm ứng từ nhữnh cuộn dây điện khác, tia lửa điện và sự giao thoa (nhiễu) từ những máy đo sâu khác. Trong một vài trường hợp, giảm độ nhạy của máy khuếch đại có thể làm bớt đi sự xuất hiện của những nhiễu này. Khó mà khử hết nhiễu hoàn toàn mà không chỉnh lưu nguồn nhiễu. Nhiễu mà gây ra bởi hiện tượng cảm ứng điện thường từ máy phát điên hoặc bàn chảy động cơ, được thể hiện bằng những chấm không bình thường hoăc bôi đen toàn bộ giấy ghi. Nhiễu do giao thoa được thể hiện ở dạng những đương gãy nét song song với khoảng cách đều đặn.
7. Tác động của lắc ngang lắc dọc của tàu:
Trong biển động, tàu bị lắc ngang lắc dọc, hình ảnh phản xạ thưòng là đường zigzag, hoặc răng cưa.
8. Tác động của búp phát phụ:
Khi bề mặt đáy biển có dạng dốc, một hình ảnh nhiễu gây ra bởi mép búp sóng nhưng nó không gây ra sự nhầm lẩn bởi nó thì mờ hơn hình ảnh của đáy biển thực tế. Tác động của búp sóng phụ cũng có thể xuất hiện ở đáy biển phẳng như hình 3-9.
Chương 4: Bảo trì
Sau một chuyến đi biển dài hay sau một thời gian sử dụng thì việc bảo trì là cần thiết. Kiểm tra các nút kết nối có chặc và tốt không:
4.1 Làm sạch và bôi trơn dầu mỡ:
1. Làm sạch:
Giấy điện từ thì được sử dụng cho việc này, một số lớp bột cacbon sẽ được phủ lên một phần của dây cuaroa. Việc vệ sinh bằng cọ thì nên tránh trong trường hợp này.
Khi vệ sinh, nên mở mặt trước sau khi đã gỡ cái móc cài và quét cái lớp bột cacbon.
Thường thì lấy vải thấm nước sạch lau qua nắp phía trước. Không sử dụng hoá chất như silicon, etanol… để tránh bản mạch bị hoá chất thay đổi.
2. Bôi trơn:
Khi giấy bị quấn lại không thể trơn mượt không thể mở ra do đó phải bôi trơn.
4.2 Thay kim:
Hình 4-2 sẽ chỉ cách thay kim ghi.
Khi kim ghi bị mòn và trở nên ngắn lại làm cho việc ghi không còn chính xác do đó ta phải thay kim ghi.
Trong trường hợp kim ghi bị thay thế, dùng giấy nhám để vào giấy ghi và xoay dây cuaroa 2 đến 3 vòng rồi chốt kim ghi lại
Bạn đang đọc truyện trên: AzTruyen.Top